7 lý do để Nhóm Phân tích Boston bắt đầu mua hàng từ ngày mai

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi simo2001, 02/07/2007.

4886 người đang online, trong đó có 563 thành viên. 19:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5303 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. bebond

    bebond Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Thú thật nếu Các Bác Post lên 1 cái biểu đồ thể hiện đường giá của VNI nên thế này rất chung chung không thể hiện được xu thế của chỉ số VNI
    Nếu bác phân tích thị trường với 4 cái chỉ tiêu MACD,RSI, Momentum, MFI và dải Boillinger để nhận định cho thị trường là rất thiếu cơ sở.
    Theo biểu đồ thì tất cả các yếu tố kể trên chưa có yếu tố nào có tính tích cực để kéo VNI nên. Các bác nên tham khảo thêm các chỉ số trong phương pháp phân tích kỹ thuật nâng cao thì các bác sẽ nhận thấy điều này.
    Cũng không dám "múa Rìu qua mắt thợ" có gì còn hạn chế xin được các bác chỉ giáo!
  2. haiau23

    haiau23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/11/2003
    Đã được thích:
    0
    Hờ hờ, lại giống cái dự án 30 tỉ USD đầu tư vào Thanh Hoá hả. Công nhận bây giờ mở mồm ra phải là tỉ mới to, mà không phải tỉ đồng, tỉ đô.
    Đúng là điên.
  3. simo2001

    simo2001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    25
    Vừa mới gọi điện một vòng cho đ/c HL, báo Thanh Niên, đ/c T. nhóm cố vấn cho Bộ trưởng Tài chính, đ/c H. Vụ Quản lý Ngân hàng Bộ Tài Chính và đ/c K.A, phu nhân lãnh đạo Tổng công ty nắm vốn nhà nước. Tình hình có vẻ không khả quan lắm đối với các đồng chí này, bởi vì các đồng chí vẫn đang kẹp chân khá nặng. Các đồng chí đều phê phán rất mạnh chính sách tài khoá- tiền tệ hiện nay. Quả thực, từ góc độ kinh tế học, chính sách tiền tệ hiện nay của nước ta đang gặp bế tắc lớn và sẽ phải thay đổi trong ngắn hạn.

    Với phiên giảm mạnh hôm nay, VNI chart tạo nên một trong những bearish pattern mạnh nhất, đó là falling three. Quả thực, trong những tình huống như thế này, cutloss là thượng sách. Về phân tích kỹ thuật, đồ thị đang rất, rất xấu. Đáng ra hành động cutloss phải diễn ra từ cách đây vài hôm rồi. Trong dự báo đầu tuần trước, Nhóm Boston đã khuyến nghị các nhà đầu tư nhỏ nên bán ra ít nhất 70% cổ phiếu.

    Tuy nhiên, không nên nhắc lại quá khứ làm gì. Câu hỏi đặt ra là một nhà đầu tư nhỏ, với khoảng 80% tài khoản hiện là cổ phiếu, phải làm gì vào thời điểm này? Liệu cutloss có là quá muộn?

    Trong mọi hoàn cảnh, cutloss là phải đặt lệnh ở mức giá sàn. Nếu miệng hô cutloss, tay viết phiếu lệnh không ở mức giá sàn, thì hành vi cutloss đó rất khó tthành công. Bán giá sàn ngày mai tức là bán với VNI 950 điểm. Cơ sở hợp lý của hành động này là lo sợ VNI có thể giảm mạnh qua ngưỡng 950 điểm, tức là cho rằng VNI có thể giảm thêm 10% nữa, tức là xuống tới 850 điểm và ổn định ở mức 850 điểm trong một thời gian dài. Ở VNI 850 điểm, giá các bluechip sẽ chỉ ngang với mức giá khi VNI 750-800 trước đây. Về giá trị tuyệt đối, khi đó STB sẽ chỉ có mức giá khoảng 47-50.

    Nếu VNI không giảm được tới 850 điểm thì cutloss ở mức 950 điểm là vội vàng. Chẳng hạn, nếu VNI chỉ xuống được từ 900 điểm thì trên con đường đi xuống các mức thấp hơn, rất dễ VNI sẽ rebounce một vài lần vượt qua 950.

    Vậy trả lời câu hỏi liệu có nên cutloss vào ngày mai hay không đồng nghĩa với trả lời câu hỏi liệu VNI có thể giảm ngay xuống mức 850 và ổn định ở 850 hay không?

    Theo tôi, câu trả lời là không, bởi vì các lý do chính sau đây:

    - VNI không dễ vượt qua mốc 1000. Dead-bounces should be strong. Cutloss vào ngày kia hợp lý hơn vào ngay mai. Nhìn đồ thị, ngày mai và ngày kia VNIndex sẽ chạm phải ngưỡng cản dài hạn khá mạnh. Khả năng ngày mai sẽ có rebounce. Nếu đặt lệnh bán, không nên đặt lệnh bán sàn vào đợt 1.

    - Chính phủ sẽ phải cứu thị trường. Tháng 8 này IPO VCB. Không có cách nào khác, cả hệ thống ngân hàng và chính sách ngân hàng của chính phủ phải đứng ra hỗ trợ vụ này. Trong trường hợp xấu nhất, VNI cũng không được lao xuống dốc không phải thẳng tới 850. Bởi đã tới 850, ai dám bảo đảm VNI sẽ không trượt hẳn xuống 500-600?

    - Các quỹ đầu tư nước ngoài đang nắm nhiều cổ phiếu sẽ phải cứu thị trường. Thị trường không lên, cuối năm các quỹ sẽ quyết toán thế nào với các cổ đông đây?

    - Các nhà đầu tư tháng 6 năm 2007 đã khác hẳn so với các nhà đầu tư tháng 1 năm 2007, lại càng khác so với các nhà đầu tư năm 2006. Việc bán đổ, bán tháo theo phòng trào ít khả năng xảy ra hơn.

    Hơn nữa, đợt này nếu bán đổ, bán tháo, tức là các nhà đầu tư tự xẻo thịt mình, thực sự là bán cutloss; khác với đợt bán tháo tháng 4, khi đó hầu hết các nhà đầu tư đều đang có lãi, và việc bán tháo chỉ làm giảm lãi của họ mà thôi.

    - Một số tin hỗ trợ thị trường sẽ xuất hiện trong tháng 7. Như tôi đã nói, dự án FDI 500 tỷ USD là một đề nghị có thật và khả thi. Sự ra mắt của Chính phủ mới trong tháng 7 dự kiến sẽ tác động tích cực tới thị trường.

    Do vậy, thị trường không dễ chạy tuột như đợt tháng 3.








    - Để ổn định ở mức 850, VNI cần phải giảm xuống






    Được simo2001 sửa chữa / chuyển vào 22:13 ngày 02/07/2007
  4. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của simo2001 viết lúc 15:19 ngày 02/07/2007:

    Định dừng lại, nhưng thôi vắn tắt phân tích với các bác 02 điểm như sau:

    - Thứ nhất, khả năng thị trường crash, tức là giảm trên 10% nữa? Khả năng này là rất nhỏ, bởi vì:

    + Chi phối thị trường vẫn là Chính phủ. Chính phủ muốn gì và Chính phủ có thể thay đổi được gì? Liệu Chính phủ có hoãn được IPOs hay không? Liệu các tổ chức nước ngòai mới gia nhập thị trường muốn dìm thị trường để mua rẻ IPOs có thăng được Chính phủ hay không, câu hỏi này thực ra dễ trả lời ở Việt Nam.
    + Nhiều người nhà quan chức đã mua rất nhiều cổ phiếu. Không ai có muốn thị trường crash cả.
    + Các quỹ nước ngoài đang nắm giữ tới 22% thị trường. Liệu họ có chấp nhận thị trường crash và thua lỗ hay không?

    Nếu chấp nhận giả thiết thị trường không crash và thị trường không thể giảm quá 10%, thì câu chuyện đã bớt đáng sợ đi rất nhiều rồi.

    - Thứ hai, hiệu lực của chỉ thị 03. Theo ngôn ngữ kinh tế học, chỉ thị 03 và việc tăng dự trữ bắt buộc là thuộc về chính sách tiền tệ. Ở đây là chính sách tiền tệ thắt chặt. Theo mô hình Mundell, trong một nền kinh tế nhỏ, mở cửa và tỷ giá cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ thắt chặt không có hiệu lực trên thực tế.

    Nói cách, cung tiền M2/P là một biến nội sinh mà ngân hàng TW không kiểm soát được.

    Do vậy, Chỉ thị 03 chỉ có tác dụng tiêu cực, tăng an toàn cho hệ thống ngân hàng, mà không có tác dụng kìm hãm cung tiền, không là giảm sản lượng.

    Đó là lập luận chính khi ban hành chỉ thị 03. Thực tế cho thấy, lạm phát vẫn cao, tăng trưởng vẫn lớn và tỷ giá vẫn thấp, chứng tỏ cung tiền không bị ảnh hưởng.

    Do vậy, cung tiền cho đầu tư nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng không bị ảnh hưởng lớn.
    up baòi phân tích hay và thấy hợp lí quá
  5. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    thê tóm lai là chỉ có bán và bán thôi sao bác,
  6. freeasbirdvn

    freeasbirdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Đã được thích:
    0

    Bài phân tích hay quá, hữu ích quá! cảm ơn bác rất nhiều
  7. i1u

    i1u Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Đã được thích:
    0
    Mịa, chú lòi cu quả này chết nặng GMD
  8. pmshanoi

    pmshanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Đã được thích:
    460
    Trước hết cám ơn nhóm boston đã cho một bài phân tích chất lượng.
    Mình cũng nghĩ là ko nên bán sàn vào ngày mai, tuy nhiên nếu vào ngày kia mà cp lên giá thì nên bán đi vì các yếu tố giúp thị trường lên là khá yếu so với các yêú tố làm thị trường xuống.
    Nhìn đồ thị PTKT của GMD đúng là đẹp mê ly, nhưng hình như theo em đc học thì PTKT sẽ ko dự đoán đc các xu hướng ngắn hạn của thị trường nếu đột nhiên có sự thay đổi trong chính sách của chính phủ, vì các yếu tố này chưa kịp phản ánh đầy đủ vào giá trong thời gian ngắn.
    Như vậy ôm tiền trong thời hạn này vẫn lành hơn đúng không ạ?
    Nếu thích thánh chiến thì em thấy đúng là GMD và SSI đã ở mức giá thích hợp rùi. Nếu Prubf1 còn down tiếp thì cũng múc ngon
    Đôi lời bốc phét tinh cùng các bác tý.
    Chúc mọi người quyết định đúng.
  9. muadong2003

    muadong2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Em vừa đọc được đoạn này các pác tham khảo nhá:
    Thời điểm thị trường như bây giờ thường nên xem xét các tín hiệu về Vĩ mô ( Macro ).
    1.Hôm qua tôi đọc báo có thấy tin về IMF sau 10 năm khủng hoảng tài chính châu Á.Vai trò của IMF trong việc phục hồi khủng hoảng châu Á năm 97 là không nhỏ.Nhưng thời gian gần đây các nước trên thế giới bắt đầu nghi ngờ vai trò của IMF, nga?y 28/6, viện cớ vi? lý do cá nhân Giám đốc IMF Rodrigo de Rato đaf bất ngơ? tuyên bố tư? chức, sớm hơn một năm rươfi so với nhiệm ky? 5 năm.Điều này cho thấy IMF đang thực sự khủng hoảng.
    2.Vẫn chưa thể lý giải vì đây mà sáng nay thị trường châu Á sụt giảm mạnh, trừ Singapore ( STI của singapore có tính Correlation với S&P 500 của Mỹ khá cao), tôi tìm tiếp một thông tin trên trang www.cnbc.com thì thấy cái rằng, trên thế giới các Ngân Hàng trung ương đang tăng lượng dự trữ ngoại tệ lên rất nhiều, và đa số đều nằm ở các mức kỷ lục ( Record ).Với lý do là phòng thủ cho những cú sốc bất ngờ, ( unforeseen shocks ).Việt Nam cũng đã làm như vậy, rất nhiều giả thiết của các báo cho rằng lạm phát, hay tỉ lệ tăng trưởng tín dụng nóng hay chưa nóng?Chưa thấy có một câu trả lời nào cả, nhưng nhận định của các chuyên gia nước ngoài là để phòng ngừa.
    (Bài viết tiếng Anh ở đây, http://www.cnbc.com/id/19509622/for/cnbc/)
    Và data này cũng được cung cấp bởi IMF, trong khi IMF đang khủng hoảng. 10 năm về trước IMF đã ra tay cứu tài chính châu á, giờ ai cứu IMF, và nếu châu Á xảy ra một lần rung chuyển nữa thì ai ra tay cứu lại???
    Đặt bản thân mình vào trường hợp này, thì rõ ràng phải làm theo bối cảnh chung.
    10 năm sau khủng hoảng châu Á, một kỷ niệm khó quên, nhưng kèm theo là các nhà cầm quân rất run tay, nhất là sau hàng loạt cảnh báo của những "bố già" về tình hình tăng trưởng quá nóng của Asian Market, cũng như Emerging Markets.
    2.Mới đây còn thêm cái chỉ thị 03, làm các ngân hàng thương mại khó làm ăn hơn.Giá cổ phiếu của các Ngân Hàng đang mất giá, dù NDT NN vẫn quan tâm và thu mua vào, nhưng xem ra các Ngân Hàng đang chèo chống cực kỳ vất vả...Hiện giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm đến 50% so với thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007.

    Với một bức tranh tối màu vậy thì làm sao mà bứt ngay lên được từ ngày đầu tháng 7.Tháng 6 kết thúc tưởng rằng mọi chuyện sẽ êm xuôi, nhưng ngờ đâu, vừa sang đầu tháng 7 thì hàng loạt tín hiệu xấu lại ập đến.Những thay đổi Macro rất tế nhị, tuy không phải là không thể thay đổi, nhưng thường sẽ dùng cái này để "chữa" cái kia...
  10. Camry35Q

    Camry35Q Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn giải tán cái nhóm "tích phân" này đi, nghe đã thấy nhố nhăng!
    các cậu nghĩ con số 500 tỷ là tiền âm phủ à?
    nhìn dự án 30 tỷ kìa, như trò hề!

Chia sẻ trang này