VNM-ông vua cởi truồng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duydu, 14/07/2009.

2489 người đang online, trong đó có 112 thành viên. 02:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23771 lượt đọc và 55 bài trả lời
  1. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    407
    http://cafef.vn/20090701035910535CA36/pho-tong-giam-doc-roi-vinamilk-tran-bao-minh-va-khoang-cach-con-lai.chn
    Ông Trần Bảo Minh cùng ê kíp làm việc đã để lại không ít dấu ấn tại Vinamilk.



    Tin ông Trần Bảo Minh rời chức vụ Phó tổng giám đốc Vinamilk cùng ê kíp làm việc gồm sáu giám đốc và các chuyên viên cao cấp khác được cộng đồng doanh nhân bàn tán nhiều, không chỉ về nguyên nhân ra đi mà còn là dấu ấn ông Minh tạo dựng ở công ty sữa hàng đầu của Việt Nam.



    Câu chuyện khuếch trương thương hiệu



    Cuối năm 2006, nhiệm vụ mà Trần Bảo Minh được Vinamilk trao cho là xây dựng hình ảnh thương hiệu. Mục tiêu ấy được Trần Bảo Minh thiết kế thành các bước đi cụ thể. Trước tiên cấu trúc lại cơ cấu nhãn hiệu, mạnh dạn cắt bỏ một số nhãn hiệu nhỏ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao như sữa tươi và sữa bột. Cùng với đó là chiến lược quảng cáo, tiếp thị, tạo dấu ấn với người tiêu dùng.



    Thay vì nói về tác dụng của sữa, việc xây dựng hình ảnh ?oTình yêu của mẹ? cho sữa bột của Vinamilk dễ chiếm cảm tình của người xem. Để chứng minh cho người tiêu dùng về chất lượng ?ohàng nội địa?, Vinamilk đã bắt tay viện Dinh dưỡng quốc gia làm một cuộc thử nghiệm lâm sàng, chứng minh sự phù hợp của sữa bột trong nước sản xuất với thể trạng của người Việt. Hai chiến dịch quảng cáo về sữa tươi đã được giải bạc châu Á cho quảng cáo hiệu quả nhất.



    Trong bài phân tích về Vinamilk, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) nhận xét: ?oSau công cuộc cải tổ thương hiệu một cách toàn diện và các chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ, đặc biệt là cho các nhãn hàng sữa tươi, năm 2007, cuộc cách mạng marketing của Vinamilk đã đạt được thành công khi tạo ra hình ảnh tươi mới cho các nhãn hàng chính của mình. Người tiêu dùng ấn tượng với nhãn hiệu mới ?osữa tươi tiệt trùng 100%? có sự khác biệt rõ ràng với các nhãn sữa tươi khác?.



    Cũng theo HSC, năm 2007, Vinamilk chi 975 tỉ đồng cho tiếp thị và bán hàng. Nhưng sau đó, Vinamilk sẽ giảm khoản chi phí này xuống trong hai năm 2008 và 2009, theo phân tích của HSC.



    Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, Vinamilk đã tung ra chiến dịch quảng cáo, marketing toàn diện cho sữa chua như một loại thức ăn thiết yếu cho sức khoẻ mọi đối tượng trong gia đình. Từ chỗ lo ngại suy giảm, sản phẩm sữa chua Vinamilk đã tăng đột biến, trở thành nhu cầu không thể cắt bỏ, làm thay đổi cục diện của Vinamilk, biến rủi ro tiềm tàng thành cơ hội.



    Hỏi Trần Bảo Minh điều gì đã giúp ông sáng tạo nên những ý tưởng này? Ông cười hào hứng: ?oTrước tiên là nghĩ từ cái tâm của mình, để người tiêu dùng được hưởng những gì tốt nhất, có như vậy thì chính mình mới vui, mới cảm thấy thanh thản. Sau đó mới là kinh nghiệm, kiến thức cạnh tranh tích tụ từ nhiều năm?.



    Cùng với việc tái cấu trúc thương hiệu, marketing, quảng cáo, là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất đón đầu cho chu kỳ phát triển mới. Mạnh dạn đầu tư hệ thống xe tải, kho lạnh, tủ đông, tủ mát, nhà phân phối, bảo đảm giao hàng tận nơi, kịp thời, bất kể trời mưa nắng? chiến lược đầu tư đi trước một bước đã thể hiện tầm nhìn xa của Vinamilk, để khi chiến lược sữa chua, sữa tươi tung ra là đáp ứng kịp thời. Với việc liên tục đưa ra những ý tưởng mới, Vinamilk đã thay đổi ?oluật chơi? của thị trường sữa Việt Nam, khiến các doanh nghiệp trong ngành khó lòng ứng phó kịp thời.



    Gặp mặt báo chí tối 30/6, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk nói: ?oTrong thời gian ở Vinamilk, ông Trần Bảo Minh có đóng góp rất tốt cho Vinamilk. Ông Minh chấm dứt làm việc tại Vinamilk từ 17/7. Việc tìm môi trường làm việc mới là hoàn toàn bình thường?.



    Đến và? đi!



    Sau khi Trần Bảo Minh về Vinamilk, công ty sữa này ngoài việc giữ lại 70% giám đốc bán hàng, giám đốc khu vực trong hệ thống kinh doanh cũ có tâm huyết, đã chấp nhận ?othay máu? hầu hết các vị trí chủ chốt trong kinh doanh bằng các nhân sự có kinh nghiệm công tác ở các công ty đa quốc gia. Ngoài vị phó tổng giám đốc đầu quân từ Pepsi, còn có giám đốc tiếp thị, giám đốc kinh doanh, giám đốc hoạch định và kiểm soát ngân sách, giám dốc xây dựng thương hiệu, giám đốc kênh phân phối hiện đại, giám đốc thương mại, giám đốc nhân sự?



    Nỗ lực của Trần Bảo Minh chính là thiết lập lại một môi trường làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, tạo động lực cho mọi người cùng cống hiến. Ông Minh nói: ?oXây dựng đội ngũ mạnh mới thực sự là cuộc cách mạng ở Vinamilk. Trước đó, làm sao các giám đốc có xe hơi riêng, có mức lương bằng hoặc hơn so với các công ty đa quốc gia. Rồi chính sách lương, thưởng, công tác phí? Phải đãi ngộ xứng đáng mới mong có người tài. Thay đổi này đã xoá bỏ tâm lý làm việc cầm chừng vốn đã ăn sâu bắt rễ vào các công ty nhà nước. Thiết lập chương trình đánh giá mục tiêu, năng lực của từng cá nhân, để rút ngắn khoảng cách giữa mục tiêu và năng lực hiện có, đào tạo kịp thời và đúng nhu cầu?.



    Sự thay đổi ở Vinamilk, theo ông Minh, sẽ không thành công nếu không có sự ủng hộ vô điều kiện của Tổng giám đốc Mai Kiều Liên. ?oBà là người thiết kế, tạo ra những chính sách tốt, sử dụng lực lượng tư vấn hiệu quả. Bằng sự quyết tâm, kiên trì, thẳng thắn, bà đã chinh phục được tất cả anh em chúng tôi với mục đích kinh doanh cao đẹp?, ông Minh nói.



    Hỏi ông Minh lý do rời khỏi Vinamilk khi tất cả đang tốt, ông cười tự tin: ?oBa năm đủ cho một cuộc đổi dời, một cuộc ?olàm mới? chính mình.



    Bình luận của giới trong ngành



    Theo giới kinh doanh, khi về Vinamilk, trước tiên Bảo Minh đã xử lý khủng hoảng thành công đối với tai nạn mạt sắt trong sữa bột, đẩy bán hàng sữa bột lên rất nhanh. Sữa bột qua mặt Nuti. Sau đó, ông Minh cũng đã đẩy sữa nước qua xử lý khủng hoảng vụ sữa hoàn tươi. Sữa nước qua mặt Dutch Lady. Ngoài ra, Bảo Minh còn cắt giảm được chi phí quảng cáo rất lớn, qua việc gom các nhãn sữa lại và chú trọng tập trung làm truyền thông và quảng cáo cho nhãn.



    Ông Nguyễn, giám đốc tiếp thị của công ty sản xuất sữa nằm trong bốn công ty sản xuất sữa lớn trong nước nói: ?oBa năm ông Trần Bảo Minh làm việc ở Vinamilk, là ba năm các công ty sữa phải cạnh tranh khá vất vả. Thể hiện trước công chúng, ông Minh là người làm việc khôn ngoan, biết cách phát biểu lúc nhu, lúc cương tuỳ từng trường hợp khác nhau qua các vụ sữa của nhà máy Dielac bị nghi có vấn đề, vụ sữa nhiễm melamine, vụ giá thu mua sữa của nông dân?; với giới chuyên ngành, ông Minh được đánh giá cao bởi đã kéo được những nhân sự giỏi từ Pepsi cũng như một số công ty khác về góp lửa cho Vinamilk. Từng là giám đốc tiếp thị khu vực của Pepsi, ông ta mang suy nghĩ toàn cầu áp dụng vào hoạt động cụ thể của địa bàn (global thinking, local action) nên cho các hiệu quả khá cao?.



    Ông Phạm, phó giám đốc công ty truyền thông tiếp thị chuyên về ngành thực phẩm và dinh dưỡng cho rằng: ?odấu ấn của Trần Bảo Minh thực hiện cho thương hiệu Vinamilk thể hiện rõ nhất qua chiến dịch tiếp thị truyền thông về sữa tươi - con bò trăm phần trăm, sữa chua có lợi cho sức khoẻ và sắc đẹp, nước ép trái cây tốt cho sức khoẻ??.



    Khi về Vinamilk, Trần Bảo Minh được giao nhiều quyền. Ông đã ?obốc? một giám đốc nhân sự từ một công ty sữa khác để phục vụ cho việc tuyển dụng thành lập đội ngũ chuyên nghiệp về sale và marketing. Các giám đốc này cũng được ưu đãi ?ongất ngưỡng?. Ông Phạm cho rằng, việc ông Minh rời Vinamilk là tất yếu, bởi ngay từ ban đầu ông Minh đã ?oxây dựng đất nước Thuỵ Sĩ ngay trong lòng lục địa châu Phi nghèo khổ? - thể hiện qua mức lương của êkíp cao ngất so với mặt bằng chung của cả công ty vẫn còn ở mức thấp chung của thị trường Việt Nam, chưa kể đến các ưu đãi như trả phí ôtô sang cho các cán bộ? Hố sâu càng lớn, thì khó có tiếng nói chung??



    Ông P.N.C, phó tổng giám đốc công ty sữa có nhà máy ở cả miền Bắc và miền Nam nhận xét: ?oNếu so với tiềm lực của Vinamilk, thì cách làm thương hiệu lẫn các chiến dịch tiếp thị của đơn vị này do ông Trần Bảo Minh lãnh đạo trong ba năm vừa qua là chưa xứng tầm của công ty sữa quốc gia, cũng như chưa đáng với số tiền phải chi. Quan trọng hơn, là Vinamilk được coi là đầu đàn của ngành sản xuất sữa Việt Nam, nhưng bao lâu nay các chương trình của Vinamilk chưa kết hợp với các đơn vị trong nước, chưa tạo vị thể dẫn dắt cho các công ty sản xuất sữa nhỏ khác?.



    Giới thạo tin nói rằng để ra đi, ông Minh được đền hợp đồng và bán lại cổ phần thưởng trong suốt thời gian ở đây là 300 tỉ. Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Minh khẳng định: ?oKhông có tỉ nào cả. Bởi tôi đã xác định sẽ thay đổi công việc nên không mua cổ phiếu Vinamilk từ đầu năm 2009?. Và với vai trò là người chủ động thay đổi công việc, ông Minh nêu lý do quan trọng nhất để ông rời khỏi Vinamilk là muốn tìm kiếm cơ hội và thể hiện khả năng cạnh tranh tốt hơn, lớn hơn cho thương hiệu nông sản Việt Nam.



    Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng, sau khi kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt, Vinamilk không chọn đầu tư chi phí quá lớn cho marketing nữa, nên buông Trần Bảo Minh. Ngoài ra, ông Minh có công ty quảng cáo riêng ?othầu? quảng cáo của Vinamilk, mặc dầu với giá cạnh tranh nhất.


    Theo Kim Yến - B.Thuỷ - C.K
  2. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    407
    FROM nguadennguado:

    Các bác cứ nhìn SFI và TCT rồi tính thử em VNM này sẽ lên khoảng bao nhiêu. Chia 1:1 cộng với LN 2 quý đầu năm như thế này thì em ấy ít nhất cũng phải lên tầm 2xx.

    Chúc mừng các cổ đông trên tàu VNM!Yes
    vnihaho09 thích bài này.
  3. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    407
    VNM cũng được mua ròng hơn 159 nghìn đơn vị. cổ phiếu này đã trở lại mạch tăng trần khi tăng thêm 5.000 đồng lên 120.000 đồng.
    http://cafef.vn/20090715024123483CA31/khoi-ngoai-mua-rong-15-phien-lien-tiep.chn
  4. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    Triển vọng ngành sữa
    Triển vọng ngành sữa
    Ngành sữa Việt Nam trong những năm qua luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao.

    Sữa ngoại bán giá cao gấp 2,5 lần giá vốn
    Vì sao giá sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới?
    VNM: 6 tháng lợi nhuận trước thuế đạt 1.145 tỷ đồng


    Trong một phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra những đánh giá khái quát về thị trường sữa Việt Nam. Theo đó, ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực. Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc.

    Thị trường sữa trong nước có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới, do mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam hiện tại vẫn đang ở mức thấp.

    Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường sữa vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mức tiêu dùng sữa bình quân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với các nước châu Á khác.

    Cơ cấu các sản phẩm sữa

    Thị trường sữa có các sản phẩm chính gồm sữa tươi, sữa đặc, sữa bột và sữa dinh dưỡng. Trong đó sữa bột chiếm tới gần một nửa tổng giá trị tiêu thụ, sữa tươi đứng thứ 2 với khoảng 23% thị phần, các sản phẩm chế biến từ sữa như bơ, phó mát... chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 13%.

    Thị phần các công ty sữa Việt Nam

    Thị phần ngành sữa Việt Nam
    Nguồn: Dairy Vietnam, BVSC

    Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần.

    Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle... chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột.

    Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì ...

    Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%.

    Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

    Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ: Chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng kể.

    Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp dẫn. Thị trường các sản phẩm sữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm hơn do tiềm năng thị trường không còn nhiều, đồng thời biên lợi nhuận của các sản phẩm sữa đặc cũng tương đối thấp so với các sản phẩm sữa khác.

    Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu

    Lợi thế cạnh tranh của ngành sữa thuộc về những doanh nghiệp nào nắm được nguồn nguyên liệu bò sữa, tuy nhiên đây lại là điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp trong nước. Khi thị trường sữa hoàn toàn mở cửa theo lộ trình gia nhập WTO của Việt Nam, cả nông dân nuôi bò sữa lẫn các doanh nghiệp sản xuất sữa nội địa sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt của các công ty rất mạnh từ Úc và New Zealand.

    Nguyên liệu đầu vào của ngành sữa bao gồm sữa bột và sữa tươi, tuy nhiên sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 28% tổng nhu cầu sản xuất của các nhà

    máy chế biến sữa. Hơn 70% nguyên liệu còn lại được nhập khẩu từ Châu Âu, New Zealand, Mỹ, Australia và Trung Quốc dưới dạng sữa bột. Việc phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu đã khiến cho các công ty sản xuất sữa gặp rất nhiều khó khăn, bởi trong giai đoạn 2007-2009 giá nguyên liệu sữa đầu vào tăng mạnh rồi lại giảm đột ngột với biến động rất khó dự đoán trước.

    Tuy nhiên, đối với các công ty sữa có chính sách thu mua nguyên liệu trong nước tốt, sẽ có được lợi thế hơn do giá thu mua sữa trong nước không biến động nhiều như giá sữa thế giới.

    Ngành có mức độ sinh lời cao
    Giá sữa bán lẻ của Việt Nam cao hơn so với giá sữa trung bình thế giới. Mức giá sữa bán lẻ cho người tiêu dùng tại Việt Nam hiện ở mức khoảng 1,1 USD/lít, cao gần tương đương so với các nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao như khu vực Bắc Mỹ, Châu Đại Dương và cao hơn hẳn so với các nước có thu nhập bình quân đầu người tương tự như Việt Nam.
    (Nguồn: Jaccar, BVSC)

    Nhìn chung ngành sản xuất sữa tại Việt Nam có mức sinh lời khá cao, tuy nhiên mức sinh lời giữ các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn. Sản phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa chua có mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa đặc do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một giảm dần, nên có mức sinh lới thấp nhất và đạt khoảng 12%/giá bán lẻ.

    Vinamilk - kết quả kinh doanh ấn tượng

    Trên sàn hiện có 2 doanh nghiệp ngành sữa đang niêm yết là Vinamilk (VNM) và Hanoimilk (VNM). Trong đó, Vinamilk có quy mô và hiệu quả sinh lời lớn hơn hẳn so với Hanoimilk.

    Vinamilk là công ty sữa lớn nhất Việt Nam, hiện chiếm khoảng 35% thị phần chung. Vinamilk đã duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nước ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 21,2%/năm trong giai đoạn 2004-2008.

    Lợi nhuận biên của Vinamilk đã tăng đáng kể từ mức 24,3% năm 2006 lên mức 31,7% năm 2008. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng rất mạnh trong năm 2007 và ở mức cao trong năm 2008, tuy nhiên Vinamilk vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận biên. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như điều tiết giá bán của Vinamilk là rất tốt. Nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận, Vinamilk có chủ trương tập trung vào các nhóm sản phẩm có lợi nhuận biên cao như sữa nước, sữa bột và sữa chua.

    Trong năm 2009 nhiều khả năng Vinamilk vẫn có thể duy trì được biên lợi nhuận ở mức khá cao do giá nguyên liệu đầu vào thấp. Mức giá sữa bột nguyên liệu hiện nay đã giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008 và quay về mức giá bình quân của giai đoạn 1996 ?" 2006.
    vnihaho09 thích bài này.
  5. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    vnihaho09 thích bài này.
  6. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    407
    VNM tạm chững lại lấy đà tiêu hoá hết lượng cổ phiếu giá rẻ để bùng nổ dữ dội hơn .Đích đến trước mắt là 150 -2/2= 74 thôi còn rẻ chán!!!
  7. geminidear

    geminidear Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Đã được thích:
    407
    VNM: Ngày 20/08 tổ chức đại hội cổ đông bất thường
    VNM: Ngày 20/08 tổ chức đại hội cổ đông bất thường
    Thông tin chi tiết hơn về nội dung cuộc họp này sẽ CTCP Sữa Việt Nam được công bố từ ngày 14/8/2009.



    Theo CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức là 22/7/2009. Ngày thanh toán cổ tức từ ngày 5/8/2009.

    Ngoài ra, ngày 20/8 tới Vinamilk tổ chức ĐHCĐ bất thường tại Khách sạn Legend Sài Gòn, 2A ?" 4A Tôn Đức Thắng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian đăng ký từ ngày 31/7 đến 17/8.

    Được biết một trong những nội dung thảo luận sẽ là việc phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 (một cổ phiếu hiện tại sẽ nhận được 1 cổ phiếu thưởng). Thông tin chi tiết hơn về nội dung cuộc họp này sẽ được công bố từ ngày 14/8/2009.

    Theo công bố của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), kết quả kinh doanh chưa hợp nhất trong 6 tháng đầu năm 2009 của Vinamilk đạt 4.865 tỷ đồng, hoàn thành 53,1% kế hoạch năm.

    Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 1.145 tỷ đồng, tương đương 68,6% kế hoạch năm. Con số này đã bao gồm 225.9 tỷ đồng từ chuyển nhượng vốn trong công ty SAMMiller Việt Nam (gồm hoàn nhập dự phòng đã trích các năm trước, lãi chênh lệch tỷ giá, lãi chuyển nhượng vốn..) và lợi nhuận từ các hoạt động khác như lãi tiền gửi...
    duydu thích bài này.
  8. rucuacn

    rucuacn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/02/2008
    Đã được thích:
    1.233
    VNM đã chiếm lĩnh thị trường sữa nên thời điểm hiện nay không cần phải tốn nhiều chi phí quảng cáo nữa , Ông Minh ra đi vì không còn phù hợp với tình hình hiện tại của VNM và như vậy mỗi năm VNN cắt giảm được chi phí quảng cáo lên 400 tỉ đồng và có thể suy ra 2009 lãi có thể lên tới 2200- 2400 tỉ trên vốn 1700 tỉ như vậy chia 1:1 gia còn lại 100K vẩn rè .....

    Tin chia công bố VNM phi một mạch 200k
    vnihaho09duydu thích bài này.
  9. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.810
    VNM lãi năm 2008 là 1.200 tỷ, EPS (2008) = 8.500 đ. Giá thấp nhất của VNM vào cuối tháng 2 với mức giá 70.000 đ. Vậy là P/E của VNM vào thời điểm đáy khủng hoảng là 8,2.
    6 tháng đầu năm VNM lãi sau thuế 1.000 tỷ, EPS forward năm 2009 là 14.000 đ. Với mức giá 114 như hiện nay, P/E forward cho 2009 là 8,1 - thấp hơn cả thời kỳ đáy khủng hoảng.
    Quá trớ trêu !!! Chúng ta để xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào. Đó là chưa kể...
    vnihaho09 thích bài này.
  10. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    2.459
    QUẢ LÀ ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ TÌM NHỮNG CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG TRONG THỜI BUỔI NÀY CÓ THỂ MANG LẠI NHỮNG KHOẢN LỢI NHUẬN KHÔN LƯỜNG...
    vnihaho09duydu thích bài này.

Chia sẻ trang này