3 Phiên cuối năm Tăng trên 30 Point vượt 1205 Điểm giao cắt Vàng ____ Đón Rồng xanh 2024 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/02/2024.

3281 người đang online, trong đó có 145 thành viên. 01:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 35929 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    12.490
    https://s.cafef.vn/hah-1939272/sau-...sc-nham-toi-ctcp-van-tai-va-xep-do-hai-an.chn
    Sau "thâu tóm" Cảng Nam Hải Đình Vũ, Viconship (VSC) nhắm tới CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An
    VSC nâng tỷ lệ HAH lên 20-30% thì giá HAH nó có tăng đc 100% ko ta ?

    --- Gộp bài viết, 04/02/2024, Bài cũ: 04/02/2024 ---
    HAH cô đặc ntn mà VSC nó múc 20-30tr cổ thì hàng đâu mà múc?
    huuthanh179 đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Dm nhiều e mai bùng nổ ACB,CII,HSG,HAH,PVT,MSN@};-
    Last edited: 04/02/2024
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 của năm 2024 tăng 18,3%

    Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 của năm 2024 ước tính tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023
    Trong đó, ngành [COLOR=var(--main-color)]chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 15,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 21,6%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 7,3%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm.
    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Thống kê, TTXVN
    [/COLOR]
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Đầu tuần tới, ba Bộ họp gỡ khó cho doanh nghiệp trước căng thẳng Biển Đỏ
    Chủ nhật, 04/02/2024 -
    Đầu tuần tới 3 Bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải và Ngoại giao sẽ cùng ngồi lại, họp bàn giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp trước căng thẳng Biển Đỏ.

    [​IMG]
    Hàng hóa xuất khẩu tại Cảng Hải Phòng ngày 9/8/2023 (Ảnh minh họa)
    Cuộc họp do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), Vụ Trung Đông - châu Phi (Bộ Ngoại giao) đồng tổ chức vào ngày 6/2/2024.
    Nội dung chính là cập nhật thông tin, bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ phát sinh tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
    Tham dự họp còn có đại diện VCCI, hiệp hội logistics, các hiệp hội ngành hàng, một số doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
    Diễn biến phức tạp tại khu vực Aden, Biển Đỏ kéo dài từ cuối tháng 11/2023 tới nay đã khiến các hãng vận tải lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, Maersk... tránh đi qua kênh đào Suez, tuyến đường thủy nối châu Á với châu Âu và Mỹ.
    Theo đó, các tàu container sẽ phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng của châu Phi, khiến hành trình dài hơn khoảng 40%, làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển.
    Hoạt động vận tải hàng hóa toàn cầu qua Biển Đỏ đã giảm 20% trong tháng 12/2023 so với cùng kỳ năm 2022, do các tàu chở hàng phải tìm tuyến vận tải mới tránh khu vực có thể bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công.
    Do đi đường vòng, cước vận tải tăng thêm với nhiều khoản phụ phí phát sinh, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
    Căng thẳng Biển Đỏ đang ảnh hưởng nghiêm trọng các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 khi phải đối mặt với nguy cơ tăng giá cước tàu, tăng thời gian vận chuyển, tăng đơn hàng đặt chỗ, tăng hoãn đơn hàng và tăng các loại phụ phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
    Các ngành hàng chịu ảnh hưởng nặng nhất sẽ là dệt may, da giày, đồ gỗ và các sản phẩm điện tử. ... Đây vốn là những nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đi Mỹ, châu Âu...
    Theo thống kê, giá cước vận chuyển sang Mỹ, Canada đến Bờ Tây từ mức 1.850 USD/container tháng 12/2023 lên 2.873-2.950 USD/container vào tháng 1/2024 (tăng thêm 55%-60%); cước tàu đến Bờ Đông tháng 12/2023 giá ở mức 2.600 USD/container tăng lên 4.100-4.500 USD/container vào tháng 1/2024 (tăng thêm 58%-73%).
    Riêng giá cước sang châu Âu ghi nhận tăng mạnh so với tháng 12/2023. Cụ thể, cước đi Hamburg có giá 1.200-1.300 USD trong tháng 12/2023 tăng lên 4.350-4.450 USD trong tháng 1/2024, tăng hơn gấp đôi.
    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất ổn ở biển Đỏ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu khiến các hãng tàu phải định tuyến lại tuyến đường của họ. Hành trình vận chuyển giữa châu Á, châu Âu và bờ đông Bắc Mỹ trở nên dài hơn, đẩy giá cước vận tải tăng mạnh, kèm theo là bảo hiểm hàng hóa tăng.
    Khó khăn không chỉ với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa mà với cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Bởi ngoài việc cước tàu biển đi châu Mỹ, châu Âu tăng mạnh, từ giữa tháng 1 đến nay, tuyến vận tải biển trong khu vực châu Á cũng tăng giá theo.
    Đáng chú ý là thị trường đang xảy ra tình trạng thiếu vỏ container, nhất là container hàng lạnh. Tình trạng này có khả năng kéo dài đến hết quý II/2024, tạo áp lực lớn với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Việt Nam cũng như thế giới.
    Lo ngại trước tình trạng giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container đi châu Âu, châu Mỹ tăng cao, Bộ GTVT trước đó đã yêu cầu hỗ trợ vận chuyển hàng hóa container đi châu Âu, châu Mỹ.
    Bộ này yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm hệ thống cảng biển thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
    Đồng thời, nghiên cứu, triển khai ngay các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.
    “Cục Hàng hải có trách nhiệm đẩy nhanh thủ tục ra - vào cảng và việc xếp dỡ hàng hóa đối với tàu thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng container đi châu Mỹ, châu Âu.
    Đồng thời, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải đi châu Mỹ, châu Âu để kêu gọi và thu hút các hãng tàu duy trì tuyến, bổ sung chỗ, vỏ container về Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa”, Bộ GTVT yêu cầu.
    Hiện, theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện cước vận tải biển tăng gấp đôi, có nơi đến 5-6 lần.
    Cụ thể, cước lô hàng đi Đức trước khoảng 1.000 USD, nay tăng trên 5.000 USD. Đáng nói, các hãng tàu đã thông báo giá cước vận tải biển tiếp tục tăng từ tháng 2 do chi phí bảo hiểm, tàu đi đường vòng kéo dài thời gian hơn, chi phí tăng hơn.
    Phần lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bán giá FOB nên các đơn hàng cũ không bị tăng chi phí.
    Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhập khẩu do phải trả thêm cước quá cao khiến việc đặt hàng của họ chững lại. Một số khách hàng tiềm năng giảm mua hàng và đề nghị đàm phán lại giá cả.
    Điều này tác động ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu bởi trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp nỗ lực giảm giá bán, đưa ra mức giá cạnh tranh nhất có thể. Nếu giảm nữa, chắc chắn không có lãi, thậm chí lỗ.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Một ngành hàng tỷ USD sắp vào top 5 xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam: Mỹ, Nhật Bản có thể là khách hàng lớn

    CHỦ NHẬT , 04/02/2024,
    "Gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ với Việt Nam là đúng người, đúng thời điểm"Năm 2024: Ngành xi măng kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại “đường băng” tăng trưởngĐiện lưới quốc gia và đảo ngọc Phú Quốc cùng phát triển
    Ngành hàng này có thể đạt tới 12 tỷ USD vào năm 2027, đồng thời sẽ trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 tại Việt Nam.

    Đây là thông tin được dự báo trong "Báo cáo hoạt động 2023: Trao quyền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam" do Amazon Global Selling Việt Nam, mới công bố ngày 2/2. Ngành hàng được Amazon cho rằng có tiềm năng trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 ở Việt Nam trong 5 năm tới chính là Thương mại điện tử bán lẻ (B2C).


    Theo đó, báo cáo này chỉ ra hai khả năng phát triển đối với xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới đến năm 2027.
    Cụ thể, theo kịch bản thông thường, kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này có thể đạt tới 5 tỷ USD. Trong khi đó, đối với kịch bản cao, các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ của Việt Nam sẽ được hỗ trợ và tăng xuất khẩu online thì kim ngạch có thể đạt tới 12 tỷ USD vào năm 2027, cao hơn 2,4 lần so với kịch bản thông thường. Đặc biệt, theo kịch bản cao này, thương mại điện tử bán lẻ sẽ thành ngành xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
    [​IMG]

    Nhiều sản phẩm của Việt Nam đã bán được trên Amazon. Ảnh: MOIT
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 356 tỷ USD. Trong đó, 5 nhóm ngành có kim ngạch xuất khẩu hơn 20 tỷ USD, bao gồm điện tử - máy tính và linh kiện, điện thoại và kinh kiện, máy móc – thiết bị, dệt may và nông – lâm, thủy sản.
    Theo đánh giá của Amazon Global Selling, hàng Việt có cơ hội tăng xuất khẩu online khi thực tế tiêu dùng toàn cầu tiếp tục dịch chuyển từ offline sang online. Theo Amazon, dự kiến quy mô của thị trường bán lẻ online trong năm 2024 là hơn 31,3 tỷ USD, chiếm khoảng gần 13% bán lẻ toàn cầu. Trong 5 năm tới, con số này sẽ tăng lên tới hơn 40,5 tỷ USD, tương đương với mức 15% tiêu dùng toàn cầu.
    Báo cáo của Amazon cũng chỉ ra rằng, trong một năm (tính tới ngày 31/8/2023), các nhà bán lẻ Việt đã bán được hơn 17 triệu sản phẩm trên Amazon, tăng một nửa so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, số nhà bán hàng Việt trên trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới này cũng tăng tới 40%.
    Báo cáo cũng nhận định, đã tăng của những ngành hàng mới nổi như sức khỏe, chăm sóc cá nhân và làm đẹp giúp bức tranh xuất khẩu online của Việt Nam ngày càng trở nên rộng mở. Minh chứng là trong năm 2023, số nhà bán hàng Việt có doanh thu vượt 100.000 USD (hơn 2,4 tỷ đồng) trên Amazon tăng tới 70%.

    Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

    [​IMG]

    Đây là 5 danh mục sản phẩm bán chạy nhất của đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon. Ảnh: Amazon Global Selling Việt Nam
    Trên thực tế, hai thị trường xuất khẩu chính đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ là Đông Nam Á và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Amazon, Mỹ, Nhật Bản và EU sẽ là những thị trường ưu tiên của họ trong vòng 5 năm tới. Nguyên nhân là do người tiêu dùng tại các nước phương Tây đang tăng tần suất mua và chi tiêu trực tuyến cho việc mua hàng từ Việt Nam kể từ năm 2020.
    Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành của Amazon Global Selling Việt Nam, nhận định: "Thương mại điện tử được coi là một trong những xu hướng lớn tiếp theo dành cho những doanh nghiệp muốn phát triển toàn cầu".
    Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu những doanh nghiệp có thể tận dụng được xu hướng này một cách nhanh chóng, đồng thời nắm bắt nhu cầu tiêu dùng toàn cầu, tiến hành xây dựng kế hoạch tăng trưởng dài hạn hay không.
    Mặt khác, các doanh nghiệp Việt có thể phải đối mặt với nhiều thách thức về giao dịch trực tuyến khi chịu chi phía hậu quần xuyên biên giới và thuế hải quan cao hơn.
    Tuy nhiên, theo hãng tư vấn Access Partnership của Anh, để có thể tận dụng tối đa cơ hội về xuất khẩu thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt cần phải được hỗ trợ về mặt pháp lý và tài chính nhiều hơn, chẳng hạn như thiết lập những khu thương mại điện tử xuyên biên giới, cung cấp các khoản tài trợ xuất khẩu...
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Những ngân hàng đầu tiên chốt quyền tham dự đại hội cổ đông thường niên 2024

    03/02/2024

    Một số ngân hàng đã sớm đưa ra thông báo chốt quyền cổ đông tham dự đại hội thường niên, nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2024.
    [​IMG]
    Cụ thể tại ACB, vừa công bố kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào thứ Năm, ngày 4/4/2024. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp ĐHĐCĐ là ngày 1/3/2024. Trên website của ACB hiện vẫn chưa đăng tải thông tin về nội dung hay các tờ trình cần thông qua trong cuộc họp.
    Năm 2023, ACB hoàn thành tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đăng ký ở ĐHĐCĐ thông qua, với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng trước thuế, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp nhất ngành. Lợi nhuận năm 2023 của ACB xếp thứ 7 toàn ngành.
    Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của ngân hàng đạt 719.000 tỷ đồng, tăng 18,2% so với đầu năm. Trong đó, quy mô tín dụng của ACB đạt gần 488.000, tăng 17,9%. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
    Quy mô huy động đến cuối năm 2023 của ACB đạt gần 483.000 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành. Trong đó, tỷ lệ CASA tăng trưởng mạnh mẽ, với tỷ lệ ở mức 22%, đứng TOP 5 về tỷ lệ CASA toàn ngành.
    Theo kế hoạch, MBBank sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 vào ngày 19/4.
    Cụ thể, MBBank chốt danh sách cổ đông có quyền tham dự ĐHĐCĐ 2024 vào ngày 18/1/2024. Cũng trong ngày 18/1, nhà băng này đã chốt cổ đông có quyền đề cử tham gia Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát MBBank nhiệm kỳ 2024 - 2029.
    Được biết, ở thời điểm hiện tại, các cổ đông lớn của MBBank bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) nắm giữ 641 triệu cổ phiếu MBB chiếm (14,14% vốn điều lệ), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC nắm giữ 427 triệu cổ phiếu (chiếm 9,42% vốn điều lệ), Tổng công ty Trực thăng Việt Nam nắm giữ 371 triệu cổ phiếu (chiếm 8,2% vốn điều lệ) và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn nắm giữ 327 triệu cổ phiếu (chiếm 7,2% vốn điều lệ).
    Lũy kế cả năm 2023, lợi nhuận trước thuế hợp nhất MB đạt hơn 26.306 tỷ đồng, tăng trưởng 15,7% so với năm 2022. Trong đó, riêng ngân hàng lợi nhuận đạt 24.688 tỷ đồng, tăng 21,5% so năm 2022, cho thấy đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của MB. Khả năng sinh lời ở mức cao, ROA và ROE lần lượt là ~2,5% và ~25%.
    Tỷ lệ nợ xấu năm 2023 gần 1,4%, tăng khoảng 0,2% so với thời điểm 30/6/2023, tương ứng với xu hướng của ngành ngân hàng năm 2023 (tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng đến quý III/2023 gần 2,25%).
    Đáng chú ý, MB duy trì tỷ lệ CASA năm 2023 đạt gần 40,1%. Tiền gửi của khách hàng đạt 569.640 tỷ đồng, tăng 27,3% so với đầu năm. Số dư CASA năm 2023 cũng tăng trưởng gần 27% so với năm 2022.
    Hội đồng Quản trị (HĐQT) LPBank (mã cổ phiếu LPB - sàn HoSE) cũng vừa phê duyệt kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay vào tháng 4/2024. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông, nhóm cổ đông đề cử ứng viên bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ IV và tham dự họp Đại hội là ngày 15/2 tới đây. Các thông tin chi tiết về việc họp Đại hội hiện chưa được Ngân hàng LPBank công bố.
    Xét về tình hình kinh doanh, năm 2023 Ngân hàng LPBank ghi nhận kết quả kinh doanh sơ bộ với lợi nhuận trước thuế 7.040 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2022 và hoàn thành 117% kế hoạch đã đề ra. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 9.865 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng này ước đạt 19,16%.
    Đáng chú ý, tính riêng quý IV/2023, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 3.352 tỷ đồng, tăng đột biến 286% so với cùng kỳ năm trước.
    Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Ngân hàng LPBank đạt 382.863 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 17%, đạt 275.430 tỷ đồng; và tiền gửi khách hàng tăng 10%, đạt 237.391 tỷ đồng.
    Về chất lượng tài sản, đại diện Ngân hàng LPBank cho biết, trong quý 4/2023, ngân hàng đã quyết liệt xử lý nợ xấu và bước đầu đạt được một số kết quả tích cực.
    VIB vừa có thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vào ngày 26/2/2024. Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là 23/2/2024. Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng VIB dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 3/2024 tại TP.HCM. Hiện ngân hàng này chưa công bố thêm các thông tin liên quan đến Đại hội.
    Vừa qua, Ngân hàng VIB đã quyết định chi 1.500 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6%; qua đó, trở thành ngân hàng đầu tiên công bố việc chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến là ngày 22/2/2024.
    Trong tài liệu xin ý kiến cổ đông về việc chia cổ tức, Ngân hàng VIB cho biết, theo mô hình tài chính và dự báo khả thi, lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 của ngân hàng có thể đạt 8.640 tỷ đồng. Với mức thuế suất 20% áp dụng cho các tổ chức tín dụng, ước tính lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 có thể đạt 10.800 tỷ đồng.
    Trong thời gian qua, Ngân hàng VIB theo đuổi chiến lược tập trung tận dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn từ thị trường liên ngân hàng (với lãi suất thấp) với một phần nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức tài chính nước ngoài có lãi suất thấp hơn so với mức huy động trong nước. Chiến lược này cho phép Ngân hàng VIB tiết giảm chi phí vốn tối đa.
    Ngoài ra, với việc tập trung cho vay phân khúc bán lẻ có lợi suất cao, giúp cho Ngân hàng VIB đạt được mức NIM và ROE cao hàng đầu hệ thống ngân hàng hiện nay.
    VNDirect nhận định, chiến lược mới trong cho vay kinh doanh thương mại điện tử sẽ giúp duy trì ROE của Ngân hàng VIB ở mức cao nhất trong ngành. Mặc dù P/B hiện tại là 1,35 lần, cao hơn P/B trung bình hiện tại ngành là 1,2 lần, nhưng tổ chức này cho rằng, VIB xứng đáng với mức P/B trung bình 5 năm của ngành là 1,55 lần.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Các cơ hội lớn sẽ lại xuất hiện

    04/02/2024

    Chỉ ngay giai đoạn đầu năm đã có rất nhiều cơ hội đầu tư trên thị trường xuất hiện cho dù biến động thị trường chung là không lớn.

    [​IMG]
    TTCK đã xác nhận xu hướng Uptrend và nhiều cổ phiếu cơ bản đứng đầu ngành đã mức tăng giá khá tốt chỉ trong thời gian ngắn. Nếu chú ý kỹ thì các cơ hội đầu tư tốt nhất lại là chính các cổ phiếu tiêu biểu của từng nhóm ngành nghề cơ bản như tài chính, công nghệ, bán lẻ, hóa chất, tài nguyên cơ bản, cao su tự nhiên, bất động sản khu công nghiệp…
    VN-Index đang có dấu hiệu “tạm nghỉ” trước vùng kháng cự mạnh 1.180 điểm với biến động quanh khu vực 1.170 +/- 5 điểm là chủ đạo trong 2 -5 phiên vừa qua nhưng diễn biến điều chỉnh giai đoạn này của thị trường chung là cần thiết trước khi có thể vượt qua hướng lên vùng 1.190 – 1.200 điểm giai đoạn sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán.
    Nhận định trên không phải không có cơ sở khi các chuyên gia đều đang đồng thuận về triển vọng khả quan của kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm 2024 so với năm ngoái. Bất chấp những lo ngại về việc FED có thể chưa hạ lãi suất trong kỳ họp tháng 3 tới, quá trình đảo chiều chính sách có thể diễn ra chậm hơn nhưng xu thế đi lên của thị trường chứng khoán là không thể tránh khỏi nếu chúng ta theo sát quá trình biến động hướng đi của chính sách tiền tệ.
    Mối lo ngắn hạn có thể mang tính thời điểm đó chính là biến động tỷ giá giai đoạn đầu năm 2024 nhưng đây không phải là yếu tố quan trọng mà thay vào đó là chúng ta nên đánh giá thêm xem là nền kinh tế trong năm sẽ phục hồi như thế nào và dựa trên những ngành nghề, lĩnh vực được coi là thế mạnh của Việt Nam.

    Quá trình nới lỏng chính sách của các ngân hàng trung ương hay hoạt động đẩy mạnh đầu tư công, FDI, các hoạt động xuất nhập khẩu, mảng công nghiệp chế biến chế tạo là những cú hích của kinh tế vĩ mô đối với TTCK.
    Ngoài ra, TTCK trong năm 2024 cũng được coi là năm bản lề với hy vọng từ việc thúc đẩy quá trình nâng hạng của TTCK Việt Nam khi mà hoạt động giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh song song với quá trình trước khi sự kiện sớm trở thành hiện thực.
    Cho dù việc nâng hạng thị trường có thể không diễn ra nhanh và đây cũng có thể coi là 1 quá trình không ngắn để mong chờ đối với các nhà đầu tư – việc “đãi cát tìm vàng” - tìm kiếm các cơ hội đầu tư trên TTCK vẫn sẽ tiếp tục và ngày càng trở nên sôi động hơn. Điều mà các nhà đầu tư cần đó chính là niềm tin – niềm tin vào bản thân, niềm tin vào giá trị cổ phiếu và niềm tin vào thị trường chứng khoán.
    Có lẽ một năm mới dương lịch đã bắt đầu và 1 năm mới âm lịch sắp tới – các nhà đầu sẽ cần có sự làm mới mình – vẫn luôn hăng hái – luôn kiên định và luôn tin tưởng vào tương lai của thị trường chứng khoán. Sự khởi sắc của nền kinh tế, nhiều cơ hội đầu tư mới xuất hiện và cũng sẽ chỉ quanh quẩn ở các nhóm cổ phiếu cơ bản như xây dựng và vật liệu, thép, cao su, hóa chất, dược phẩm, dầu khí, tài chính.
    Quá trình đi lên của thị trường trong năm 2024 cho dù đó là 1.250 – 1.,350 điểm hoặc hơn thì hiệu quả đầu tư ổn định vẫn là mục tiêu hướng tới hơn là việc kỳ vọng đầu tư vào cổ phiếu gì với mức sinh lời là bao nhiêu.
    Các cơ hội lớn sẽ lại xuất hiện – hãy chuyên tâm và tiếp tục hưởng thụ quá trình đầu tư đầy đam mê và hấp dẫn.
    [/COLOR]
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Doanh nghiệp tàu dầu tưng bừng báo lãi


    Những biến động của thị trường, xung đột địa chính trị thế giới đã làm thị trường vận tải tàu dầu có những hướng phát triển tích cực trong năm 2023.
    Tăng trưởng 2 con số
    Kết thúc quý IV/2023, Tổng công ty Vận tải dầu khí (PV Trans) tiếp tục báo lãi với doanh thu ghi nhận đạt mức hơn 975 tỷ đồng, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế năm 2023, doanh thu ghi nhận đạt hơn 3.249 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp vận tải tàu dầu đã đạt được lợi nhuận khả quan trong năm 2023 (Ảnh minh họa).
    Lãi sau thuế và lãi ròng của PVTrans (PVT) lần lượt đạt hơn 1.200 tỷ đồng và 980 tỷ đồng, tương ứng tăng 7% và 16%. So với kế hoạch đề ra, lãi PVT gấp 2,3 lần mục tiêu đề ra.
    Công ty CP Vận tải xăng dầu Vitaco cũng có một năm kinh doanh với kết quả khả quan. Tuy không đạt mục tiêu về kế hoạch doanh thu, song doanh nghiệp vẫn có kết quả kinh doanh tích cực.
    Lũy kế cả năm 2023, Vitaco ghi nhận doanh thu giảm 9% so với năm 2022, đạt 1.076 tỷ đồng. Dù vậy, lãi sau thuế vẫn tăng nhẹ 3,7% , đạt trên 76 tỷ đồng và vượt 8% so với kế hoạch.
    Tương tự, Công ty CP Vận tải dầu khí Thái Bình Dương cũng có một năm có lãi khi doanh thu cả năm 2023 đạt trên 1.661 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022, là mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay của doanh nghiệp.
    Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp trong quý IV/2023 đạt 26,9 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế cả năm, PV Trans Pacific thu về lợi nhuận sau thuế hơn 183 tỷ đồng, giảm 15% so với năm 2022.
    Lý giải của doanh nghiệp, lợi nhuận của Quý IV/2023 tăng so với cùng kỳ do đội tàu của Pacific tiếp tục khai thác trên thị trường quốc tế với giá cước tốt. Công ty cũng tăng doanh thu hoạt động tài chính.
    Cũng được hưởng lợi từ thị trường tàu dầu là Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco). Năm qua, thị trường tàu container suy giảm, song Vosco vẫn có tàu dầu "gánh vác".
    Báo cáo tài chính tổng hợp Quý IV/2023 cho thấy, doanh thu trong quý đạt 1.062 tỷ đồng, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của công ty trong quý đạt 103.8 tỷ đồng, cao gấp 5,9 lần so với cùng kỳ năm trước.
    Lũy kế năm 2023, Vosco đạt hơn 3.159 tỷ đồng doanh thu tài chính tổng hợp, tăng 31% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm hơn 68% so với năm 2022, cán mốc 151,3 tỷ đồng.
    Đại diện Vosco cho biết thời gian qua, công ty thường xuyên theo dõi thị trường, đánh giá và tận dụng sự tăng trưởng của thị trường tàu dầu sản phẩm để ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho các tàu dầu.
    Với đặc thù quay vòng nhanh nên doanh thu của tàu dầu thường khá lớn. Ba tàu dầu hoạt động hiệu quả, đã góp phần cải thiện kết quả kinh doanh chung của doanh nghiệp.
    Nhiều tín hiệu tích cực ngay những ngày đầu năm mới
    Năm qua, thị trường liên tục biến động do ảnh hưởng bởi các chính sách vĩ mô, niềm tin người tiêu dùng, chiến tranh Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn và xung đột địa chính trị đã tác động đến thị trường dẫn đến giá dầu thô biến động liên tục.
    Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, thời điểm cuối năm 2023, giá cước của vận tải tàu dầu có dấu hiệu chững lại nhưng đến đầu năm 2024, căng thẳng tại khu vực Biển Đỏ đang khiến giá cước vận tải và thuê tàu dầu đều đang nhích dần.
    Dữ liệu từ Clarksons Securities, giá cước vận chuyển tàu dầu sản phẩm đã tăng vọt sau sự kiện tại Biển Đỏ.
    Một tàu chở dầu cỡ lớn LR2 thường có khả năng chở khoảng 75.000 tấn dầu thô, có mức cước tăng 33% so với một tuần trước đó, lên 74.200 USD/ngày. Các tàu chở dầu tầm trung (MR) thường có thể chở từ 30.000-40.000 tấn xăng hoặc dầu khí, có mức cước tăng 34% lên 42.500 USD/ngày.
    Ông Hoàng Đức Chính, Giám đốc PV Trans Pacific thông tin, hiện nay có khoảng 20% lượng hàng hóa dầu khí đi qua khu vực Biển Đỏ và kênh đào Suez.
    Với những diễn biến căng thẳng của tình hình địa chính trị, các hãng tàu lớn đã chuyển sang đi vòng qua mũi Hảo Vọng tại Nam Phi.
    Theo phân tích của công ty phân tích hàng hóa Kpler, việc nhiều tàu chuyển hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng tại Nam Phi có thể khiến hành trình của tàu kéo dài thêm khoảng 20-45 ngày cho hành trình có thể làm tăng tỷ lệ vận chuyển của tàu chở dầu và khiến việc vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ. Tổng thời gian quay vòng của tàu dầu cũng bị kéo dài, có thể lên tới 90 ngày.
    Giá cước vận tải tàu dầu đã tăng và giá tàu cũng tăng khoảng 20% so với trước đó. Trong đó, giá cước các kích cỡ tàu lớn như Aframax tăng khoảng 20%, tàu VLCC tăng khoảng 15% và tàu MR khoảng 10%. Đối với việc thuê tàu, mức giá hiện khoảng 80.000 - 85.000 USD/ngày với tàu VLCC.
    Việc tăng giá cước cũng khiến giá tàu tăng dần. Theo ông Chính, một con tàu năm trước có trị giá khoảng 24 triệu USD thì hiện nay đã tăng lên 25 triệu USD.
    "Giá cước tăng giúp doanh nghiệp có lợi thế trong kinh doanh, nhưng cũng gặp khó khăn trong việc đầu tư", lãnh đạo PV Trans Pacific chia sẻ và cho biết thêm tới nay, thị trường tàu dầu vẫn trong bối cảnh cầu lớn hơn cung.
    Năm 2024, các chuyên gia dự báo thị trường tàu dầu vẫn tiếp tục có diễn biến khả quan. Cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn tác động, làm thiếu nguồn cung tàu dầu. Phải tới năm 2026, khi nhiều tàu đóng mới được tung ra thị trường, thị trường tàu dầu mới có thể thay đổi.
    Trước những diễn biến tích cực của thị trường vận tải tàu dầu, nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam cũng đã và và đang có xu hướng tiếp tục đầu tư thêm tàu mới.
    Cuối năm 2023, PV Trans tiếp nhận thêm 3 tàu mới gồm 1 tàu chở hàng rời loại Supramax và 2 tàu chở dầu sản phẩm kích cỡ trung bình MR, nâng đội tàu của doanh nghiệp lên 51 tàu với đa dạng chủng loại từ tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm, tàu dầu hóa chất, tàu LPG và tàu hàng rời.
    Mới đây, Vosco vừa nhận bàn giao tàu dầu/hóa chất có trọng tải 13.068 DWT đóng năm 2007 tại Hàn Quốc. Tàu có phạm vi hoạt động không hạn chế, được Vosco thuê lại để quản lý và khai thác theo hình thức thuê tàu trần dài hạn.
    Trong kế hoạch đến năm 2025, PV Trans Pacific cũng dự kiến đầu tư thêm nhiều tàu ở các kích cỡ MR, Aframax, VLGC, VLCC.
    Last edited: 04/02/2024
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
    Tổng hợp từ Người đưa tin | 11 phút​


    Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành.
    Sau kỳ họp, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan đã thực hiện rà soát kỹ thuật văn bản sau thông qua. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký chứng thực Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
    Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV trên tinh thần cẩn trọng, kỹ lưỡng, bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
    Có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.
    Luật gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, trong đó, tập trung hoàn thiện các quy định, chính sách về:

    [​IMG]
    Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
    Tổ chức, quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của tổ chức tín dụng; ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối hoạt động của tổ chức tín dụng thông qua các quy định như: tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ đối với người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng;
    Tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng; mở rộng quy định người có liên quan của một số loại hình tổ chức tín dụng, giảm tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức của tổ chức tín dụng, giảm giới hạn cấp tín dụng theo lộ trình cụ thể; tăng cường công khai, minh bạch thông tin.
    Hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm an toàn hoạt động vừa tạo điều kiện để tổ chức tín dụng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, bao gồm cả cung ứng qua phương tiện điện tử; bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
    Tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách nhằm khẳng định địa vị pháp lý, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngân hàng này.
    Xử lý tổ chức tín dụng yếu kém như quy định về can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng trên cơ sở nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tổ chức tín dụng.
    Xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở luật hóa một số nội dung phù hợp tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội.
    Quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực ngân hàng.
    Ngày 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
    phankhang89 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    1186:drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 05/02/2024, Bài cũ: 05/02/2024 ---
    B và những người bạn@};-

Chia sẻ trang này