♠♣♥♦♪♫♫ 20/5/2010: Tạm thời thoát khỏi thị trường tại vùng 590-610 ♠♣♥♦♪♫♫

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi broker_pro, 03/04/2010.

2958 người đang online, trong đó có 180 thành viên. 00:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 61078 lượt đọc và 301 bài trả lời
  1. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0

    Và đây là kết quả của việc giá USD giảm thời gian qua




    http://cafef.vn/20100405045435816CA31/khoi-ngoai-mua-manh-khien-toi-bat-ngo.chn

    “Khối ngoại mua mạnh khiến tôi bất ngờ”

    Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng đợt phục hồi này sẽ bền vững và giúp VN-Index vượt 550 điểm.


    Trao đổi với VnEconomy xung quanh những nguyên nhân giúp VN-Index vượt lên trên 500 điểm rồi từ từ tiến lên gần 515 điểm trong phiên giao dịch hôm nay (5/4), TS. Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long, nói:

    - Theo cách nhìn của tôi, sự tăng điểm của thị trường do hai yếu tố quan trọng chi phối. Đó là sự mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài và sự phản ứng tích cực với thay đổi chính sách vĩ mô của các nhà đầu tư nói chung.

    Khối ngoại trong những ngày đầu tháng 4 bất ngờ tăng mạnh giao dịch, theo ông, lực mua của họ có thể tiếp tục duy trì mạnh như những ngày đầu tháng và liệu họ có đang dẫn dắt thị trường?

    Việc khối ngoại mua mạnh khiến tôi bất ngờ, bởi điều này xảy ra trong bối cảnh các báo cáo kinh tế của các tổ chức nước ngoài liên tục đưa ra những cảnh báo về triển vọng không tốt của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới sức ép lạm phát và thâm hụt thương mại.

    Việc nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh là một lực đỡ của thị trường tại thời điểm quan trọng vừa qua. Tuy nhiên, còn quá sớm để khẳng định liệu họ có phải là lực đỡ thị trường.

    Nhưng tôi tin rằng người nước ngoài mua ròng là một tín hiệu tích cực thể hiện sự tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới.

    Gần đây, cùng với việc theo dõi hoạt động mua bán của khối ngoại để ra quyết định đầu tư, nhiều nhà đầu tư thạo tin luôn để ý đến giá trị mua bán của công ty chứng khoán Thăng Long, SSI, HSC…, ông có bình luận gì về “hiện tượng này”?

    Trong một thị trường thông tin không đầy đủ, việc dựa vào người khác để mua bán là điều thường thấy. Trước đây chúng ta từng chứng kiến trào lưu chạy mua theo các nhà đầu tư nước ngoài. Và bây giờ, việc các nhà đầu tư để ý tới giá trị giao dịch tại các công ty chứng khoán có tên tuổi như trên cũng là điều bình thường.

    Họ luôn giả định rằng những công ty như vậy có thể tạo ra xu thế và có nhiều thông tin hơn.

    Nhiều người cho rằng, việc thị trường tăng điểm gần đây có nguyên nhân quan trọng từ sự ổn định trong kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ… đang dần được hiện rõ, ông có bình luận gì về bài toán kinh tế hiện nay và về quan điểm này?

    Thị trường đã giao dịch hội tụ trong một khoảng thời gian khá dài và đang chờ đợi những thông tin kinh tế tích cực để tăng trưởng trở lại. Dước góc độ của một người làm phân tích chính sách ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, tôi nghĩ rằng Chính phủ vẫn đang cân nhắc giữa một bên là kiềm chế lạm phát, và một bên kia là nới lỏng tiền tệ phục vụ tăng trưởng.

    Với kết quả tăng trưởng GDP quý 1 không phải là tốt (5,83% trong khi mục tiêu cả năm là 6,5%), thì vấn đề còn lại là khi nào việc nới lỏng sẽ xảy ra, và các nhà đầu tư đang suy đoán về điều này, đặc biệt là sau một loạt các thông tin gần đây như tăng trưởng tín dụng quý 1 thấp, thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận.

    Theo quan điểm của tôi, bài toán mà Chính phủ cần giải để hướng tới phát triển kinh tế là bài toán hạ mặt bằng lãi suất bằng cách nào. Mặt bằng lãi suất cao đang tạo ra sự không thanh khoản chung trong nền kinh tế: các ngân hàng không muốn cho vay vì họ sợ rằng với mức lãi suất cao như vậy chỉ có doanh nghiệp chịu rủi ro cao mới dám vay, trong khi đó thì những doanh nghiệp làm ăn tốt, an toàn thì không thể vay với mức lãi suất cao như vậy (16-17%).

    Đây là một điển hình của tình trạng kiềm chế tín dụng (credit rationing). Tôi nghĩ rằng thực tế những người muốn hạ lãi suất nhiều nhất lại chính là các ngân hàng, bởi chỉ có như vậy thì mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của họ mới giảm xuống và tăng trưởng ổn định.

    Nếu các chính sách tiền tệ chuyển dịch theo hướng làm giảm chi phí huy động của ngân hàng ở hiện tại, thì đó là một cách tốt để làm tín dụng tăng trở lại. Chứ nếu nói rằng tăng trưởng tín dụng bằng cách khuyến khích các ngân hàng cho vay nhiều hơn nữa, thì tôi tin chắc là điều đó sẽ khó xảy ra.

    Trở lại vấn đề thị trường, một khi niềm tin rằng nới lỏng tiền tệ sắp diễn ra, thì thị trường khó có thể giảm. Như vậy, sự phản ứng tích cực của thị trường thời gian qua có thể coi là do tâm lý phản ứng tích cực với các dấu hiệu chính sách đối với tăng trưởng kinh tế chứ chưa bước qua giai đoạn mà các chính sách đó thực sự được thực hiện.

    Hầu hết nhà đầu tư đang kỳ vọng, cùng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kết quả kinh doanh quý 1 của doanh nghiệp niêm yết sẽ tạo tiền đề quan trọng cho VN-Index bứt phá qua mốc 550 điểm. Theo quan điểm của ông, thị trường đã đủ lực để có thể vượt qua ngưỡng 550 điểm chưa, nếu có, ngưỡng tiếp theo VN-Index sẽ hướng tới?

    Như tôi phân tích ở trên, thị trường chưa tìm cho mình lý do để giảm điểm. Nhưng động lực thực sự nằm sau một sự tăng điểm mạnh cũng chưa hiện thực khi mà các chính sách tiền tệ phục vụ tăng trưởng mới đang dừng lại ở các dấu hiệu.

    Kết quả kinh doanh quý 1 có thể sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thị trường, nhưng tôi tin sẽ có sự phân hóa chứ không tạo ra một xu thế báo cáo kết quả kinh doanh tốt.

    Dựa trên những báo cáo đánh giá từ bộ phận phân tích kinh tế và cổ phiếu, tôi kỳ vọng vào một sự tăng điểm thực sự của thị trường từ khoảng giữa tháng Tư và chu kỳ này sẽ kéo dài cho tới khoảng giữa tháng Sáu. Tôi nghĩ là bạn nên đặt mục tiêu cao hơn là mức điểm bạn hỏi tôi (cười).

    Theo Duy Cường
    VnEconomy
  2. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Chart đẹp đấy bác [r2)]
  3. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Mai vượt đuợc 516.6 không các bác ~X
  4. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Qua được 534 là coi như đánh chiếm đuợc cứ điểm Xuân Lộc, lần này nhanh thôi. Quá tam ba bận!
  5. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [:D][:D]
  6. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. aluyen

    aluyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Đã được thích:
    381
  8. BMW_2010

    BMW_2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Đã được thích:
    0
    nhìn hình ảnh em chả hiểu gì cả, cụ cho vài lời đi
  9. broker_pro

    broker_pro Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    0

    Chim mồi đã xuất hiện


    http://www.baodautu.vn/portal/publi...ipocophanhoa/cf7754047f00000101a2395d69f98d79

    Giao toàn quyền cho SCIC đầu tư hoặc thoái vốn nhà nước
    Mạnh Bôn
    Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
    Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại SCIC.
    Theo Nghị định về tổ chức và hoạt động của SCIC sắp được Chính phủ ban hành thì SCIC sẽ trở thành một trong những tổng công ty lớn nhất hiện nay với số vốn điều lệ được Nhà nước bảo đảm lên tới 50.000 tỷ đồng, gấp 10 lần so với khi mới thành lập và gấp hơn 3 lần hiện nay là 15.000 tỷ đồng.

    Theo Dự thảo Nghị định này, SCIC là một tổ chức kinh tế đặc biệt của Nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn.

    SCIC sẽ tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN; đầu tư vốn vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và nước ngoài; đầu tư và quản lý vốn đầu tư vào các lĩnh vực, ngành kinh tế quốc dân theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao; quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, SCIC còn thực hiện chức năng tổ chức huy động và nhận ủy thác nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa; tư vấn quản trị, chuyển đổi sở hữu, mua bán sáp nhập DN và các dịch vụ hỗ trợ DN khác theo…

    SCIC sẽ được giao trách nhiệm tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty TNHH nhà nước, công ty cổ phần được chuyển đổi từ DN nhà nước độc lập trực thuộc các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh hoặc mới thành lập; công ty liên doanh có vốn góp nhà nước do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh làm đại diện chủ sở hữu.

    Đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DN tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, sau khi cổ phần hoá, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo Dự thảo Nghị định này thì SCIC được quyền lựa chọn và quyết định lĩnh vực, hình thức đầu tư và kinh doanh vốn theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả và khả năng sinh lời; góp vốn, tài sản với nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để liên doanh, liên kết dưới hình thức mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác, đầu tư thành lập DN mới, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    SCIC cũng được giao toàn quyền đầu tư thêm, bán bớt hoặc bán hết vốn mà Tổng công ty đã tiếp nhận hoặc đầu tư tại các DN khác; huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu; vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước nhưng phải tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động.

    Ngoài ra, SCIC còn được tham gia ban chỉ đạo cổ phần hóa hoặc phương án cổ phần hóa các DN thuộc đối tượng chuyển giao vốn về Tổng công ty; được bảo lãnh, thế chấp và tín chấp cho DN có vốn góp của Tổng công ty vay vốn của tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước…

    Theo Dự thảo, SCIC còn được quyền chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh của mình để đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối nhưng phải bảo đảm hiệu quả đầu tư, khả năng thu hồi vốn.

    Đối với những DN khác, SCIC được đầu tư thêm vốn vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoặc các công ty thành viên của tập đoàn, tổng công ty để đảm bảo Nhà nước nắm giữ chi phối; đầu tư bổ sung vốn vào các DN có vốn đầu tư của Tổng công ty; đầu tư góp vốn thành lập DN mới, góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư mua một phần tài sản hoặc toàn bộ DN khác.

    Đặc biệt, Dự thảo Nghị định chính thức cho SCIC được đầu tư trên thị trường chứng khoán thông qua việc mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác.

    Cũng theo Dự thảo này, lợi nhuận còn lại, sau khi trừ đi khoản chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết, trích quỹ dự phòng tài chính, bù đắp khoản lỗ của các năm trước, SCIC được trích tối đa 500 triệu đồng lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Tổng công ty; trích tối đa 3 tháng lương thực hiện lập quỹ khen thưởng, phúc lợi; phần lợi nhuận còn lại được chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển hoặc tăng vốn điều lệ.

    Theo Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực hiện thì hiện SCIC đang quản lý khoảng 900 doanh nghiệp, trong đó 87% doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng.

    Ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, có tới 45% số DN nhỏ do SCIC quản lý phần vốn có tỷ suất lợi nhận/vốn dưới 10% và có khoảng 7% trong số này hoạt động kinh doanh thua lỗ nhưng SCIC rất khó thoái vốn, một phần do thị trường chứng khoán chưa phục hồi, phần khác là do các cơ chế hiện hành chưa trao quyền chủ động thực sự cho SCIC trong việc thoái vốn.

    Vì vậy, theo ông Hiền, việc xây dựng một cơ chế pháp lý mới cho SCIC (thay thế Quyết định 151/2005/QĐ-TTg) không chỉ tạo điều kiện cho SCIC đẩy nhanh quá trình thoái vốn tại DN nhà nước không cần nắm giữ, chủ động đầu tư vốn vào các DN khác, chủ động tham gia vào thị trường chứng khoán… mà còn góp phần chấm dứt tình trạng một số địa phương cố tình trì hoãn việc bàn giao vốn tại những DN hoạt động kinh doanh có hiệu quả về SCIC.
  10. long2010

    long2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Lac rung co mot con song than

Chia sẻ trang này