♠♣♥♦♪♫♫ 20/5/2010: Tạm thời thoát khỏi thị trường tại vùng 590-610 ♠♣♥♦♪♫♫

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi broker_pro, 03/04/2010.

3364 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 00:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61016 lượt đọc và 301 bài trả lời
  1. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    hi, xấu hổ quá. năm ngoái dính đợt hồi từ 500 trong tháng 11 =((
  2. .MeganFox.

    .MeganFox. Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    0
    thế thì năm nay tái diễn lại rồi :D
  3. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    hê hê, hoàn cảnh khác mà bác. Năm ngoái thoát lúc 630 http://www.bsc.com.vn/News/2009/10/24/64075.aspx, sau đó mới dính đợt bull trong tháng 11 khi giá đạt mức kỳ vọng :-"
  4. nhokyeu

    nhokyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Em lại hơi khác anh chút. Đợt hồi sóng B từ 500 em ko dính nhưng sau khi phân phối đỉnh 63x lại ham hố nhảy vào HAG với ý định ăn nhanh rồi rút trước khi lăn chốt. Kết quả là phải cut loss khẩn trương =(( . May mà em cũng đa nghi nên chỉ vào một ít.
    Ai cũng có sai lầm nhỉ :)>-
  5. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    http://cafef.vn/2010031901191689CA3...e-ban-co-phan-mobifone-petrolimex-va-bidv.chn

    : Năm 2010, Việt Nam sẽ bán cổ phần MobiFone, Petrolimex và BIDV

    Hầu hết các vụ bán cổ phần ra công chúng này, nhà nước sẽ vẫn nắm cổ phần đa số.


    Hãng tin Reuters hôm qua (18/3) đưa tin Việt Nam cho biết Việt Nam lên kế hoạch bán cổ phần của MobiFone, Petrolimex và ngân hàng BIDV trong năm nay.

    Kế hoạch bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm ngành dệt, thép là một phần trong nỗ lực của Việt Nam hoàn thành tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, bắt đầu từ năm 1992. “ Mục tiêu là đến năm 2015, sẽ hoàn thành tái cấu trúc doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (SOEs)” Ông Dũng cho biết trong đoạn thư trả lời hãng tin Reuters.

    Được biết, quyết định cổ phần hoá Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã phê duyệt. Theo quyết định có hiệu lực từ ngày ký này, phương thức cổ phần được xác định: Nhà nước nắm giữ tối thiểu 75% vốn điều lệ để hình thành Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá Petrolimex là 1/1/2010.

    Về phía BIDV, đầu tháng 1/2010, tại Hội nghị tổng kết năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010 do Ngân hàng này tổ chức, BIDV đặt ra nghiệm vụ trọng tâm 2010 là thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ việc cổ phần hóa BIDV và các công ty trực thuộc.

    Kế hoạch cổ phần hóa Mobifone đã 2 lần lỗi hẹn (dự kiến trong năm 2007 và năm 2008). Cuối tháng 12/2009, ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, Thường trực Chính phủ vừa xem xét phương án cổ phần hoá (CPH) Công ty Thông tin di động (MobiFone). Việc CPH MobiFone đang được tái khởi động.

    Năm ngoái, Tập đoàn Credit Suisse - đơn vị tư vấn cổ phần hóa cho MobiFone đã định giá sơ bộ giá trị của mạng di động này vào khoảng 2 tỷ USD.




    Không phải ngẫu nhiên mà năm nay các Doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn ồ ạt tăng vốn. Thực chất TTCK là một thị trường vốn nhằm cung cấp vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Trong quý I, khi tín dụng bị thắt thì việc huy động vốn trên TTCK là một hành động khôn ngoan của các DN niêm yết để tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

    Như đã khẳng định, trong năm nay sẽ cổ phần hoá các DN lớn MobiFone, Petrolimex và BIDV. Riêng Mobifone đã lỗi hẹn hai lần vì diễn biến xấu khó lường của TTCK trong hai năm 2007-2008. Chắc chắn trong thời gian tới, sẽ có những tính toán hợp lý từ CP nhằm tạo quỹ đạo phát triển ổn định cho thị trường chứng khoán và ổn định giá trị đồng tiền nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân chúng và các nhà đầu tư nước ngoài đối với TTCK. Đây sẽ là điều kiện cần nếu muốn cổ phần hoá thành công các doanh nghiệp trên trong năm nay
  6. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bác thắc mắc về dòng tiền, theo em dòng tiền trong dân chúng đang rất lớn. Khi mà trần lãi suất huy động của ngân hàng vẫn đang ở mức thấp thì dòng tiền sẽ tự động chảy về nơi có tỷ suất sinh lợi cao, nếu TTCK tăng trưởng tốt trong thời gian tới thì một lượng tiền lớn của người dân sẽ đổ vào đây để tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy cần tạo niềm tin cho các nhà đâu tư trong thời gian này, đây là nhiệm vụ của các nhà tạo lập thị trường
  7. stock_vnexpress

    stock_vnexpress Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    0
    SSC sắp công bố 3 cty được thử nghiệm T2: SSI, TSC, BVSC...tin này ko delay lại sẽ là tin xấu trên TT. TT sẽ phản ứng tiêu cực
  8. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sẽ thử nghiệm với các công ty đã đáp ứng được công nghệ bác ạ. Các công ty nhỏ phải khắc phục nhanh phần mềm để thích ứng với phần mềm của VSD, nếu không làm nhanh sẽ mất hết thị phần vào các công ty ck lớn =D>
  9. metapro68

    metapro68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Công nhận topic trước bạn đúng, lần này không biết đúng nữa không, đánh dấu vào để tiện theo dõi [r2)][r2)]
  10. chungthoi_vn

    chungthoi_vn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ: Sẽ hạ mặt bằng lãi suất (2/4/2010 4:47 ) [​IMG]Để đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo chính sách tiền tệ theo hướng có lợi nhất cho nền kinh tế.Đó là khẳng định của Thủ tướng *************** tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, đã được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ truyền đạt lại tại buổi họp báo vào chiều 1/4.
    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại phiên họp trước đó của Chính phủ, diễn ra trong hai ngày 31/3 và 1/4, Thủ tướng đã kết luận, dù tăng trưởng GDP quý 1/2010 tăng cao hơn cùng kỳ, nhưng vẫn thấp hơn quý 4/2009. Hơn nữa, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như: mặt bằng lãi suất ngân hàng vẫn khá cao, tăng trưởng tín dụng chậm, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu giảm sút, nhập siêu tăng mạnh...
    Đặc biệt, giá cả trong những tháng đầu năm nay vẫn tăng khá cao so với các năm trước. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2010 đã tăng 0,75% so với tháng 2/2010. Nếu so với tháng 12/2009, CPI tháng 3/2010 đã tăng 4,12%.
    Với thực tế đó, Thủ tướng kết luận, nhìn chung kinh tế vĩ mô hiện vẫn chưa vững chắc, lành mạnh. Điều này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần nỗ lực hơn nữa để hạn chế những bất lợi có thể xảy ra.
    Vay ngắn hạn sẽ theo cơ chế thỏa thuận
    Liên quan tới việc các doanh nghiệp có các dự án sản xuất kinh doanh vay vốn dưới 12 tháng không được hưởng lãi suất vay thỏa thuận, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong phiên họp Chính phủ trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất bãi bỏ quy định này.
    “Về cơ bản Chính phủ đã chấp thuận và sẽ được cụ thể hóa trong Nghị quyết phiên họp tháng 3, sẽ được ban hành trong ngày 2/4”, ông Tiến cho biết.
    Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, dù Chính phủ có thông qua kiến nghị trên thì cũng chỉ áp dụng đối với những dự án hiệu quả, không triển khai một cách tràn lan.
    Ngoài ra, ông Tiến cũng cho biết, hiện lãi suất tại Việt Nam là tương đối cao, chứ không hẳn như một số phân tích đã lấy lạm phát của tháng 3 so sánh với mức lãi suất rồi kết luận là lãi suất âm. Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là điều hành làm sao để lãi suất thực luôn luôn dương, có nghĩa là trên mức lạm phát trung bình của một thời kỳ, chứ không phải là lạm phát của một tháng hay một quý.
    Do đó, theo ông Tiến, nếu tính trung bình trong một thời kỳ thì lãi suất hiện nay vẫn là dương, song nhược điểm là ở mức hơi cao.
    Hơn nữa, dù tổng mức huy động vốn trong quý 1 tăng không cao nhưng bù lại là vẫn huy động được một lượng lớn vốn trong dân thông qua tiền gửi tiết kiện tăng khá cao, đạt khoảng 9%. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn một kênh vốn nữa là từ Ngân hàng Nhà nước.
    “Hiện chúng tôi đang tích cực đưa vốn vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thương mại bằng các nghiệp vụ, với chủ trương là tương đối “dài hơi”, có thể lên đến 3 tháng với hy vọng là sẽ giảm được lãi suất huy động trong thời gian tới”, ông Tiến nói.
    Hạ dần lãi suất, tránh điều hành giật cục
    Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ, tài chính, thị trường vốn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân phúc cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, phấn đấu thấp hơn năm 2009, tạo mặt bằng lãi suất phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn thị trường, theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suất. Bảo đảm lượng tiền trong lưu thông hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
    Thủ tướng đề nghị việc điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và yêu cầu phải bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện thực tế của nền kinh tế, tránh điều hành giật cục.
    Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát; rà soát, đánh giá được thực trạng hoạt động của từng ngân hàng thương mại và của hệ thống ngân hàng để chủ động có phương án xử lý kịp thời khi cần thiết.
    Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng, điều chỉnh bổ sung các quy định về quản lý rủi ro và an toàn tài chính, trước hết là đối với các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư.
    Nhiều vấn đề “bình thường”
    Trả lời câu hỏi của VnEconomy về việc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản đề nghị các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ngừng cung cấp thông tin về khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, ông Tiến cho rằng, thực chất đây là một động thái rất “bình thường”.
    Lý do được ông Tiến đưa ra là bởi, vào thời kỳ đầu của suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải thu thập đầy đủ, kịp thời các thông tin về tình hình thế giới.
    Tại thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín trao đổi, cung cấp thông tin với Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo tính thời sự.
    Tuy nhiên, theo ông Tiến, đến nay khủng hoảng cũng gần như đã qua, nên Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị các tổ chức này không cung cấp những thông tin đó nữa.
    Ông Tiến cũng lưu ý, việc ngừng cung cấp thông tin trên là việc bình thường, song nếu ai đó xem xét không kỹ hoặc hiểu không đúng bản chất sẽ có “cảm giác” có việc gì đó bất ổn, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.
    Liên quan đến việc Thủ tướng vừa yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) báo cáo kết quả đầu tư ngoài ngành, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, hiện Chính phủ vẫn là đơn vị chỉ đạo trực tiếp các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Do đó, việc Thủ tướng yêu cầu Petro Vietnam báo cáo kết quả đầu tư ngoài ngành là việc cần thiết để nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn này, từ đó có những biện pháp cụ thể, đồng ý hay không đồng ý... Đó là việc “bình thường” trong điều hành, quản lý các tập đoàn kinh tế của Chính phủ.
    "Hoàn toàn không có gì bất thường tại Petro Vietnam thông qua yêu cầu của Thủ tướng vừa qua", Bộ trưởng Phúc khẳng định.
    Liên quan đến những thông tin về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) được công luận quan tâm thời gian gần đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết, hiện Chính phủ đang chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành các hoạt động của tập đoàn này. Sau khi công tác thanh tra kết thúc, có kết quả, Chính phủ sẽ xem xét xử lý và công bố chính thức.

    Theo (VN Economy)

Chia sẻ trang này