Vì sao ACB không thể chốt danh sách cổ đông ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi natuan01, 09/04/2007.

5389 người đang online, trong đó có 666 thành viên. 18:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 433 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Vì sao ACB không thể chốt danh sách cổ đông ?

    Vì sao ACB không thể chốt danh sách cổ đông ?

    Ngày 9.3.2007, trong đại hội cổ đông thường niên năm 2006, Ngân hàng (NH) thương mại cổ phần Á châu (ACB) đã thông báo với cổ đông mức cổ tức năm 2006 là 38%, trong đó 8% trả bằng tiền mặt, 30% trả bằng cổ phiếu (CP). Việc chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng CP dự kiến ngày 26.3.2007. Thế nhưng sau đó ACB đã phải thay đổi ngày chốt danh sách và hiện nay, cho dù đã thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước về trả cổ tức bằng cổ phiếu, ACB vẫn không thể nào chốt danh sách cổ đông. Chuyện gì đã và đang diễn ra?

    Quy định tréo ngoe, ngân hàng lãnh đủ

    Trước đây, khi chưa đăng ký giao dịch tại sàn Hà Nội hoặc niêm yết tại sàn TP.HCM, các NH là người quản lý danh sách cổ đông. Vì thế họ có thể chốt danh sách cổ đông một cách dễ dàng. Thế nhưng sau khi đăng ký giao dịch hoặc niêm yết, theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), việc quản lý danh sách cổ đông thuộc thẩm quyền của Trung tâm lưu ký. Việc chốt danh sách cổ đông của mọi doanh nghiệp niêm yết sẽ do Trung tâm lưu ký thực hiện. Doanh nghiệp muốn tự chốt cũng không được vì như thế là sai luật đồng thời họ cũng không có danh sách. Đơn giản là mọi giao dịch mua bán trên sàn đều chuyển về Trung tâm lưu ký.

    Ngày 12.3.2007, sau đại hội cổ đông, ACB gửi ba hồ sơ lên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HaSTC), Trung tâm lưu ký và Ban Quản lý phát hành thuộc SSC để xin chốt danh sách cổ đông được hưởng cổ tức bằng CP vào ngày 26.3.2007. Theo văn bản số 180 ngày 27.2.2007 của HaSTC hướng dẫn thủ tục trả cổ tức bằng CP thì hồ sơ của doanh nghiệp (DN) phải có: 1. Nghị quyết đại hội cổ đông; 2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán; 3. Văn bản chứng minh nguồn vốn hợp pháp dùng để trả cổ tức bằng cổ phiếu. ACB đã nộp đủ các tài liệu này. Tuy nhiên Trung tâm lưu ký từ chối chốt danh sách cổ đông cho ACB với lý do "chưa có sự chấp thuận của SSC". Điều này trái ngược với văn bản hướng dẫn của HaSTC, vì văn bản số 180 không hề yêu cầu DN phải có sự chấp thuận của SSC.

    Vì sao SSC chưa chấp thuận? Ban Quản lý phát hành SSC trong văn bản trả lời số 228/UBCK-QLPH ngày 20.3.2007 yêu cầu ACB phải thực hiện các quy định của NH Nhà nước về việc trả cổ tức bằng CP. Nghĩa là ACB phải có văn bản chấp thuận của NH Nhà nước kèm theo hồ sơ gửi Ban Quản lý phát hành. Trong cùng ngày 20.3, ACB có công văn đề nghị Ban Quản lý phát hành và Trung tâm lưu ký cho chốt danh sách cổ đông để kịp ngày chốt là 26.32007 như dự kiến, đồng thời sẽ bổ sung văn bản chấp thuận của NH Nhà nước. Ngày 23.3, Ban Quản lý phát hành gửi công văn số 245/UBCK-QLPH không chấp thuận đề nghị của ACB. HaSTC hướng dẫn một đằng, Ban Quản lý phát hành yêu cầu một nẻo, ACB không biết phải nghe theo bên nào. Còn một quan chức của SSC khẳng định: "Chúng tôi có quyền phủ quyết văn bản của HaSTC!".

    Chốt danh sách cổ đông, bao giờ?
    ACB đành phải "chạy lên" NH Nhà nước. Trước đây, việc NH trả cổ tức bằng CP khá đơn giản, nhưng gần đây khi NH Nhà nước chủ trương xiết chặt việc tăng vốn của các NH thương mại, việc xét duyệt phát hành CP để trả cổ tức được thẩm định kỹ lưỡng hơn. ACB đáp ứng đủ các điều kiện để trả cổ tức bằng CP, nhưng không may là trong thời gian đó Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, người có thẩm quyền ký văn bản chấp thuận cho ACB phát hành CP để trả cổ tức, đi công tác nước ngoài. Đến 5.4.2007 ACB mới có trong tay văn bản chấp thuận của NH Nhà nước.

    Ngay ngày 5.4, ACB nộp cho SSC văn bản chấp thuận của NH Nhà nước như yêu cầu của Ban Quản lý phát hành. Tuy nhiên Trung tâm lưu ký vẫn không thực hiện chốt danh sách cổ đông cho NH. Bà Hoàng Lan Hương, Giám đốc Trung tâm lưu ký nói với người viết bài này qua điện thoại : "Đến giờ chúng tôi vẫn chưa nhậân được thông báo về ngày đăng ký cuối cùng hưởng cổ tức bằng CP của ACB để chốt danh sách cổ đông". Làm sao ACB có thể thông báo ngày đăng ký cuối cùng để hưởng cổ tức khi chưa có danh sách cổ đông? Hơn nữa, Trung tâm lưu ký không thể phát biểu là chưa nhận được hồ sơ xin chốt danh sách cổ đông vào ngày 26.3 của ACB, bởi nếu chưa nhận được, làm sao Trung tâm lưu ký từ chối chốt danh sách với lý do "chưa có chấp thuận của SSC"?

    Vấn đề mấu chốt là ở chỗ cơ quan quản lý đã thể hiện sự không rõ ràng giữa việc chốt danh sách cổ đông được hưởng cổ tức bằng CP và việc phát hành CP để trả cổ tức. ACB chỉ nộp hồ sơ để xin chốt danh sách cổ đông được hưởng cổ tức bằng CP, nhưng SSC lại giải quyết yêu cầu này theo quy trình xin phát hành CP.

    Và điều quan trọng hơn là hiện nay ACB đã đáp ứng đủ mọi yêu cầu của HaSTC, của SSC, nhưng danh sách cổ đông hưởng cổ tức của ngân hàng vẫn xa vời. Không ai trả lời cho ACB là NH có được Trung tâm lưu ký chốt danh sách cổ đông không? Và nếu SSC đã giải quyết yêu cầu của ACB theo quy trình phát hành CP, thì ACB có được phát hành CP để trả cổ tức không? Và bao giờ?

    Một vấn đề khác: Bộ Tài chính đã có chủ trương và đang thực hiện phân cấp quản lý cho hai Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM (HoSTC). Việc cấp phép niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cho DN đã được giao cho HoSTC và HaSTC. SSC sẽ tập trung vào việc xây dựng các văn bản pháp lý và giám sát việc thực hiện các văn bản đó ở mức cao hơn. Thiết nghĩ những việc như trả cổ tức bằng CP ở tầm thấp hơn nhiều so với việc cấp phép niêm yết, đăng ký giao dịch và nên để cho HoSTC, HaSTC quản lý, giải quyết. Có thể thấy trong vụ việc ACB, HaSTC đã thực hiện đúng chức năng của mình. Tiếc thay sự chưa thống nhất, chưa phối hợp ăn ý trong quản lý giữa các bộ phận của SSC đã gây không ít khó khăn cho DN. Điều đáng nói là các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ACB với hy vọng được hưởng cổ tức bằng CP sẽ không thể hiểu được những dích dắc trong quản lý. Họ nghĩ NH bất nhất trong việc chốt danh sách cổ đông. Những NH trả cổ tức bằng CP (tất cả các NH đều là công ty đại chúng và đều phải đăng ký với SSC theo Luật Chứng khoán) sau ACB liệu có phải kinh qua những gian nan như ACB?
  2. Smilingmind

    Smilingmind Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Quý 1/2007 ACB đạt mức lợi nhuận tăng gấp 3,75 lần cùng kỳ năm trước


    
    (TP.HCM) - Tính đến 31/3/2007, tổng tài sản của ACB đạt 50.326 tỷ đồng; tổng huy động đạt 45.624 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 18.246 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 413 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2006, tổng tài sản của ACB đã tăng gần 2 lần, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3,75 lần và tổng huy động tăng gấp 1,8 lần. Với mức lợi nhuận đạt được trong 3 tháng đầu năm rất ấn tượng, chiếm 27,5% kế hoạch lợi nhuận 1500 tỷ đồng của năm 2007, ACB tin rằng sẽ vượt mức chỉ tiêu vào cuối năm nay.

    Mới đây, ACB là ngân hàng đầu tiên công bố điều chỉnh mức lãi suất tiền gửi USD dành cho doanh nghiệp sau khi Ngân hàng nhà nước bãi bỏ quy định về mức trần lãi suất. Mức tăng được ACB đưa ra trong khoảng 1% - 3%/năm đối với các kỳ hạn. Từ mức lãi suất ban đầu là: 0,5%/năm đối với không kỳ hạn, 1,2%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng, 1,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, pháp nhân gửi tiền USD tại ACB sẽ được hưởng lãi suất theo quy định mới là 1,5%/năm đối với không kỳ hạn, 4,2-4,55%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng, 4,5-4,6%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng?. Ngoài ra, với khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng USD có kỳ hạn, ACB cũng điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với thị trường, trở thành một trong những ngân hàng có mức lãi suất USD cao nhất hiện nay.

    Không chỉ luôn cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ như sự ra đời kịp thời của sản phẩm ?oVay siêu tốc 24 giờ? vào dịp Tết, sản phẩm ?oQuản lý tiền? dành cho doanh nghiệp,? ACB tích cực thực hiện chiến lược đưa sản phẩm đến gần với khách hàng qua việc đưa vào hoạt động Phòng giao dịch Thanh Khê tại Đà Nẵng, chi nhánh Quảng Ninh tại tỉnh Quảng Ninh và Sở Giao Dịch Hải Phòng trong quý đầu tiên của năm 2007. Tính đến nay mạng lưới phòng giao dịch và chi nhánh của ACB đã đạt con số 81 đơn vị trên cả nước.

    Vào ngày 25/3/2007, ông Lý Xuân Hải ?" Tổng Giám Đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) đã vinh dự nhận giải thưởng ?oThe Best Leader 2006 for Viet Nam? do Tổ chức The Asian Banker trao tặng. Với giải thưởng này, Ông Hải là người Việt Nam duy nhất được xếp hạng trong tốp 15 nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của ngành tài chính ngân hàng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tổ chức The Asian Banker đã có nhận định như sau ?oDưới sự lãnh đạo của Ông Lý Xuân Hải, Ngân hàng Á Châu đã trở thành ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam và là một trong những ngân hàng năng động nhất của khu vực.?

Chia sẻ trang này