2 Kịch bản sắp tới cho HNX.... và sóng C mở rộng....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi byeshowbye, 16/06/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5136 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 19:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 183471 lượt đọc và 1135 bài trả lời
  1. 2XeOm

    2XeOm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    39
    source: cùa 1 bác bên vinase.

    Kinh tế Việt nam đã đi được gần nửa chặng đường, và tới giờ những kỳ vọng có một chút cơ sở về kinh tế tạo đáy - chứng khoán đi lên, của một số chuyên gia mình nghĩ có lẽ là chưa đúng lắm. Cá nhân mình nghĩ, Kinh tế đang bước vào giai đoạn khó - rất khó, và muốn thoát ra được chắc cũng cần "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".
    Trước hết chúng ta chém về những điểm khó trước:
    1. Số liệu kinh tế đáng thất vọng. Tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp gia tăng mạnh mẽ, hàng tồn kho đang... nghi ngút (giống khói hương...!)
    Cái này là hiển hiện, đống hàng tồn kho chất cao như núi, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp có nguy cơ vỡ sẽ làm nản lòng các policy makers giai đoạn này. Làm thế nào để giải phóng được đống này vô cùng là khó khăn do các chính sách đã thực sự bó tay (phân tích sau).
    2. Chính sách đã thực sự bó tay.
    - Tiền tệ ư? đã dùng hết các bài rồi, kích cầu, bơm tiền, thanh khoản, cho hệ thống NHTM nhưng các Tục tưng này giờ cũng đang vật vã, bố ông nào dám mạnh dạn cho vay và DN cũng quay sang kiện ngược NHTM vị quỵt nợ. Một sự kiện chưa có trong tiền lệ. Cái tư tưởng sợ rủi ro này tôi thấy là cái điểm quan trọng nhất. Cũng giống như chứng khoán, giai đoạn đáy, thì hầu như ông nào cũng co cụm lại, sợ rủi ro, ko dám đầu tư. Ông có tiền thì cất trữ phòng thân, ông đang vay nợ thì hoãn trả ..v.v.. Thoát khỏi vòng xoáy này kiểu gì? Có người bảo bơm tiền, nhưng bơm cho ai???
    - Tài khóa ư? Cái này còn khó vật ra, những Vinasuck, rồi Vina lai đang là gương tày liếp, và sắp tới ko biết có ông nào lên thớt. Những "quả đấm thép" này (Đấm vào ai???) có lẽ là nguyên nhân khiến kinh tế lún sâu vào khủng hoảng bởi lối đầu tư vô tội vạ. Giờ có ai dám rót tiền cho họ đi đầu tư không? Habubank bơm tiền và cũng trả giá bằng chính sinh mạng của mình đấy thôi.
    3. Hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ thống này là mặt chính, là cốt yếu của hệ thống chính sách truyền tải tiền tệ (monetary transmission mechanism) đang hoạt động vô cùng yếu ớt do chính những nguyên nhân nội tại lẫn khách quan. Cả hệ thống đang dung dưỡng nó, biến nó thành những tổ chức vô cùng greedy và greedy more. Trước kia, người ta cấp phép cho nhiều NHTM sinh ra với lý do là người dân VN đang không được hưởng các dịch vụ tài chính đầy đủ, sự phân biệt khu vực vùng miền đã thể hiện điều đó. Nhưng rồi, nhiều NHTM ra đời, và các ông cỡm này lại tập trung ở thành thị, giành giật khách ngay ở các thành phố lớn trong khi ở nhiều vùng miền thì mọi thứ lại nguyễn y vân. Chính sách đã thực sự fail ở chỗ đó. Tật xấu của các ông bé ông nhỡ mới ra đời nàyt hì nhiều vô số kể. Kể ra chắc cũng phải làm thread mới mới đủ. Chính sự yếu kém này khiến cho các chính sách tiền tệ đã thực sự fail.
    Như vậy, 2 gọng kìm của các chính sách là Hệ thống NHTM (CSTT) và DNNN (CSTK) đã khiến mọi thứ yếu dần đi. Cải tổ, cải tổ là điều kiện tiên quyết, nhưng liệu nó có thể có tác động được ngay không???
    4. Tái cơ cấu bao giờ xong??
    Điều dễ nhận thấy là quá trình cải tổ này diễn ra khá chậm chạp, 2 hệ thống tái cấu trúc còn phải mất thời gian để thực hiện thì chắc cũng chẳng kỳ vọng gì ở việc tăng trưởng hay phát triển trong giai đoạn này. Đến hiện giờ, người ta vẫn còn băn khoăn về chi phí tái cơ cấu này hết bao nhiêu, rồi thì ai chịu (???), rồi thì ai sẽ thi hành (???) thì mọi chuyện vẫn còn đang ở thì tương lai. Có lẽ chính sách vừa chạy vừa xếp hàng này sẽ khiến cho mọi việc trở nên dài thêm. Nếu ai đó kỳ vọng kinh tế có thể phục hồi ngay thì là lạc quan tếu, và cũng có thể lập luận là chứng khoán là tấm gương để phản ánh trước xu hưogns kinh tế thì lại lạc quan tiếp. Nó chỉ phản ánh những sự việc có thể nhận định được, chứ trong giai đoạn ftranh tối tranh sáng hiện nay, không ai rõ số phận mình thế nào cả thì làm gì kỳ vọng một sự đột phá ở đây.
    5. Tâm lý sợ rủi ro. cái này đáng lẽ là điểm tốt nếu như trong thời bình, nhưng giai đoạn khó khăn, cái điểm này thực sự là nguyên nhân chính khiến cho các chính sách đều đổ bể, và quá trình kích cầu phục hồi kinh tế chả mấy ý nghĩa nữa. Nhiều nhà kinh tế đã nghĩ đến chính sách hellicopter money để nói là ném tiền từ cửa sổ máy bay cho mọi người may ra thành công. Nhưng ném tiền cho bọn họ xong họ lại đêm tiền đi chôn hết. Nước nhật rơi vào liquidity trap, vì lãi suất giảm gần về zero, mà đầu tư chả kích lên được bao nhiêu cả. Việt nam thì không kỳ vọng như thế nhưng đã có thời kỳ, lãi suất đi vay luôn luôn ở 8% và kinh tế vẫn bình bình, ko có asset bubble, hay stock bubble. lãi suất rồi cũng sẽ rơi về mức đó và đầu tư vẫn dẫm chân tại chỗ thôi. Nếu như economic cycle cỡ khoảng 10 năm của Việt nam đúng, thì 2012-2014 Việt nam sẽ tăng trưởng thấp, lãi suất vay sẽ quay về mức 8%. Kỳ vọng cái gì đó dài hạn hơn, bật nhanh hơn, cao hơn và xa hơn (đúng theo slogan của Olympic...) chắc phải chờ sau giai đoạn này.

    Điểm tốt là gì???
    Các bạn bàn đi, vì mình bearish quá. Mình chỉ thấy tinh thần tiết kiệm cao hơn là tốt về mặt xã hội, nhưng lại ko tốt về mặt kinh tế. Muốn tốt, các bạn cứ tiêu tiền nhiều hơn nhé.

    Quan điểm cho nửa cuối 2012:

    Sự phục hồi của chứng khoán 4 tháng đầu năm 2012 là thực sự ấn tượng, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và market luôn luôn irrational exuberance mọi thứ. Bi quan quá mức và lạc quan quá đà. Trong trường hợp 4 tháng đầu năm, tôi nghĩ là khá nhiều người kỳ vọng quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra nhanh, và quyết liệt. Nhưng số liệu GDP, thực trạng doanh nghiệp, và số các chuyên gia có tâm kêu gào hỗ trợ doanh nghiệp đã phản bác lại điều đó. Tôi không kỳ vọng kinh tế có thể phục hồi ở nửa cuối năm 2012 do chưa thực sự bị thuyết phục bởi chính sách nào tới giờ. Ít ra là tôi chưa nhận thấy dấu hiệu của chính sách mang lại cho nền kinh tế. Có lẽ kinh tế sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng khá dài và chứng khoán đi ngang sẽ là sự lựa chọn dễ dàng hơn.
  2. 2XeOm

    2XeOm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    39
    Quan điểm cho nửa cuối 2012:

    Sự phục hồi của chứng khoán 4 tháng đầu năm 2012 là thực sự ấn tượng, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và market luôn luôn irrational exuberance mọi thứ. Bi quan quá mức và lạc quan quá đà. Trong trường hợp 4 tháng đầu năm, tôi nghĩ là khá nhiều người kỳ vọng quá trình tái cơ cấu kinh tế sẽ diễn ra nhanh, và quyết liệt. Nhưng số liệu GDP, thực trạng doanh nghiệp, và số các chuyên gia có tâm kêu gào hỗ trợ doanh nghiệp đã phản bác lại điều đó. Tôi không kỳ vọng kinh tế có thể phục hồi ở nửa cuối năm 2012 do chưa thực sự bị thuyết phục bởi chính sách nào tới giờ. Ít ra là tôi chưa nhận thấy dấu hiệu của chính sách mang lại cho nền kinh tế. Có lẽ kinh tế sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng khá dài và chứng khoán đi ngang sẽ là sự lựa chọn dễ dàng hơn.[/QUOTE]

    ------->
    Các chỉ số PMI, hàng tồn kho cao ngút, chi số cong nghiệp tăng chậm, NPL gần 10%, nợ nhóm 5 gần 125000 tỉ ( coi nhu toàn bộ vốn HT bank mất trắng) đã minh họa rỏ nhưng thực trang vĩ mô VN.

    :-bd Tôi không kỳ vọng kinh tế có thể phục hồi ở nửa cuối năm 2012 do chưa thực sự bị thuyết phục bởi chính sách nào tới giờ. Ít ra là tôi chưa nhận thấy dấu hiệu của chính sách mang lại cho nền kinh tế. Có lẽ kinh tế sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng khá dài và chứng khoán đi ngang sẽ là sự lựa chọn dễ dàng hơn.[/QUOTE]


    Chỉ số hàng tồn kho vẫn ở mức cao . Một số ngành có chỉ số hàng tồn kho tăng cao là:
    • Chế biến bảo quản rau quả : tăng 123,2%
    • SX các sản phẩm từ plastic : tăng 89,1%
    • SX các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn : tăng 62,8%
    • Sản xuất xi măng : tăng 52,3%
    • Sản xuất thuốc lá : tăng 51,4%
  3. Recycle1308

    Recycle1308 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Bác cố tình đưa các lý lẽ phân tích sóng ở các sàn vàng việt nam và tự thêm vào sóng A & C mở rộng, thực tế nguyên bản tiếng anh sóng Elliot's không có nói sóng mở rộng ở sóng A hoặc C. Sóng mở rộng chỉ xảy ra trong 5 con sóng hoặc 9 con sóng ở xu thế chính. Khi xu thế chính hiện tại là tăng và sóng điều chỉnh A&C
    Mỗi sóng chính có thể tự mở rộng thành một cấu trúc 5 sóng ngay bên trong nó
    Đôi khi có trường hợp có cấu trúc 9 sóng nhưng không biết sóng nào mở rộng
    Thường chỉ có 1 sóng mở rộng
    Nếu sóng 3 đã mở rộng thì gần như chắc chắn là sóng 5 không mở rộng
    Sóng 1 mà sóng 3 xấp xỉ nhau (sóng 3 dài hơn một chút) thì có thể kỳ vọng là sóng 5 mở rộng.
    Mở rộng của mở rộng: Sóng nhỏ thứ 3 của sóng 3 đã được mở rộng có thể tiếp tục mở rộng[FONT=&quot]. Sóng nhỏ thứ 5 của sóng 5 đã được mở rộng có thể tiếp tục mở rộng[/FONT]
  4. 2XeOm

    2XeOm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    39
    ------->
    Các chỉ số PMI, hàng tồn kho cao ngút, chi số cong nghiệp tăng chậm, NPL gần 10%, nợ nhóm 5 gần 125000 tỉ ( coi nhu toàn bộ vốn HT bank mất trắng) đã minh họa rỏ nhưng thực trang vĩ mô VN.

    :-bd Tôi không kỳ vọng kinh tế có thể phục hồi ở nửa cuối năm 2012 do chưa thực sự bị thuyết phục bởi chính sách nào tới giờ. Ít ra là tôi chưa nhận thấy dấu hiệu của chính sách mang lại cho nền kinh tế. Có lẽ kinh tế sẽ bước vào giai đoạn trầm lắng khá dài và chứng khoán đi ngang sẽ là sự lựa chọn dễ dàng hơn.


    Chỉ số hàng tồn kho vẫn ở mức cao . Một số ngành có chỉ số hàng tồn kho tăng cao là:
    • Chế biến bảo quản rau quả : tăng 123,2%
    • SX các sản phẩm từ plastic : tăng 89,1%
    • SX các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn : tăng 62,8%
    • Sản xuất xi măng : tăng 52,3%
    • Sản xuất thuốc lá : tăng 51,4%

    5 tháng đầu năm so cùng kỳ 2011:
    • Kim ngạch xuất khẩu: 42,86 tỷ USD, tăng 24,1%.
    • Kim ngạch nhập khẩu: 43,48 tỷ USD, tăng 6,6%.
    • Nhập siêu : 622 triệu USD, bằng 1,5% tổng kim ngạch xuất khẩu

    Nhập siêu 5 tháng đầu năm 2012 ở mức rất thấp do hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước suy giảm

    Nhu cầu tiêu dùng và sản xuất yếu đã làm giảm đáng kể tình trạng nhập siêu. Tính từ đầu năm đến nay, tăng trưởng nhập khẩu chỉ ở mức 6,2% trong khi mức tăng trưởng tích luỹ cho xuất khẩu là 24,3%. Nhu cầu thấp đã kéo giảm lực cầu nhập khẩu xăng dầu xuống còn 13,4% từ đầu năm đến nay
  5. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531

    KAC gì sóng mới sánh nhức đầu đơn giản đi

    Nhìn đây này http://f319.com/home/1539744 [r2)][r32)]
  6. baihat1

    baihat1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Đã được thích:
    25.481
    Bác chủ quá lạc quan .... VNI chạm 440 là lao dốc:-bd

    ... TT đang ngóng họp quốc hội xong là TT tăng, vì các anh tập trung giải quyết kinh tế, nhưng nên nhớ tháng 7 các anh ý lại họp suốt ngày, chỉnh đốn nhau, còn chưa biết thằng nào còn, mất.:-bd
  7. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389

    Mình học tài chính nhưng ít khi nào comments về vĩ mô vì mình tự nhận là chưa đủ khả năng.
    Bài trên mình có đọc vào ngày 23/5/2012/
    Mình thường mình nhìn nhận sự việc ntn: Một việc đã quá XẤU ai cũng biết thì có tin tức nó không xấu thêm là TỐT, hoặc có tin tức nó tốt lên thì cũng TỐT nhưng nếu tin tức nó xấu thêm thì mình thấy BÌNH THƯỜNG vì ai cũng biết.

    Nhưng một sự việc đang tốt nếu không có tin tức là nó sẽ tốt hơn thì tất cả đều xấu.

    Hãy để mọi việc đơn giản: K.I.S.S - Keep it simple, stupid!
    Chúc cả nhà cuối tuần thư giản......
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. 2XeOm

    2XeOm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2011
    Đã được thích:
    39
    -------> Trong môi trường NPL cao thế này các bank nó co về phòng thủ ko phát triển tín dụng đó là điều dễ hiểu. Mấy ngày trước media đang tin là tin dụng tăng trưởng và lấy trường hợp là EIB và BIDV. Một thằng lấy hop đồng tài trợ air mekong, 1 ********* vay chi đinh ( pó tay).

    Vấn đề hiện tại của nền kt ko phải bơm tiền mà là giải quyết NPL... . CSTT hiện tại bất lực rồi (Liquidity trap )
  9. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627
    Nếu HNX vượt được 76 1 cách thuyết phục là rất tốt. Khẳng định sóng 3 sẽ tới ae lúc đó cứ cắm đầu vào mà múc nhé. Ko vấn đề gì đâu.
  10. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389

    Vậy mình thắc mắc là mấy ngày gần đây, bank tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài làm gì bác mặc dù các NH theo bác nói đang ở thế phòng thủ chứ không phải thiếu thanh khoản.
    Hay mấy anh lớn thấy đàn em nâng ls huy động nên cũng nâng theo để giữ khách? :p
    Hay là bank họ biết trước sẽ cho vay ra và đóng nợ xấu NPL như bác nói sẽ được giải quyết?
    Cảm ơn bác [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này