80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ - tác giả LHH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngocmai227, 19/12/2014.

7354 người đang online, trong đó có 904 thành viên. 16:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22258 lượt đọc và 136 bài trả lời
  1. hoaban05

    hoaban05 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2012
    Đã được thích:
    2.393
    ......................
    Vậy theo bác hiểu : chỉ nên mua vào khi giá trị giao dịch tăng thật mạnh ? Vâng, đúng vậy bác ạ
    + Nếu VNI tăng mạnh thì nên mua ngay vào những phiên điều chỉnh
    + Nếu VNI giảm mạnh thì chỉ nên mua vào những phiên giảm thật sâu
    .......................
    Ok, thanks!!:drm3:drm3:drm3:drm1:drm1:drm3:drm3:drm3
  2. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    57. Bull trap không phải là xấu nếu có những điểm tựa vững

    Bull trap thực sự sẽ không phải là xấu nếu nó có điểm tựa vững (bởi vì thực chất một đợt hồi phục đều bắt đầu từ một bull trap)

    Hôm nay thị trường down mạnh, nhưng có một số điểm tựa vững để có thể trade được

    1. Tình hình thế giới : thị trường thế giới vẫn tăng trưởng lành mạnh, Trung Quốc có một ngày phục hồi nhẹ (thực chất là một bull trap nguy hiểm cho những nhà đầu cơ Trung Quốc) nhưng nó giải tỏa một phần tâm lý e ngại cho nhà đầu tư Việt Nam cho đến cuối tuần.

    2. Hôm nay là một ngày rớt giá rất mạnh của nhiều BCs sáng giá tại VSE sau khi các BCs này đi ngang trong gần 10 phiên giao dịch vừa qua, nên có thể thấy nó là một cái sảy chân nhất thời do nhiều nhà đầu tư nhỏ mất kiên nhẫn phải bán ra

    3. Bởi vì nhiều BCs rớt mạnh xuống dưới khoảng giá tích lũy nên xu hướng quay lại khoảng giá đó trong thời gian tới là rất lớn

    4. Với mức độ rớt giá ngày hôm nay (VNI 1039) thì nhiều BCs giá đã ngang với khi VNI 9xx

    5. Mức cản 1000 vẫn khá chắc chắn

    6. Nếu ngày mai VNI rớt tiếp > 20 điểm nữa sẽ tạo ra một nhịp điệu rớt 3 phiên liên tục tương đương nhau, thị trường sẽ rebound nhẹ

    Với những điểm tựa như vậy thì bác nên tranh thủ trade một chút với những BCs rớt giá mạnh ngày hôm nay (ngày mai nếu những BCs đó rớt mạnh tiếp – tức là sẽ tương đương giá khi VNI < 900 – sẽ là cơ hội rất tốt để mua vào và bán ngay khi thị trường rebound)
  3. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    58. Nên cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích mang lại

    Không mua được BCs nào theo lời dặn của cháu tôi (hôm đó cháu tôi dặn không tranh mua) tới hôm nay thì tôi đã thấy lời dặn là có lý (hầu hết BCs lại có xu hướng giảm) Nhưng tôi vẫn thấy buồn

    Cháu tôi nói : cháu hiểu vì sao bác buồn

    BCs không tăng mà lại có xu hướng giảm, trong khi nhiều PS lại tăng vù vù đúng không ạ ? Bác thấy nhiều giá trị bị đảo lộn hết cả ? Bác ước là mình chọn mua đúng những PS đang tăng giá ?

    Thực ra đó không phải là suy nghĩ của bác đâu, mà là suy nghĩ của rất nhiều nhà đầu tư nhỏ, nhất là những người mới bước vào thị trường.

    Thị trườngchứng khoánlà nơi tiền từ túi người nọ chảy vào túi người kia, nhưng nếu nó tạo ra sự thừa nhận, tạo ra niềm tin của toàn xã hội về giá trị của cổ phiếu thì đó là cuộc chiến win – win (niềm tin của xã hội không tạo dựng dựa vào PS được bác ạ, trước vẫn thế và sau này vẫn mãi thế)

    Còn nếu không có niềm tin đó được tạo ra : nó sẽ biến thành sòng bạc

    Lợi ích nếu bác tham gia vào cuộc đua của một số PS hiện nay ?

    + Lợi nhuận 50 – 100%

    Rủi ro ?

    + Bác có chắc mình sẽ chọn đúng các PS đó ?
    + Bác có dám bỏ toàn bộ vốn vào các PS đó ? Thường thì ít ai dám bỏ toàn bộ vốn vào PS, bác sẽ đầu cơ một chút – thắng lớn – chọn PS khác, bỏ nhiều tiền hơn – lại thắng – bỏ rất nhiều tiền vào PS khác và … thua lỗ. Cái vòng luẩn quẩn đó luôn lặp đi lặp lại từ xưa đến nay, từ thị trườngchứng khoánnày sang thị trườngchứng khoánkhác bác ạ.
    + Bác thử thống kê lại : bao nhiêu PS tăng/tổng số PS ? bao nhiêu PS vẫn đang tăng/số PS đã quay đầu ? Số người còn có lãi khi PS tăng / số người đã thua lỗ khi PS quay đầu trong mấy phiên giao dịch vừa qua ?
    + Thay vì cân nhắc mua vào hoặc cơ cấu BCs để thu lợi nhuận vững chắc khi thị trường hồi phục, bác lại đi tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở niềm tin mua đắt để bán đắt hơn trong bối cảnh chung : thị trường trầm lắng, PS bị làm giá trên cơ sở tin đồn
    --- Gộp bài viết, 26/12/2014, Bài cũ: 26/12/2014 ---
    59. Khi không thể tìm ra được cổ phiếu mà mua vào có thể sinh lời ngay, thì trong trường hợp thị trường đang suy giảm – giữ nguyên tiền mặt đã là có lời rồi (cổ phiếu ngày càng rẻ đi)
    Chẳng hạn bác dự định mua vào 1000 cổ phiếu có giá 175.000 đ
    Nhưng thị trường đang giảm nên bác chưa mua
    Đến hiện nay cổ phiếu này chỉ còn ~ 150.000 đ
    Như vậy sự kiên nhẫn của bác đã được đền đáp = 25 triệu
    --- Gộp bài viết, 26/12/2014 ---
    60. Thị trường đang cuộn mình lại như lò xo bị nén

    Bác nên chuẩn bị sẵn sàng, thị trường bị market makers nén xuống nhưng nó vẫn chuyển động đi lên chậm rãi, đó là lúc phải chuẩn bị để xuất phát
    MuaXuan66Mkhanh thích bài này.
  4. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    61. Mùa giải ngân của các định chế tài chính

    Bác nên lưu ý đây là thời điểm nhiều định chế tài chính bắt đầu mùa giải ngân
    --- Gộp bài viết, 29/12/2014, Bài cũ: 29/12/2014 ---
    62. Bắt một con dao đang rơi

    Không nên bắt một con dao đang rơi
    Nhưng chỉ không nên khi nó rơi từ đỉnh của thị trường

    Còn khi thị trường đến sát đáy
    Thì việc chọn lọc những con dao đang rơi để bắt lấy
    Là một việc nên làm
    MuaXuan66Mkhanh thích bài này.
    ngocmai227 đã loan bài này
  5. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    63. Không có tiền mặt dự phòng

    Những nhà đầu tư nhỏ thường có thói quen
    - Mua cổ phiếu và hy vọng tăng giá
    - Cổ phiếu giảm giá thì cắn răng chịu
    - Nếu đã giải tư cổ phiếu thành tiền mặt (sau khi đã đạt lợi nhuận kỳ vọng hoặc cắn răng stop loss) thì nôn nóng mua vào cổ phiếu khác ngay

    Việc không dự trù tiền mặt trong một xu thế thị trường có chiều hướng đi ngang hoặc đi xuống, không khác gì đi một chiếc xe mà không có giảm sóc, chiếc xe đó tất nhiên vẫn có thể về tới đích nhưng sẽ làm người đi xe ê ẩm toàn thân khi đi qua những chỗ sóc của thị trường.

    Nên quy trì một ngân sách tiền mặt 10 – 25% và sử dụng đúng mục đích

    1. Thị trường có xu hướng đi xuống

    Thị trường có xu hướng đi xuống sẽ kéo theo tất cả các cổ phiếu đi xuống, hãy sử dụng quỹ tiền mặt để mai phục những cú hẫng – rebound của cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được coi là BC, sau khi đã rớt nhè nhẹ nhiều phiên liên tiếp sẽ có cú hẫng – sụt giá đột ngột, sau đó sẽ rebound. Những cú hẫng này có thể do :
    - Dao động cộng hưởng của nhiều nhà đầu tư (vào thời điểm nào đó, nhiều nhà đầu tư quá mệt mỏi >>> đồng loạt bán ra >>> giá giảm mạnh)
    - Các định chế tài chính đảo danh mục >>> bán ra mạnh >>> cung lớn hơn cầu đột ngột gây giảm giá mạnh
    - Ép bán (force sell) do thay đổi về chính sách, do đến hạn cầm cố
    - Cổ phiếu rớt xuống dưới một ngưỡng giá tâm lý cũng tạo ra rebound

    Nên tận dụng những cơ hội này để lướt sóng T+ với những cổ phiếu có sẵn trong danh mục

    2. Những đợt bull trap của thị trường

    Nếu thị trường xảy ra bull trap thì phải dùng quỹ tiền mặt tranh mua (kể cả tranh mua trần)những cổ phiếu có sẵn trong danh mục sau đó bán ra T+

    Khi ta tranh mua trần, tức là tạo thêm sức cầu mạnh, đẩy cổ phiếu tăng lên, đừng ngại chuyện tranh mua trần vì ta sẽ bán ngay cổ phiếu cũ trong danh mục vào những phiên liền kề (khi thị trường vẫn còn lên do bull trap)

    3. Thị trường có xu hướng đi lên

    Thực hiện tương tự như trong trường hợp bull trap, nhưng thay vì bán ra ngay thì tiếp tục nắm giữ
    MuaXuan66 thích bài này.
  6. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    64. Tâm lý phân vân khi stop loss

    Stop loss với nhà đầu tư cũng giống như chiếc thắng (phanh) của xe, bạn có dám đi ngoài đường với một chiếc xe không thắng ? Câu trả lời tất nhiên là : không

    Vậy tại sao bạn vẫn phân vân khi bắt buộc phải stop loss ?

    - Bởi vì khi stop loss tức là tôi đã biến lỗ ảo thành lỗ thật
    - Bởi vì tâm lý lo sợ sau khi stop loss thì giá tăng mạnh trở lại, tự nhiên biến mình thành kẻ bán rẻ – mua đắt
    - Bởi vì ….
    - Bởi vì ….

    Nói chung có vô vàn lý do, nhưng 2 lý do đầu tiên là phổ biến nhất

    Muốn trở thành nhà đầu tư (đầu cơ) thành công thì phải thành thục stop loss, hơi kỳ quặc nhưng đó là sự thật. Bởi vì suốt quá trình đầu tư (đầu cơ) bạn sẽ không chỉ phải đối mặt với việc buộc phải stop loss 1 – 2 lần. Giống như đi xe từ nhà đến sở làm : bạn phải thắng (phanh) xe nhiều lần, kết quả bạn vẫn đến đúng nơi cần đến, đúng giờ cần đến. Còn bạn không thắng (phanh) xe ? bạn sẽ nhập viện ngay sau cú va chạm đầu tiên.

    Quay trở lại câu hỏi : có cần phải stop loss hay không ? Bạn hãy thử giả định thị trường trong tương lai

    1. Thị trường sẽ xấu đi, có thể rất nhanh như một vết cắt sâu, có thể chậm rãi như một vết thương mỗi ngày một trầm trọng thêm một chút. Bạn sẽ bị càng ngày càng lún sâu vào thua lỗ. Câu trả lời sẽ tất nhiên sẽ là : phải stop loss

    2. Thị trường sẽ đi ngang, chậm chạp và nặng nhọc. Bạn sẽ bị chôn vốn và tiếc nuối nhìn nhiều cơ hội trôi qua khi nó xuất hiện ở những cổ phiếu khác, hoặc những lĩnh vực khác. Vẫn nên stop loss

    3. Thị trường đảo chiều và bùng lên.

    + Nếu không stop loss bạn sẽ được thêm 3 – 5% so với những người stop loss, nhưng bạn sẽ gặp rủi ro lớn nếu thị trường đi xuống (không cần nói thì nhiều người đã mất 30 – 50% tài sản từ tháng 3/2007 hiện nay hiểu rất rõ điều đó)
    + Nếu stop loss bạn sẽ mất 3 – 5% trong giai đoạn đầu thị trường đảo chiều. Nhưng bạn sẽ vẫn đạt đủ lợi nhuận kỳ vọng khi thị trường đi lên, quan trọng hơn cả : bạn an toàn 100% trước mọi biến động của thị trường.
    MuaXuan66 thích bài này.
  7. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    64B. Nói thêm về stop loss

    Khi trade mà thua lỗ thì đương nhiên phải stop loss, nhưng loss có hai nguyên nhân :

    + Loss ro rủi ro, đây là chuyện đương nhiên trong quá trình trade. Giống như trong cuộc sống : tỷ lệ % tai nạn giao thông là chuyện đương nhiên trong quá trình tham gia giao thông, đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng ở mỗi tiểu vùng khác nhau thì tỷ lệ đó khác nhau (phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, khí hậu, ý thức các chủ thể tham gia lưu thông v.v…). Nếu tỷ lệ tai nạn

    + Loss do sai lầm, khi số thương vụ trade thua lỗ tăng một cách đột biến, thì việc làm đầu tiên là dừng mọi hoạt động trade để tìm hiểu nguyên nhân chứ không phải đầu óc chỉ nóng lòng gỡ lại chỗ thua lỗ. Giống như một người chỉ huy trận đánh, trước khi nổ ra đợt tiến công đã phải dự trù được : sẽ hy sinh bao nhiêu ? bị thương bao nhiêu ? công tác hậu cần thế nào : chuẩn bị bao nhiêu bao đựng xác, bao nhiêu bông băng cứu thương ? (có trận đánh nào mà không có thương vong ? vậy mà nhiều bạn xông vào trận trade luôn với ý nghĩ : chỉ có thắng chứ không có bại). Nếu đợt tiến công gây ra tổn thất về binh sỹ cao một cách đột biến thì người chỉ huy làm gì ? Ném toàn bộ quân dự trữ vào để nướng quân tiếp hay tạm rút lui để dưỡng sức quân và rút kinh nghiệm ?

    Nên phân biệt rõ hai trường hợp trên để có cách đối phó kịp thời :

    + Loss trong dự kiến thì bình tĩnh stop sao cho hiệu quả nhất

    + Loss do sai lầm thì cũng phải bình tĩnh stop ngay để rút kinh nghiệm

    Vậy làm sao để phân biệt được hai trường hợp trên? (thày mới viết đến đây – các bác đọc tạm).
    kevin phamMuaXuan66 thích bài này.
  8. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    65. Những động thái nên tiến hành khi thị trường chao đảo mạnh

    Nắm giữ chủ yếu là cổ phiếu :

    Thụ động : nằm im – không mua, không bán (cách này chỉ chịu được khi thị trường điều chỉnh nhẹ, còn nếu thị trường giảm sâu thì tuyệt đối tránh)

    Chủ động : stop loss những cổ phiếu hạng B, giữ lại những cổ phiếu hạng A
    tiền mặt thu được có thể sử dụng :
    + Lướt sóng T+ với những cổ phiếu hạng A còn nắm giữ (với người thích mạo hiểm)
    + Gửi tiết kiệm (với những người thích an toàn)
    + Mua vào trái phiếu hay chứng chỉ quỹ tuyệt đối an toàn (nhiều định chế tài chính sử dụng biện pháp này)

    Nắm giữ chủ yếu là tiền :

    Mạo hiểm : Lên kế hoạch giải ngân sao cho đủ sức theo thị trường tới đáy
    An toàn : Gửi tiết kiệm – chờ thị trường hồi phục thật sự mới mua vào (mua bên tay trái vực thẳm hoặc bên phải dốc cao)
    Trung dung : Không để tiền nằm chết
    + Lựa chọn mua vào trái phiếu
    + Chứng chỉ quỹ (vì chỉ có 2 sự lựa chọn BF1 và VF1 nên tôi khuyên chọn BF1 –lời khuyên mua BF1 chỉ có tính chất tham khảo, mọi người nên cân nhắc và tự chịu trách nhiệm trước khi mua vào).
  9. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    66. Nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ giết chết tinh thần của nhà đầu tư trước khi khoản thua lỗ thực sự giết chết cuộc sống của họ

    Khi bạn bị thua lỗ trong đầu tư tài chính, sự ám ảnh về thua lỗ sẽ làm bạn suy sụp trước tiên, chứ không phải khoản thua lỗ đó ảnh hưởng ngay đến cuộc sống của bạn.

    Ví dụ bạn đầu tư 01 tỷ đồng và đang bị thua lỗ 200 – 300 triệu, thực sự thì cuộc sống của bạn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp của khoản thua lỗ đó (cuộc sống của bạn vẫn tiện nghi như thế, con cái vẫn học hành đàng hoàng, mọi chi tiêu vẫn bình thường) nhưng khi đó nỗi ám ảnh về thua lỗ sẽ lấn át tất cả, bạn ăn không thấy ngon, ngủ không thấy yên.

    Căn nguyên cơ bản của vấn đề ở chỗ : khoảng thời gian giữa thời điểm mua vào và thời điểm bán ra là một khoảng thời gian hưng phấn (nếu bạn đang lãi lớn) hoặc đen tối (nếu bạn đang lỗ, thậm chí lỗ nặng). Cảm xúc thái quá luôn có hại cho nhà đầu tư dù ở bất cứ thái cực nào (hưng phấn hay thất vọng).

    Quy tắc hàng đầu trong đầu tư tài chính : không bỏ chung trứng vào một giỏ.
    Điều này ai cũng biết, nhưng rất ít người biết được quy tắc tâm lý khi đầu tư tài chính: không dồn nén cảm xúc vào một thời điểm, phải dàn trải nó ra.

    Không bỏ chung trứng vào một giỏ thì ai cũng biết rồi : phải chia vốn vào nhiều khoản đầu tư khác nhau
    Nhưng hầu như rất ít người biết : vốn cũng phải được chia vào nhiều khoảng thời gian khác nhau

    Ví dụ : bạn chia 01 tỷ thành 10 khoản đầu tư khác nhau. Nhưng vấn đề gì sẽ xảy ra nếu mua luôn một lúc ?
    Nếu thị trường đi xuống và bạn thua lỗ : khoảng thời gian chờ đợi trong lúc thị trường phục hồi sẽ là một khoảng lặng ghê rợn

    Còn nếu bạn chia 10 khoản đầu tư đó theo 10 thời điểm (ví dụ mỗi thời điểm là 01 tuần lễ)

    Lúc đó bạn sẽ hết sức bình tĩnh bởi vì :

    + Bạn đủ thận trọng và tỉnh táo để lựa chọn cơ hội tốt nhất xuất hiện trong tuần.
    + Cảm xúc của bạn được cân bằng
    + Mỗi khoản đầu tư cũng như một cây non, nó cần thời gian để đâm chồi nảy lộc, bạn trồng một cây và khi cây đó chưa đơm hoa kết trái thì bạn vẫn không sốt ruột, bởi vì lúc đó bạn đang bận gieo trồng một cây khác. Cứ như thế khi bạn gieo đến cây thứ 10 thì những cây đầu tiên đã cho quả ngọt. Bạn thu hoạch và vòng quay lại lặp lại như người nông dân bước vào vụ gieo trồng mới

    Đến bây giờ thì hy vọng bạn đã hiểu : tại sao các định chế tài chính lớn không mua dồn dập khi giá rẻ hoặc không bán dồn dập khi giá cao.
    ngocmai227 đã loan bài này
  10. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    67. Nhầm lẫn về khái niệm

    Mua trung bình giảm :Mua dần cổ phiếu khi giá giảm nhằm làmgiá vốn chung của toàn bộsố cổ phiếu giảm dần.

    + Lợi ích : Giá vốn giảm dần qua những lần mua
    + Tác hại : giá vốn bình quân chung luôn cao hơn thị giá tại thời điểm hiện tại, sẽ bị lúng túng khi phải stop loss (ban đầu xác định bám theo thị trường xuống đáy, nhưng sau đó không chịu đựng nổi phải stop loss giữa chừng)

    Chỉ áp dụng khi :

    + Nguồn vốn không hạn chế
    + Chu kỳ đầu tư (dự kiến) dài hơn chu kỳ suy thoái – hồi phục (dự báo). Ví dụ : chu kỳ suy thoái – hồi phục (dự báo) là 06 tháng thì chu kỳ đầu tư (dự kiến) phải > 1 năm
    + Không stop loss (mà chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá vốn bình quân)

    Trade trong một down trend (không có nghiệp vụ bán khống) :mua – bán cổ phiếu khi có đầy đủ cơ sở để dự báo cổ phiếu đó sẽ hồi phục trong ngắn hạn

    + Điều đó có nghĩa là : mỗi lần mua – bán là một thương vụ riêng biệt (dù vẫn mua cùng một mã cổ phiếu, nhưng đó là những thương vụ khác nhau)
    + Từ khái niệm rõ ràng như trên sẽ có kế hoạch stop loss cụ thể cho từng thương vụ.

Chia sẻ trang này