6 lý do để bán hết cổ phiếu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi binhminh46dd, 16/07/2008.

3288 người đang online, trong đó có 21 thành viên. 03:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 14317 lượt đọc và 227 bài trả lời
  1. vangtrangkhoc68

    vangtrangkhoc68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    0
    sẻ để ý những nhận định của bình minh!
  2. caoxaphao

    caoxaphao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Đã được thích:
    245
    Sống ko tham thì chết ko Thối mà Chú
    Chỉ có Bác Hồ với ko tham lên chết vẫn còn nguyên
  3. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Tham thì thâm mà không tham thì hâm.
    Chọn cái nào đây
  4. binhminh46dd

    binhminh46dd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác có thể mang tiền đi gửi tiết kiệm, nhưng tránh những ngân hàng bé vì dễ phá sản lắm.
  5. stockvietvn

    stockvietvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    669
    Thị trường bước sang một thái cực hoàn toàn khác: tính thanh khoản nén chặt, nhà đầu tư khó bán ra.

    Đã chuẩn bị trước tâm lý, nhưng diễn biến giao dịch của phiên này có thể gây bất ngờ với nhà đầu tư, khi khối lượng giao dịch sụt giảm cực mạnh.

    Toàn thị trường chỉ có 2,55 triệu đơn vị, trong đó riêng giao dịch thỏa thuận đã chiếm tới gần 1/3; giá trị giao dịch vẻn vẹn 121 tỷ đồng.

    Những con số trên có thể so sánh với quy mô những phiên ảm đạm trên sàn Hà Nội. Còn với những phiên giao dịch gần đây, đó là một thái cực hoàn toàn khác. Bởi bình quân khối lượng giao dịch trên sàn Tp.HCM hai tuần gần đây có từ 17 ?" gần 20 triệu đơn vị/phiên.

    Ngay trong đợt 1, tín hiệu về một phiên hẹp cửa bán ra đã hé mở khi chỉ có 875.300 đơn vị giao dịch thành công, khoảng 30% mã trên bảng giao dịch bất động khi không có lệnh đón mua.

    Đợt 2, lệnh mua vào sàn nhỏ giọt, đưa nhiều mã không có giao dịch trước đó về giá sàn. Đây cũng là môi trường thuận lợi để có thể nhà đầu tư thả lệnh lô nhỏ ?odìm giá? chứng khoán, đầu cơ giá xuống? Tuy nhiên điều này chưa xẩy ra. Khối lượng qua đợt này nhích lên 1,56 triệu đơn vị, trị giá 74,8 tỷ đồng.

    Tính thanh khoản của thị trường lại trở thành một trong những lo ngại nổi bật nhất, điều đã từng xẩy ra và kéo dài trong thời gian áp dụng biên độ +/-1% trước đó. Diễn biến này được giải thích từ động lực mua vào hạn chế, cầu chứng khoán đang có tâm lý chờ đợi giá rẻ hơn. Mặt khác, dò đáy thời điểm này trở nên nhạy cảm và nhiều rủi ro.

    Phiên thứ hai liên tiếp trên bảng giao dịch chỉ có duy nhất 1 mã tăng giá, và không phải là SSI. Trong phiên liền trước, SSI tạo một dấu ấn khá đặc biệt khi trở thành mã duy nhất tăng giá trên sàn, đánh dấu 21 phiên tăng trần liên tiếp, có hơn 7 triệu đơn vị được giao dịch. Tuy nhiên, ở phiên này, cổ phiếu đã có sức tăng trên 50% thời gian qua không thể tiếp tục ngược dòng diễn biến chung trên sàn.

    Thay thế SSI là một cổ phiếu hoàn toàn mới trên sàn niêm yết: DDM của Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô, cổ phiếu thứ 154 của sàn Tp.HCM trong ngày chào sàn đầu tiên.

    Giá tham chiếu của DDM trong ngày giao dịch đầu tiên này là 14.000 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên, mức giá mà cổ phiếu này tạo được là 16.800 đồng/cổ phiếu, tăng hết biên độ 20% cho phép và trở thành mã duy nhất tăng giá trên sàn.

    Còn lại, có tới 151 mã giảm, phần lớn kịch sàn, và có 6 mã giữ giá tham chiếu. VN-Index chung cuộc giảm tới 12,94 điểm (2,74%), còn 457,88 điểm.

    Tại sàn Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm mạnh hơn phiên liền trước, mất 2,59 điểm, còn 145,69 điểm. Tính thanh khoản tại đây cũng bị nén chặt, hẹp cửa bán ra khi chỉ có chưa đầy nửa triệu cổ phiếu giao dịch thành công (446.100 đơn vị), trị giá 18 tỷ đồng.

    Một hiện tượng của thời thanh khoản thấp tiếp tục thể hiện; lượng mã không có giao dịch tăng lên gần gấp đôi phiên liền trước với 36 mã. Trên bảng giao dịch chỉ còn lại hai chấm xanh là KBC và L62; trong đó KBC tăng mạnh 2.300 đồng/cổ phiếu và là một chốt chặn, gỡ điểm cho HASTC-Index phiên này.

    Về phiên hôm nay, tác động từ giá xăng dầu mới vẫn là nguyên nhân chính. Trong nhiều ý kiến phản hồi về VnEconomy, có những quan điểm khác nhau, nhưng có một nhận định chung là mức tăng trên 30% của giá xăng dầu lần này là quá mạnh.

    Liên quan đến tác động của giá xăng dầu đối với chứng khoán, cụ thể là phiên giao dịch hôm qua (21/7), có ý kiến cho rằng việc tăng giá xăng được thông báo từ hơn 9 giờ sáng, khi đó xu hướng giảm đã hình thành trên sàn nên không thể có tác động ngay.

    Tuy nhiên, trong các cuộc gọi từ nhà đầu tư, một số tổ chức tự doanh tới phóng viên trước giờ mở cửa giao dịch đã đề cập đến khả năng có điều chỉnh giá xăng trong ngày.

    Thậm chí, trong phiên cuối tuần trước, tại một số sàn giao dịch, khả năng tăng giá xăng dầu trở thành một chủ đề nóng của nhà đầu tư. Trong báo cáo giao dịch của một số công ty chứng khoán, khả năng đó cũng được khuyến nghị cần ?ocảnh giác?.

    Trở lại phiên hôm nay, ngoài tác động của giá xăng dầu, thị trường còn ghi nhận những xáo trộn nhất định liên quan đến biến động nhanh và mạnh của giá USD trên thị trường tự do. Nhưng theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, người dân không nên đổ xô theo biến động trên bởi có nhiều rủi ro; mặt khác tỷ giá xoay quanh mức 16.700 VND hiện nay là hợp lý. Tại các ngân hàng thương mại, giá USD bán ra tiếp tục giảm khá mạnh trong ngày hôm nay, còn 16.810 VND.

    Với những tác động trên, đặc biệt là từ giá xăng dầu mới, cùng với tính thanh khoản có dấu hiệu hạn chế, những phiên giao dịch tới dự báo sẽ tiếp tục khó khăn.

    Thông tin tích cực hiện nay là chỉ số lạm phát tháng 7, theo một lãnh đạo của Tổng cục Thống kê, dự báo sẽ thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,1% của tháng 6 trước đó. Còn tác động từ giá xăng dầu, dự báo sẽ bắt đầu thể hiện trong chỉ số lạm phát từ tháng 8 tới.
  6. binhminh_46dt

    binhminh_46dt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Đã được thích:
    6.317
    Những số liệu mà ngành thống kê công bố mới đây cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2008 so với tháng trước tại Tp.HCM ước tính chỉ tăng ở mức 0,54%, Hà Nội tăng 1,65%.

    Con số tương ứng của hai thành phố này tháng trước lần lượt là 2,37% và 2,39%.

    Tăng 0,54%, CPI tháng 7 tại Tp.HCM đã xuống mức tương đương của những tháng mà chỉ số giá tăng thấp trong một số năm gần đây.

    Với một số tỉnh thông báo chỉ số CPI ước tính dưới 1%, nhiều nhà phân tích còn cho rằng CPI cả nước tháng này sẽ không vượt 1,4%.

    Tác động mạnh đến xu hướng giảm giá tiêu dùng trong tháng 7 là từ sự phục hồi trong một số phiên của thị trường chứng khoán, tạo lực hút tương đối mạnh tiền đồng đang lưu thông trên thị trường.

    Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, nhập siêu ước tính trong tháng 7 này cũng chỉ vào khoảng 700 triệu USD, là tháng nhập siêu thấp nhất kể từ đầu năm. Như vậy, yếu tố nhập khẩu lạm phát cũng được triệt tiêu đáng kể.

    Quay trở lại với nguyên nhân giảm mạnh chỉ số giá tháng này. Giải thích cho sự ?ogiảm sâu? của CPI tháng 7, một chuyên gia ngành thống kê cho biết Tp.HCM có một chu kỳ giảm tốc độ tăng giá tiêu dùng do ?oloại? được yếu tố tăng giá do lương thực. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong tháng này chỉ tăng 0,11%.

    Trong 10 nhóm hàng hóa dịch vụ tính CPI, trong tháng này, Tp.HCM chỉ có 3 nhóm tăng trên 1% là nhóm may mặc, mũ nón, giày dép (tăng 2,17%), nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (1,93%) và thuốc, dịch vụ y tế (1,38%).

    Phía trung tâm chính trị của cả nước, trái lại có tới 2 nhóm mặt hàng tăng giá trên 2% là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng ( tăng 2,01%), và nhóm văn hóa, giải trí, du lịch (tăng 2,36%).

    6 nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng trên 1% và chỉ có 2 nhóm là giao thông, bưu chính viễn thông và may mặc, mũ nón, giày dép tăng dưới 1%.

    Tuy nhiên, trong khi Tổng cục Thống kê đang hoàn thành báo cáo về CPI cả nước trong tháng 7, vào sáng 21/7, giá xăng đã chính thức được niêm yết ở mức 19.000 đồng/lít.

    Theo nhận định của lãnh đạo Bộ Tài chính trong cuộc họp báo sáng cùng ngày, tác động trực tiếp từ việc tăng giá xăng đến tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng tới sẽ vào khoảng 0,5% đến 0,7%.

    Như vậy, tốc độ tăng CPI cả nước trong tháng 8 có thể sẽ khó duy trì xu hướng giảm như đã thực hiện được trong hai tháng 6 và 7.
  7. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. povvop

    povvop Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Hic, lôi cái topic lỡ sóng 440-56x lên làm gì...

Chia sẻ trang này