‎25 năm hải chiến Trường Sa

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi thangbomchoick, 15/03/2013.

7573 người đang online, trong đó có 1026 thành viên. 11:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4124 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    Trường Sa - khúc bi tráng 14-3

    Kỳ 7: Tìm lại tên cho anh
    MY LĂNG | 14/03/2013 09:06 (GMT + 7)

    TT - Sau khi chiếc xe của Viện Pháp y quân đội (Bộ Quốc phòng) chở bốn quan tài đựng hài cốt liệt sĩ về Hà Nội thì tại Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân đã thành lập một nhóm công tác đặc biệt.

    [​IMG]
    Hài cốt các liệt sĩ hi sinh trong trận Gạc Ma ngày 14-3-1988. Cán bộ Viện Pháp y quân đội đang tiếp nhận để giám định - Ảnh tư liệu của Viện Pháp y quân đội

    [​IMG]
    Ngày 27-8-2008, hài cốt các liệt sĩ hi sinh ở Gạc Ma được Bộ tư lệnh Hải quân bàn giao cho Viện Pháp y quân đội để đưa ra Hà Nội giám định - Ảnh tư liệu của Viện Pháp y quân đội

    Nhóm này gồm bốn tổ, đi đến 56 gia đình thân nhân liệt sĩ khắp cả nước để lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN.

    Những tổ công tác đặc biệt

    Thượng tá Phạm Văn Minh (trợ lý phòng chính sách - Quân chủng Hải quân VN) là trưởng nhóm tổ 1, đến 20 gia đình liệt sĩ ở sáu tỉnh. “Nhiều bố mẹ liệt sĩ đã mất. Có người vợ cũng không còn. Trong 20 liệt sĩ chỉ có bốn người đã lấy vợ. Tổ của tôi chỉ có hai ngày để lấy toàn bộ mẫu máu. Sáng 4g vào tận Thanh Hóa, rồi ngược ra Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng về Viện Pháp y quân đội ở Hà Nội bàn giao. Sau đó chạy lên Phú Thọ, rồi trở về Hà Nội bàn giao tiếp những mẫu sinh phẩm vừa lấy được. Có ngày 11g đêm chúng tôi mới lấy mẫu xong. Có những nơi không biết đường đi, vừa đi vừa dừng lại hỏi đường” - thượng tá Minh cho biết. Như trường hợp nhà liệt sĩ Trần Văn Chức ở xã Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình. Canh Tân là xã mới thành lập, nằm gần bờ đê, giáp tỉnh Hưng Yên nên rất ít người dân biết. Nhóm công tác tìm suốt buổi sáng mới đến nơi. Bố mẹ liệt sĩ đã chết, các anh phải vào ủy ban xã hỏi mới tìm được người chị gái hơn 60 tuổi, không chồng. Người chị rơi nước mắt nghẹn ngào nói với tổ công tác: “Bố mẹ trước khi mất đều dặn con hãy cố sống đợi đến ngày em về...”. Nghe những lời nói ấy, lồng ngực những người trong tổ công tác như bị bóp nghẹt lại.

    Đại tá Hoàng Ngọc Dương (trưởng phòng dân vận - Quân chủng Hải quân VN) là người đã chỉ huy tổ công tác thứ 2 đi đến ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân 22 gia đình liệt sĩ. Đây là nhóm đi xa nhất, gặp nhiều gia đình liệt sĩ nhất và cũng là nhóm vất vả nhất: phải trèo đèo, lội suối, băng rừng trong suốt hành trình bảy ngày đêm đi liên tục không ngơi nghỉ. Đoàn công tác phải đi bằng xe U-oát, loại xe có thể “chinh chiến” đường đèo dốc, đồi núi, kiểu đường xấu và xóc. Nhưng có nhiều đoạn đường, cả tổ công tác phải đi đò rồi cuốc bộ 3-4km. Những mẫu sinh phẩm đã lấy xong được tiếp đá liên tục trong suốt hành trình để đảm bảo chất lượng. Tổ của đại tá Dương chỉ có bảy ngày để hoàn tất việc lấy mẫu. Giai đoạn tưởng như đơn giản ấy cũng không hề dễ dàng.

    “Kịch tính” nhất là khi tìm đến gia đình một liệt sĩ ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Khi đó trời đã sập tối nhưng đoàn vẫn cố đi thêm một trường hợp cho kịp tiến độ. Lần ấy nhóm công tác phải đi đò. Trời mưa lớn. Nước chảy xiết. Con đò mỏng manh cứ bị nước cuốn dạt đi, mãi mới cập được bờ bên kia. Anh em đoàn công tác mỗi người bẻ một tàu cọ đội mưa đi tìm nhà liệt sĩ. Khi đến nơi, mọi người chùng xuống khi biết gia đình và cả mẹ của liệt sĩ đã chuyển hết vào Nam. Cuối cùng tổ công tác cũng tìm được con gái của chị ruột mẹ liệt sĩ. Vừa xuống núi, qua được sông thì lũ tràn về. Lúc đó đã gần 10g đêm. “Chậm một chút thôi là bị lũ chặn lại, toàn bộ số mẫu lấy trước đó sẽ phải vứt đi hết” - anh Dương cho hay.

    Bảy ngày rong ruổi khắp ba tỉnh với gần 30 điểm đến (do phát sinh) là hành trình không nghỉ ngơi, ăn xong là lên xe đi ngay. Trong hành trình ấy, biết bao hình ảnh những ông bố, bà mẹ của liệt sĩ không nguôi ám ảnh tâm trí nhóm công tác. Đó là hình ảnh người mẹ già 68 tuổi của liệt sĩ Trương Minh Thương (Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình) cô đơn trong căn nhà ngập nước. “Chúng tôi phải đi đò từ Quảng Thủy sang Quảng Sơn (Quảng Trạch, Quảng Bình). Tháng 7 mùa mưa, chúng tôi phải tháo giày để trên đường tàu rồi lội bộ vào. Quanh nhà nước lênh láng. Sau này chúng tôi đã giao cho Trung đoàn công binh E83 làm nhà tình nghĩa cho mẹ” - anh Dương cho biết.

    Đúng bảy ngày sau, tổ công tác đã có mặt tại Hà Nội, chuyển toàn bộ mẫu sinh phẩm cho Viện Pháp y quân đội.

    30 ngày trắng đêm

    Trong khi đó, một nhóm cán bộ của Viện Pháp y quân đội cũng đang gấp rút bắt tay vào việc giám định pháp y tìm lại tên cho các liệt sĩ từ số xương cốt đang nằm lẫn lộn vào nhau. Họ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Toàn bộ hài cốt này là của mấy liệt sĩ? Xương nào là của ai?... “Dựa trên phương pháp quan sát dấu hiệu hình thái học, đặc điểm về giải phẫu, độ tương thích về kích thước, màu sắc, chúng tôi nhận dạng sơ bộ và sắp xếp lại các xương, ước chừng của 7-8 người” - đại tá Nguyễn Văn Hòa (viện trưởng Viện Pháp y quân đội) nhớ lại.

    Sau khi giám định hình thái xong, các cán bộ pháp y lấy 13 mẫu xương và răng để phân tích ADN ty thể. Câu hỏi được đặt ra là: 13 mẫu xương và răng này là của ai trong số 56 liệt sĩ (trong trận Gạc Ma ngày 14-3-1988, có 64 cán bộ chiến sĩ hi sinh, nhưng ngay sau đó một số đã được đồng đội đưa thi thể về hoặc trút hơi thở cuối cùng trên đảo Sinh Tồn, nên còn 56 anh em chưa tìm thấy hài cốt)?

    “Khó khăn trong phân tích mẫu do đây là lần đầu tiên ở Việt Nam làm nhận dạng hài cốt có số lượng mẫu so sánh lớn như thế (13 mẫu hài cốt và 56 mẫu sinh phẩm), các hài cốt lại bị lẫn lộn. Như vậy, cứ một mẫu hài cốt phải lần lượt so sánh, đối chiếu với ít nhất 56 mẫu sinh phẩm” - đại tá Hòa cho biết.

    “Do hài cốt các liệt sĩ đã ngâm nước biển 20 năm nên cái khó khi giám định ADN là làm sao khử các chất ức chế (chất vô cơ, hữu cơ, vi khuẩn, nấm thực vật) có trong xương để không làm ảnh hưởng đến các công đoạn kỹ thuật phía sau. Riêng việc loại bỏ độ mặn trong 13 mẫu xương đã mất gần một tuần” - thượng úy Vũ Anh Tuấn (thạc sĩ sinh học phân tử - phòng xét nghiệm), người chịu trách nhiệm chính về nhận dạng ADN hài cốt liệt sĩ của tàu HQ-604, chia sẻ.

    Sau khi loại bỏ các chất ức chế và tạp chất bên ngoài, tiến hành tách chiết ADN từ 13 mẫu xương, sau đó so sánh các mẫu xương này với nhau mới tìm được đáp án: 13 mẫu xương đó là của tám người. Mất 74 ngày mới tìm ra câu trả lời. Đó là ngày 5-1-2009. “Giai đoạn đối chiếu, so sánh kết quả rất quan trọng và phức tạp, chỉ riêng đọc mẫu số kết quả mất sáu ngày. Đây là thời điểm căng thẳng, áp lực nhất - thượng úy Vũ Anh Tuấn cho biết - Tôi biết các gia đình liệt sĩ đang rất sốt ruột, nôn nóng. Họ mong chờ như chờ một đứa con còn sống sắp trở về nhà, nên nhóm chúng tôi phải chia ca thay nhau làm ngày đêm”. Thượng úy Tuấn là trưởng nhóm nên suốt một tháng trời anh ăn ngủ ngay tại viện.

    Song song trong quá trình tách chiết ADN của 13 mẫu xương trên, một nhóm khác của phòng xét nghiệm cũng ráo riết tách chiết ADN, so sánh các mẫu ADN lấy từ 56 gia đình thân nhân liệt sĩ. Chỉ mất một ngày sau khi so sánh đối chiếu tám mẫu ADN vừa được xác định với mẫu ADN lấy từ 56 gia đình, danh tính tám liệt sĩ đã được xác định rõ ràng. Điều đặc biệt là tám liệt sĩ này chia đều cho bốn tỉnh thành: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An và Quảng Bình. Mảnh xương sọ còn rất rõ vết đạn bắn xuyên qua chính là của liệt sĩ Đoàn Đắc Hoạch (Hải Phòng). Hình hài của anh về với quê hương chỉ là một mảnh xương sọ và một đoạn xương chày phải. Nhiều mảnh xương khác của những đồng đội anh bị vỡ, bị gãy trước khi chết do tác động của vũ khí lính Trung Quốc.

    Ngày 20-11-2009, Bộ tư lệnh Hải quân đã phối hợp với Viện Pháp y quân đội tổ chức công bố kết quả giám định ADN và bàn giao cho thân nhân gia đình liệt sĩ. Biểu tượng Tổ quốc ghi công làm bằng khối pha lê có chứa giọt gen ADN của mỗi liệt sĩ là ý tưởng và đề xuất của Viện Pháp y quân đội với Bộ tư lệnh Hải quân. Đó là cái tình của lãnh đạo ở Viện Pháp y quân đội với những người đã ngã xuống vì Trường Sa...

    -------------------------------------------------

    Kỳ tới: Đường về quê mẹ
  2. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    Rạng sáng hôm sau, tức ngày 14-3-1988, khi mọi người chưa kịp dùng bữa sáng thì các tàu chiến TQ áp sát. Đó là các biên đội tàu chiến thật sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu VN chỉ là loại hải vận để chở binh sĩ, vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không phải tàu chiến. Đặc biệt, đa số chiến sĩ trên tàu VN là công binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo chứ không phải lính chiến đấu. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ, Lê Lệnh Sơn và lữ đoàn phó Trần Đức Thông truyền đạt mệnh lệnh: kiên cường giữ vững nhiệm vụ, tất cả sẵn sàng chiến đấu để giữ vững chủ quyền.

    Tình hình càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Tại bãi Gạc Ma, thủy triều buổi sáng đã dâng cao hơn, nhưng nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên cường trụ vững trên bãi san hô.

    Rồi chuyện gì đến đã đến: quân TQ đổ bộ xâm chiếm đảo...

    Gần 6 giờ sáng, tàu chiến TQ bắt đầu cho xuồng nhỏ áp sát rạn san hô Gạc Ma. Một lát sau, các xuồng khác lại tiếp tục được thả xuống với lính hải chiến TQ nai nịt đầy đủ vũ khí để đổ bộ.
  3. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
    12/03/2013 6:35

    (TNO) Như một thước phim quay chậm, cận cảnh vào từng nhát cắt bi hùng Gạc Ma, dòng hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh) khắc họa chân thật nhất giây phút ngạo mạn, man rợ của quân xâm lược Trung Quốc. Giây phút ấy cũng làm nên huyền thoại của những người anh hùng đất Việt.

    >> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc

    Trong trận chiến Gạc Ma, anh Lê Hữu Thảo chính là người đã cứu mạng anh hùng Nguyễn Văn Lanh, cũng là người tìm và bảo quản xác của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Phương, người đã ngã xuống để giữ cho cờ Tổ quốc tung bay tại đây.

    Lê Hữu Thảo (quê ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tính tình vui vẻ, gương mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi thực.

    Tháng 12.1986, anh lên đường nhập ngũ. Hết thời gian huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân, sau đó về Tiểu đoàn 3, tiểu đoàn chiến đấu thuộc Lữ đoàn 147. Đầu năm 1988, đơn vị anh nhận lệnh tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau khi vào Cam Ranh, đơn vị anh được được bổ sung vào một đại đội mới được thành lập để đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Trường Sa. Trần Văn Phương chính là đại đội phó của anh, còn anh được cử làm tiểu đội trưởng.

    Phải thuyết phục rất nhiều lần, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người đã tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma mới gật đầu cho chúng tôi chép lại những dòng hồi ức về khoảnh khắc đó. Bởi mỗi lần nhắc lại lịch sử là mắt anh đỏ hoe vì nhớ đồng đội, trang hồi ức mà chúng tôi chép lại dưới đây cũng nhòe đi khi anh Thảo nhắc đến những người đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi, hòa xương máu của mình vào từng cánh sóng, ngày đêm vỗ về đất mẹ.


    Anh Thảo xúc động khi kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14.3.1988 - Ảnh: Thanh Hùng

    Anh Thảo chậm rãi kể:

    "Chiều 13.3.1988, sau khi vượt trên 400 hải lý trong thời tiết giông tố thì tàu cập bãi đá ngầm Gạc Ma. Tại đây, chúng tôi đã đối mặt với tàu chiến của Trung Quốc. Chúng tôi bắc tay làm loa nói về phía tàu Trung Quốc: “Đây là lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc phải lập tức rời khỏi khu vực này”. Phía Trung Quốc cũng phát tín hiệu yêu cầu chúng tôi rời Gạc Ma. Sau một hồi đôi co, tàu chiến Trung Quốc bỏ đi.

    Tối hôm đó, chúng tôi quây quần bên nhau, vì mới về cùng đơn vị nên hầu như anh em chưa biết mặt, thuộc hết tên của nhau. Chúng tôi vui vẻ trò chuyện về đời tư, quê quán, hoàn cảnh gia đình của nhau. Hầu hết cán bộ chiến sĩ đều bình tĩnh trước sự khiêu khích của phía Trung Quốc. Mọi người bảo nhau đi ngủ để lấy sức ngày mai tiếp tục làm nhiệm vụ.

    Rạng sáng 14.3.1988, chúng tôi dậy từ rất sớm. Tôi được anh Phương (Trần Văn Phương) và anh Phong - đại đội trưởng - giao nhiệm vụ xuống bãi đá ngầm để chỉ huy việc cắm cờ. Tôi cùng anh Phương, anh Phong, cậu Tư, cậu Chúc lên xuồng công binh đi vào đảo Gạc Ma.

    Mấy anh em lội vào đảo, cắm một cây cọc cao chừng 3 m để làm thân buộc cán cờ vào đó. Thủy triều bắt đầu lên, trên tàu, anh em công binh chuẩn bị bốc vật liệu để chở vào đảo xây nhà giàn phục vụ việc đóng quân, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

    Lúc đó, cậu Lanh ở đơn vị công binh E83 đang ở trên tàu cũng nhảy xuống bơi vào chỗ mấy anh em đang chuẩn bị cọc cắm cờ. Cùng lúc đó, có 3 chiếc tàu chiến Trung Quốc xuất hiện. Chúng nhanh chóng hạ xuồng, cho quân đổ bộ vào đảo, gần 50 tên lính Trung Quốc chĩa súng đứng thành hình vòng cung bao vây chúng tôi. Khoảng cách giữa chúng tôi và lính Trung Quốc rất gần nhau, chỉ khoảng chừng 1 m.

    Sau khi đổ bộ, chúng còn cho xuồng máy chạy vòng quanh tàu HQ 604, chĩa súng đại liên lên tàu khiêu khích. Lúc đó, chúng tôi và anh em trên tàu hết sức bình tĩnh, thậm chí còn móc gói thuốc lá Mai chia nhau hút, động viên nhau tiếp tục làm công việc của mình.

    [​IMG]
    Vòng hoa trên biển Đông tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên
    Mặc cho phía Trung Quốc liên tục khiêu khích, có thái độ trấn áp, các anh em công binh vẫn tiếp tục bốc vật liệu xuống xuồng và chở vào đảo, trên xuồng lúc đó có hơn 10 người. Khi xuồng công binh vào đến bãi cạn, lá cờ Tổ quốc được anh em chuyền tay nhau đưa vào cọc để cắm.

    Khi quốc kỳ Việt Nam từ anh Phong trao đến tay anh Phương bắt đầu tung bay thì tên chỉ huy rút súng bắn chỉ thiên, ra lệnh cho quân lính nổ súng. Lúc đó, anh Phương đang cầm lá cờ Tổ quốc nên bị chúng bắn đầu tiên. Anh Phong, anh Phương và nhiều chiến sĩ công binh hy sinh ngay tại chỗ.

    Súng AK, súng máy hạng nặng, pháo từ 3 tàu chiến Trung Quốc bắn xối xả vào bộ đội ta trên đảo và tàu HQ 604. Cả tàu HQ 505 tại đảo Cô Lin, tàu HQ 605 tại đảo Len Đao cũng bị pháo kích nặng nề.

    Tôi và cậu Tư bị ba tên lính Trung Quốc đứng rất gần chĩa súng vào ngực định bắt sống. Khi một tên vừa nắm lấy Tư thì tôi xông vào cứu, một tên khác dùng lưỡi lê đâm thẳng nhưng tôi may mắn tránh được. Tôi không cứu được Tư và phải lặn sâu xuống nước để tránh được đạn. Mỗi khi tôi ngoi lên lấy hơi là chúng lại xả súng bắn. Không hiểu sao tôi lại may mắn không bị thương khi khoảng cách giữa tôi và bọn chúng rất gần, súng chúng bắn xối xả mà không trúng. Khi tôi lặn ra phía xa ngoi lên thì thấy lửa đạn bao trùm tàu HQ 604 và chỉ trong chốc lát tàu chìm hẳn.


    [​IMG]
    Cựu binh Lê Hữu Thảo trở về gặp mạ (mẹ) của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương để thắp nén nhang tưởng nhớ người chỉ huy của mình vào tháng 3.2013 - Ảnh: Thanh Hùng​

    Sau khi tàu của ta chìm, quân Trung Quốc nhanh chóng rút lên tàu của chúng. Một số ít lính của chúng rút ra xa phía góc đảo và không bắn nữa. Tôi bơi trở lại thì thấy chiếc xuồng công binh bị bắn thủng, hư hỏng nặng. Có khoảng 6 đồng đội sống sót đang bám vào mạn xuồng. Tôi bảo mọi người nhanh chóng tản ra, nếu như quân Trung Quốc tiếp tục pháo kích thì còn đỡ thương vong. Bản thân tôi tiếp tục bơi đi tìm những đồng đội bị thương, bị hy sinh.

    Tôi và Chúc cứu được cậu Lanh bị thương nặng và vớt được xác của anh Phương đưa lên xuồng. Tôi tiếp tục bơi lại nơi tàu chìm và tìm thấy anh Hải bị thương nặng (anh Hải hiện nay đang là Phó tham mưu trưởng BCH quân sự tỉnh Thanh Hóa). Lúc này, thủy triều đã lên cao, nước chảy mạnh, chúng tôi đã rất mệt nên không thể bơi được nữa. Đến quá trưa, nước đã lên quá đầu, chúng tôi bảo nhau xé áo nút những chỗ thủng lại, dùng tay tát nước ra ngoài. Lúc đó, trên xuồng có thương binh và thi thể anh Phương nên một số anh em phải bám vào hai bên mạn xuồng, dùng tay chèo về phía tàu HQ 505.

    Bơi được khoảng một tiếng thì chúng tôi tìm được cậu Hưng, quê ở Hải Phòng, là máy trưởng tàu HQ 604 đang bơi trên biển. Cũng lúc đó, tàu HQ 505 phát hiện thấy chúng tôi và cho xuồng máy ra đón về, đến khoảng 4 giờ chiều thì chúng tôi lên được tàu HQ 505.

    Tối hôm đó, chúng tôi đưa thi thể anh Phương về đảo Sinh Tồn lớn. Cả đêm hôm đó, tôi và Chúc thức trắng đêm để túc trực bên cạnh xác anh Phương. Sáng hôm sau, đơn vị trên đảo đã tổ chức an táng anh Phương theo nghi thức quân đội.

    Khoảng 10 ngày sau thì chúng tôi được tàu của quân chủng ra đón về đất liền. Nghe tin, đồng bào cả nước quan tâm chúng tôi lắm. Rất nhiều quà, thư từ, sách báo được đồng bào, đồng chí trên cả nước gửi đến động viên. Xúc động lắm!".

    [​IMG]
    Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988 - Ảnh tư liệu
    Sau bao năm bôn ba, tìm về đồng đội cùng các mạ của anh em đơn vị, người cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đúc kết: “Nếu nói đây không phải là một trận chiến cũng không sai. Chính xác đây là một sự kiện, sự kiện quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ nổ súng sát hại bộ đội ta. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, không sử dụng vũ lực. Chính quân Trung Quốc đã lợi dụng điều này để bất ngờ xả súng vào bộ đội của ta”.

    Anh hùng Gạc Ma - Trường Sa
    Sự anh dũng hy sinh và chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa luôn được những thế hệ sau nhắc đến.

    Một năm sau trận hải chiến ngày 14.3.1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho:

    Anh hùng Vũ Huy Lễ (sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, TP.Hải Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân).

    Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (sinh năm 1966, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân)

    Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương (sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khi hy sinh anh là thiếu úy, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.)

    Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ (sinh năm 1957, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là đại úy, thuyền trưởng tàu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân)

    Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (sinh năm 1944, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh anh là trung tá, Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa)

    Ngoài ra, tàu HQ-505, với nhiệm vụ vận chuyển vật liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa, khi ấy đã mở hết tốc độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Khi thấy tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 đã dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh đưa về nơi an toàn. Tàu HQ-505 cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. (Trích tài liệu của Hội Khoa học lịch sử Bình Dương)

    Thanh Hùng
  4. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    Khi quốc kỳ Việt Nam từ anh Phong trao đến tay anh Phương bắt đầu tung bay thì tên chỉ huy rút súng bắn chỉ thiên, ra lệnh cho quân lính nổ súng. Lúc đó, anh Phương đang cầm lá cờ Tổ quốc nên bị chúng bắn đầu tiên. Anh Phong, anh Phương và nhiều chiến sĩ công binh hy sinh ngay tại chỗ.

    Súng AK, súng máy hạng nặng, pháo từ 3 tàu chiến Trung Quốc bắn xối xả vào bộ đội ta trên đảo và tàu HQ 604. Cả tàu HQ 505 tại đảo Cô Lin, tàu HQ 605 tại đảo Len Đao cũng bị pháo kích nặng nề.

    Tôi và cậu Tư bị ba tên lính Trung Quốc đứng rất gần chĩa súng vào ngực định bắt sống. Khi một tên vừa nắm lấy Tư thì tôi xông vào cứu, một tên khác dùng lưỡi lê đâm thẳng nhưng tôi may mắn tránh được. Tôi không cứu được Tư và phải lặn sâu xuống nước để tránh được đạn. Mỗi khi tôi ngoi lên lấy hơi là chúng lại xả súng bắn. Không hiểu sao tôi lại may mắn không bị thương khi khoảng cách giữa tôi và bọn chúng rất gần, súng chúng bắn xối xả mà không trúng. Khi tôi lặn ra phía xa ngoi lên thì thấy lửa đạn bao trùm tàu HQ 604 và chỉ trong chốc lát tàu chìm hẳn.
  5. ThichChoiChung

    ThichChoiChung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2012
    Đã được thích:
    803
    các bố nhà ta chỉ biết thí quân thôi. biết trước là nó kéo tầu chiến ra mà lại đem tầu vận tải ra đối phó thì khác nào trứng trọi đá. trước hết là ta phải tự trách mình. xưa nay cá lớn vẫn nuốt cá bé.cái đảo THỔ CHU thì ta cũng cướp của thèng MIÊN đó thôi.
  6. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được !
  7. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

    Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

    Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

    Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

    Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

    Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!
  8. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    BÁo Người Lao Động cũng đăng nhiều kỳ. Hôm qua NLĐ còn làm chương trình giao lưu các cựu chiến binh ngày 14/3/1988...tiếc là khg lên sóng TV cho cả nước biết...

    [};-

  9. thangbomchoick

    thangbomchoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/08/2011
    Đã được thích:
    1
    [r2)][r2)][r2)][r2)]
  10. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537

    Biển trời quê ta là bất diệt.

    TSB lũ hèn nhát không dám chống khựa đang nằm tại ngay HN [r37)]

Chia sẻ trang này