20/10:VGT cổ phiếu doanh nghiệp có phái nữ lớn nhất nước

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinazoo, 19/10/2024.

7501 người đang online, trong đó có 1145 thành viên. 11:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9252 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. johnvu1012

    johnvu1012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    250
  2. haitran09

    haitran09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2014
    Đã được thích:
    1.037
    Lãi tốt mà giá chưa bứt lên được
    vinazoo thích bài này.
  3. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Con TNG MSH nó muốn phá đỉnh thì VGT chắc cũng ăn theo, giờ xem lái diễn thôi vài hôm vol to nét thì mình cùng đạp gió với lái kaka
  4. johnvu1012

    johnvu1012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    250
    Nay toàn lệnh to /:)
    vinazoo thích bài này.
  5. johnvu1012

    johnvu1012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    250
  6. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Đơn hàng sản xuất phục hồi
    Những tín hiệu mới nhất cho thấy đơn hàng sản xuất tăng nhờ sự khởi sắc ở khối FDI và sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam.

    Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 của Việt Nam do S&P Global mới công bố đạt 51,2 điểm, tăng so với 47,3 điểm của tháng 9 và đã vượt ngưỡng 50, tức vùng mở rộng.

    Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết lượng đơn đặt hàng mới đã tăng lên. Hiện nhiều nhà sản xuất hoạt động trở lại với công suất tối đa.

    Cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý III do hãng tuyển dụng và tính lương Adecco cũng cho biết ngành sản xuất, chế tạo chứng kiến nhu cầu tuyển dụng tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái và 52% so với quý II. Bà Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Dịch vụ tư vấn tuyển dụng khu vực Hà Nội của công ty, cho hay nhu cầu ngày càng tăng với các vị trí chuyên môn như trưởng bộ phận sản xuất, quản lý chất lượng và quản lý chuỗi cung ứng.

    Đầu năm đến nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý sau luôn cao hơn quý trước. IIP 9 tháng tăng 8,6% so với cùng kỳ 2023, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%.

    FDI dẫn dắt đơn hàng

    Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Đơn hàng đi các thị trường lớn đều tăng 2 con số, trong đó động lực lớn đến từ khối FDI.

    Điều này được ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM (Huba), dẫn chứng các công ty FDI có đơn hàng đến cuối năm, nhưng khối thuần Việt vẫn "chạy cơm từng bữa".

    Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (GMC) khi giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) tuần rồi, cũng cho biết từ tháng 5/2023 đến cuối tháng 10 vẫn không có đơn hàng, cho thấy doanh nghiệp nội còn chật vật.

    Theo điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh hàng quý của Tổng cục Thống kê, chỉ số cân bằng đơn đặt hàng mới - đánh giá xu hướng đơn hàng - của khu vực FDI đạt 17,8% trong quý III (đứng sau doanh nghiệp nhà nước) và 27,4% vào quý IV, cao nhất trong các khu vực loại hình doanh nghiệp. Ngược lại, nhóm tư nhân có chỉ số này thấp nhất cả hai quý III và IV.

    Ngoài ra, đơn hàng tăng mạnh còn nhờ quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng đang rõ nét đến Việt Nam.

    Một khảo sát về chuyển dịch sản xuất vào tháng 5/2024, công bố cuối tháng 9 của S&P Global cho biết Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng chuyển dịch trong 4 thị trường (Việt Nam, Malaysia, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ) mà tổ chức này nghiên cứu.

    Cụ thể, gần 37% nhà sản xuất cho biết nhu cầu nhân sự đã cải thiện trong 12 tháng qua do chuyển dịch sản xuất, cao nhất trong 4 quốc gia. Các công ty lớn ở Việt Nam đều lạc quan về khả năng thu được lợi từ việc chuyển dịch sản xuất này.

    Adecco cũng cho hay nhu cầu nhân sự ngành sản xuất đang tăng do dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào, đặc biệt là trong các ngành điện tử, dệt may và năng lượng tái tạo.

    Surajit Rakshit, Giám đốc Toàn quốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu của HSBC Việt Nam, dự báo Việt Nam còn nhiều cơ hội trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 10 tháng qua, tổng vốn FDI đăng ký gần 26 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Trong đó, FDI Trung Quốc tăng mạnh từ 2,92 tỷ USD năm 2021 lên 4,47 tỷ USD năm 2023, chiếm hơn 19% tổng vốn FDI. Trong 9 tháng, nước này cũng là đối tác dẫn đầu về số dự án và đứng thứ 2 về vốn rót.

    Vẫn còn những thách thức

    FDI đóng vai trò đáng kể trong chuyển dịch sản xuất và mang đơn hàng đến Việt Nam. Dẫu vậy, còn vài bài toán đặt ra, bao gồm nâng cao năng lực doanh nghiệp nội địa và vấn đề lẩn tránh xuất xứ.

    Về vấn đề năng lực cạnh tranh, ngành gỗ nội thất là ví dụ. Ngành này có biên lợi nhuận giảm dần nhưng vẫn thu hút doanh nghiệp ngoại. Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa), nói đơn hàng đã dịch chuyển sang Việt Nam từ 2018. Tuy nhiên, bức tranh ai hưởng lợi, cạnh tranh giữa nội - ngoại còn khó đoán định.

    "Để giành cơ hội chuyển dịch đơn hàng, doanh nghiệp nội địa phải có tiềm lực từ công nghệ, nhà xưởng, lao động và vốn", ông chỉ ra.

    Theo ông Phương, khi chuyển chuỗi cung ứng đến Việt Nam, các công ty nước ngoài cũng đã có đầu ra, họ sử dụng chuỗi cung ứng riêng hoặc thậm chí là tìm được đầu vào tốt ngay tại Việt Nam. "Đó là những điểm hay mà mình cần tìm hiểu, học hỏi", ông nêu. Hiện Mỹ là thị trường nhập đồ gỗ nội thất lớn nhất của Việt Nam.

    Lẩn tránh xuất xứ cũng cần lưu ý. Theo ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Ngân hàng HSBC, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ dự báo vẫn thuận lợi bất kể tổng thống tiếp theo là ai. "Tuy nhiên, rủi ro nhỏ là nếu Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa các nước (nhất là Trung Quốc) vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam", ông nhận định.

    Mặt hàng thiết bị điện mặt trời là ví dụ. Năm ngoái, Washington áp thuế lên các sản phẩm năng lượng mặt trời nhập từ Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Campuchia và tiếp tục nhận được khiếu nại từ các nhà sản xuất trong nước.

    Viễn Thông
    --- Gộp bài viết, 07/11/2024, Bài cũ: 07/11/2024 ---
    CK Mỹ nhìn ham quá một phiên tăng hơn cả Vni
    https://vnexpress.net/don-hang-san-xuat-phuc-hoi-4812517.html
    --- Gộp bài viết, 07/11/2024 ---
    Lãi thật
    Đơn hàng thật
    Bangladesh TQ đơn hàng ập vô là thật cả....
    Còn lái thì vẫn ảo diệu quá mà.
  7. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    07/11/2024 17:18 GMT+7

    https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-det...ong-tuyen-them-lao-dong-20241107165241775.htm

    Doanh nghiệp dệt may đón đơn hàng mới, sôi động tuyển thêm lao động.

    Nhiều doanh nghiệp dệt may tuyển thêm lao động do đơn hàng tăng và kỳ vọng số lượng đơn hàng vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhiều yếu tố tác động.



    Doanh nghiệp dệt may đón đơn hàng mới, sôi động tuyển thêm lao động - Ảnh 1.
    Người lao động làm việc tại một nhà máy may ở Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Đồng Nai - Ảnh: H.Phúc
    Nhiều đơn hàng, nhiều doanh nghiệp dệt may tăng tuyển lao động

    "Chúng tôi đang có nhiều đơn hàng và đã chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực, tăng tỉ lệ tự động hóa giúp giảm chi phí lao động để tăng sản xuất cho đơn hàng mới," đại diện Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói với Tuổi Trẻ Online.

    Hằng năm, TNG cung ứng khoảng 55 triệu sản phẩm may mặc như quần áo, đồ thể thao,… cho các hãng như Asmara, Decathlon, H&M và Walmart.

    Mỹ hiện là thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu mảng may mặc của Công ty TNG. Thị trường này đóng góp khoảng 47%, sau đó là Pháp với 15%.

    Với lượng đơn hàng đủ sản xuất đến cuối năm và vừa đưa vào hoạt động thêm 45 chuyền may, công ty có trụ sở chính tại Thái Nguyên, với khoảng 19.000 lao động này đang tuyển thêm khoảng 3.000 lao động, sẵn sàng nhận thêm đơn hàng trong thời gian tới.

    Đại diện TNG cho biết một số đối tác đang có lượng lớn sản phẩm sản xuất tại Bangladesh đang cân nhắc chuyển sang Việt Nam, nếu tình hình chính trị nước này tiếp tục phức tạp. TNG sẽ tận dụng cơ hội này để có thêm đơn hàng và kỳ vọng đạt mục tiêu doanh thu 7.900 tỉ đồng năm nay.

    Việt Nam vượt Trung Quốc, dẫn đầu thị phần xuất khẩu dệt may vào Mỹ
    Đơn hàng dồi dào, một doanh nghiệp dệt may ở TP.HCM lãi đậm trở lại
    Tại TP.HCM, ông Phạm Quang Anh - CEO Công ty TNHH sản xuất may mặc Dony - cho biết công ty đang tuyển thêm lao động, tăng khoảng 20% so với lực lượng hiện có, đảm bảo kịp tiến độ sản xuất vì đã đủ đơn hàng sản xuất đến tháng 3-2025.

    Mỹ hiện là thị trường quan trọng, chiếm gần một nửa lượng hàng xuất khẩu hằng năm của Dony. Doanh nghiệp này dự tính sẽ được nhiều đối tác từ Mỹ giao thêm đơn hàng trong tương lai, trước tình hình cạnh tranh thương mại như hiện nay.

    "Hai tuần trước tôi tiếp một đối tác lâu năm từ Mỹ. Họ đang đẩy nhanh xu thế chuyển dịch đơn hàng ra khỏi Trung Quốc và đặt chúng tôi 6 mã hàng, thay vì chỉ 1 mã như trước đây. Chúng tôi đang nâng dần năng lực để sẵn sàng nhận đơn hàng lớn từ họ, chuẩn bị cho mùa World Cup 2026", ông Quang Anh chia sẻ.

    Theo báo cáo kết quả khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý 3-2024 của Tổng cục Thống kê, thiếu lao động có tay nghề và đơn hàng là hai khó khăn nhất với doanh nghiệp ngành dệt may và da giày.

    Theo đó, có gần 53% doanh nghiệp sản xuất trang phục và gần 25% doanh nghiệp dệt trong khảo sát cho biết đang gặp khó khăn do không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu.


    Ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết nhiều doanh nghiệp trong ngành đang có đủ đơn hàng sản xuất đến cuối năm và đang đàm phán cho quý 1-2025. Quá trình tuyển dụng lao động vẫn diễn ra, đặc biệt ở một số bộ phận chủ chốt. "Từ đầu năm sau các doanh nghiệp sẽ tuyển lao động nhiều hơn nữa vì tình hình thị trường khá khả quan", ông Giang chia sẻ.

    Áp lực tăng năng suất

    Một quốc gia hàng đầu trong ngành dệt may là Bangladesh đang bị ảnh hưởng vì khủng hoảng về khí gas và bất ổn chính trị. Nói với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Phương Chi, giám đốc chiến lược Sợi Thế Kỷ, đánh giá sự bất ổn ở Bangladesh có thể làm chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu tiếp tục dịch chuyển. Các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ sẽ đón nhận thêm đơn hàng nhờ lợi thế về thuế quan và sự ổn định trong chuỗi cung ứng.


    Doanh nghiệp 'săn' lao động cuối năm, nhiều việc làm ở ngành dệt may, da giày
    ĐỌC NGAY
    Đồng thời, xu hướng các nhãn hàng chuyển dịch đơn hàng ra khỏi Trung Quốc được dự đoán tăng mạnh trong thời gian tới, nhằm tránh rủi ro chịu thuế suất cao khi nhập khẩu vào Mỹ.

    Nhưng đơn hàng dệt may sẽ không chỉ chảy về Việt Nam, mà còn được chia cho doanh nghiệp ở các nước như Ấn Độ và Indonesia.

    Đồng thời thách thức trước mắt là tuyển dụng đủ lao động sản xuất. Nhiều lao động đã dịch chuyển sang ngành khác hoặc trở về quê trong thời gian kinh tế khó khăn, nên việc tuyển dụng hiện nay không dễ dàng.

    Bà Chi cũng cho rằng các doanh nghiệp cần chuẩn bị các kịch bản nếu khả năng Việt Nam bị đưa vào danh sách giám sát về thao túng tiền tệ nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp đặt thuế quan theo điều khoản 301.

    "Điều này có thể ảnh hưởng tỉ giá, yếu tố rất quan trọng với doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ phải rất linh hoạt trong thời gian tới", bà Chi nói.
  8. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Mời bác ly cf Ban Mê, chắc F này chưa tới 10 người cầm VGT, pic vắng tanh!!!
    johnvu1012 thích bài này.
  9. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Cả dòng dệt may xanh mạnh VGT bị đè đỏ. Lái ơi!!!
    Tesla tăng bung nóc không nghĩa là BYD hay Vinfast sẽ tăng theo.
    Nhẫn chờ dòng tiền vào em nó.
  10. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    3 nhóm cổ phiếu hưởng lợi

    Trước bối cảnh thị trường có thể biến động trong ngắn hạn, nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng cơ hội để mua vào các cổ phiếu tiềm năng với giá hợp lý để xây dựng danh mục đầu tư dài hạn.

    SSI cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng mạnh và bền vững, vì đây được kỳ vọng là yếu tố chính dẫn dắt giá cổ phiếu trong năm 2024 và 2025.

    Cụ thể, Dệt may, Thủy sản (cá tra), Cảng & Vận tải biển là các ngành có thể hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chính sách thương mại mới của Mỹ.

    SSI Research điểm tên 3 nhóm cổ phiếu có thể hưởng lợi từ chính sách thương mại mới của Mỹ
    CHỦ NHẬT , 10/11/2024, 00:05

    Cùng với các biến động chính sách từ Mỹ, SSI lưu ý lãi suất và biến động tỷ giá trong nước là 2 yếu tố vĩ mô cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình quản lý rủi ro.
    https://m.cafef.vn/ssi-research-die...-thuong-mai-moi-cua-my-188241109223209898.chn

Chia sẻ trang này