26/2 Chỉ còn Tây mua như điên giữa thị trường bi quan cùng cực

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi scubi9, 26/02/2008.

6181 người đang online, trong đó có 857 thành viên. 17:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2471 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. AQUARIIUZZ

    AQUARIIUZZ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Chả biết có phải là đáy thật không nhưng có lẽ nó có tin nội gián về chính sách lãi suất mới sắp ra của NHNN dẫn đến TT tiền tệ ổn định hơn trong thời gian tới nên tăng mua.
  2. vocungmayman

    vocungmayman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Nhìn cái chữ ký của cái bác Hip hip gì đấy, đồ ăn trong bụng em muốn ói ra. Tởm ko chịu được
  3. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    đây mới là thời điểm câu đáy, chứ ko phải trước đây. Ko khuyên anh em ít vốn giải ngân.
  4. tungtuhu

    tungtuhu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    7
    Thứ Ba, 26/02/2008 - 12:58 PM

    ?oBão giá? tại Việt Nam mạnh nhất Đông Á
    (Ảnh: AP)

    (Dân trí) - ?oNếu muốn cảm nhận một mặt tác động của sự bùng bổ kinh tế tại Việt Nam đến đời sống của người dân, hãy thử ghé qua các khu chợ ngoài trời, ở cả thành phố và nông thôn?.

    Đó là gợi ý của tác giả Roger Mitton, phóng viên tờ Straits Times của Singapore tại Việt Nam, khi tìm hiểu tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Dưới đây là phần lược dịch bài viết của ông.



    Có thể thấy rõ trên nét mặt và trong thái độ của đa số người đi chợ những ngày này là sự không vui trước tình trạng leo thang ?ochóng mặt? của các mặt hàng thực phẩm.



    Họ là những người lao động bình thường, như chị Nguyễn Thị Hoa, 28 tuổi, một bà mẹ trẻ phải làm việc vất vả 6 ngày/tuần trong một công ty dệt may ở Hà Nội với mức lương 70 USD/tháng (khoảng 1.120.000 đồng). Chồng chị làm việc tại một nhà máy lắp ráp ti-vi với mức lương cao hơn một chút - 80 USD/tháng, tương đương 1.280.000 đồng). Trong số lương ít ỏi của hai vợ chồng, 1/3 phải dùng để trả cho người giữ trẻ, thực phẩm và sữa cho cô con gái 6 tuối.



    Sau khi trừ tiền thanh toán hoá đơn điện nước, đổ xăng xe và các khoản chi tiêu thiết yếu khác trong gia đình, họ chỉ còn lại 30 USD (khoảng 480.000 đồng) mỗi tháng, tức là 1 USD cho một người lớn mỗi ngày.



    Chị Hoa nói: ?oGiờ đây tôi chỉ có thể mua chút thịt cho con gái. Đôi khi tôi rớt nước mắt vì thương chồng gần như cả tháng phải ăn cơm rau.?



    Tình cảnh của vợ chồng chị Hoa không phải là cá biệt. Hiện nay, có rất nhiều công nhân hoặc công chức Việt Nam đang phải ?ooằn mình? trong cơn ?obão giá?.



    Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát năm cao nhất Đông Á - 14,1%, gần gấp đôi nước đứng thứ hai là Inđônêsia - 7,4%. Và vấn đề là không ai biết khi nào giá mới ngừng tăng. Tháng 1/2008, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam lại tăng 2,4% so với tháng 12/2007 và đang tiếp tục tăng trong tháng này.



    Không chỉ có những người lao động phổ thông và công nhân nhà máy chịu ảnh hưởng của tình trạng giá cả leo thang, mà ngay cả các cử nhân mới ra trường cũng nói rằng tấm bằng đại học/cao đẳng cũng chẳng giúp được họ nhiều trong việc đảm bảo mức thu nhập cho một cuộc sống tươm tất.



    Lương ?ochạy đua? với giá



    Chị Nguyễn Thu Phương, 35 tuổi, một giáo viên ở Hà Nội có mức lương 150 USD/tháng (khoảng 2,4 triệu đồng), cho biết: ?oMột năm trước, tôi còn có thể lo được một bữa ăn tạm gọi là thịnh soạn, với 4 món, cho gia đình. Giờ đây, tính toán để có được một bữa 2 món đã là khó.?



    Ngay cả nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan trong một cuộc trao đổi với báo chí cũng cho biết mức sống của gia đình ông đang giảm xuống, và sau mỗi lần đi chợ, vợ ông thường than phiền về việc giá tăng.



    Tại TP.HCM, giá thực phẩm đã tăng 24% so với cách đây khoảng một năm, tức là hồi tháng 1 năm ngoái. Giá của các mặt hàng thiết yếu khác như điện, nước, xăng dầu cũng đã tăng khoảng 17% so với năm ngoái.



    Anh Nguyễn Thế Hải, 25 tuổi, công nhân tại một nhà máy của Nhật Bản ở ngoại ô TPHCM, chưa lập gia đình và thuê chung nhà với một vài người bạn để giảm chi phí sinh hoạt. Anh nói: ?oHồi mới vào đây làm, lương của tôi là 900.000 đồng/tháng. Giờ đây, sau 3 năm, lương tăng lên 1,1 triệu đồng. Trong khi lương chỉ tăng ít như vậy thì giá thuê nhà, giá thực phẩm và xăng dầu đã tăng hơn 50%?.



    Giá thuê nhà tại Việt Nam hiện nay tăng ?ochóng mặt?, vì chủ nhà hiểu rõ sự mất cân bằng cung cầu, khi người lao động nông thôn đổ dồn về các thành phố để tìm cơ hội cải thiện cuộc sống. Có nơi chủ nhà tăng giá cho thuê gấp 2, thậm chí 3 lần. Nếu không chịu nổi ?onhiệt?, khách thuê trọ chỉ có một cách duy nhất là chuyển đi chỗ khác.



    Anh Hải tâm sự: ?oTôi từng hy vọng sự phát triển kinh tế sẽ mở ra những vận hội mới, để tôi có thể kiếm tiền gửi về đỡ đần bố mẹ già. Nhưng giờ đây, tôi thậm chí không kiếm đủ tiền nuôi thân?.



    Trên thực tế, ?obão giá? hiện nay ở Việt Nam là do một số yếu tố, như giá dầu tăng cao, lương ngoại tệ đổ vào quá cao; nhu cầu tăng lương; hàng nhập khẩu giá cao tràn ngập thị trường; thâm hụt thương mại gia tăng; mùa màng thất bát do điều kiện thời tiết năm vừa qua khắc nghiệt, nhiều thiên tai; và bệnh dịch (cúm gia cầm và lợn tai xanh) bùng phát.



    Các nước khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines cũng rơi vào tình trạng tương tự nhưng tỷ lệ lạm phát của họ chỉ bằng khoảng một nửa Việt Nam. Trong khi đó, đây là các nước phát triển hơn Việt Nam.



    Campuchia, Lào và thậm chí là Trung Quốc, có cùng mức độ phát triển như Việt Nam, nhưng tỷ lệ lạm phát cũng chỉ bằng một nửa Việt Nam. Năm ngoái, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 6,5%.



    Một tờ báo trong nước cho rằng các nỗ lực của chính phủ trong việc kiểm soát giá vẫn chưa đủ, thiếu chủ động và còn manh mún. Phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm.



    Từ ngày 1/1/2008, mức lương tối thiểu đối với khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước đã tăng từ 450.000 đồng lên 540.000 đồng, và với khối doanh nghiệp nước ngoài là 34 USD lên 44 USD. Tuy nhiên, có vẻ như lương vẫn không theo kịp giá.



    Đặng Lê

    Theo Straits Times
    --------------------------
    Các bác cho ý kiến về bài này nhé!
  5. tungtuhu

    tungtuhu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    7
    Không bác nào cho ý kiến ah!
  6. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến ý cò gì, mai và tuần sau lại tranh cướp nhau mua, chửi cty CK cướp lệnh nhé

    PTT Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận điều hành vĩ mô chưa khớp
    16:09'''''''' 26/02/2008 (GMT+7)
    - Thừa nhận trong điều hành kinh tế vĩ mô có những điểm chưa thật khớp với nhau, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, phải phát triển thị trường chứng khoán, đồng thời sẽ duy trì cho vay bất động sản.


    - Trong điều hành kinh tế, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải đồng bộ nhưng có ý kiến cho rằng đang có một sự rời rạc. Ông nghĩ thế nào về ý kiến này?

    Mục tiêu mà chúng ta phải đạt trong năm 2008 là phải duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong điều kiện kinh tế thế giới đang suy thoái. Chúng ta vẫn phải tận dụng lợi thế của mình là một nước đang phát triển, cũng như cơ hội là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu nói về con số thì phải phấn đấu tăng trưởng cao hơn 2007.

    Thứ hai là phải tập trung vào các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, ít nhất phải đạt tỉ lệ xóa đói giảm nghèo bằng năm 2007, từ trên 14% xuống 12%, bình quân phải đạt trên 2%/năm.

    Thứ ba, phải điều hành kinh tế vĩ mô kết hợp một cách đồng bộ để đảm bảo kinh tế tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Cho nên chính sách tiền tệ phải chặt chẽ nhưng phải chủ động.

    Phải nói là có những điều hành chưa thật đi khớp với nhau nên đã có những hiện tượng này, hiện tượng khác trong một số ngày đầu năm âm lịch. Hội đồng Tài chính tiền tệ đã họp với Thủ tướng và sẽ có những chấn chỉnh để làm sao đầu tư được thanh khoản. Nhu cầu kinh tế, xã hội kể cả thị trường bất động sản phát triển đúng hướng, lành mạnh thì phải được cho vay, tiền Việt thì đủ, tiền đô thì được thanh khoản, chứ không thể để ách tắc. Ách tắc là sai lầm.

    Như vậy, chúng ta phải phát triển thị trường chứng khoán (TTCK), chứ không thể để nó xuống dốc được. TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng, dài hạn rất có ý nghĩa, khác với vay tín dụng. Cho nên phải tập trung giải quyết TTCK cả cung lẫn cầu hài hòa để tăng trưởng được.

    Duy trì cho vay bất động sản

    - Các ngân hàng thương mại đang được lệnh ngừng cho vay bất động sản để tránh rủi ro và ?ohạ nhiệt? thị trường đang quá nóng. Ý kiến của ông?

    Đối với thị trường bất động sản (BĐS) hiện cũng là một hiện tượng " nóng" do cung - cầu chưa thực sự gặp nhau. Chúng ta cấp giấy phép đầu tư chậm, phát triển khu đô thị làm cũng chậm, cho nên nhân cơ hội đó mới có đầu cơ.

    Đầu cơ thể hiện ở chỗ nào? Thứ nhất là tranh thủ xin được giấy phép rồi để đó không làm, bán giấy phép. Thứ hai, tranh thủ mua nhà để bán chứ không phải để ở. Những hiện tượng đầu cơ ấy chúng ta phải đả phá. Nguồn tiền của Nhà nước, của các tổ chức tín dụng đưa ra cho thị trường BĐS phải phục vụ đầu tư chứ không phải phục vụ đầu cơ. Vì vậy chúng ta phải tính toán thị trường này phát triển nhanh hơn, cung nhiều hơn để thị trường trở lại bình ổn hơn.

    Phải kiểm soát đầu cơ, tất cả những hiện tượng nhận dự án rồi bán lại sẽ bị kiểm tra và xử lý. Tôi khẳng định là vẫn duy trì cho vay bất động sản để phát triển thị trường, tăng nguồn cung đồng thời với việc kiểm soát để chống đầu cơ.

    - Trong khi giá cả các mặt hàng đều tăng chóng mặt từ đầu năm đến nay, giá xăng lại tăng. Điều này liệu có ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Chính phủ và Quốc hội đề ra không?

    Giá cả thì nguyên tắc phải theo thị trường, thị trường lên thì giá lên và ngược lại, mình không thể không tăng giá khi giá dầu thế giới leo thang. Đây là một bài toán, thứ nhất lấy tiền đâu ra để bù lỗ cho doanh nghiệp? Thứ hai, bù lỗ ?oông này? thì ?oông kia? buôn lậu, chở vài ba tấn dầu sang nước bạn bán là hơn đứt đánh cá.

    Thế nên không thể tiếp tục bù lỗ, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi hội nhập vào thương trường quốc tế. Điều quan trọng tôi muốn nói là Chính phủ đang tìm mọi biện pháp để hỗ trợ người khó khăn chịu ảnh hưởng của giá cả.

    - Với những người đi chợ, giá cả những ngày qua làm họ thấy ái ngại, thưa Phó Thủ tướng?

    Nếu các bạn đi chợ thì các bạn biết đấy, giá cả những ngày gần đây đang dần đi xuống.
  7. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    996
    Tây cũng không chịu nổi lũ của các quỹ trong nước xả ra
  8. chukimvn

    chukimvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2008
    Đã được thích:
    0
    DM, Ku không biết hay giả vờ ko biết đấy
  9. antihado

    antihado Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    412


    có giải ngân thì né mấy cái mã đó ra

    ai cũng trông theo Tây mua, Tây kg phải đồ ngu mà nó kg biết lướt sóng

    mai mua theo nó á, mua giá cao hơn hôm nay á, nó kg có hàng xả cho 1 bãi sao

  10. locphat6899

    locphat6899 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/12/2007
    Đã được thích:
    203
    [​IMG]

Chia sẻ trang này