VGT những sợi tơ nhỏ dệt thành Long Bào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bloombergvn, 04/08/2022.

1267 người đang online, trong đó có 506 thành viên. 07:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31968 lượt đọc và 145 bài trả lời
  1. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Ngắn hạn 23, Trung hạn 27, dài hạn phá đỉnh 29 lên 33 hoặc hơn
    Mấy pro chọn chu trình mình thích nha
  2. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    6 tháng đầu năm 2022 Vinatex đạt 103% lợi nhuận
    Sản xuất hồi phục mạnh trong nửa đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) thu được kết quả ấn tượng. Tổng doanh thu hợp nhất theo báo cáo đạt 10.295 tỷ đồng, bằng 138,1% so với cùng kỳ, đạt 57% kế hoạch năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 980 tỷ đồng, bằng 155,6% cùng kỳ, đạt 103% kế hoạch năm.

    Đây cũng là năm tiếp theo các doanh nghiệp Vinatex có vốn chi phối đóng góp 68,4% vào lợi nhuận, còn lại 31,6% đến từ các doanh nghiệp liên kết của Vinatex. Nếu so với lợi nhuận 6 tháng năm 2021, các doanh nghiệp Vinatex có vốn chi phối đóng góp 55,6%, thì bước sang 6 tháng năm 2022 con số này đã có sự tăng trưởng 12,8%.

    Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, các nhóm ngành sản xuất của Vinatex cũng đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể, ngành Sợi 6 tháng đầu năm 2022 có doanh thu tăng 31%, lợi nhuận tăng 49% so với cùng kỳ; Với ngành May, doanh thu tăng 27%, lợi nhuận tăng 140% so với cùng kỳ…

    [​IMG]
    Ngành Sợi vẫn thu được kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm do tận dụng được giá bông tốt đã mua cuối năm 2021; Ngành May có đơn hàng đầy tải, dịch bệnh được kiểm soát tốt nên lực lượng lao động yên tâm quay trở lại sản xuất, giữ vững năng suất lao động…

    Cũng trong 6 tháng đầu năm, Vinatex và Tập đoàn Kova chính thức giới thiệu sản phẩm vải chống cháy Vinatex - Kova với nội hàm 100% kiến thức, kỹ thuật do người Việt nghiên cứu và sản xuất, được dư luận đặc biệt quan tâm. Đây sẽ là một trong những sản phẩm chủ lực của Vinatex mang tính hữu dụng, và đem lại giá trị cho người tiêu dùng Việt với giá cả phải chăng.

    Dự kiến trong năm 2022 - 2023, Vinatex triển khai các gói giải pháp tập trung vào việc nâng cấp hệ thống tài chính kế toán; xây dựng hệ thống quản lý thiết bị; quản trị dự án và danh mục đầu tư; hệ thống quản trị nguồn nhân lực; xây dựng nền tảng công nghệ học tập số - Digital Learning; xây dựng hệ thống quản lý khách hàng.

    Trong những tháng cuối năm 2022, trước những dự báo xấu về thị trường do kinh tế thế giới đình trệ - lạm phát; lãi suất tăng mạnh; hàng tồn kho cao, sức mua thấp, dòng tiền hạn chế… Vinatex đề ra nhiều giải pháp trọng tâm. Trong đó tập trung giữ ổn định hệ thống sản xuất, việc làm trong điều kiện đơn hàng biến động; Linh hoạt trong điều hành sản xuất, duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm; Xây dựng kế hoạch đầu tư đáp ứng mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may.

    Về hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục giữ vững kết quả 6 tháng đầu năm đối với ngành Sợi, tăng cường các đơn hàng của ngành May, tập trung chủ lực vào quý 4 - thời điểm cao điểm trong sản xuất đối với ngành May.

    Ngành Dệt vải tiếp tục tổ chức theo hướng quy củ, có định hướng và mục tiêu rõ ràng, đồng thời liên kết với ngành May trong chuỗi để tạo ra lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại đã ký kết. Mục tiêu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của đại hội đồng cổ đông.
    https://dangcongsan.vn/kinh-te/6-thang-dau-nam-2022-vinatex-dat-103-loi-nhuan-615854.html
  3. bkluv170

    bkluv170 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2022
    Đã được thích:
    167
  4. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Uổn dạ:)
  5. bkluv170

    bkluv170 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2022
    Đã được thích:
    167
    bán 19.2 mai mua lại nè :drm3
    bloombergvn thích bài này.
  6. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Lướt ác dạ, mai mua 19.5 nha pro:D
  7. bloombergvn

    bloombergvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2016
    Đã được thích:
    973
    Xuất khẩu dệt may kỳ vọng đạt 45,7 tỷ USD trong năm 2022
    [​IMG]
    Những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may đạt kết quả khá tích cực. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may từ đầu năm đến ngày 15/7/2022 đạt 20,4 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ từ trước đến nay, đưa dệt may đứng thứ tư trong các nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước (sau điện thoại và linh kiện; máy tính; sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng).

    Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu dệt may so với cùng kỳ năm 2021 đạt 19,7%, cũng đứng thứ tư trong 6 nhóm mặt hàng có mức tăng trên 1 tỷ USD, từ đó đã góp phần quan trọng đưa quy mô tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt lớn nhất từ trước đến nay, tốc độ tăng khá cao (17,3%).

    Kết quả khả quan này của ngành dệt may được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Về sản xuất, toàn ngành hiện có khoảng 14.000 doanh nghiệp, với tổng vốn trên 1,1 triệu tỷ đồng; tổng giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn đạt trên 400.000 tỷ đồng; doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh đạt gần 1 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp trong ngành đang sử dụng gần 200.000 lao động.

    Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 4,5%; chỉ số sản xuất ngành may tăng 23,3%; sản lượng vải tăng 11,4%; quần áo tăng 12,1%; số lao động ngành dệt tăng 6,3%; lao động ngành may tăng 3,2%.

    Kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên vật liệu dệt may tăng khá so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, bông tăng 15,6%; xơ sợi dệt tăng 6,6%; vải các loại tăng 7,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày tăng 4,6%.

    Về thị trường xuất khẩu, trong nửa đầu năm nay, hàng dệt may Việt Nam có mặt ở 55 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 17 thị trường đạt trên 100 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Đức, Campuchia... Hầu hết các thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm trước và là các thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

    Dự báo, nếu trong những tháng còn lại của năm, xuất khẩu dệt may tiếp tục đạt được mức tăng so với cùng kỳ như những tháng đầu năm (19,7%), thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 sẽ đạt trên 39 tỷ USD, tăng trên 6,5 tỷ USD so với năm 2021, nếu kể cả các sản phẩm có liên quan (xơ, sợi dệt, vải mành, vải kỹ thuật khác), thì tổng kim ngạch sẽ vượt 45,7 tỷ USD.

    Với phương án trung bình, mức xuất khẩu bình quân 1 tháng trong thời gian còn lại của năm đạt bằng mức bình quân từ đầu năm đến giữa tháng 7 (3,66 tỷ USD/tháng), thì cả năm sẽ đạt 43 tỷ USD, tăng 18%.

    Để duy trì mức tăng khá so với năm 2021 và đạt được những mục tiêu đã đặt ra, ngành dệt may phải có giải pháp giải quyết những vấn đề cơ bản của ngành.

    Ở đầu vào, nguồn nguyên vật liệu để sản xuất hiện còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Năm 2020, khi Covid-19 bùng phát, ngành dệt may lập tức bị đứt gãy nguồn cung từ nước ngoài, cộng với những khó khăn về lao động ở trong nước, các doanh nghiệp đã phải đối mặt với thách thức lớn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2020 bị giảm tương đối sâu (giảm 9,2%, tương đương giảm trên 3 tỷ USD). Năm 2021, nhờ tăng nhập khẩu, giảm đứt gãy nguồn cung, nên xuất khẩu đã có dấu dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn thấp hơn so với năm 2019 - trước đại dịch.

    Thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng khá, nhưng có một phần do giá xuất khẩu tăng. Đáng chú ý là, từ đầu năm đến giữa tháng 7, lượng nhập khẩu nguyên liệu giảm (bông giảm 22,8%, xơ sợi dệt giảm 5,6%), trong khi giá nhập khẩu tăng (giá bông tăng 49,7%, giá xơ sợi dệt tăng 7,3%, giá vải 6 tháng tăng 13,7%). Nhập khẩu nguyên liệu ở một số thị trường bị giảm chứng tỏ vẫn còn tình trạng đứt gãy nguồn cung, cộng với giá cả tăng cao, cho thấy, dệt may đang phải đối mặt với thách thức “kép”.

    Về vấn đề xuất xứ hàng hóa theo cam kết từ các FTA, doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần hết sức thận trọng, tránh để xảy ra vi phạm, gây hậu quả khôn lường…. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may cần giải quyết tốt hơn nữa vấn đề về lao động, hạn chế tình trạng biến động đột ngột, để người lao động yên tâm làm việc.

    Ở đầu ra, cần lưu ý, trong 6 tháng đầu năm, có một số thị trường bị giảm so với cùng kỳ, như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc… Hàng dệt may Việt Nam tuy có mặt ở nhiều thị trường, nhưng nhiều thị trường có mức kim ngạch rất nhỏ. Theo đó, doanh nghiệp cần chú ý mở rộng thị trường, tránh “bỏ trứng và một giỏ” dễ gặp rủi ro khi những thị trường truyền thống có biến động.
    Minh Nhung
    https://baodautu.vn/xuat-khau-det-may-ky-vong-dat-457-ty-usd-trong-nam-2022-d170898.html
  8. T1000

    T1000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2016
    Đã được thích:
    10.377
    VGT đẹp nhưng hiện tại hơi nặng mông. chắc vài ngày nữa là thanh thoát hơn. vượt 20 thì sẽ lên vù vù
    bloombergvn thích bài này.
  9. mucangchai09

    mucangchai09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2020
    Đã được thích:
    1.397
    VGT mua lúc này ăn dày .. Vào mặt:p
  10. minhlinhtinh

    minhlinhtinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2018
    Đã được thích:
    3.665
    =))
    @chesterxxx

Chia sẻ trang này