6 lý do để bán hết cổ phiếu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binhminh46dd, 16/07/2008.

4486 người đang online, trong đó có 276 thành viên. 09:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14331 lượt đọc và 227 bài trả lời
  1. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác LEXUSGS460 bán đúng đỉnh đẹp quá,
  2. sharemaster

    sharemaster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2006
    Đã được thích:
    5
    Dầu thô được sinh ra theo 1 khái niệm đơn giản là do xác động vật từ thời xa xưa hoá thạnh dưới lòng đất , đến nay con người khoan xuống lòng đất rồi lấy bơm và hút những hoá thạch này lên , nhựng hoá thạch này gọi là dầu thô , rồi đem lọc thành xăng dầu sử dụng , tuy nhiên sản lượng khai thác sẽ cạn dần đi tức là nguồn cung này sẽ cạn kiệt , việc cạn kiệt này sẽ diễn ra với tất cả những quốc gia đang khoan và khai thác dầu mỏ , nghĩa là các quốc gia này đều phải đối mặt với việc cạn kiệt dầu mỏ chứ không riêng gì ở Việt Nam , ở các quốc gia nhiều dầu mỏ như ở Trung Đông chỉ cần khoan xuống lòng đất hoặc khoan xuống lòng đáy biển vài trăm mét là đã có dầu phụt lên và rồi họ sẽ khác vì thế trữ lượng dầu mỏ của họ rất nhiều , còn ở Việt Nam muốn khai thác có dầu thì trước tiên là khoan thăm dò ở xuống dưới lòng đáy biển xuống độ sâu 3.500 đến 4.500 mét mới có dầu , nếu không có dầu thì mất toi khoảng 550 - 600 tỷ VND cho 1 giếng khoan kéo dài 5 - 6 tháng , việc khai thác dầu ở VN theo dự đoán sẽ còn khai thác được khoảng gần 20 năm nữa là dầu sẽ cạn kiệt , đây chỉ là dự đoán , tất nhiên máy mọc không thể đưa ra con số cụ thể và chính xác , về lâu dài thì khả năng cạn kiệt dầu mỏ ở VN sẽ sảy ra là điều tất yếu nhưng liệu được lâu hay là nhanh mà thôi và điều này cũng sẽ diễn ra với tất cả các quốc gia có dầu mỏ , hiện nay không còn xác động vật để có thể hoá thạch làm ra dầu mỏ bởi vì động vật đều được sử dụng , cá dưới biển đều được đánh bắt nên kg lấy đâu ra nguồn hoá thạch để làm ra dầu thô >>>> Về lâu dài sẽ cạn kiệt , tuy nhiên bao lâu thì không thể nói trước được , Indonexia là nước duy nhất ở Đông Nam Á nằm trong Opec ( các nước xuất khẩu dầu mỏ ) từ 1 nước xuất khẩu dầu mỏ đến nay Indonexia đã phải nhập khẩu dầu mỏ do sản lượng khai thác cạn dần


    Yên tâm đi bác Binhminh , dầu mỏ VN còn nhiều , vấn đề là chưa tìm ra chỗ đó thôi , đến khi bác về già lúc đó may ra VN mới cạn dần sản lượng dầu mỏ !



    3 năm đốn củi đốt 1 giờ !



    Được sharemasterVungTau sửa chữa / chuyển vào 11:35 ngày 20/07/2008
  3. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Làm thế nào để chống tình trạng Đôla hóa? Dưới đây là góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng.

    Từ năm 2000 đến nay, cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu được công bố theo tín hiệu thị trường: lấy mức tỷ giá bình quân hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm đóng cửa ngày làm việc hôm trước để công bố cho ngày mở cửa hôm sau và "cộng, trừ" một biên độ hẹp cho các ngân hàng thương mại kinh doanh.

    Tuy nhiên, do nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm qua phát triển khá ổn định, nên cơ bản tỷ giá VND/USD "được neo" tự nhiên và ổn định vào đồng USD là đồng tiền chiếm 90% doanh số thanh toán xuất - nhập khẩu.

    "Vũ điệu" tỷ giá sụt - trồi - đứng - tăng mạnh

    Riêng năm 2007 do có làn sóng ngoại tệ tràn vào tăng đột biến nên cho dù đã được Ngân hàng Nhà nước can thiệp rất mạnh song tỷ giá vẫn giảm trong suốt cả năm 2007 (tỷ giá chỉ tăng dưới 1% so với lạm phát 2007 là 12,63%), sau đó gần 3 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giảm, giá trị đồng USD đã có lúc chạm tới con số 15.300đ/USD trên thị trường tự do.

    Nhưng từ tuần cuối tháng 3 đến hết tháng 4/2008, đồng USD đã lại tăng giá đột ngột trở lại, sau đó ổn định tạm thời xung quanh 16.200đ/USD rồi từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2008 lại tăng mạnh, đặc biệt trong tuần giữa tháng 6/2008 có ngày tăng rất mạnh lên trên 19.500đ/USD, nhưng 10 ngày tháng 7/2008 trở lại đây, tỷ giá lại dần trở về trạng thái bình thường xung quanh 16.800đ/USD. Đây là những dấu hiệu bất ổn.

    Nội hàm của sự bất ổn này nếu loại trừ những nhân tố khách quan tác động từ nước ngoài, thì có 3 nguyên nhân chính từ phía chính sách quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo.

    Thứ nhất, do tình trạng Đôla hoá trên thị trường tài chính Việt Nam còn khá phổ biến trên tất cả các chức năng tiền tệ, đặc biệt là chức năng phương tiện thanh toán, trao đổi và chức năng tín dụng qua ngân hàng thương mại... đã tạo môi trường cho các hoạt động đầu cơ mỗi khi xuất hiện những biến động về ngoại tệ.

    Thứ hai, nhập siêu 6 tháng đầu năm 2008 đã lên tới trên 14 tỷ USD (chủ yếu rơi vào 4 tháng đầu năm), cao kỷ lục từ trước đến nay.

    Thứ ba, không ngoại trừ có một lượng nội tệ nằm tại các quĩ đầu tư và tại các quĩ tiền mặt của các chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam đã mua vào khá nhiều Đôla để chuyển đổi tiền tệ, tạo tâm lý bất ổn để đầu cơ tiền tệ ngay trên thị trường tiền tệ Việt Nam cùng với những hành vi vi phạm của một số đại lý thu đổi ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại đã tự ý găm ngoại tệ để đầu cơ không bán lại cho ngân hàng theo cam kết...

    Ngoài ra còn một số lý do gián tiếp khác là các tín hiệu phát ra từ nền kinh tế đầu tầu thế giới là Mỹ rất biến động.

    Đề xuất giải pháp quản lý ngoại hối

    Vì vậy, về giải pháp chính sách về quản lý ngoại hối nói chung và về điều hành tỷ giá nói riêng, xin đề xuất như sau:

    Về quan điểm chính sách, cần đối xử với Đôla như đối xử với một loại hàng hoá nhập khẩu hơn là đối xử như với một liên minh tiền tệ lẫn lộn các chức năng với nội tệ trên thị trường tài chính trong nước. Không nên "cố" neo tỷ giá vào đồng USD, cần phải để thị trường ngoại hối phán quyết sức mua đã "tụt dốc" rất lớn của đồng USD so với hầu hết các đồng tiền quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

    Trong khi giá cả đồng USD trên thị trường tiền tệ quốc tế và lãi suất trong chính nước Mỹ giảm thì tại Việt Nam lãi suất huy động và cho vay đồng USD lại có xu hướng gia tăng. Điều đó chứng tỏ cơ chế quản lý ngoại hối là có vấn đề mà chỉ có Việt Nam mới gặp phải.

    Lý do là nhiều nước trên thế giới không cho phép có hoạt động tín dụng ngoại tệ, đặc biệt là loại tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Nhiều nước cũng có luật cấm nghiêm ngặt việc thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa bằng ngoại tệ.

    Hiện nay, ở nhiều ngân hàng thương mại nước ta đã có dấu hiệu nghịch lý về đồng USD, biểu hiện qua hiện tượng: "thiếu tiền, thừa vốn". Do lãi suất huy động ngoại tệ tăng, cùng với tỷ giá có xu hướng tăng và đứng ở mức cao nên lượng "tiền gửi ngoại tệ" tăng, trong lúc tiền mặt ngoại tệ để "mua đứt bán đoạn" lại hiếm.

    Tại Việt Nam tình trạng Đôla hoá rất cao, nên khi lạm phát bùng nổ thì ngoại tệ "lên ngôi" ngay cả khi chính nó đang bị mất giá rất mạnh ở "quê hương" của nó và ở khắp các nền kinh tế công nghiệp phát triển, trong khi tại Việt Nam một số không ít cửa hàng, khách sạn cao cấp lại ngang nhiên niêm yết giá, thu tiền bán hàng bằng Đôla và từ chối thanh toán bằng nội tệ!

    Do đó, cần sử dụng cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho cơ chế tín dụng ngoại tệ... Cùng với việc chuyển này, cần phải tạo cơ chế cho phát triển mạnh thị truờng ngoại hối kèm theo việc kiểm soát chặt các hoạt động Đôla hoá, trong đó bao gồm cả việc cho phát triển mạnh các giao dịch phái sinh ngoại hối để các bên tham gia thị trường tự bảo vệ truớc những biến động rủi ro về tỷ giá. Phải tuân theo nguyên tắc: "Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ tiêu VND".

    Cần ban hành ngay văn bản qui phạm pháp Luật về việc thanh tra, kiểm soát mọi hành vi vi phạm việc sử dụng đồng ngoại tệ trong thanh toán trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.

    Về thái độ chính sách, phải coi tỷ giá là một phạm trù giá cả trên thị trường ngoại hối để làm phương tiện chuyển đổi quyền sở hữu tiền tệ theo qui luật của nó. Mọi nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia phải được thống nhất quản lý, lưu giữ tại Ngân hàng Trung ương.

    Nếu có lộ trình đủ hợp lý triển khai các nội dung đề xuất nói trên, người viết bài tin tưởng rằng thị trường ngoại tệ Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định và quan hệ tỷ giá sẽ vận động đúng theo quan hệ cung - cầu theo thị trường xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế thực của Việt Nam.
  4. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác sharemasterVungTau đúng là dân trong nghề có khác, không biết đến đời cháu chúng ta thì lấy đâu dầu mỏ để đốt đây ? lúc đó có lẽ chiến tranh liên miên về dầu mỏ và sự suy tàn của thế giới loài người.




    Được binhminh46dd sửa chữa / chuyển vào 22:20 ngày 20/07/2008
  5. doanthanhtung

    doanthanhtung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ở chỗ, nhập khẩu dầu thô để lọc dầu thành các sản phẩm từ dầu mỏ, lọc nhiều quá dùng trong nước không hết thì lại bán cho nước ngoài. Có thế thôi mà cũng chim lợn được. VN đang là nước xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng --> nước nhập khẩu dầu thô --> xuất khẩu xăng trong tương lai không xa. Mà các bác cũng biết sản phẩm tinh bao giờ cũng giá trị hơn sản phẩm thô.

    Các bác có biết Nhật Bản có con tầu sản xuất bột giấy ở giữa biển đông, nó nhập khẩu dăm bào của Việt nam qua các tầu trung chuyển ra con tầu ấy, sản xuất thành bột giấy (chất thải đổ xuống biển nhé), sau đó cho nhập khẩu lại Việt Nam giá cao gấp 10 lần không?

    Do đó việc chủ topic đưa những thông tin như vậy lên không phải vì cộng đồng này mà là vì lợi ích của các nhân đồng chí. Ôi một con CHIM LỢN nổi tiếng. bác.


    Được doanthanhtung sửa chữa / chuyển vào 11:50 ngày 20/07/2008
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.004
    Trích từ bài của binhminh46dd viết lúc 09:47 ngày 16/07/2008:
    ________________________________________


    VNI tăng điểm trở lại chứng tỏ quyết tâm xả hết hàng của các tổ chức. Goodluck
    Lộc bất tận hưởng !
    Trần Bình Minh - tintuconline


    ________________________________________
    thanhmai_icd Gửi lúc 09:53, 16/07/08
    Ông này đầu óc có vấn đề thật rồi. Khổ thân, mấy lần bắt đáy hụt nên đến lúc Up trend thật cũng sợ vãi cả ra. Giờ biến thành con chim nhợn cứ ra rả hô bán. Từ khi ông hô bán đến giờ TT đã tăng hơn 30% rồi, và sẽ còn tăng rất mạnh nữa...Không thích kiếm tiền thì thôi, cứ ngồi im mà nhìn người khác làm giàu đi, đừng bao giờ mất công chống lại xu hướng TT làm gì cho mệt
    ================================================
    Không phải ông này đầu óc có vấn đề mà là hay lừa đảo , cố tình post bài theo dụng ý xấu , còn nhớ vụ tai tiếng với PPG , nếu ở các nước khác có thể quy tội hình sự về lừa đảo - mà ở VN vẫn có thể truy cứu sau...
    Em bị BM lừa quả đấy vẫn cay mũi đến giờ.
    Ác giả ác báo năm nay BM buôn gì lỗ đấy
  7. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Chán cái đồng chí này quá, thông tin đưa ra từ miệng của bác thứ trưởng, các báo đăng đầy ra đó. Còn những gì bác lý giải là ko sát thực tế, Việt Nam sản xuất để tiêu thụ trong nước còn không đủ lấy gì ra xuất khẩu xăng, dầu đây ? Biển nhiều như thế mà còn phải nhập khẩu muối của Trung Quốc đủ biết là thế nào rồi. Đừng có mơ tưởng hão huyền và viễn vông, sự thật vụ nhập khẩu muối đó bác chưa biết sao ?
  8. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    Chả cần phải 6 hay 10 lý do gì cả. E chỉ có 1 lý do thôi! Thị trường sắp die rồi! Chạy thôi!
  9. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    chạy thì đúng rồi nhưng thị trường chỉ điều chỉnh thôi, die làm sao được.
    Theo tôi VNI giảm về 400 rồi lại bật lên 600 khi các thông tin vĩ mỗ như CPI giảm, lãi suất ngân hàng tiếp tục giảm.
  10. chalalot

    chalalot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Có điều chỉnh, tôi nhất trí nhưng bảo về 400 point thì bác phải xem lại.

Chia sẻ trang này