148 Cổ phiếu ăn bằng lần 2020 --- chúc mừng ace Cổ Đông, Tìm hàng nổi bật cho 2021 nào $$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 01/01/2021.

2634 người đang online, trong đó có 21 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10365 lượt đọc và 35 bài trả lời
  1. stockNPT

    stockNPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2009
    Đã được thích:
    2.760
    KBC dư địa còn rất nhiều, sẽ là ngôi sao sáng 2021
    duydu, SpaceXBigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    ● CLB 100 năm 2021 sẽ rất nhiều em được nâng hạng 6 tháng đầu năm 2021:
    - Đầu tư công : ACV@};-
    - Nhà cái : VCI ( kỳ Vọng )@};-
    - Bark , BH: VCB, BVH (Kỳ Vọng)@};-
    - BĐS CN, BĐS : VHM, PHR GVR... (Kỳ vọng )@};-
    - P : GAS, PLX ( kỳ vọng )@};-
    - Khác : MSN, PNJ , VEA..( kỳ vọng )
    ● Có được 10 - 15 em vào CLB 100 trong năm 2021 là đẹp @};-@};-@};-

    Tìm doanh nghiệp tốt đồng hành trung dài hạn là lựa chọn tối ưu@};-

    TT chúng ta đang tốt trong Top thế giới nhưng rất nhiều trên 99% doanh nghiệp giá dưới 5$ thậm chí doanh nghiệp đẳng cấp Thế Giới giá vẫn 1 $ hiếm thật @};-@};-@};-
    Last edited: 02/01/2021
    huntermedia511SpaceX thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Năm nào cũng có tết âm, Sóng CK 10 năm mới có 1 @};-

    Dài hơi tất cả các hàng ngon đều vượt đỉnh, KBC chưa về được đỉnh 6X, Còn phải vượt đỉnh mà bác vội gi@};-
    --- Gộp bài viết, 02/01/2021, Bài cũ: 02/01/2021 ---
    --- Gộp bài viết, 02/01/2021 ---
    ● CLB 200 cho năm 2021 :
    -VJC, MWG, THD @};-
    -VIC, VNM... kỳ vọng @};-
    Last edited: 02/01/2021
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Khối tự doanh CTCK gom hơn 3.900 tỷ đồng bluechip năm 2020: HPG và cổ phiếu ngân hàng nào được gọi tên?
    16:00 | 01/01/2021



    [​IMG]
    Nguồn: Thu Thủy tổng hợp.

    Trở lại diễn biến giao dịch trong năm nay, hoạt động bán ròng của khối tự doanh diễn ra mạnh nhất trong quý III với giá trị 2.715 tỷ đồng. Trong hai quý cuối năm, khối này mua ròng lần lượt 697 tỷ đồng và 1.923 tỷ đồng. Lực mua ròng của khối tự doanh góp phần thúc đẩy thị trường tăng điểm mạnh trong quý cuối năm.

    Thống kê theo từng tháng, khối tự doanh mua ròng mạnh nhất trong tháng 10 với giá trị 2.121 tỷ đồng và rút ròng mạnh nhất 1.916 tỷ đồng trong tháng 4.

    Chi tiết giao dịch theo từng phiên, bộ phận tự doanh CTCK mua ròng trong 129/252 phiên giao dịch của năm 2020. Các phiên giao dịch 2/12, 17/4, 17/9, và 6/11 ghi nhận giá trị bán ròng trên 500 tỷ đồng. Phiên 17/9 là đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 9.

    Khối tự doanh mua ròng mạnh nhất với 1.083 tỷ đồng phiên 8/5. Các phiên 28/8, 23/10 và 28/10 ghi nhận giá trị mua ròng trên 500 tỷ đồng.

    Cổ phiếu bluechip được mua ròng hơn 3.900 tỷ đồng trong năm 2020
    Thống kê giao dịch theo từng mã, cổ phiếu HPG của Hòa Phát được khối tự doanh mua bán nhộn nhịp nhất trên thị trường năm vừa qua. Mã này được mua vào 5.287 tỷ đồng trong năm qua và bị bán ra 4.769 tỷ đồng. Theo đó, khối tự doanh mua ròng 518 tỷ đồng cổ phiếu HPG, đóng vai trò lực đỡ khi khối ngoại xả gần 4.000 tỷ đồng trong năm vừa qua.

    [​IMG]
    Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

    Một cổ phiếu khác cũng ghi nhận giá trị mua vào bán ra mạnh của khối tự doanh là TCB của Techcombank. Giá trị mua và bán của khối này trong năm qua là 3.842 tỷ đồng và 2.947 tỷ đồng. Như vậy, cổ phiếu TCB được khối tự doanh mua ròng 895 tỷ đồng năm 2020.

    Tại nhóm ngân hàng, khối tự doanh còn mua ròng các cổ phiếu như VPB, MBB và CTG. Với mã VPB, khối tự doanh mua vào 3.018 tỷ đồng và bán ra 2.397 tỷ đồng, tương ứng giá trị mua ròng 621 tỷ đồng. Cổ phiếu MBB được mua ròng 391 tỷ đồng trong năm 2020 với giá trị mua (2.638 tỷ đồng) và bán (2.247 tỷ đồng).

    Cổ phiếu CTG của Vietinbank được mua vào 2.401 tỷ đồng trong năm qua và bán ra 2.086 tỷ đồng, tương đương giá trị mua ròng 315 tỷ đồng.

    Theo tổng hợp, trong năm 2020, khối tự doanh CTCK còn mua ròng hàng loạt bluechip khác như MWG (398 tỷ đồng), FPT (571 tỷ đồng) và VNM (194 tỷ đồng).

    Như vậy, giá trị mua ròng của khối tự doanh tại các bluechip trên (HPG, TCB, VPB, MBB, CTG, FPT, MWG, VNM) là 3.903 tỷ đồng.

    Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND (VFM VNDiamond ETF) bị bán ra 4.533 tỷ đồng trong năm 2020. Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 và được mua vào và bán ra 2.434 tỷ đồng và 2.001 tỷ đồng.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Cổ phiếu nào tăng điểm mạnh nhất trong S&P 500 năm 2020?
    30 phút trước

    • Tính từ đầu năm đến hết giao dịch ngày 30/12, chỉ số S&P 500 tăng 16% giá trị, trong đó dẫn đầu là nhóm cổ phiếu công nghệ. Năm 2020, các hãng công nghệ tăng trưởng bùng nổ nhờ người tiêu dùng và doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với xu hướng làm việc tại nhà. Ngược lại, nhóm cổ phiếu năng lượng và du lịch lại rơi xuống đáy do lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại khiến nhu cầu dầu mỏ và du lịch lao dốc.

      Dưới đây là 5 cổ phiếu tăng và giảm điểm mạnh nhất trong S&P 500 năm 2020 tính tới đóng cửa phiên 30/12, theo Market Insider.

      5 CỔ PHIẾU TĂNG ĐIỂM MẠNH NHẤT

      5. PayPal

      Lĩnh vực: Công nghệ

      Mã cổ phiếu: PYPL

      Tăng trưởng năm 2020: 114%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092224.jpg
      4. Nvidia

      Lĩnh vực: Công nghệ

      Ads by optAd360
      Mã cổ phiếu: NVDA

      Tăng trưởng năm 2020: 123%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092225.jpg
      3. Carrier Global

      Lĩnh vực: Sản xuất

      Mã cổ phiếu: CARR

      Tăng trưởng năm 2020: 214%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092227.jpg
      2. Etsy

      Ads by optAd360
      Lĩnh vực: Thương mại điện tử

      Mã cổ phiếu: ETSY

      Tăng trưởng năm 2020: 314%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092228.jpg
      1. Tesla

      Lĩnh vực: Ôtô

      Mã cổ phiếu: TSLA

      Tăng trưởng năm 2020: 730%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092232.jpg
      5 CỔ PHIẾU GIẢM ĐIỂM MẠNH NHẤT

      5. Marathon Oil Corporation

      Lĩnh vực: Năng lượng

      Mã cổ phiếu: MRO

      Tăng trưởng năm 2020: -50%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092233.jpg
      4. TechnipFMC

      Lĩnh vực: Năng lượng

      Mã cổ phiếu: FTI

      Tăng trưởng năm 2020: -55%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092237.jpg
      3. Norwegian Cruise Line Holdings

      Lĩnh vực: Du lịch

      Mã cổ phiếu: NCLH

      Tăng trưởng năm 2020: -56%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092239.jpg
      2. Occidental Petroleum

      Lĩnh vực: Năng lượng

      Mã cổ phiếu: OXY

      Tăng trưởng năm 2020: -57%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092240.jpg
      1. Carnival Corporation

      Lĩnh vực: Du lịch

      Mã cổ phiếu: CCL

      Tăng trưởng năm 2020: -57%

      https://image.*********.vn/2021/01/02/vietstock_s_co-phieu-nao-tang-diem-manh-nhat-trong-sp-500-nam-2020_20210102092242.jpg
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm


    Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp (BĐSCN) đầu tiên năm 1996, làn sóng thứ hai năm 2008 và 2020 là chu kỳ mới mạnh mẽ nhất 25 năm. Tại diễn đàn BĐSCN - Đón sóng đầu tư mới gần đây, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 làn sóng đầu tư BĐSCN trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn. Theo ông, làn sóng đầu tiên diễn ra năm 1996. Đến năm 2008, Việt Nam một lần nữa đón làn sóng thứ hai đầu tư vào các khu công nghiệp khá mạnh mẽ. Thế nhưng, năm 2020 lại là giai đoạn đặc biệt nhất khi đây là làn sóng mới, đồ thị tăng trưởng liên tục đi lên.

    [​IMG]
    Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm
    Ông Hoàng phân tích, trên thực tế, làn sóng đầu tư BĐSCN mới (làn sóng thứ ba) đã manh nha từ khoảng 6 năm trở lại đây và bùng mạnh vào năm 2020. Điều này cho thấy không đợi đến xung đột Mỹ - Trung mà từ trước đó, các doanh nghiệp đã có sự cân nhắc chuyển dịch. Đến khi có sự tác động của Covid-19 càng thúc đẩy nhu cầu dịch chuyển sản xuất mạnh mẽ ở chu kỳ mới này.
    Đặc điểm của làn sóng đầu tư BĐSCN mới bắt nguồn từ sự dịch chuyển sản xuất. Quá trình này không quá phụ thuộc vào một đối tác nào. Trên hết, mục tiêu của khách thuê muốn đa dạng hóa thị trường, đa dạng chuỗi cung ứng. "Qua trao đổi với những đối tác nước ngoài, chúng tôi nhận thấy Việt Nam đang được quan tâm rất lớn. Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều nhà đầu tư rất muốn sang Việt Nam nhưng chưa thực hiện được", ông Hoàng nói.
    Nhận định về làn sóng đầu tư BĐSCN mới, ông Võ Thành Thống, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, đại dịch Covid-19 trở nên khó đoán, một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam lại trở thành điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính dòng vốn đầu tư chảy mạnh từ các nền kinh tế châu Á, Mỹ và trong nội khối ASEAN được cho là nguyên nhân của hiện tượng tích cực này. Cụ thể, các doanh nghiệp hàng đầu từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều xem Việt Nam là một điểm đến ưu tiên. Theo ông Thống, việc dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục coi Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn bắt nguồn từ chiến lược hành động hiệu quả của cả Chính phủ và người dân trong việc vừa kiểm soát tốt dịch, vừa thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, chặn đà suy giảm kinh tế.
    [​IMG]
    Thời điểm chuyển mình của bất động sản công nghiệp Việt Nam đã đến
    Bên cạnh đó, chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiềm năng, chi phí cạnh tranh, vị trí địa lý thuận lợi và nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng là điểm cộng để phát triển BĐSCN cho Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do được Chính phủ ký kết trong năm 2020 và có hiệu lực gần đây nhất là Hiệp định EVFTA – cũng góp phần làm nên tính hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, trong thời gian tới, cơ sở hạ tầng tiếp tục được nâng cấp, tạo lực đỡ giúp các khu công nghiệp đủ điều kiện đón các "chú chim đại bàng" lớn (nhà sản xuất lớn). Trong tương lai, có thể sẽ thực hiện thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương.
    Bàn về các xu hướng đầu tư BĐSCN trong làn sóng mới, ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và BĐSCN CBRE Việt Nam chỉ ra 3 xu hướng sẽ xuất hiện từ năm 2020 trở đi. Xu hướng đầu tiên là mở rộng sản xuất của các khách thuê hiện hữu thông qua việc tìm kiếm nguồn cung đất mở rộng tại các khu vực mới nổi. Xu hướng thứ hai là chủ đầu tư và nhà phát triển nước ngoài trong lĩnh vực kho vận mới sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Nhu cầu phần lớn được dẫn dắt bởi thương mại điện tử. Xu hướng thứ 3 là chủ đầu tư và nhà phát triển sẽ tích cực thu mua các dự án BĐSCN hiện hữu. "Những dự án này nằm trong các khu công nghiệp đã được quy hoạch sẽ là những mục tiêu được tìm kiếm nhiều trong thời gian tới", đại diện CBRE Việt Nam chia sẻ.
    [​IMG]
    Đoạn cao tốc Bến Lức Long Thành đang xậy dựng tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè
    Theo ông Hiếu, thời gian qua, Chính phủ và chính quyền địa phương đã gia tăng đẩu tư cơ sở hạ tầng, đây chính là một trong những cú huých thúc đẩy nguồn cầu BĐSCN. Cụ thể, hiện nay đang có 3 đường cao tốc mới được khởi công là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây. Ngoài ra, cũng đã thông xe và không ngừng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường như Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận, hệ thống cảng biển cũng được chú trọng đầu tư mở rộng...“Một trong những yếu tố hạ tầng thúc đẩy nguồn cầu lớn chính là thông tin liên quan đến sân bay Quốc tế Long Thành sắp được khởi công”, ông Hiếu nói và cho rằng, để tăng khả năng khai thác đường hàng không, đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài cũng không ngừng được nâng cấp.
    Last edited: 02/01/2021
  7. bi04virgo

    bi04virgo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2009
    Đã được thích:
    14.117
    2021, ACM chắc sẽ rực rỡ khi từ 1.2 lên 2.1 hì hì ^^

    [​IMG] [​IMG]
    BigDady1516 thích bài này.
  8. hoangtnd

    hoangtnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2010
    Đã được thích:
    689
    Bđs kcn thì cứ Gvr mà mua, cổ cô đặc, CTY đẳng cấp thế giới về cao su và bđs kcn mà giá chưa tới 2usd/cổ, tiềm năng tăng giá còn gấp 5-10 lần.
    Vinh22122017BigDady1516 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Hà Nội chi hơn 832 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
    21:05 | 02/01/2021

    Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa phê duyệt đề án "Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025".

    Trong khuôn khổ đề án, thành phố cũng sẽ hỗ trợ ít nhất 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc các ngành: Công nghệ thông tin; công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thành công.

    Kinh phí để thực hiện đề án là 957,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách thành phố Hà Nội hỗ trợ 832,5 tỷ đồng; đối ứng của các tổ chức, cá nhân 125,1 tỷ đồng.

    Ngoài kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán của đề án trên, hằng năm, các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã sẽ xây dựng dự toán kinh phí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được phê duyệt để triển khai thực hiện.
    SpaceX thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Bộ Giao thông Vận tải: Sẵn sàng cho kế hoạch giải ngân 46.000 tỷ đồng
    02/01/2021

    Trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, ngay trong những tuần đầu tháng 1, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công nhiều dự án trọng điểm.

    Đây là những dự án sẽ tạo động lực cho các đơn vị của Bộ và ngành giao thông vận tải hoàn thành giải ngân 46.000 tỷ đồng được giao trong năm 2021, nhiều hơn 6.000 tỷ đồng so với năm 2020.

    Theo đó, lễ khởi công Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long sẽ diễn ra vào ngày 4/1/2021.

    Đại diện lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, hiện dự án đã xác định được nhà thầu trúng thầu 3/3 gói thầu xây lắp. Việc giải phóng mặt bằng của dự án cũng đã đạt hơn 80%, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công tăng tốc ngay trong năm 2021.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá, đây là dự án đặc biệt quan trọng góp phần hoàn thiện tuyến đường cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau, được ngành giao thông vận tải xác định là công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

    Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1 có tổng chiều dài tuyến khoảng 22,97 km (địa phận tỉnh Vĩnh Long dài 12,52 km, tỉnh Đồng Tháp dài 10,45 km); điểm đầu tại Km107+363,08 kết nối với cầu Mỹ Thuận 2 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối tại Km130+337 (nút giao Chà Và, kết nối với Quốc lộ 1 hiện hữu) thuộc địa phận thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

    Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/h; mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80km/h.

    Dự án được triển khai theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư 4.827,32 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Trung ương; trong đó vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là 932 tỷ đồng, vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 3.895,32 tỷ đồng.

    Đúng một ngày sau, ngày 5/1, tại Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV sẽ khởi công gói thầu rà phá bom mìn - hạng mục đầu tiên của Dự án đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, trước khi tiến hành triển khai các hạng mục quan trọng khác của đại sân bay này trong năm 2021.

    “Việc khởi công Dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là sự cụ thể hóa quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch COVID -19”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, dự án sân bay quốc tế Long Thành được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải xác định sẽ cạnh tranh để trở thành điểm trung chuyển toàn cầu. Do đó dự án sẽ được đầu tư với công nghệ hiện đại nhất để cạnh tranh với các sân bay trong khu vực, đặc biệt là sân bay của Singapore và Thái Lan. Dự kiến, toàn bộ quy trình kiểm soát hành khách và hàng hoá sẽ tự động hoàn toàn. Nhà ga hành khách cũng được thiết kế theo hướng thân thiện với môi trường.

    Thậm chí, sân bay Long Thành là dự án đầu tiên mà Hội đồng thẩm định nhà nước thuê riêng một đơn vị tư vấn nước ngoài tiến hành thẩm định và phản biện, hoàn chỉnh phương án thiết kế, sau đó Hội đồng mới thông qua

    Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá, việc hoàn thành thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau; xây dựng xong sân bay Long Thành giai đoạn 1; nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ là những công trình nhận được sự ưu tiên lớn của ngành giao thông vận tải trong 5 năm tới đây.

    Trong một diễn biến khác, cũng trong những ngày đầu tiên của năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải cũng sẽ đưa vào khai thác một loạt các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như: 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất (1/1/2021); Dự án cải tạo, nâng cấp mặt cầu Thăng Long (7/1/2021); Dự án BOT hầm Hải Vân 2 (dự kiến cuối tháng 1/2021); bàn giao và khai thác Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông (cuối quý I/2021); thông xe khai thác tạm tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (dự kiến trước Tết nguyên đán 2021 khoảng 10 ngày).

    Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, trong năm 2020, Bộ này đã kịp thời hoàn thành đưa vào khai thác 21 công trình, dự án và hoàn tất thủ tục, triển khai thi công 19 công trình dự án mới./.
    SpaceX thích bài này.

Chia sẻ trang này