15 Lý do để tất tay!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kuteohanoi, 08/03/2008.

1797 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 02:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1709 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Lý do 16 :

    Bản tin Tân Hoa Xã (from China) trung tuần tháng Hai cho hay, Việt Nam chắc chắn sẽ mở cửa cho các công ty quản lý vốn nước ngoài vào trong thị trường nội địa hoạt động. Chính sách này, nếu được thực hiện, có nghĩa là Việt Nam đã tiến một bước rất mạnh bạo đi đến tự do hoá thị trường tài chánh, sớm hơn những cam kết khi gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới hồi đầu năm 2007 1 năm.

    Liên quan đến điều này, tiến sĩ Phạm Đỗ Chí nhận định:

    Vì sự lưu tâm của người nước ngoài và các tổ chức đầu tư nước ngoài nhiều hơn mức đó ( room ), họ đã nhờ một số tổ chức hoặc người trong nước đứng tên mua hộ ( vượt quá room). Điều này gây ra sự thiếu hiệu quả về quản trị, chính sách tiền tệ chẳng hạn, và cả những bất tiện khác về phương diện pháp lý.?, việc mở trước thời hạn cho các quỹ đầu tư 100% vốn nước ngoài, nếu tin này có thật, thì cũng hợp lý, và có thể giải quyết hai chuyện:

    Thứ nhất, lâu nay, do sự hạn chế nước ngoài đầu tư vào chứng khoán Việt Nam, mà bên này dùng từ ?oroom? cho việc người nước ngoài, công ty nước ngoài mua chứng khoán của Việt Nam, thì chỉ được phép mua đến 30% của một công ty chẳng hạn. Khi ấy, ta nói ?oroom? là 30%. Và lúc này room sẽ không còn ý nghĩa.

    Thứ hai, thị trường chứng khoán sẽ phát triển như vũ bão cả bề rộng và bề sâu.


    Những cải cách mau lẹ này có thể tạo cho Việt Nam thế phát triển bền vững, nhưng cũng rất có thể, trong trường hợp khung luật pháp và các yếu tố kinh tế vĩ mô không được xét đến toàn diện, đặt ra cho Việt Nam không ít những thách thức. Các nhà hoạt động tài chánh nhận định ra sao về quyết định này?


    Quản lý 100% vốn nước ngoài

    Trong một tương lai rất gần, Việt Nam chắc chắn sẽ cho phép các công ty quản lý vốn nước ngoài được mở chi nhánh, hoặc lập công ty quản lý 100% vốn nước ngoài, ngay tại thị trường nội địa. Tân Hoa Xã loan tin này vào ngày 12 tháng Hai, và, đối với một số nhà tài chánh làm việc ngay tại Việt Nam, đây là một tin bất ngờ thú vị.

    Các nhà tài chánh này nhận định, nếu quả thật Việt Nam mở cửa thị trường tài chánh, đây sẽ là một cơ hội cho thế phát triển bền vững của Việt Nam, đồng thời sẽ đặt Việt Nam trước thách đố lớn trong trách nhiệm cải tổ hệ thống luật pháp, tự do hoá thị trường tài chánh, quản lý nền kinh tế vĩ mô, vực dậy và mở rộng thị trường chứng khoán, trong đó có việc tư hữu hoá các tập đoàn quốc doanh để đưa lên sàn chứng khoán.

    Từ Sài Gòn, tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, phó Tổng Giám Đốc Điều Hành quỹ đầu tư VinaCapital lên đến 2,5 tỷ đô la tại Việt Nam nhận định:

    ?oSố tiền này, nếu vào Việt Nam, sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu được đầu tư hữu hiệu cho các hãng Việt Nam đang cần vốn phát triển thì sẽ gây tác động đáng kể cho sự phát triển doanh nghiệp tư tại VN và theo đó là đà phát triển vững bền cho Việt Nam trong tương lai.

    Tuy nhiên, tôi nhắc lại sự cần thiết của nền quản trị kinh tế vĩ mô hữu hiệu, và sự cần thiết trong việc chi phối các dòng vốn tư bản vào Việt Nam để không gây ra sự bành trướng của khối tiền tệ, khiến có thể gây thêm áp lực lạm phát, là vấn đề số một của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.?

    Từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh khẳng định:

    ?oMở cửa như vậy là một bước mạnh bạo tiến tới tự do hoá thị trường tài chính. Và điều này gắn liền với một rủi ro. Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam không đủ hấp dẫn, họ sẽ rút vốn ra ào ạt, và lúc bấy giờ có thể có những rủi ro.?


    Tự do hóa thị trường tài chính

    Gần như cùng thời điểm với bản tin của Tân Hoa Xã, công ty Bloomberg chuyên về tin tức tài chánh của Hoa Kỳ cũng loan báo, rằng Morgan Stanley, công ty tài chánh lớn hàng thứ nhì của Hoa Kỳ, đã dàn xếp một liên doanh với công ty môi giới chứng khoán Gateway Securities tạo thành một công ty đầu tư có tên Morgan Stanley Gateway Securities Joint Stock Company, đặt bản doanh tại Hà Nội. Trong liên doanh này, Morgan Stanley chiếm 49%.

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định rằng, nếu quyết định tự do hoá thị trường tài chính được thực hiện, thì có nghĩa là Việt Nam đang có những tính toán đúng và đồng bộ trong việc thống nhất các hoạt động tài chính nội địa với các đầu tư từ nước ngoài:

    ?oTheo tôi, đây là bước đi đúng của chính phủ Việt Nam vì có tính chất đồng bộ, là đã một mặt đẩy mạnh việc kiểm soát và quản lý các quỹ tài chính trong nước đồng thời cho phép các quỹ tài chính nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

    Tôi cũng phải nói các quỹ tài chính nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam và trên thực tế đã hoạt động. Một loạt các quỹ tài chính như vậy đã hoạt động, mua cổ phần, tham gia đầu tư vào các ngân hàng và các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá và có hoạt động trên thị trường chứng khoán.

    Nay nhà nước thấy rằng đây là bước cần thiết để tạo cho các quỹ tài chính nước ngoài có một không gian và khung pháp luật thích hợp, tôi hy vọng rằng điều này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, mà gần đây có biểu hiện giảm sút ở mức độ nhất định.?

    Những phát biểu của tiến sĩ Doanh về sự cần thiết trong việc tạo một ?okhông gian và khung pháp luật? thích hợp cũng trùng với những chi tiết được đề cập trong bản tin của Tân Hoa Xã, đó là, theo thống kê của Bộ Tài Chánh Việt Nam, hiện nay có khoảng 35 văn phòng đại diện của các công ty quản lý vốn đầu tư có giấy phép tại Việt Nam.

    Và các văn phòng đại diện này đã lách luật bằng cách chỉ thị cho các đại lý cá nhân thực hiện các giao dịch tại thị trường chứng khoán. Luật Việt Nam, vào thời điểm này, vẫn cấm các văn phòng đại diện tiến hành giao dịch làm ăn.

    Tân Hoa Xã nhận định là quyết định tự do hoá thị trường tài chính nói trên nhằm hợp thức hoá các giao dịch sai luật và cũng để tạo một dòng đầu tư ổn định hơn, hợp pháp hơn, cho các đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.


    Thêm động lực cho nền kinh tế VN

    Theo bản tin của Tân Hoa Xã, để nhận được giấy phép đầu tư theo đề xuất mới của Bộ Tài Chính, một công ty quản lý vốn bắt buộc phải điều hành một lượng trái phiếu tối thiểu 300 triệu đô la, đồng thời phải có 3 năm liên tiếp không vi phạm luật đầu tư tại bất cứ quốc gia nào.

    Riêng về điều kiện mở chi nhánh tại Việt Nam, công ty quản lý vốn phải có thối thiểu 3 năm kinh nghiệm điều hành các quỹ đầu tư công cộng với giá trị thị trường không dưới 500 triệu đô la.

    Sự có mặt của các công ty tài chánh nước ngoài một khi đề xuất của bộ Tài Chánh được chấp thuận, sẽ là động lực rất lớn đối với thị trường Việt Nam. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh so sánh nguồn vốn khổng lồ trong tương lai với động thái tư nhân hoá các tập đoàn quốc doanh:

    ?oSắp tới đây, Việt Nam sẽ đưa ra thị trường chứng khoán hàng loạt doanh nghiệp nhà nước có qui mô rất lớn như viễn thông, ngân hàng, hàng không, các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam cũng sẽ được cổ phần hoá và lên sàn, số vốn đó rất lớn, đòi hỏi có sự cân đối giữa cung và cầu.

    Tôi nghĩ rằng nguồn vốn trong nước sẽ đủ lớn và khung pháp luật sẽ cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài được mua một số vốn nhất định.?

    Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí cũng nhìn nhận tương tự, rằng lượng tư bản từ nước ngoài vào sẽ tác động mạnh lên thị trường chứng khoán đang khá ảm đạm của Việt Nam:

    ?oKhi có lượng tiền đầu tư lớn vào thì sẽ có tác động mạnh mẽ lên thị trường chứng khoán, giá trị cổ phần sẽ tăng, và điều này có lợi cho các nhà đầu tư có sẵn trong nước, đã mua sẵn cổ phần, nhờ giá trị tăng lên. Riêng với các hãng thì giá trị tư bản của hãng cũng tăng.?

    Là một người có nhiều kinh nghiệm trong các phân tích kinh tế vĩ mô, tiến sĩ Chí nói rằng chính sách mới có thể sẽ đặt Việt Nam vào trước những thách thức mới nếu giới hữu trách không có những chính sách quản lý có chiều sâu và hợp thời điểm:

    ?oViệc cho tư bản đổ vào sẽ gây các vấn đề tế nhị! Trước hết là áp lực lạm phát, mà năm ngoái là chuyện nhức đầu lớn nhất vì dòng tư bản trực tiếp và gián tiếp chảy vào qua các danh mục đầu tư, khiến Ngân Hàng Nhà Nước phải cung ứng một số lượng lớn tiền đồng mua ngoại tệ từ ngoài vào.

    Năm ngoái, số tiền ấy là 9 tỷ đô la Mỹ, đã trực tiếp làm tăng khối cung tiền tệ khiến lạm phát năm 2007 tăng vọt so với năm 2006. Đây là thách đố lớn cho chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2008 nếu không có biện pháp thích hợp để quản trị dòng chảy tư bản vào Việt Nam.?

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh tin tưởng những cải tổ khung luật trong thời gian qua, đặc biệt là luật chứng khoán, sẽ giúp Việt Nam theo kịp với đà tăng trưởng của tư bản nước ngoài trong thị trường nội địa:

    ?oĐối với khung pháp luật, Việt Nam đã ban hành luật chứng khoán, có tăng cường vai trò của Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước, và hiện nay sẽ tăng cường việc quản lý phần mềm thu thập thông tin, độ chính xác thông tin, thời điểm công bố thông tin, và ngăn chặn các hoạt động kinh doanh nội gián.

    Vì vậy, tôi hy vọng việc thực thi và năng lực của bộ máy của Việt Nam sẽ được tăng lên kịp thời để quản lý được số vốn, và hơn thế nữa là khối lượng giao dịch sẽ trở nên đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều.?

    Đầu tư nước ngoài vào một quốc gia có thể qua kênh đầu tư trực tiếp, tức là giới đầu tư đi vào, lập các cơ xưởng, mua hãng, mua nhà máy, mướn nhân công. Ngoài ra, đầu tư cũng có thể qua kênh gián tiếp, hay còn gọi là đầu tư danh mục, tức là portfolio investment, thì lại do những dòng tiền của các tổ chức đầu tư quốc tế hay cá nhân đầu tư trên các thị trường chứng khoán quốc tế đưa vào Việt Nam qua các quỹ đầu tư, và người đầu tư không cần trực tiếp mua hãng hay chứng khoán tại đây, thay vào đó, họ nhờ các quỹ đầu tư làm trung gian mua hộ. Những đề xuất của bộ Tài Chánh là nhằm thu hút kênh đầu tư này.

    Có thể nói, nếu Việt Nam thực hiện chính sách này, tức là sớm hơn rất nhiều so với cam kết mở cửa thị trường tài chánh khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới hồi đầu năm 2007.

    Những cải cách mau lẹ này có thể tạo cho Việt Nam thế phát triển bền vững, nhưng cũng rất có thể, nếu khung luật pháp và các yếu tố kinh tế vĩ mô không được xét đến toàn diện, chính những cải cách này cũng đặt ra cho Việt Nam không ít những thách thức.
  2. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Thêm lý do nữa:
    Nhìn thấy bọn không tranh mua được dùng nhiều nick mở nhiều topic nhai đi nhai lại cãi giọng điệu cũ rích từ lâu thì đủ biết chắc chắn phải tất tay rồi
  3. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Lượng đặt mua gấp tới 8 lần lượng đặt bán.
    Tổng số giá trị đặt mua lên tới 30. 000 tỉ đồng trong khi chỉ vỏn vẹn đặt bán 1.000 nghìn tỉ

    Dư mua rất mạnh. Đà tăng tốc đã thể hiện rõ


    Quy mô đặt lệnh trong ngày 7/3 :
    Tổng số lệnh đặt mua phiên này là 34.369 lệnh với tổng khối lượng đặt mua 63.603.480 chứng khoán, so với ngày giao dịch trước tăng 20,73%. Tổng số lệnh đặt bán phiên này là 2.879 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 8.819.670 đơn vị, so với phiên trước giảm -2,62%. Chênh lệch khối lượng (mua - bán) 54.783.810 chứng khoán, hiệu số mua ?" bán của phiên giao dịch trước là 43.624.370 chứng khoán.
  4. FM100mhz

    FM100mhz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Dã man, tiền trong tài khoản còn đầy thế mà các bố cứ kêu thiếu tiền đồng, kiểu này VNi lên 8xx mất thôi.
  5. nhhnhh2

    nhhnhh2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2006
    Đã được thích:
    0
    CÁC NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT VÀ SỤT GIẢM TRỨNG VẪN CÒN ĐÓ . MẶC DÙ CÓ MỘT SỐ ĐỘNG THÁI TÍCH CỰC NHƯNG THỊ TRƯỜNG UP HIỆN CHỦ YẾU DO TÂM LÝ . VIỆC SCIC CÓ CHỦ TRƯƠNG THAM CHIẾN ĐÃ TẠO TÂM LÝ TỐT CHO NĐT . CÒN THỰC TẾ SCIC KHI NÀO NHẢ ĐẠN , NHẢ BAO NHIÊU VÀ NHẢ VÀO ĐÂU THÌ CÒN BỎ NGỎ . VÀ NHƯ VẬY VẪN KHÔNG BIẾT ĐÂU MÀ LẦN !

    TẬN DỤNG THỜI CƠ NHƯNG BÀ CON VẪN NÊN BẢO TRỌNG !
  6. kuteohanoi

    kuteohanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    [15 tỷ USD đang chờ giải ngân

    n Tú Uyên


    Cuộc gặp gỡ giữa Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với 11 quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam diễn ra khá gấp vào sáng ngày 9/3, ngay sau khi thị trường chứng khoán chính thức có được hai phiên hồi phục để cùng đề xuất những giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam bền vững.

    Tốt, nhưng không phải cho tất cả

    Tại đây, hầu hết các quỹ đều có chung một nhận định tốt về triển vọng của thị trường với giá cổ phiếu đang rất rẻ và là cơ hội cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc và chọn lựa kỹ khi quyết định mua vào.

    Theo TS. Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE, trong thời gian qua, thị trường chứng khoán ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của sự điều chỉnh chính sách vĩ mô. ?oNhà đầu tư đừng nhìn vào đỉnh của VN-Index 1.170 điểm so sánh với mức hiện nay mà nói thị trường xấu. Chúng ta cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố tổng thể, lâu dài, đặt trong quan hệ với các nước trong khu vực. Trong bối cảnh đó thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường phát triển tốt, có triển vọng?, ông Sinh nói.

    Tại cuộc họp này, các quỹ đầu tư đều đánh giá khá lạc quan về kinh tế Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam có đủ khả năng vượt qua những vấn đề kinh tế vĩ mô như tiền tệ, lạm phát, nhập siêu... Riêng thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù thừa nhận khó tránh khỏi khó khăn trong thời điểm hiện tại.

    Mặc dù đang quản lý một lượng tiền mặt khá lớn nhưng đại diện các quỹ đầu tư cũng thừa nhận rằng áp lực về việc giải ngân hiện cũng rất lớn. Cơ hội đầu tư lúc này nhìn chung là tốt, nhưng không phải cho tất cả các cổ phiếu.

    Theo thống kê sơ bộ, 11 quỹ đầu tư hàng đầu tại Việt Nam hiện đang nắm giữ hơn 15 tỷ USD. Ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM), cho biết: VFM hiện đang nắm giữ khoản tiền mặt là 1.300 - 1.400 tỷ đồng (trong đó có 806,46 tỷ là số tiền vừa huy động đợt 1 của Quỹ VF4). VFM cũng đang xây dựng các danh mục cổ phiếu đang niêm yết và sẵn sàng tham gia vào thị trường.

    Còn theo ông Thomas Ngo, đại diện Indochina Capital, thì hiện Quỹ này đang có nguồn tiền mặt khoảng 300 triệu USD sẽ giải ngân trong vòng 12 tháng tới.

    Bà Vũ Thị Huyền Lan, Trưởng đại diện Quỹ Jaccar, chia sẻ: ?oMặc dù giá cổ phiếu đang ở mức thấp, nhưng không phải là mua bất kỳ cổ phiếu nào cũng được. Đối với cổ phiếu, tiêu chí quan trọng nhất được quỹ quan tâm đầu tư là phải những cổ phiếu của những doanh nghiệp có đội ngũ quản lý giỏi, ban điều hành quản trị tốt, tiềm năng phát triển lâu dài, thương hiệu mạnh và cổ phiếu đó có tính thanh khoản cao?.

    Về phần mình, ông Trần Lê Khánh, Giám đốc quỹ đầu tư Prudential Việt Nam, cho biết: quỹ chỉ xem giá là một yếu tố. ?oPrudential đã lập một danh sách về các tiêu chuẩn chọn cổ phiếu, trong đó bên cạnh chỉ số giá, P/E, còn là các tiêu chí như công ty hàng đầu của ngành, bộ máy quản lý, tổ chức...?.

    Đại diện VinaCapital, ông Andy Ho khẳng định rằng, trong năm nay, Quỹ sẽ đầu tư vào các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh, bộ máy quản lý tốt. Đồng thời, Vina Capital sẽ tăng cường hỗ trợ cho những doanh nghiệp đã đầu tư trước đó để cũng cố bộ máy quản trị cũng như đưa ra các chiến lược phát triển tốt.

    Đề xuất mở room

    Cũng tại cuộc gặp này, các quỹ đầu tư cũng thống nhất đề xuất những giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ổn định về bền vững. Theo ông Kevin Snowball, Giám đốc Quỹ PXP Vietnam, Nhà nước nên xem xét việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng như đưa ra giá khởi điểm để IPO.

    ?oTại sao chúng tôi lại phải mua cổ phiếu với P/E là 50x trong khi các cổ phiếu khác giá P/E giao dịch chỉ là 14x. Điều quan trọng là đưa ra giá chứ không phải là lịch trình cổ phần hóa. Nếu đưa ra giá khởi điểm tốt, sát với giá trị của doanh nghiệp thì mỗi năm Nhà nước có IPO 5 doanh nghiệp lớn cũng sẽ thành công.Ngược lại chỉ IPO một doanh nghiệp một năm nhưng đưa ra giá khởi điểm quá cao, thì cũng sẽ thất bại?, ông Kevin thẳng thắn.

    ?oNhà nước nên mở room cho nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực không nhạy cảm, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia thị trường nhiều hơn. Thay vì tăng room ngân hàng từ 30-35% (chỉ mới có 2 ngân hàng niêm yết - PV), nên chăng khuyến khích nhiều ngân hàng khác tham gia niêm yết để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là cần quản lý chặt hơn mục đích sử dụng vốn của các công ty tăng vốn?, ông Kevin đề nghị.

    Đại diện Grand Capital, ông Lê Minh, cho biết: thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường trẻ nhất. Và việc VN-Index lao dốc liên tục trong thời gian qua chỉ như một sự ?onấc cục?, sẽ vượt qua trong thời gian tới. Ông cũng kiến nghị lịch trình IPO cần phải thực hiện giãn ra và theo lộ trình, không nên ồ ạt. Ngoài ra, không nên đứng nhìn VN-Index ở thời điểm trên 1.000 điểm để so sánh với hiện nay là 600 điểm để rồi bi quan và cho rằng thị trường chứng khoán đang đi xuống.

    Ngoài ra, một vấn đề được các quỹ đặc biệt quan tâm đề xuất là việc nâng cao kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư. Thị trường lên nhanh, xuống nhanh như vừa qua là không tốt. Điều này cho thấy yếu tố bền vững không có, thị trường đã bị yếu tố tâm lý đám đông chi phối quá nhiều.

    ?oMột trong những nguyên nhân chính gây sự sụt giảm của chứng khoán vừa qua chính là yếu tố tâm lý của nhà đầu tư nhỏ, lẻ trong nước. Khoảng 40% lệnh giao dịch hiện nay là các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, giới kinh doanh chứng khoán nhỏ, lẻ hiện nay vẫn đầu tư mang tính chất ?ochơi? chứng khoán chứ chưa phải đầu tư thực sự. Đây cũng là nguyên nhân ?otháo chạy? của một số nhà đầu tư trong thời gian qua?, ông Khánh, đại diện Prudential đồng tình.

    Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT VietCapital, cũng thừa nhận trong bối cảnh thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh thời gian qua, dù không bị ảnh hưởng quá nhiều nhưng các quỹ đầu tư đều gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, theo bà Phượng, việc biến động lên hay xuống của thị trường chứng khoán là chuyện bình thường. ?oĐiều quan trọng đối với nhà đầu tư là phải thật bình tĩnh. Nếu gặp khó khăn mà hoảng loạn sẽ càng khó khăn thêm...?.


    [/size=4]

    Được kuteohanoi sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 11/03/2008
  7. kuteohanoi

    kuteohanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Hãy tự tin giải ngân! hôm nay là ngày chứng minh SCIC bảo kê.
  8. kuteohanoi

    kuteohanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    1- Thị trường đã có SCIC bảo kê không bị các BB làm giá.
    2- Báo cáo mới nhất của HSBC dự đoán cuối năm VNI 1100P.
    3- Không đánh thuế vào đầu tư CK nữa.
    4- Các cty CK không còn áp lực bán cp cầm cố nữa.
    5- Biện pháp kìm chế lạm phát đã thật sự có hiệu quả.
    6-J P Morgen sẽ đổ vào TTCKVN 1.000.000 .000 USD
    7-Quyết định mở room cho nhà đầu tư NN từ 30 lên 40%.
    8-Tiếp tục cho vay đầu tư CK.
    9. Ngân hàng tiếp tục mua ngoại tệ cho các nhà đầu tư CK.
    10. Bất động sản đã đóng băng luồng tiền đang quay về với chứng khoán.
    11. Giá CP đang rất hợp lý để mua vào.
    12. Chuẩn bị cho phép chứng khoán ký quỹ.
    13.Thị trường kinh tế thế giới đang dần ổn định sau vụ cho vay dưới chuẩn từ năm 2007.
    14. Các công ty niêm yết vẫn đang phát triển và làm ăn tốt.
    15- Điều quan trọng là các nhà đầu tư đã lấy lại được niềm tin vào chính phủ bởi tới nay chúng ta đã biết CP không bỏ các bạn.
    [hl]"Hãy tin vào sự lãnh đạo của các cụ: Tàu, Nhật, Pháp, Mỹ các cụ còn đánh cho chạy mất dép, ba cái vụ lạm phát cỏn con không chấp"
    16. Phó TT SH " Thị trường đã đến đáy rồi, ai bán là dại, ai mua là thắng đấy".
  9. kuteohanoi

    kuteohanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các thông tin xấu vừa qua đã tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trực tiếp đang ôm cổ phiếu của các công ty, bây giờ là thời điểm báo cáo quý 1 của các công ty xuất hiện, đặc biệt đã có báo cáo của các BCs đây là lý do cuối cùng để cho chúng ta quyết định đầu tư hay không:
    Quý I-2008 - FPT tăng trưởng 58,9% lãi trước thuê
    10/04/2008 16:08
    (HNMO) - Ngày 10/4, Tập đoàn FPT đã chính thức thông báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý I năm 2008. So với cùng kỳ năm ngoái, FPT tiếp tục tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực.

    Doanh thu thuần của toàn tập đoàn đạt trên 4.393 tỷ đồng, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2007 và vượt 13,3% so với kế hoạch. Lãi trước thuế của công ty cũng tăng trưởng 46,6% so với cùng kỳ, đạt trên 303 tỷ đồng.


    DPM: Quý 1/2008 đạt 35,8% kế hoạch năm
    Ngày 09/04/2008, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1/2008; cụ thể như sau:

    + Tổng doanh thu: 1.221,88 tỷ đồng, đạt 27,8% kế hoạch năm.
    + Lợi nhuận trước thuế: 425,5 tỷ đồng, đạt 35,8% kế hoạch năm


    Sacombank lãi 435 tỷ đồng trong quý I

    Trong ba tháng đầu năm 2008, dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn nhưng các kết quả kinh doanh của Sacombank vẫn có tốc độ tăng trưởng cao.


    Tính đến hết ngày 31/03/2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) đã đạt được các kết quả kinh doanh khá ấn tượng:

    REE: Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của toàn Công ty trong 02 tháng đầu năm 2008 lần lượt đạt: 206,6 tỷ đồng, tăng 102,63% và 37,6 tỷ đồng, giảm 63,34% so với cùng kỳ năm 2007.
    ACB Tính đến 31/3/2008 tổng huy động đạt 81.146 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 40.278 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 501 tỷ đồng.

    Nhìn vào kết quả trên chúng ta nên làm gì??? chạy hay ngày mai ôm vào????

Chia sẻ trang này