3 Phiên cuối năm Tăng trên 30 Point vượt 1205 Điểm giao cắt Vàng ____ Đón Rồng xanh 2024 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/02/2024.

3347 người đang online, trong đó có 163 thành viên. 00:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 35929 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    B bùng nổ pha 2 CTG tím:drm1@};-
    --- Gộp bài viết, 05/02/2024, Bài cũ: 05/02/2024 ---
    MA 50 nay cắt MA 200 đẹp Vẫn là B:drm1@};-
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cổ phiếu ngân hàng kéo VNINDEX áp sát đỉnh cũ. Golden Cross xuất hiện

    Điểm giao cắt Vàng, còn gọi là Golden Cross xuất hiện khi đường trung bình di động (MA) ngắn hạn cắt lên đường dài hạn. Golden Cross là một tín hiệu ưa thích của nhiều nhà đầu tư, cho thấy một thị trường tăng giá có thể đã bắt đầu và được củng cố bởi khối lượng giao dịch cao.
    [​IMG]
    Phiên 5/2, chỉ số VN-Index tăng 13,51 điểm, tương đương 1,15%, lên 1.186,06 điểm. Đáng chú ý, chỉ số [COLOR=hsl(var(--primary))]VN30-Index tăng tới 22,6 điểm, tương đương 1,92%, lên 1.197,36 điểm và có lúc đã vượt 1.200 điểm.
    Sự trở lại mạnh mẽ của "cổ phiếu vua" là nguyên nhân đẩy các chỉ số tăng mạnh. Rực rỡ nhất là CTG khi ghi nhận mức tăng kịch trần, kế đến là ACB tăng 5,9%, MBB tăng 5,52%, VIB tăng 4,69%, TCB tăng 3,95%, TPB tăng 3,71%, OCB tăng 3,1%, MSB tăng 2,96%, SHB tăng 2,62%, STB tăng 2,34%... Riêng "đầu tàu" VCB giảm nhẹ 0,33%.
    Việc cổ phiếu ngân hàng nổi sóng trong bối cảnh thanh khoản thị trường còn khá hạn chế đã khiến dòng tiền không được lan toả đều. Khi cổ phiếu ngân hàng "toả sáng" thì cổ phiếu các nhóm ngành khác diễn biến khá ảm đạm.
    Như trong phiên 5/2, cổ phiếu các nhóm ngành đa phần phân hoá với biên độ khá hẹp. Chẳng hạn với cổ phiếu chứng khoán, SSI tăng 0,43%, VND tăng 1,83%, VCI tăng 0,34%, HCM tăng 0,56% nhưng CTS giảm 0,32%, TVS giảm 0,95%, TVB giảm 0,86%.
    Đối với cổ phiếu bất động sản, trong khi VHM tăng 0,12%, KDH tăng 1,15%, KBC tăng 0,32%, PDR tăng 0,68% thì BCM giảm 1,55%, VRE giảm 2,24%, VCG giảm 0,6%, DXG giảm 0,54%, HDG giảm 0,56%, SJS giảm 0,72%.
    Nhóm sản xuất tích cực hơn một chút khi sắc xanh có phần nhỉnh hơn sắc đỏ. Trong đó, HPG tăng 0,36%, VNM tăng 0,89%, GVR tăng 1,83%, DGC tăng 0,11% còn MSN giảm 0,76%, VGC giảm 1,49%, DCM giảm 0,46%.
    Cổ phiếu các ngành năng lượng, hàng không và bán lẻ đa số biến động dưới 1%.
    Toàn sàn HoSE có 270 mã tăng giá, 72 mã đứng giá tham chiếu và 212 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức khá, đạt 16.976 tỷ đồng.[/COLOR]
    lehoala thích bài này.
  3. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    4.217
    TT đẹp quá
    BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    :-bd@};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    HAH, PVD,PVS, PVT@};-
    Luoc2020 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    HDB mạnh thật@};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Âu Mỹ xanh mạnh mai trên 12 điểm là ok:drm1@};-
  8. Tintin1012

    Tintin1012 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    694
    Dự mai dòng nào kéo vậy bác?
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Dòng Phở _ Bò: VCB, BID,CTG... B top 1, GAS,PLX, PVS,PVD,PVD, có thể SSI ko phiên mai 36 Mừng biển số sẽ phiên đầu năm @};-
    SSI Research: Năm 2024, ngành cảng biển và logistics sẽ phục hồi sản lượng
    06/02/2024 17:18 GMT+7
    Nhóm chuyên gia SSI cho rằng, chủ đề chính đối với ngành cảng biển trong năm 2024 sẽ là phục hồi sản lượng do nhu cầu xuất nhập khẩu cải thiện, trong khi, nguồn cung sẽ duy trì ổn định đến năm 2025.
    Theo Báo cáo Triển vọng Ngành Cảng biển & Logistic năm 2024, Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) nhận định, trong năm 2023 vừa qua, bức tranh toàn ngành yếu do nhu cầu ben ngoài yếu hơn chủ yếu từ các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam như Mỹ, Châu Âu.

    Cụ thể, theo số liệu Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2023, trị giá thương mại của Việt Nam giảm 8,2% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt giảm 5,8% và 10,7% so với cùng kỳ. Giá trị nhập khẩu giảm mạnh cho thấy các doanh nghiệp sản xuất kỳ vọng triển vọng phục hồi đơn hàng chưa mấy khởi sắc. Đồng thời, một số cảng biển lớn cũng dự báo khối lượng hàng hóa cũng rất hạn chế trong khoảng 1-2 tháng, do các hãng tàu không có cam kết về khối lượng dài hạn (ví dụ trong 6 tháng - 12 tháng) như thông lệ trong những năm trước.
    Về khối lượng, ngành cảng biển ghi nhận kết quả ít tiêu cực hơn, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2023. Theo dữ liệu của Vinamarine, tổng sản lượng container qua Việt Nam chỉ giảm 1% so với cùng kỳ trong khoảng 11T2023 đạt 22,6 triệu TEU.
    [​IMG]
    Tổng sản lượng hàng hóa qua cảng Việt Nam và sản lượng hàng hóa qua cảng Hải Phòng.

    Chủ đề chính đối với ngành cảng biển trong năm 2024 sẽ là phục hồi sản lượng do nhu cầu xuất nhập khẩu cải thiện (đặc biệt là từ việc bổ sung hàng tồn kho ở Mỹ/Châu Âu), trong khi nguồn cung sẽ duy trì ổn định đến năm 2025.

    Đầu tiên, theo kịch bản cơ sở của nhóm chuyên gia SSI đưa ra là nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm, nhưng sẽ không có tình trạng hạ cánh cứng/suy thoái nghiêm trọng và mất việc làm/thu nhập đáng kể, và các doanh nghiệp bán lẻ sẽ đẩy mạnh bổ sung hàng tồn kho sau khi giảm hàng tồn kho trong 1,5 năm qua. Đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo của ngân hàng trung ương sẽ là một yếu tố hỗ trợ khác cho chi tiêu của người tiêu dùng và sản xuất, tất cả động thái đều giúp khối lượng hàng hóa vận tải biển và xếp dỡ tại cảng tăng lên.
    SSI Research giả định mức tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu là 10% so với cùng kỳ trong năm 2024 và tăng trưởng sản lượng hàng hóa cũng tăng 10% so với cùng kỳ (xét về sản lượng container TEU) cho toàn ngành, đặc biệt mức tăng trưởng có thể mạnh hơn trong nửa đầu năm 2024 do mức nền so sánh thấp trong năm 2023.
    SSI Research cho rằng tăng trưởng sản lượng có thể cao hơn đối với các cảng nước sâu với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ (hoạt động nhiều hơn ở thị trường Mỹ/Châu Âu) so với các cảng trung chuyển với mức tăng 7% so với cùng kỳ (hoạt động chủ yếu ở thị trường thương mại nội Á), điều này sẽ có lợi cho những công ty có cảng nước sâu như Công ty CP Gemadept (GMD) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty CP (MVN).
    Về phía cung, SSI Research nhận thấy công suất cảng biển không có nhiều thay đổi cho đến năm 2025, khi một số cảng nước sâu lớn đi vào hoạt động như: Lạch Huyện 3&4 của CTCP Cảng Hải Phòng (PHP), Lạch Huyện 5&6 của HATECO, Gemalink 2A của GMD, và Nam Đình Vũ 3 của GMD, với tổng công suất 3,3 triệu TEU, tương đương 12% sản lượng container qua cảng của Việt Nam năm 2023.
    Các chuyên gia SSI nhấn mạnh, yếu tố hỗ trợ tăng trưởng đối với ngành vận tải biển trong năm tới một lần nữa lại đến từ căng thẳng địa chính trị. Căng thẳng địa chính trị hiện nay (chiến tranh Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas-Hezbollah tại Trung Đông, các cuộc tấn công tàu hàng gần đây của Houthi tại Biển Đỏ...) sẽ là yếu tố hỗ trợ cho ngành, đặc biệt là đối với vận tải biển vì khi xảy ra xung đột khiến các tuyến đường biển kéo dài hơn, giảm nguồn cung và hỗ trợ vận chuyển hàng hóa. Cảng biển là mảng được hưởng lợi gián tiếp từ chủ đề này, như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo phân tích gần đây, doanh thu cảng biển/TEU có xu hướng tăng trong những năm ngành vận tải biển gặp điều kiện thuận lợi như diễn biến trong năm 2021/2022.
    Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia SSI nhận thấy vận tải container sẽ là mảng được hưởng lợi lớn nhất do tỷ trọng hoạt động nhiều ở kênh đào Suez (22% giao dịch container đường biển được vận chuyển qua Suez). Nếu việc chuyển hướng khỏi kênh Suez kéo dài, chuyên gia cho rằng, sẽ có sự gián đoạn sâu rộng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và sẽ là động lực tích cực cho ngành vận tải container toàn cầu và nội địa như trong giai đoạn 2020-2022.
    [​IMG]
    Chỉ số Container Thế giới và Tiến độ bàn giao tàu mới.

    Bộ Giao thông vận tải Việt Nam phê duyệt và ký Thông tư 39/2023/TT-BGTVT quy định biểu giá mới về xếp dỡ container tại cảng biển và các dịch vụ khác cho tất cả các cảng biển Việt Nam. Đây được coi là động thái được tất cả các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong ngành chờ đợi từ lâu, nhằm tăng giá sàn cho dịch vụ xếp dỡ container lên khoảng 10% đối với cả cảng trung chuyển và cảng nước sâu so với Thông tư 54/2018/TT-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 15/02/2024. Đây được choyếu tố hỗ trợ ngành, đặc biệt là các cảng biển có công suất hoạt động cao và nằm ở những vị trí ít bị cạnh tranh hơn (khu vực cảng nước sâu như Lạch Huyện và Cái Mép).

    Do đó, nhóm chuyên gia kỳ vọng lợi nhuận ngành sẽ được hỗ trợ từ sự tăng trưởng về sản lượng hàng hóa tại các cảng biển và giá cước/giá thuê tàu có thể cao hơn ở các hãng tàu.
    Về cảng biển: Chuyên gia SSI kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ngành cảng biển sẽ ở mức 15 - 20% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng về sản lượng và giá cước trung bình được cải thiện tại một số cảng.
    Các khu vực cảng nước sâu (như Lạch Huyện và Cái Mép) có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với mức nền so sánh thấp trong nửa đầu năm 2023, trong khi các cảng trung chuyển cũng ghi nhận sản lượng tăng trưởng.
    "Chúng tôi dự báo cạnh tranh về giá giữa các cảng sẽ rất khốc liệt do các hãng tàu có lợi nhuận rất thấp với mức giá cước hiện tại và vẫn chịu áp lực cắt giảm chi phí", SSI nhận định.
    Về ngành vận tải container có thể gặp ít áp lực hơn về lợi nhuận (giảm khoảng 10-15% svck), khi căng thẳng địa chính trị làm giảm áp lực giảm giá cước trong 2024. Nguồn cung đội tàu sẽ tăng đáng kể trong năm 2024 do số lượng tàu giao mới dự kiến sẽ chiếm 10,4% tổng nguồn cung tổng đội tàu, cao nhất kể từ năm 2010.
    Ngoài ra, giá cước được dự đoán sẽ dần ổn định khi cung và cầu đạt điểm cân bằng hơn, mặc dù vẫn ở mức cao so với lịch sử. Tuy nhiên, căng thẳng Biển Đỏ leo thang hoặc kéo dài được coi là yếu tố hỗ trợ cho vận tải hàng hóa trong tình hình cung cầu vốn đã thắt chặt đối với tàu chở dầu do xung đột Nga-Ukraine.
    Vận chuyển hàng rời tiếp tục đầy hứa hẹn nhờ từ cả cung và cầu, thúc đẩy sản lượng-dặm của tàu. Về phía cầu, sau sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023, sự tăng trưởng của ngành chở hàng khô có thể được hỗ trợ bởi cả các yếu tố ngắn hạn (mùa thu hoạch ngũ cốc ở Mỹ, vận chuyển qua kênh đào Panama bị hạn chế) và các yếu tố dài hạn (nhu cầu than và sắt của Trung Quốc, căng thẳng địa chính trị đang diễn ra).
    Về phía cung, rủi ro về tăng trưởng nguồn cung mạnh là không đáng kể do lượng tàu đặt đóng mới hiện tại ở mức thấp lịch sử chỉ bằng 8% số tàu hiện có. Vì vậy, chúng tôi cho rằng giá cước vận chuyển hàng rời sẽ vẫn ở mức cao và biến động trong môi trường như vậy, tạo ra cả cơ hội và rủi ro cho các hãng vận tải hàng rời như VOS và VNA.
    "Ngành logistics có thể ghi nhận sự phục hồi về sản lượng nhờ hoạt động sản xuất tăng cao, điều này có thể làm giảm áp lực lên giá cước trung bình. Chi phí nhiên liệu giảm cũng là một yếu tố tích cực đối với chi phí. Chúng tôi nhận thấy mảng chuyển phát ghi nhận kết quả vượt trội trong ngành, với mức tăng trưởng sản lượng dự kiến là 20% so với cùng kỳtrong vài năm tới", trích báo cáo của SSI.
    BigDady1516 đã loan bài này
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    PV Gas: Trữ tiền "khủng" với 41.000 tỷ đồng
    06/02/2024
    PV Gas có gần 41.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, tăng 18% so với đầu năm, mang lại khoảng 5,5 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng mỗi ngày.
    Trong quý IV/2023, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) ghi nhận mức doanh thu tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 22.571 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn trong kỳ tăng gần 8%, dẫn đến việc biên lãi gộp thu hẹp từ 22,1% cùng kỳ xuống còn 18% trong quý này.

    Doanh thu tài chính của PV Gas trong quý đạt 544 tỷ đồng, tăng 11,2%, chủ yếu là do lãi tiền gửi ngân hàng. Trái lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế của PV Gas giảm 17% so với cùng kỳ, đạt 2.775 tỷ đồng.
    PV Gas giải thích rằng giá dầu bình quân quý IV/2023 giảm 5% xuống còn 84,05 USD/thùng, cùng với sản lượng khí khô tiêu thụ giảm 43%, trong khi sản lượng khí LPG tiêu thụ tăng 34%. Toàn bộ năm 2023, giá dầu Brent bình quân là 82,6 USD/thùng, giảm 18% so với năm 2022, và sản lượng khí khô tiêu thụ giảm 6%, Condensate giảm 16%, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
    Tổng cộng, lũy kế cả năm 2023, doanh thu và lợi nhuận của PV Gas giảm so với năm trước, với doanh thu thuần gần 90.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là gần 12.000 tỷ đồng. Con số này giảm đáng kể so với kỷ lục năm 2022, với doanh thu hơn 100.000 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 15.000 tỷ đồng.
    Năm, PV Gas đặt mục tiêu doanh thu thuần là 76.440 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 6.540 tỷ đồng cho năm 2023. Kết quả trên vượt gần 18% kế hoạch doanh thu và vượt hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm.
    Tại cuối năm 2023, tổng tài sản của PV Gas đạt 87.754 tỷ đồng, trong đó lượng tiền và tiền gửi ngân hàng chiếm 46% tổng tài sản, tăng 6% so với đầu năm. PV Gas cũng giữ "khoản tiền khủng" với gần 41.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi, tăng 18% so với đầu năm, mang lại khoảng 5,5 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng mỗi ngày.
    Tài sản cố định của doanh nghiệp đạt 19.532 tỷ đồng, trong khi nợ ngắn hạn và phải thu ngắn hạn từ khách hàng tăng mạnh. PV Gas giữ "con nợ" lớn nhất đối với Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) với hơn 2.440 tỷ đồng. Ngoài ra, nợ ngắn hạn của công ty tăng 20%, lên gần 15.000 tỷ đồng, trong đó vay nợ ngắn hạn tăng mạnh.
    PV Gas đã giảm nợ vay dài hạn gần 30%, còn 4.300 tỷ đồng. Tổng nợ vay tài chính của PV Gas đến cuối năm 2023 là 5.874 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn đối với các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Taipei Bank, SeABank, SHB, với vốn chủ sở hữu cuối quý 4/2023 là 65.299 tỷ đồng, trong đó có gần 24.000 tỷ đồng là quỹ đầu tư phát triển và 16.880 tỷ đồng là lợi nhuận chưa phân phối.
    Mảng LNG là tâm điểm trong 3 năm tới
    Tại Báo cáo triển vọng về GAS, SSI Research cho biết, bên cạnh đại dự án Lô B hiện tại, GAS dự kiến sẽ khai thác dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026, Sư Tử Trắng 2B cũng là một dự án lớn đang được triển khai, với tổng sản lượng khai thác là 8 tỷ m3 và nguồn cung hàng năm là khoảng 1,2 triệu m3.
    Tuy nhiên, dự án dự kiến sẽ khai thác dòng khí lần đầu tiên vào năm 2027. Trong vài năm tới, có thể có thêm một số nguồn khí từ một số bể nhỏ như Kình Ngư Trắng (năm 2024) ở vùng biển Đông Nam Bộ, như cũng như Nam Du-U Minh và Khánh Mỹ ở vùng biển Tây Nam, nhưng tổng nguồn cung của các bể khí nổi bật trong nước dự kiến vẫn sẽ giảm khoảng 500 triệu m3/năm trong 2-3 năm tới.
    Nhờ đó, mảng LNG sẽ là nguồn bổ sung chủ yếu bù đắp cho sự sụt giảm nguồn cung trong nước trong những năm tới. GAS đã và đang làm việc với Chính phủ và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án LNG như cam kết sản lượng mua khí, hay chuyển giá khí vào giá bán điện.
    Theo dự phóng của chuyên gia SSI Research, lợi nhuận sau thuế thực tế của PV GAS trong năm 2024 11.600 tỷ đồng.

Chia sẻ trang này