Zero Sum Game .............

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Queen-bee, 02/04/2014.

8708 người đang online, trong đó có 1331 thành viên. 09:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4430 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. Queen-bee

    Queen-bee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    15.687
    Zero sum game" hay "Zero game" là trò chơi có tổng lợi nhuận bằng không. Điều đó có nghĩa là thị trường chứng khoán không làm ra lợi nhuận, tiền chỉ chạy từ túi người này sang túi người khác. Có người lãi thì tất yếu phải có người lỗ, có người thắng phải có người thua.

    11-5-2012 (Vietnamica Finance) — Zero-sum là thuật ngữ diễn tả tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại. Sở dĩ gọi là Zero-sum vì sau khi cộng tất cả các lợi ích, trừ đi các khoản thiệt hại, được kết quả là 0.

    Các trò chơi zero-sum còn được coi là trò chơi có tổng không đổi (constant-sum) vì tổng các lợi ích hoặc thiệt hại của tất cả những người chơi là một số không đổi. Có thể lấy việc cắt một chiếc bánh làm ví dụ. Nếu như chia bánh thành các miếng nhỏ thì sẽ có nhiều người được cùng ăn bánh, nhưng nếu cắt thành miếng to thì những người khác sẽ ít có cơ hội được cùng thưởng thức chiếc bánh này hơn vì tổng lượng bánh là không đổi.

    Khái niệm này lần đầu được phát triển trong lý thuyết trò chơi, và do đó tình huống trong đó tổng lợi ích của các bên bằng 0 đều được gọi là các “trò chơi zero-sum” (zero-sum game) mặc dù điều này không có nghĩa là khái niệm zero-sum hay ngay cả lý thuyết trò chơi (game theory) chỉ được áp dụng trong các trò chơi. Trong một zero-sum game có hai người chơi, người ta thường đưa ra các chiến lược tối ưu bằng các sử dụng các ma trận để phân tích và phán đoán hành động của mỗi người chơi.

    Vào năm 1944, John von Neumann và Oskar Morgenstern đã chứng minh rằng bất cứ zero-sum game nào có n người chơi thì đều được quy về một trò chơi chỉ có hai người tham gia, hoặc có thể chuyển thành trò chơi cho n+1 người, trong đó n+1 người chơi này đại diện cho tổng lợi ích hoặc thiệt hại. Điều này có nghĩa là các zero-sum game cho hai người chơi chính là yếu tố cốt lõi của lý thuyết trò chơi mang tính toán học này.

    Có rất nhiều các tình huống kinh tế trong đó tổng lợi ích hay thiệt hại của các bên không phải là một hằng số bởi vì sẽ có những hàng hóa dịch vụ có giá trị được tạo ra, mất đi, hoặc phân bổ không hiệu quả, chính điều này sẽ tạo ra lợi ích hay thiệt hại. Giả định rằng các bên tham gia trao đổi thương mại đều hành động dựa trên lý trí, sẽ không có sự trao đổi thương mại nào là zero-sum vì mỗi bên sẽ phải cân nhắc lựa chọn loại hàng hóa mà anh ta nhận về sao cho nó có giá trị đối với anh ta hơn là hàng hóa mà anh ta cho đi và trao đổi với bất cứ giá nào không phải là điều khôn ngoan.

    Lý thuyết của trường phái Trọng thương cho rằng việc giàu có của quốc gia này chính là sự nghèo đi của quốc gia khác. Đây cũng là một biểu hiện của zero-sum game. Zero-sum game được nhắc đến trong bối cảnh các quyết định chính trị được đưa ra khi người ta tin rằng các nguồn lực là hữu hạn và các quyết định đưa ra sẽ có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, nếu bên này được thì bên kia sẽ bị mất, chính vì vậy các bên sẽ phải cạnh tranh với nhau để giành phần thắng. Theo quan điểm này sẽ không có một trò chơi mà cả hai bên đều được.

    Hoặc trong nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Một bên có lãi từ Hợp đồng đồng nghĩa với bên kia sẽ bị lỗ. Vì vậy tổng lượng tiền của hai bên vẫn giữ nguyên, chỉ có phần chênh lệch lãi bị chuyển từ bên này sang bên kia.
    tuankhanh99 thích bài này.
  2. Queen-bee

    Queen-bee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    15.687
    Chứng khoán có phải trò chơi có tổng bằng 0 (Zero-sum game)?

    Như tất cả các kênh đầu tư khác, đều thể hiện tính chất của một trò chơi, trong đó luôn có người thắng kẻ bại. Câu hỏi đặt ra với nhiều NĐT là: trong đầu tư mua – bán chứng khoán (stock trading) có khi nào tất cả NĐT đều thu lợi, hay ngược lại, tất cả đều bị thua lỗ? Zero Sum Game Chứng khoán có phải trò chơi có tổng bằng 0 (Zero sum game)? Để trả lời câu hỏi quan trọng này, bạn hãy nhớ lại phương thức hoạt động của TTCK. Nói một cách đơn giản nhất, TTCK là một cái chợ, trong đó người mua và người bán thỏa thuận mua – bán hàng hóa là những cổ phiếu niêm yết.

    Sự khác biệt chính của TTCK với một cái chợ truyền thống là trong TTCK, người mua cũng chính là người bán và ngược lại. Các công ty niêm yết đóng vai trò như một đầu mối mua bán sỉ, là nguồn cung hàng chính cho thị trường. Vậy, hãy tự hỏi, có bao giờ bạn gặp một cái chợ, trong đó cả người bán lẫn người mua đều thua lỗ hay không? Tất nhiên là không, vì nếu điều này xảy ra thì chẳng có ai muốn mua – bán gì. TTCK cũng vậy. Trong TTCK, điều duy nhất quyết định giá cổ phiếu là quan hệ cung – cầu được tạo ra bởi người mua và người bán. Bạn muốn mua cổ phiếu thì phải có người đồng ý bán cổ phiếu ấy cho bạn và ngược lại. Nếu có quá nhiều người muốn mua và không có đủ người muốn bán, giá sẽ tăng. Ngược lại, khi quá ít người muốn mua và quá nhiều người muốn bán, giá sẽ giảm. Khi một giao dịch thành công, tiền từ túi NĐT này chảy qua túi NĐT khác. Do đó, khi một NĐT nhảy lên sung sướng vì thu lợi, thì chắc chắn sẽ có một NĐT khác ôm đầu vì giao dịch sai lầm của mình. Bạn có thể thắc mắc rằng, trong năm 2008, khi mà VN-Index giảm đến trên 66%, tiền của NĐT chảy đi đâu, vì rõ ràng ai nắm cổ phiếu cũng chắc chắn mất trung bình đến 2/3 giá trị tài khoản?

    Hãy hình dung một mô hình đơn giản như sau: một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá 100 đồng. Một NĐT mua cổ phiếu này với dự định bán ra sau 1 tháng khi giá tăng cao. Thật không may là sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 60 đồng vì thị trường cho rằng, giá 100 đồng quá cao. Như vậy, NĐT đã bị lỗ do quyết định nắm giữ cổ phiếu. Trong khi đó, công ty phát hành cổ phiếu đã thu lợi vì giá trị thực tế được thị trường chấp nhận thấp hơn giá bán của công ty. Sau một thời gian đắn đo (do chần chừ không chịu cắt lỗ ngay), NĐT quyết định bán cổ phiếu cho một NĐT khác với giá 55 đồng. NĐT thứ hai tin rằng, thị trường đã đánh giá sai giá trị cổ phiếu và hy vọng rằng, sau 1 tháng, thị trường sẽ nghĩ lại và giá cổ phiếu sẽ tăng. Tuy nhiên, sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 30 đồng. Sau 2 tháng, tổng kết giao dịch của 3 nhân tố tham gia thị trường như sau:

    - Công ty: lợi nhuận 70 đồng
    - NĐT 1: thua lỗ 45 đồng
    - NĐT 2: thua lỗ (dự kiến) 25 đồng.

    Bạn có thể nhận thấy ngay tổng giá trị lợi nhuận – thua lỗ của tất cả nhân tố tham gia thị trường là bằng 0. Mở rộng mô hình này ra cho cả TTCK, bạn sẽ tìm thấy cùng một kết luận.

    Vậy, TTCK có thật sự là một zero-sum game?chess Chứng khoán có phải trò chơi có tổng bằng 0 (Zero sum game)? Thực ra, TTCK không phải là một zero-sum game, mà là một negative-sum game. Nghĩa là tính trung bình, khả năng bạn bị mất tiền cao hơn được tiền khi tham gia thị trường. Tại sao? NĐT muốn tham gia thị trường phải mất nhiều khoản chi phí khác nhau: phí môi giới, phí thông tin… NĐT càng giao dịch mua – bán nhiều, các chi phí này càng gia tăng. Ở Mỹ và nhiều nước phát triển, chi phí tham gia thị trường vào khoảng 0,5 – 1,5% cho mỗi vòng giao dịch (mua – bán). Chi phí này còn cao hơn ở Việt Nam, do hoạt động của thị trường thiếu ổn định và tính thanh khoản của hầu hết cổ phiếu chưa cao. Nghĩa là, khi vừa đặt một lệnh mua hay bán, bạn đã phải mất một khoản tiền, bất chấp quyết định của bạn là đúng hay sai.

    Như thế, chúng ta không nên tham gia TTCK, vì đằng nào về lâu dài cũng sẽ bị thua lỗ? Câu trả lời là đúng và sai. Bạn không nên tham gia TTCK nếu chỉ mua – bán theo cảm tính và không có chu kỳ đầu tư rõ ràng. Bởi vì khi đó, khả năng thua lỗ của bạn cao hơn khả năng lợi nhuận. Bạn có thể kiếm lời từ một vài quyết định may mắn, nhưng nếu tham gia đủ lâu, bạn sẽ không thể tránh khỏi thất bại. Ngược lại, NĐT nghiêm túc, có phương pháp đầu tư mua – bán hợp lý, có chu kỳ đầu tư rõ ràng, có tâm lý vững vàng thì sẽ có nhiều cơ hội thu lợi từ đầu tư chứng khoán.

    Theo kinh nghiệm từ những NĐT tên tuổi, tâm lý tốt chiếm đến 70% trong thành công của một NĐT chứng khoán, còn chiến thuật đầu tư chỉ chiếm 30% trong thành công mà thôi. Hiển nhiên, bạn không thể thắng nếu áp dụng một chiến thuật tồi, nhưng dù có một chiến thuật xuất sắc, bạn vẫn chưa thể đảm bảo thành công nếu tâm lý không vững vàng. Bạn nên nhớ rằng, tham gia TTCK tức là tham gia vào một cuộc đấu trí không khoan nhượng với những bộ óc sắc sảo nhất. Cũng như bạn, họ muốn tạo ra lợi nhuận khi tham gia thị trường. Sự thua lỗ của bạn làm nên chiến thắng cho họ. Để tránh được điều này, cách duy nhất là bạn phải sắc sảo hơn họ.
    tuankhanh99 thích bài này.
  3. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.644
    Tóm lại mua hay bán
    Queen-bee thích bài này.
  4. Queen-bee

    Queen-bee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    15.687
    Nên tự tìm câu trả lời hay hơn ............... bạn hãy xem hiện nay trong số bạn bè, người thân trên sàn vẫn đang rủng rỉnh có lãi hay đã âm vào vốn ............
  5. EDS.COM

    EDS.COM Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2012
    Đã được thích:
    6.305
    Thấy họ rủng rỉnh có lãi, .........
    Queen-bee thích bài này.
  6. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.443
    Mình nắm GAS PVD HPG HAG PVS CSM DRC từ năm ngoái tới giờ theo bạn thì sao
  7. Queen-bee

    Queen-bee Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2010
    Đã được thích:
    15.687
    Danh mục gì mà dài thế ................ theo dõi sao mà hết, ngay cả quỹ đầu tư chưa chắc đã nắm danh mục nhiều như vậy ............. nhóm cp mà bạn đang nắm ít biến động trong ngắn hạn, phù hợp nắm giữ dài hạn, nếu không chịu sức ép margin thì nắm giữ không thành vấn đề ..................
  8. oracle_82

    oracle_82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    3.443
    Còn thiếu C32 và SRC nữa đấy, hàng ngày vẫn dùng margin mua bán thoái mái
  9. tqh24

    tqh24 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    17.456
    Bác hưởng cổ tức = tiền từ đâu?
  10. KimNguu6886

    KimNguu6886 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2013
    Đã được thích:
    1.368
    Bản chất là chim lợn đổ thêm dầu vào lửa thôi. Ra hết hàng rồi cũng íu cần làm vậy đâu,nhạt lắm.

Chia sẻ trang này