6 lý do để bán hết cổ phiếu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binhminh46dd, 16/07/2008.

3332 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 05:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14317 lượt đọc và 227 bài trả lời
  1. TuotTuonTuot

    TuotTuonTuot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2008
    Đã được thích:
    0
    gì chứ Bình Minh xưa nay trên diễn đàn này mọi người đều biết nổi tiếng là "hoàn toàn trong sáng không có vụ lợi"

    một số người cứ cố tình bóp méo vấn đề là cớ làm sao ?
  2. stockvietvn

    stockvietvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    669
    Diễn biến 3 phiên gần nhất có thể xem là đợt nghỉ tạm thời. Nhưng sau đó, thị trường sẽ đi lên hay giảm tiếp?

    Chờ tín hiệu

    Diễn biến tăng của thị trường cũng giống như ném một hòn đá lên cao. Lực ném càng mạnh, hòn đá bay càng cao. Nhưng càng lên cao động năng lại chuyển thành thế năng càng lớn; và lúc động năng được chuyển hóa hết, hòn đá sẽ lại rơi xuống.

    Với thị trường, khối lượng giao dịch càng lớn lực kéo xuống sẽ càng lớn. Thị trường hiện tại chưa thể trả lời liệu lực ném lên (tăng giá) đã chuyển hóa hết hay chưa và liệu thị trường sẽ chuyển sang đi ngang để tăng tiếp, hay đi ngang để bắt đầu điều chỉnh xuống. Đối với những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, điều đó rất hiển nhiên vì diễn biến 3 phiên gần đây có thể coi là đợt điều chỉnh nghỉ tạm thời.

    Các chỉ báo cơ bản như đường trung bình 20 ngày tiếp tục tăng, biểu hiện của động lực gia tăng về giá vẫn còn. Chỉ báo phân kỳ hội tụ của đường bình quân MACD tiếp tục lạc quan khi đường này vẫn chưa cắt xuống dưới đường tín hiệu (signal) và vẫn nằm trên giá trị 0? Nguyên nhân cơ bản là các chỉ báo kỹ thuật đều phản ánh chậm so với diễn biến thực tế. Do đó, có lẽ những nhà phân tích kỹ thuật sẽ phải chờ đợi thêm một vài phiên tới để ra quyết định.

    Một công cụ có thể cho thấy chỉ báo đường bình quân với giá trị High của VN-Index. Sở dĩ chúng tôi chọn giá trị cao nhất thay vì giá trị đóng cửa vì chúng ta đều biết rằng đặc điểm của một chu kỳ tăng là liên tiếp xác lập những giá trị High cao hơn phiên trước. Nếu các giá trị High trong ngày giảm dần thì rõ rằng lực tăng không còn mạnh.

    Trên hình là một chuỗi các đường EMA với giá trị từ 10 đến 20 ngày. Màu xanh thể hiện sự tăng giá và màu đỏ thể hiện sự giảm giá. Có thể thấy rất rõ chỉ báo này có độ trễ nhất định ở một số điểm đảo chiều của thị trường.

    Với thị trường hiện tại, nếu căn cứ vào chỉ báo này, nhà phân tích kỹ thuật sẽ vẫn ung dung chờ đợi một tín hiệu rõ ràng hơn, có thể tìm thấy trong tuần tới. Các tín hiệu kỹ thuật như vậy thường phát tín hiệu mua vào chậm - đồng nghĩa với sự cẩn trọng - nhưng cũng phát tín hiệu bán ra chậm.

    Khi phân tích kỹ thuật dựa trên cơ sở các chỉ báo bình quân thường chậm chạp hơn những diễn biến thực tế, có một cách tiếp cận khác là căn cứ theo diễn biến cung cầu trong một chuỗi thời gian cũng như trong mỗi phiên.

    Chúng tôi đã sử dụng số liệu tổng cung và cầu trong các phiên để xây dựng một chỉ báo trung bình cho nó nhằm quan sát tương quan diễn biến của bên mua và bên bán. Quy mô trung bình các lệnh mua và bán cũng được sử dụng để theo dõi sức mạnh tương đối của mỗi bên.

    Trong hình dưới, đường màu xanh (blue) là giá trị bình quân 5 ngày của khối lượng mua và đường màu đỏ là bình quân khối lượng bán. Đường màu xanh dương (green) thể hiện tương quan hiệu số của quy mô lệnh mua và lệnh bán.
    Với biểu đồ này, chúng ta nhận thấy sức mua đã thiết lập một đỉnh cao nhất trong lịch sử vào ngày 16/7 với 65,04 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, sức mua đã giảm xuống. Vậy chúng ta có mong đợi sức cầu sẽ tiếp tục đạt được một đỉnh cao mới nữa hay không?

    Câu trả lời là khó đạt được do nguồn tiền chảy vào thị trường là có hạn. Dĩ nhiên trên thị trường thì điều gì cũng có thể xảy ra và chúng ta có quyền lạc quan. Tuy nhiên cẩn trọng vẫn là không thừa.

    Theo góc độ tiếp cận đó, chúng ta cần chờ đợi một lực mua mạnh hơn để đảm bảo một khả năng tăng giá tiếp tục. Nếu dạo qua một số công ty chứng khoán vào buổi chiều, có thể thấy khá nhiều nhà đầu tư đang làm thủ tục nạp tiền vào tài khoản, nhưng dù sao vẫn cần kiểm chứng về sức mạnh của đội tiếp sức này như thế nào trong một vài phiên tới.

    Một điểm khác cần lưu tâm là sức mạnh của bên bán. Chúng ta biết rằng không phải cứ mỗi người bán là có một người mua tương ứng, mà là một người bán có thể bằng nhiều người mua nếu tính trên khối lượng được bán ra. Do đó nếu bên mua là những nhà đầu tư cá nhân với tiềm lực tài chính yếu thì thị trường đang có vấn đề cần lo lắng.

    Bởi lẽ, khi tăng đến một mức độ nào đó, các tổ chức lớn vốn thực hiện tích lũy từ các mức giá thấp có thể sẽ bán ra thu lời. Đó là chưa kể đến nhu cầu cắt lỗ của rất nhiều thành phần khác, từ lớn đến nhỏ vốn bị kẹp khá dài trong suốt thời gian giảm sâu vừa qua.
    Ở trên, sức mua của thị trường đạt đỉnh cao nhất vào ngày 16/7. Cũng tại ngày đó, thị trường còn thiết lập một kỷ lục về khối lượng giao dịch. Như vậy rõ ràng cung lớn cũng đã xuất hiện cùng với cầu. Biểu đồ phía trên cũng cho thấy sức mua đã giảm xuống trong những phiên cuối tuần qua, kết hợp với đó là khối lượng giao dịch tiếp tục rất cao. Sự xâu chuỗi này có thể khiến chúng ta đặt câu hỏi, liệu sức mua có còn mạnh mẽ như trước sau khi đã phải đỡ một lực bán mạnh?

    Hai lựa chọn

    Trở lại với câu chuyện ném hòn đá, khối lượng lớn bây giờ sẽ trở thành một áp lực rơi mạnh không kém lực đã đẩy nó lên cao nếu lực đẩy không còn đủ sức nữa.

    Chúng ta cần lưu tâm đến một vài con số: 2.865 tỷ đồng đã kẹt lại trong thị trường 3 phiên gần đây tại sàn Tp.HCM và 1.228 tỷ đồng tại sàn Hà Nội. Trên 4.000 tỷ đồng giá trị giao dịch là một con số không hề nhỏ, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện tại.

    Nếu là người quan tâm đến cung và cầu hàng ngày, có thể sẽ đặt vấn đề: khối lượng giao dịch lớn cũng là biểu hiện của sức mua lớn và có thể giải quyết được khối lượng bán chốt lãi, làm cạn kiệt nguồn cung muốn bán ra. Thực tế này cũng đã xảy ra trong một vài phiên đảo chiều ngay trong ngày.

    Tuy nhiên tranh luận này có sự khác biệt ở thời điểm: khối lượng giao dịch hiện tại xuất hiện vào thời điểm thị trường đã tăng với một tỷ suất sinh lời khá cao. Kỹ thuật Fibonacci Retracement ở hình trên cho thấy VN-Index đang gặp vùng kháng cự rất mạnh, tương ứng với tỷ lệ phục hồi 61,8% và sát mức đáy cũ thời điểm 26/3 vừa qua cùng với đường trung bình trung hạn 100 ngày (đường màu xanh dương). Vùng 480 - 500 điểm thực sự mạnh và tương ứng với khoảng 2 - 3 phiên tăng kịch biên độ.

    Nếu nhà đầu tư mong chờ một sự tạm nghỉ để tăng tiếp, tại sao không chờ cho sức mạnh của bên mua được thể hiện rõ ràng hơn? Người cầm cổ phiếu hiện đang có hai lựa chọn:

    Chốt lãi để hưởng vài chục phần trăm quý báu sau ngày tháng dài khó khăn khi thanh khoản vẫn tốt. Đứng ngoài thị trường ở những thời điểm bấp bênh như vậy là lựa chọn an toàn. Nếu cầu thực sự mạnh, nó sẽ phải đẩy VN-Index vượt vùng kháng cự 500 điểm một cách dứt khoát và khi đó vẫn còn cơ hội nếu lại muốn bắt đầu một chu kỳ đầu tư mới.

    Lựa chọn thứ hai là kiên trì nắm giữ vì kỳ vọng sẽ chỉ là một đợt điều chỉnh (chẳng hạn VN-Index sẽ tăng trở lại khi gặp đường trung bình 20 ngày) vì cho rằng nếu bật trở lại sẽ rất khó mua. Lựa chọn này sẽ có rủi ro nếu thị trường diễn biến ngược với phán đoán.

    Tóm lại, quyết định lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro trong mối tương quan với lợi nhuận (risk/reward).

    Liều một chút có thể sẽ đem lại lợi nhuận lớn, nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro.
  3. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Vẫn thế thôi anh, bác bán hết chưa ?
  4. stockvietvn

    stockvietvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    669
    Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sớm phối hợp với Vụ Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực làm rõ các vấn đề liên quan đến khả năng cung cấp điện để dư luận hiểu rõ thực chất vấn đề và chia sẻ khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN, về vấn đề này.

    Thưa ông, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phản ánh việc thiếu điện, cắt điện đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ, đồng thời cho rằng trách nhiệm này là của EVN?

    Với nhu cầu phụ tải liên tục ở mức cao (có ngày lên tới 235 triệu kWh), tình trạng thiếu điện từ đầu tháng 7 đến nay đã trở nên gay gắt hơn nhiều so với tháng 6: khoảng 2.000 - 2.500 MW so với mức 1.000 - 1.500 MW.

    Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hầu hết các dự án nguồn nằm trong kế hoạch đưa vào vận hành đầu năm 2008 đều bị chậm tiến độ. Một số nguồn điện quan trọng trong và ngoài EVN như nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 (công suất 300 MW), tua bin khí (360 MW) của nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 gặp sự cố phải sửa chữa trong thời gian dài (riêng Uông Bí mở rộng 1 ít nhất phải đến tháng 11).

    Các nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 (750 MW), Cà Mau 2 (750 MW), Nhơn Trạch 1 (450 MW) đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm nên phát công suất thấp; trong khi nhiều hồ thuỷ điện lớn ở phía Nam như Ialy, Hàm Thuận, Trị An đều đã ở mực nước chết, chỉ huy động phát điện được vài giờ trong một ngày để phủ đỉnh, dẫn tới tình trạng vừa bị mất sản lượng vừa bị mất công suất.

    Hiện tại công suất khả dụng của hệ thống ở mức tương đối thấp so với công suất lắp đặt: hơn 11.000/15.600 MW trong khi nhu cầu cực đại có lúc đã vượt quá con số 13.500 MW. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, EVN đã buộc phải chỉ đạo việc sa thải phụ tải đột xuất vào giờ cao điểm, thực hiện cắt điện luân phiên trong thời gian vừa qua.

    Tuy là những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, nhưng với tư cách là đơn vị có nhiệm vụ cung cấp điện năng cho đất nước, EVN xin nhận trách nhiệm này, cáo lỗi trước tất cả các khách hàng sử dụng điện. Đồng thời chúng tôi cũng khẳng định sẽ làm hết khả năng có thể để sớm khắc phục tình trạng thiếu điện gay gắt như hiện tại.

    Không ?othiếu điện gay gắt? có nghĩa là việc thiếu điện sẽ vẫn tiếp diễn?

    Theo nhận định thì tình hình chỉ có thể cải thiện sớm nhất là vào cuối tháng 7, khoảng ngày 25 - 30 hoặc đầu tháng 8 tới, khi một số nguồn điện gặp sự cố được sửa chữa xong (trước mắt là nhiệt điện Phú Mỹ 2 - 2 trong 3 - 5 ngày tới) và những nguồn điện mới đưa vào vận hành dần nâng được công suất. Việc thiếu điện lúc đó chỉ có thể xảy ra vào thời gian cao điểm, từ 9h - 11h hàng ngày chứ không còn gay gắt như hiện nay, đồng thời chất lượng điện áp cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

    Về lâu dài, bên cạnh việc đề nghị Vụ Năng lượng, Bộ Công Thương đôn đốc các chủ đầu tư các dự án điện BOT, IPP như nhiệt điện Cà Mau, Nhơn Trạch... đưa vào vận hành đúng tiến độ đã đăng ký; EVN cũng đã chỉ đạo các nhà máy điện thành viên bố trí lại lịch sửa chữa, bảo dưỡng các tổ máy, đẩy nhanh thời gian sửa chữa và bảo dưỡng từ 10 - 15 ngày bằng việc chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư, thiết bị và nhân lực để làm việc 3 ca liên tục, thậm chí là thuê chuyên gia nước ngoài giỏi sang tham gia sửa chữa, bảo dưỡng cho kịp yêu cầu.

    Trong bối cảnh như vậy, EVN có những biện pháp nào để giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất, thưa ông?

    Từ đầu năm đến nay, mặc dù luôn phải đối phó với tình trạng mất cân đối về cung - cầu điện năng, nhưng EVN đã tìm nhiều biện pháp, trong đó có việc mua ngoài với giá cao một lượng điện năng lớn để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải tối đa có thể được, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh và nhu cầu thiết yếu của xã hội.

    Trong 6 tháng cuối năm, với nhận định sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhưng phương châm này sẽ sẽ tiếp tục được thực hiện. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất ở mức có thể và điều kiện kỹ thuật cho phép, EVN sẽ tăng cường phương thức phân phối điện phù hợp, cố gắng bảo đảm công bằng và hợp lý giữa các hộ sử dụng điện, không để xảy ra tình trạng tụt điện áp dẫn tới rã lưới. Việc tiết giảm điện khi thiếu điện sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch để giúp các khách hàng chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh.

    Theo tình hình dự báo về công suất khả dụng của hệ thống, EVN sẽ thông báo đến các Công ty Điện lực trước 10 ngày để các Công ty tùy theo công suất được phân bổ để điều tiết đối với từng khu vực, có kế hoạch cắt điện cụ thể và thông báo trước với khách hàng về địa điểm cũng như thời gian.
  5. stockvietvn

    stockvietvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    669
    Dù sao nhập khẩu dầu cũng chi ngân sách tương đối lớn.
  6. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Về 430-450 nhà đầu tư đã đứt 15-20% rồi
  7. ilfilitive

    ilfilitive Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Đã được thích:
    80
    Tôi còn kẹp mỗi CAN

    Khè khè
  8. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Kết luận thế này thì bó tay, liều một chút có thể sẽ đem lại lợi nhuận. Botay.cơm
  9. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Vậy là pro rồi, mai mà xấu bác tiễn nốt nữa là ngon roài.
  10. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này