42 lời kinh của Phật - Mỗi ngày một lời dạy

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tuanlong1710, 13/08/2010.

4081 người đang online, trong đó có 328 thành viên. 14:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14979 lượt đọc và 255 bài trả lời
  1. gacvuon

    gacvuon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2009
    Đã được thích:
    6.543
    Vì đến năm thứ 5000, nhân loại thành PHẬT hết cả.
  2. superinvestor

    superinvestor Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Trải qua một thời-gian lâu dài từ khi Ðức Phật xuât-hiện đến nay, tài-liệu bị thất-lạc nhiều, nên có nhiều thuyết khác nhau về niên-lịch Giáng-Sinh của Ðức Phật. Tuy nhiên, ngày nay để được thống-nhất toàn vẹn về niên-lịch Phật Giáo thế-giới họp tại Ðông-Kinh năm 1952, đã thỏa thuận rằng ngày trăng tròn tháng hai của xứ Ấn Ðộ (tức ngày rằm tháng tư âm-lịch) năm 624 trước Jésus Christ ra đời là ngày Ðàn-sanh của Ðức Phật Thích-Ca. Như vậy, tính đến năm nay (1964) thì Ðức Phật Giáng-sinh đã được 2588 năm (1964+624). Nhưng nếu chúng ta thấy ghi Phật-lịch 2508 (tính đến năm Tây-lịch là 1964) là vì Tổng-hội Phật Giáo Quốc-Tế lấy năm nhập Niết-bàn của Ðức Phật làm năm đầu kỷ-nguyên, chứ không phải lấy năm sinh (2588-80 năm đời Ðức Phật =2508)
  3. superinvestor

    superinvestor Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời này rất hay, tuy rằng chưa đủ ý. =D>
  4. superinvestor

    superinvestor Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ dù có ông Phật hay không có ông Phật thì Phật Giáo vẫn tồn tại. Nếu có thể dùng lời mà nói về Phật Giáo được thì chắc tôi cũng chả biết cái gì đâu, thôi thì tôi nôm na dùng ngôn ngữ nói vài cái câu có tính dẫn ý cho dù là không đúng. Hiểu nôm na Đạo của Phật nó tồn tại khách quan như một quy luật không phụ thuộc vào việc có hay không có ông Phật, ông ấy chỉ là một nhà tiên tri, ông ấy tiên đoán rằng 5000 năm sau loài người sẽ giác ngộ hoàn toàn và nếu ai cũng giác ngộ như là chúng ta ăn cơm, thở không khí để sống vậy thì Phật giáo đâu có tồn tại nữa chứ. :)
  5. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Em xin trả lời về 5000 năm như thế này:
    Phật Nói:
    Kinh Pháp Diệt Tận
    Như thật tôi nghe, một thời Đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như Lai sẽ nhập niết-bàn trong vòng ba tháng nữa, nên các tỷ-khưu, tỷ-khưu ni cũng như vô số các loài hữu tình đến để cung kính đảnh lễ. Thế tôn tĩnh lặng , ngài không nói một lời và hào quang không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi:
    “Bạch Thế tôn, từ trước đến nay bất lúc (kỳ khi) nào Thế tôn thuyết pháp, ánh sáng oai nghi của Thế tôn đều tự nhiên xuất hiện, nhưng hôm nay trong đại chúng, không thấy ánh hào quang ấy từ Thế tôn tỏa ra nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong muốn nghe Đức Thế tôn giảng giải.”
    Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, cho đến khi A-nan cầu thỉnh đến ba lần, lúc đó Đức Phật mới bảo A-nan:
    “Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục , ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau.
    “Vào lúc ấy, sẽ có các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán hết sức tôn kính, siêng năng tu đức, được mọi người kính trọng tiếp đãi., họ đều giáo hóa bình đẳng. Những người tu đạo này thường cứu giúp kẻ nghèo, quan tâm người già, cứu giúp người gặp cảnh nghèo cùng khốn ách. khuyến khích mọi người thờ phượng, hộ trì kinh tượng. Họ thường làm công đức, hết lòng từ bi làm lành, không hại kẻ khác. hy sinh giúp đỡ không tự lợi mình , thường nhẫn nhục nhân hòa.
    “Nếu có những người như vậy, thì các tỷ-khưu tà ma đều ganh ghét họ, ma quỷ sẽ nổi ác phỉ báng , xua đuổi trục xuất các vị tỷ-khưu chân chính ra khỏi tăng viện. Sau đó, các tỷ-khưu ác ma này không tu đạo đức , chùa chiền tu viện sẽ bị hoang vắng, cỏ dại mọc đầy. Do không chăm sóc bảo trì, chùa chiền trở thành hoang phế và bị lãng quên, các tỷ-khưu ác ma sẽ chỉ tham lam tài vật tích chứa vô số của cải không chịu buông bỏ, không tu tạo phước đức.
    “Vào lúc đó các ác ma tỷ-khưu sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỷ-khưu và nữ tỳ thành tỷ-khưu ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta, xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh, tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ . Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn. vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiế ng , ra vẻ tao nhã để mong cúng dường.
    Khi mạng căn của các ma ác tỷ-khưu này chấm dứt, thần thức của họ liền đọa vào địa ngục A-tỳ. Đã phạm phải 5 tội trọng, nên họ phải tái sinh liên tục chịu khổ trong loài quỷ đói và súc sinh. Họ sẽ nếm những nỗi thống khổ trong vô số kiếp nhiều như cát sông Hằng. Khi tội h ết, họ sẽ tái sinh ở những vùng biên địa, nơi không có Tam bảo lưu hành.
    “Khi chánh pháp sắp biến mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng và sẽ không còn ai giảng pháp . Những vị sa-môn chân chính sẽ bị xem như đất phân và không ai tin ở các vị ấy nữa. Khi chánh pháp sắp suy tàn, chư Thiên sẽ bắt đầu khóc lóc, sông sẽ khô cạn và năm thứ cốc loại không chín (mất mùa, đói kém). Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng phải làm việc cực khổ, quan chức địa phương mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý, đều ưa thích rối loạn. Người ác gia tăng nhiều như cát dưới biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một hoặc hai người.
    “Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc . Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh dịch nên sẽ chết trẻ, thường là trước 60 tuổi. Khi mạng sống của nam giới giảm, thì mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc đến 100 tuổi.
    «Những dòng sông lớn sẽ dâng cao bất thường không đúng với chu kỳ tự nhiên, nhưng con nguời không để ý hoặc không quan tâm. Khí hậu khắc nghiệt được xem là điều bình thường. Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau không phân quý tiện, chìm đắm, trôi nổi như cá rùa kiếm ăn .
    «Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi tr ục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm , kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến , giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.
    «Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn, Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.
    «Thời kỳ này sẽ kéo dài suốt mười triệu năm. Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, n ăm thứ cốc loại tươi tốt , cây cối sum suê cao lớn, và loài người sẽ cao đến tám trượng (hơn 24 mét, ) tuổi thọ trung bình của con người sẽ đến 84.000 năm, chúng sanh được độ khó có thể tính đếm được.»
    Ngài A-nan thưa thỉnh Đức Phật :
    «Bạch Thế tôn, chúng con nên gọi Kinh này là gì, và làm thế nào để phụng trì kinh ấy?»
    Đức Phật bảo :
    «Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận. Hãy dạy cho mọi người truyền bá rộng rãi kinh này. Những ai truyền bá kinh nầy, công đức của những người ấy không thể nghĩ bàn, không thể nào tính đếm được.»
    Khi bốn chúng đệ tử nghe nói kinh này rồi, họ đều rất đau lòng và buồn tủi, mỗi người đều phát tâm tu đạo để đạt đến quả vị Thánh tối thượng, họ cung kính đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.
    http://www.youtube.com/watch?v=soEYxfHtGO4
  6. superinvestor

    superinvestor Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc search trên google roài, nhiều chữ quá mà cũng không rõ ý, dù sao cũng cảm ơn :))
  7. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Ði tu cũng là lao động và sản xuất[19]

    Phật nhập hạ thứ 11 tại đồi Ekanala, thuộc làng Dakkhinagiri, phía nam thành Rajagriha. Dưới đây là bài kinh Kasi-Bharadvaja sutta:
    Một thời, đức Phật ngụ tại đồi Ekanala, trong làng Dakkhinagiri, một làng theo Bà-la-môn giáo của xứ Magadha. Lúc ấy 500 tay cày làm việc cho ông Bà-la-môn Kasi Bharadvaja sắp sửa ra đồng. Ðức Phật đắp y mang bát đến nơi người ta đang phân phối thức ăn và đứng sang một bên. Vị Bà-la-môn Kasi Bharadvaja thấy vậy nói:
    - Này tôn giả, tôi cày bừa và gieo mạ, nhờ đó tôi mới có ăn. Ông cũng vậy, này tôn giả, ông cũng nên cày bừa và gieo mạ để có ăn.
    - Này ông Bà-la-môn, Như Lai cũng cày bừa và gieo mạ vậy. Ðã cày bừa và gieo mạ xong rồi, bây giờ Như Lai mới ăn.
    - Nhưng nào tôi có thấy cây cày, cái ách, lưỡi cày của tôn giả đâu? Tôi cũng không thấy con bò hay cây roi của tôn giả Gotama đâu cả. Tôn giả tự xưng là nông dân, nhưng chúng tôi có thấy những lằn cày của tôn giả đâu. Vậy xin tôn giả cho chúng tôi biết tôn giả cày ở đâu?
    - Ðức tin (saddha) là hột giống, kỷ luật (tapo) là mưa, trí huệ (panna, prajna) là cái ách và cây cày, khiêm tốn (hiri) là cán cày, tâm (mano) là dây cương, và niệm (sati) là lưỡi cày và cây roi.
    Như Lai sống với sáu căn thu thúc, hành động và lời nói chính đáng, ăn uống độ lượng. Như Lai đã dùng sự chân thật để cắt những cọng cỏ dại. Thành đạt đạo quả tối thượng là mở dây thả bò (giải thoát).
    Tinh tấn (viriya) là loài thú chở nặng đã đưa Như Lai đến trạng thái an tịnh (Niết-bàn). Không còn phiền não, trực chỉ, thẳng tiến, không bao giờ quay trở lại nữa. Ðó, lằn cày của Như Lai đã thực hiện như thế đó. Kết quả của nó là trạng thái bất sanh bất diệt. Ðã kéo xong lằn cày này thì không còn phiền muộn âu sầu nữa.
    Nghe xong, vị Bà-la-môn Kasi-Bharadvaja bới đầy một chén cơm trộn sữa dâng lên đức Phật và nói:
    - Cầu xin tôn giả Gotama độ chén cơm trộn sữa này. Tôn giả quả thật là một nông dân vì ngài đã trồng một loại cây trổ trái "vô sanh bất tử".
    - Vật thực nhận lãnh do sự giảng đạo không thích đáng cho Như Lai dùng. Này ông Bà-la-môn, đó là thông lệ của bậc Ðại Giác. Ðấng Chánh Biến Tri không thể dùng vật thực ấy. Nếu ông muốn cúng dường, xin để đến một hôm khác.
    Vị điền chủ rất cảm phục, sụp xuống lạy Phật và xin quy y tam bảo.Ể

    Phật dạy Rahula giữ chánh niệm trong lúc đi khất thực[20]

    Sau mùa an cư thứ 11, Phật lại đi hoằng hóa về hướng tây bắc. Cuối mùa thu năm ấy Phật tới Sravasti. Ðây là lần đầu tiên thầy Svastika đến tinh xá Jetavana. Thầy thấy tinh xá rất đẹp và đầy đủ tiện nghi cho sự tu học. Khung cảnh đã tươi mát mà khí hậu lại đầm ấm. Thấy Svastika, thầy nào cũng chào hỏi vui vẻ vì biết rằng thầy là nguyên nhân Phật nói kinh Chăn Trâu tại Venuvana.
    Một buổi sáng, trong khi ôm bát đi khất thực sau lưng Phật, Rahula đánh mất chánh niệm (samma-sati). Tuy vẫn bước đi theo mọi người, tâm chú đang nghĩ vớ vẩn đến chuyện khác. Chú tự hỏi nếu ngày xưa Phật không đi tu thì không biết bây giờ Phật đang làm gì và mình đang làm gì. Chú đã nghe kể lại là khi Phật mới sanh, có các nhà tiên tri đoán rằng nếu Phật không đi tu thì sẽ trở nên một vị chuyển luân thánh vương, tức một vị đại đế có quyền hành rộng lớn trên nhiều vương quốc. Không biết đời sống của một vị chuyển luân thánh vương ra sao? Và nếu Phật làm chuyển luân thánh vương thì chú đang làm gì? Nhìn đức Phật đang đi phía trước, chú lại nghĩ thân hình của đức Thế Tôn, cha ta, thật uy nghiêm đẹp đẽ, thân hình của ta cũng đẹp đẽ không kém. Vì đang nghĩ vơ vẩn nên bước chân, hơi thở và dáng đi của chú không còn an trú trong uy nghi nữa. Lạ quá, Phật đi phía trước mà ngài cảm thấy được điều đó. Phật biết là chú mất chánh niệm. Ngài dừng bước, quay trở lại. Tất cả các vị khất sĩ cũng dừng bước. Phật bảo Rahula:
    - Này Rahula, con có theo dõi hơi thở và duy trì chánh niệm không?
    Rahula cuối đầu, im lặng. Phật dạy:
    - Muốn an trú trong chánh niệm thì phải duy trì hơi thở có ý thức. Trong khi đi khất thực, ta phải thực tập thiền quán. Ta có thể quán sát về tính cách vô thường, vô ngã của những yếu tố tạo nên muôn loài chúng sanh là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bất luận hình dáng đẹp đẽ hay xấu xa, hay thế nào đi nữa, con cũng phải quán sát như vầy: "Cái này không phải của ta (N'etam mama); cái này không phải là ta (N'eso' ham' asmi); cái này không phải là linh hồn của ta (Na me so atta)[21]". Nếu ta duy trì hơi thở có ý thức thì ta mới thực hành thiền quán có kết quả và không bị mất chánh niệm.
    Nói xong, Phật quay lại và tiếp tục đi. Ðược sách tấn, tất cả mọi người đều chú ý vào hơi thở để duy trì chánh niệm. Nhưng một lúc sau, Rahula tách ra khỏi hàng ngũ các vị khất sĩ, đến ngồi dưới một gốc cây trong cụm rừng bên đường. Thấy thế, Svastika cũng rời hàng ngũ và đi theo Rahula. Thấy Svastika tới gần, Rahula nói:
    - Sư huynh cứ đi khất thực với các thầy đi. Tôi không còn lòng dạ nào mà đi khất thực nữa. Tôi vừa bị Phật quở (rầy) trước đại chúng là đánh mất chánh niệm. Tôi phải dành cả ngày hôm nay để thực tập thiền quán. Tôi xấu hổ lắm.
    Biết không làm gì hơn được, Svastika từ giã Rahula, trở lại nhập đoàn với các vị khất sĩ. Trên đường về, đại đức Sariputta đã cùng Svastika ghé lại cụm rừng để đón Rahula về tinh xá. Svastika chia xẻ phần ăn của mình xin được vào bát của Rahula. Sau giờ thọ trai, thầy Sariputta bảo Rahula đến gặp Phật. Svastika xin được đi theo.
  8. typhuCKVN

    typhuCKVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2007
    Đã được thích:
    464
    Mạt: Cái ngọn, cuối, hết, hèn mọn. Pháp: giáo lý của một nền tôn giáo.
    Mạt pháp là thời kỳ cuối cùng của một nền tôn giáo mà lúc đó, giáo lý bị sửa cải sai lạc, thất chơn truyền, làm cho người tu lầm lạc và không thể đắc đạo.
    Theo Phật giáo, Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca sẽ trải qua ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp.
    1. Thời kỳ Chánh pháp: kể từ lúc Đức Phật nhập diệt cho đến 500 năm sau. Giáo pháp của Phật được các đệ tử giữ gìn nguyên vẹn, nên số người tu đắc đạo rất nhiều.
    Trong Luật Tạng có ghi mấy lời của Đức Phật Thích Ca như vầy: Nền Chánh pháp của ta đáng lẽ trụ thế 1000 năm hoặc lâu hơn nữa, nhưng trót vì ta đã cho hàng phụ nữ xuất gia, nên nền Chánh pháp bị giảm bớt, chỉ trụ thế 500 năm mà thôi. (Trích Phật Học Từ Điển I của Đoàn Trung Còn, trang 375)
    2. Thời kỳ Tượng pháp: (Tượng là giống)
    Trong khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Chánh pháp là thời kỳ Tượng pháp, giáo lý của Phật có bị sửa đổi nhưng vẫn còn giống với giáo pháp ban đầu, nên số người tu đắc đạo khá nhiều, nhưng ít hơn thời kỳ Chánh pháp.
    3. Thời kỳ Mạt pháp:
    Trong khoảng 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Tượng pháp là thời kỳ Mạt pháp, giáo lý của Phật lần lần bị sửa cải nên sai lạc gần hết, không còn giống với Chánh pháp ban đầu. Người tu không biết sai lạc chỗ nào, cứ theo đó mà tu nên đi vào chỗ lầm lạc, tu nhiều mà đắc đạo rất ít.
    "Trong Kinh Luật có ghi ba thời kỳ: Chánh pháp, Tượng pháp, và Mạt pháp, đặng cho biết rằng:
    - Trong thời kỳ Chánh pháp, dễ tu chứng và rất nhiều người tu chứng vì Chánh pháp đương thạnh hành.
    - Trong thời kỳ Tượng pháp, hơi khó tu chứng và số người tu chứng ít hơn vì đạopháp mường tượng với Chánh pháp.
    - Đến thời Mạt pháp, rất khó tu chứng và rất ít người tu chứng, vì là lúc cuối cùng của nền Đạo."
    Sau thời kỳ Mạt pháp là thời kỳ diệt vong.
    Hiện nay đang là thời kỳ Mạt pháp của Tam giáo: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.
    Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong thời kỳ Mạt pháp của Tam giáo là để chấn hưng Tam giáo trở lại cho hoàn toàn.
    TNHT: Thời kỳ Mạt pháp nầy, khiến mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.
  9. tuanlong1710

    tuanlong1710 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Bạn à, mình đưa ra câu hỏi ko ăn nhập vì sao ?
    Vì mình chưa bao giờ nghe thấy lời tiên tri 5000 năm mà bạn nói [};-[};-[};-
  10. koni

    koni Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/04/2010
    Đã được thích:
    32
    ngu di cu

Chia sẻ trang này