Vì sao sắp hết thời hạn mà PLX chưa thể thoái vốn PGB?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Cau, 09/12/2021.

7499 người đang online, trong đó có 1114 thành viên. 13:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8144 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. Cau

    Cau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2021
    Đã được thích:
    131
    Câu trả lời rất rõ ràng đến từ một cái tên quen thuộc: Tuấn chợ MSB. Thật lạ lùng khi mà việc thoái vốn của tập đoàn PLX không phải phụ thuộc vào Uỷ ban quản lý vốn, Bộ Công thương hay các bộ ngành khác, mà lại nằm trong tay tài phiệt ma cô Tuấn chợ.

    Nhiều người nói MSB đang có kế hoạch thâu tóm PGB. Tôi nói luôn đợt này anh Tuấn không vào, mà ảnh hưởng theo cách khác gián tiếp hơn. Thực ra trước anh Tuấn anh ấy cũng sở hữu 02 ngân hàng rồi (MSB và Mekongbank), nhưng cũng chẳng giải quyết vấn đề gì, lại cho sát nhập thôi. Giờ anh ấy không có nhu cầu mua thêm 01 ngân hàng nữa, vì những gì anh ấy cần, thì MSB đã có. Nếu là mười năm trước thì đúng thật là một đại gia sở hữu đến vài ngân hàng là bình thường (Tâm đen Navibank, Kiên bạc ACB, Trầm Bê Southern bank...), nhưng giờ thì sao? Sở hữu nhiều ngân hàng chỉ thêm phần rắc rối vì luật cấm sở hữu chéo, lại tăng nguy cơ vào tù khi có món nào cho vay ẩu bị phát hiện. Bằng chứng chính là anh Tuấn chợ chỉ vài năm trước thôi, không dùng thể nhân khác đứng tên Mekongbank để sở hữu cùng lúc 02 ngân hàng mà lại cho sáp nhập.

    Vậy cuối cùng là gì? Mấu chốt ở chỗ Tuấn chợ đã gom đủ tỷ lệ chi phối 50% PGB, MÀ KHÔNG CẦN ĐẾN KHOẢN THOÁI VỐN 40% CỦA PLX. Ngày trước MSB đã cầm 10% PGB, sau đó Tuấn mua lại cổ phần của nhóm cổ đông cũ Đồng Tháp Mười (khoảng 20%), mua của nhóm Oceanbank cũ (Hà Văn Thắm) khoảng 10%, mua lại của các lãnh đạo PLX, PGB, gom trên sàn và của các CBNV PLX có cổ phần chưa lưu ký 10% nữa.

    Bất ngờ chưa? Thành ra giờ nếu team X muốn tham gia vào PGB thông qua đợt thoái vốn của PLX, thì mặc dù nắm đến 40% ngân hàng nhưng cũng chỉ ngồi ghế đại biểu thôi, khi nhóm a Tuấn đã nắm đến hơn 50%, đủ quyền chi phối, nắm luôn cả HĐQT và Ban tổng giám đốc qua các lần cử lãnh đạo cao cấp của MSB sang và qua các lần đại hội cổ đông bất thường PGB. Dù PLX có thoái công khai đi nữa cũng không có nhà đầu tư chiến lược nào mua, vì làm gì có thằng ngu nào bỏ ra mấy nghìn tỷ để ngồi không? Thoái lúc này chỉ tổ xé lẻ cổ phiếu, gây khó khăn cho những lần thoái sau.

    Team X, lúc này bắt buộc phải mua lại 50% của Tuấn chợ nếu muốn sở hữu PGB, và sau đó mua luôn 40% qua đợt thoái vốn của PLX nữa. Nghĩa là sẽ nắm đến 90% PGB. Có người hỏi, mua lại 50% của Tuấn chợ là đủ chi phối rồi, sao phải mua của PLX nữa? Xin trả lời rằng nếu ko mua của PLX mà để thằng khác nó nhảy vào, nó nắm trên 35% là đủ thẩm quyền phủ quyết cực nhiều hoạt động của ngân hàng rồi, chưa kể nó mà nắm được HĐQT và Ban tổng giám đốc như kiểu EIB thì 50% quyền lực còn thua 40%. Nên team X bắt buộc phải mua trọn cả 2 lô.

    Giờ là lúc 2 bên đang ngã giá với nhau (Tuấn chợ và team X). Phía Tuấn chợ sau nhiều năm ròng rã gom hàng đương nhiên không thể bán rẻ, 6x là cái giá giang hồ đồn thổi. Team X, đương nhiêu 6x cũng là quá hời rồi, khi mà việc lập ngân hàng mới là không thể, và PGB là ngân hàng tương đối sạch, yên lành. Nhưng tội gì, sao phải mua vội khi vẫn còn có thể cò kè bớt một thêm hai?

    Đó chính là lý do đã sắp hết hạn thoái vốn (31/12/2021) mà PLX vẫn chưa hề có động thái gì. PLX, tưởng kép chính trong vụ này, hoá ra cũng chỉ là một trong nhiều lá bài trên tay anh Tuấn chợ, mà thôi. Cái tên anh ấy đã nói lên tất cả.

    [​IMG]
    Last edited: 09/12/2021
    mrking164 đã loan bài này
  2. BMM2012

    BMM2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2020
    Đã được thích:
    776
    Cậu bên kiến lửa đấy à. Kkk. Anh chợ thì chắc nắm nhiều, nhưng không đến 50 đâu. Còn thoái vốn nhà nước thì có em nào nhanh đâu, bmi, ntp, bvh hạn đến đít còn chưa thấy gì nữa là pgb, chỉ tự đặt mốc.
    Cau thích bài này.
  3. Cau

    Cau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2021
    Đã được thích:
    131
    Giờ số cổ phần của Tuấn chợ nếu không đến 50% cũng chắc chắn đã vượt trên 35%. Các trường hợp bạn đưa ra, hoặc là nhà nước nắm trực tiếp, hoặc nắm thông qua SCIC cũng không khác gì nắm trực tiếp. Còn case này PGB chỉ là công ty liên kết của PLX, nghĩa là còn thuộc hàng cháu, nếu là nhà nước thoái thằng PLX sẽ lâu, nhưng PLX thoái PGB lại nhanh hơn rất nhiều. Tương tự hồi đầu năm có 1 vụ POW thoái PVM, đương nhiên là về quy mô thì nhỏ hơn vụ này. Chủ yếu các bố đang deal giá với nhau thôi. Deal xong thì thoái phát một.
  4. BMM2012

    BMM2012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2020
    Đã được thích:
    776
    Nói chung cháu hay gì thì cũng phải làm cẩn thận rồi. Hehe. Vì đợt rồi bên dầu khí bị đấm cho tơi tả. Vụ pvm từ lúc ra tin đến lúc thoái cũng không phải là nhanh mà. Còn như bạn nói thì cốt lõi vấn là tìm nhà đầu tư chiến lược rồi deal giá. Thì có thể phải deal cả hai bên. Ý mình chỉ là chậm nó là phong cách rồi, toàn bộ chứ không phải cá biệt. Hehe.
    Cau thích bài này.
  5. HaiCuiBap

    HaiCuiBap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2020
    Đã được thích:
    191
    Vậy là Bồ cũng ko biết chắc là 50% hay 35% hay tỷ lệ nào khác
    Cau thích bài này.
  6. Cau

    Cau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2021
    Đã được thích:
    131
    Tỷ lệ này tôi cho rằng ngay cả đến trung tâm lưu ký chứng khoán cũng chẳng biết rõ. Vì Tuấn dùng rất nhiều thể nhân để mua sao cho tỷ lệ không nắm quá 5%/người để trở thành cổ đông lớn phải công bố thông tin, hơn nữa là mua còn qua mấy người khác nữa, một số mới chỉ ở dạng đặt cọc còn chưa có hợp đồng mua, số khác nữa lại không bán mà chỉ ủy quyền biểu quyết cho Tuấn thôi. Tôi thì cho rằng Tuấn nắm quá bán rồi, bro ở trên cho rằng không đến, kể cả trường hợp xấu nhất là không đến 50% thì cũng quá 35% là chắc chắn.

    Thì đương nhiên là chậm, nhưng cái mà tôi muốn phân biệt ở đây là nếu nhà nước hoặc SCIC thoái vốn thì chủ yếu vướng ở khâu chính sách (như đợt vừa rồi SCIC thoái VOC mấy lần không xong do vướng thông tư), hoặc vướng định giá, pháp lý (như Agribank, Mobifone...). Còn các bố B phẩy kiểu PVM, PGB thì chủ yếu là khâu deal giá. Deal xong thì chỉ phút mốt sang tên đổi chủ ngay, lúc đấy làm sao đu kịp nữa?
  7. HaiCuiBap

    HaiCuiBap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2020
    Đã được thích:
    191
    Với các động thái gần đây: BB họp ĐHCĐ của PGB ghi rõ PLX đang tiến hành thoái vốn, Bộ KH&ĐT cũng có VB đồng ý thoái vốn, tháng 11 có deal thỏa thuận 15% vốn PGB và giá PGB được đẩy lên cao để lấy giá bq (là giá làm căn cứ thoái vốn), ... Như vậy có thể suy luận deal này đang chờ để hạch toán thôi.
    Còn việc ai nắm sở hữu trực tiếp hay gián tiếp nắm chi phối thì HĐQT, Ban TGĐ phải có chuẩn y của NHNN (nên hiểu là đã xin chủ trương từ trước)
    Cau thích bài này.
  8. jonnykiet

    jonnykiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2016
    Đã được thích:
    876
    Vậy chốt lại là có múc plx ko mấy bác
    HaiCuiBapCau thích bài này.
  9. Cau

    Cau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2021
    Đã được thích:
    131
    PLX dài hạn ngon chứ, nhưng đánh ăn ngay phải là PGB.
    HaiCuiBap thích bài này.
  10. HaiCuiBap

    HaiCuiBap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2020
    Đã được thích:
    191
    Mình chỉ chia sẻ thông tin, còn có mua hay ko là Bồ quyết định nhé:
    - Năm 2021, PLX đã bán hơn 51,7 tr cổ phiếu quỹ. Thu thặng dư tầm 2,4 k tỷ
    - Lợi nhuận sau thuế tầm 3,5 k tỷ
    - Nếu hạch toán thoái 120 tr PGB (giá vốn 13,75 , giá bán căn cứ giá bình quân 30 ngày trên sàn là hơn 30) thì ghi nhận tầm hơn 2 k tỷ.
    - Cổ đông Nhật vào sẽ khai thác thêm mảng dịch vụ chăm sóc ôto, minishop, ... trên nền tảng các cửa hàng xăng dầu hiện có. Làm tăng biên LN (CP đầu tư thêm ko nhiều).
    - Thông tư mới có hiệu lực từ 01/01/2022 sẽ cởi bỏ nhiều rào cản cho PLX: giá xăng dầu điều chỉnh thành 3 lần/tháng (thay vì 2 lần/tháng như hiện nay) giúp giảm rủi ro biến động giá dầu do thời gian điều chỉnh nhanh hơn + Hàng tồn kho bắt buộc dự trữ bằng sản lượng bán ra bq trong 20 ngày (trước đây là 30 ngày) sẽ giúp giải phóng nguồn vốn chôn trong HTK + Cơ chế thoáng hơn trong bán vốn cho NN
    - PLX là một trong số ít các DN có tính tự chủ tài chính rất cao: TS bằng tiền cao, tỷ lệ nợ vay rất thấp, ...
    - Nhà nước nắm giữ 80%, Nước ngoài nắm giữ gần 14% . Lượng CP trôi nổi chỉ tầm 6%. Đánh lên dễ hơn (nếu muốn)

    Nhược điểm: DN nhà nước, lợi ích của DN chưa chắc cùng lợi ích cá nhân (giả thuyết).

    Mình cho rằng năm 2022 sẽ là năm trở lại ấn tượng của PLX. Như hổ mọc cánh.

    Mình đã giữ PLX hơn 7 tháng chưa bán cổ nào mặc dù có 2 đợt bùng lên 6X (1 lần 59.x trước chia cổ tức và 1 lần 62.x)
    Last edited: 09/12/2021
    Hypatia, sorcererfinalCau thích bài này.

Chia sẻ trang này