80 sai lầm của nhà đầu tư nhỏ lẻ - tác giả LHH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ngocmai227, 19/12/2014.

8000 người đang online, trong đó có 1039 thành viên. 14:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22253 lượt đọc và 136 bài trả lời
  1. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    20. Khuôn mẫu vai – đầu – vai : chớ nên mua hay nhảy sóng khi bờ vai bên phải chưa hình thành

    Ở phía trên cháu tôi đang nói về quá khứ, nhưng từ bây giờ có thể có lúc sẽ đề cập đến tương lai, nên khi đưa ví dụ minh họa, tôi sẽ xóa đi tên của cổ phiếu đó cho khách quan

    [​IMG]

    Trong trường hợp này, nếu bác nôn nóng nhảy sóng, bác sẽ thành công 1 lần khi mua 62 và bán 66, nhưng khoản lãi của bác và một phần vốn không nhỏ sẽ tan theo dòng nước khi giá cổ phiếu tiếp tục đi xuống để hình thành bờ vai bên phải. Giá xuống 62 bác lại ôm tiếp (thậm chí ôm nhiều hơn cả lần trước) bây giờ xuống tới 45 thì … ôi thôi.

    Bác có thể thấy kể cả khi đã hình thành bờ vai bên phải thì cũng chưa có gì chắc chắn là giá cố phiếu sẽ không giảm tiếp.

    Thế mình cứ học thuộc các loại khuôn mẫu là mua – bán ngon lành đúng không cháu ?

    Đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ bác ạ, thị trường là một quá trình vận động không ngừng, đồ thị luôn chuyển biến từ hình thái khuôn mẫu này sang hình thái khuôn mẫu khác, cái tương lai mới là cái quan trọng, điều đó đòi hỏi tư duy của bác phải luôn vận động cùng với sự vận động của thị trường.

    Bác đừng cứng nhắc trong suy nghĩ về chuyện cứu giá này nọ. Điều tiết về mặt vĩ mô là chuyện đương nhiên (không có thị trường chứng khoán nước nào nằm ngoài sự điều tiết vĩ mô của nhà nước) nhưng đó là chuyện tác động, định hướng trong dài hạn. Bác cũng đừng suy nghĩ cứng nhắc về chuyện giá nó không lên vì đại gia, khoai tây gì gì đó làm giá. Họ là một thành tố của thị trường, hành động của họ cũng phải tuân theo quy luật của thị trường.

    Chẳng hạn với ví dụ vai – đầu – vai trên, khi bác mua lại lần 2 với giá 62, giá cứ giảm xuống 45 như hiện tại. Bác kiên quyết cho rằng khoai tây, đại gia nó làm giá nên giá mới giảm thê thảm như vậy. Thiệt hại sẽ thuộc về bác trước tiên.

    Khi giá down tiếp xuống dưới 55, nếu bác suy nghĩ khách quan thì ý nghĩ đầu tiên hiện ra : giá đã xuống dưới vòng cổ 55 (neckline) tức là đồ thị đang chuyển sang một khuôn mẫu khác, cần phải bán ở giá 55 và theo dõi tiếp, hiển nhiên thiệt hại của bác đã giảm từ 27% xuống còn 11% và cơ hội lấy lại 11% đó đang xuất hiện khi đồ thị cho thấy giá có thể đi lên sau khi chạm mức 45. Hình thái mới của đồ thị tuy chưa rõ, nhưng cơ hội là rất lớn.

    Cháu xin phép được quay lại để nói kỹ về khuôn mẫu vai – đầu – vai này vì đây là hình mẫu hình thành khi có những biến cố quan trọng, nó là dấu hiệu quan trọng cho thấy xu thế thị trường đã chuyển từ xu thế giá tăng sang xu thế giá giảm. Khuôn mẫu vai – đầu – vai là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai con người. Con người thì hai vai bằng nhau (không tính các bác vai bị lệch, hì hì hì) nhưng khuôn mẫu này thì không nhất thiết đỉnh của hai vai phải bằng nhau. Cái quan trọng của khuôn mẫu này là cái vòng cổ (neckline) ở ví dụ trên vòng cổ dao động trong khoảng 53 – 55. Khi giá tiếp tục giảm xuống dưới vòng cổ thì có thể khẳng định xu thế giảm chắc chắn đã xuất hiện, mô hình khuôn mẫu vai – đầu – vai đã bị phá vỡ, cần chuyển sang dự báo mô hình khuôn mẫu tiếp theo.

    Một ví dụ minh họa nữa cho khuôn mẫu vai – đầu – vai (một cổ phiếu thực tế của sàn HoSTC), khuôn mẫu này đẹp cứ như lấy từ sách giáo khoa ra

    [​IMG]

    Nguồn:*********.com.vn

    TUANANHVietNam, Johnny NgMkhanh thích bài này.
    Johnny Ng đã loan bài này
  2. TUANANHVietNam

    TUANANHVietNam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    815
    1. Bạn copy về phải không. Có thể đồ thị bị lỗi rồi (dạng file ảnh). Còn không thì, trên web --> phải chuột vào ảnh --> chọn Copy link address --> vào f319, lúc soạn văn bản, bấm vào cái nút "Ảnh" cạnh mặt cười rồi phải chuột --> Paste (dán) vào...
    Hoặc
    2. Bạn thử dùng trình duyệt Web khác xem.
    3. Hay bạn chịu khó tìm đồ thị tương tự rồi bấm nút Print Screen (thường ở góc phải phía trên ở bàn phím) để copy toàn bộ màn hình desktop lại --> mở chương trình vẽ ảnh như Paint chẳng hạn --> paste/Ctrl+P (dán) vào rồi save lại. Sau đó vào f319, lúc soạn văn bản, bấm vào cái nút "Ảnh" cạnh mặt cười...

    Sai lầm 19:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sai lầm 20:
    [​IMG]
    Last edited: 22/12/2014
    LX1368, Mkhanhngocmai227 thích bài này.
  3. Olivia449

    Olivia449 Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    20/10/2014
    Đã được thích:
    93
    Post tiếp đi bạn. Thanks
    ngocmai227 thích bài này.
  4. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    21. Khuôn mẫu cờ chữ nhật – cơ hội rất tốt của những người chuyên nghiệp, nhưng cũng là cái bẫy với những người mới nếu lòng tham trỗi dậy

    Khuôn mẫu cờ chữ nhật là một mô hình tiếp tục của xu thế thị trường trong ngắn hạn. Giá cổ phiếu dao động với ngưỡng hỗ trợ và cản trên rất dễ nhận thấy.
    Ví dụ dưới đây thuộc về một bluechip, sau khi từ khuôn mẫu ngọn đồi cao chuyển sang khuôn mẫu cờ chữ nhật.

    Khi bác nhận ra khuôn mẫu này và muốn nhảy sóng với nó, bác nên hết sức chú ý một số điểm sau :

    + Độ dài của cờ, điều này là quan trọng nhất với những người chưa có kinh nghiệm
    + Xu thế trước đó của cờ và xu thế sau đó của cờ. Nếu giá cổ phiếu đang tăng rất cao rồi chuyển sang hình mẫu này, xu hướng chung của thị trường lại có chiều hướng giảm, bác nên suy tính đến việc giá cổ phiếu sẽ rớt xuống dưới mức hỗ trợ. Cái bẫy ở đây đối với những người mới đó là sự dễ dàng của khuôn mẫu và lòng tham, bác có thể thành công 1 lần, 2 lần nhưng có thế đến lần thứ 3 khi bác quyết định xuống tiền mạnh tay thì giá nó rớt cái rầm xuống dưới mức hỗ trợ.
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 23/12/2014, Bài cũ: 23/12/2014 ---
    22. Khuôn mẫu cờ đuôi nheo – biết cho vui chứ người mới không nên nhao vào
    Đây là một khuôn mẫu rất phổ biến trong thực tế, nhưng rất khó xử lý. Nó đòi hỏi việc xử lý tình huống cần có thêm rất nhiều thông tin và công cụ hỗ trợ. Nếu cháu là bác thì cháu sẽ tránh xa khuôn mẫu này.

    Cháu sẽ tìm một số ví dụ bác xem cho vui
    Mkhanh thích bài này.
    ngocmai227 đã loan bài này
  5. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    23. Khuôn mẫu cái nêm hướng xuống (Falling Wedge) – cân nhắc khi thị trường đi xuống, nên chớp lấy khi thị trường đi lên

    Khuôn mẫu FW là một khuôn mẫu kỹ thuật có khuynh hướng chỉ báo giá sẽ tăng, khi khuôn mẫu mới được hình thành thì khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng, sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một chóp nón (hình cái nêm) hướng xuống dưới do đỉnh và đáy dần hội tụ.

    Khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là dấu hiệu đảo chiều xu thế giá cấp 3 của cổ phiếu.

    Lý thuyết thì như vậy, nhưng khi thực hành vì bác là người mới chưa có kinh nghiệm, bác cần hết sức lưu ý :

    + Xu hướng chung của thị trường thời điểm đó là gì ? thị trường đang lên hay xuống ?
    + Giá cổ phiếu vào thời điểm xem xét có mức cản tâm lý nào không ? (giá tâm lý ở trong trường hợp này là 500)
    + Có biểu hiện nào về câu cá tại đáy không ? (Bottom Fishing)

    Cháu xin giải thích một chút thế nào gọi là câu cá tại đáy, thực chất chính là ôm vào để nhảy sóng đấy. Khi thị trường đi xuống, khi giá tâm lý ở đây là 500, thì sẽ có những người tới mức giá 500 là họ ôm vào, nhưng chỉ cần có lời 5 – 10% là họ nhảy ra ngay.

    Theo lý thuyết thì khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là có thể mua được, nhưng với tình hình thị trường đi xuống + giá tâm lý 500 thì bác nên chờ đợi T+3 xem giá có quay xuống tiếp không rồi hãy có quyết định.

    Nếu gặp trường hợp khuôn mẫu FW trong các điều kiện sau :

    + Thị trường đang lên
    + Cổ phiếu nghiên cứu là một bluechip
    + Giá cổ phiếu đứng giá một thời gian dài

    Bác nên mua ngay khi giá cổ phiếu vượt qua đường kênh bên trên mà không cần phải suy tính gì hết.
    [​IMG]
  6. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    24. Các khuôn mẫu khác – đọc thật kỹ – chưa hiểu thấu đáo thì đừng sử dụng

    Nói chung cháu khuyên bác :

    + Nếu may mắn bước vào thị trường đúng vào giai đoạn bắt đầu của một xu thế cấp 1 tăng trưởng : đầu tư lâu dài theo phương pháp của W.B
    + Nếu bước vào thị trường vào giai đoạn nóng của một xu thế cấp 1 tăng trưởng : nên cố gắng chờ đợi xu thế cấp 2 (giảm) xuất hiện và tiến triển đến giai đoạn cuối, khi xu thế cấp 2 (giảm) chấm dứt, thị trường bắt nhịp trở lại xu thế cấp 1 tăng trưởng thì có thể đầu tư lâu dài theo phương pháp W.B hoặc đầu tư trung hạn theo phương pháp W.J.O
    + Nếu bước vào thị trường vào giai đoạn nóng của một xu thế cấp 1 tăng trưởng và nếu bác muốn mạo hiểm một chút thì có thể đầu cơ ngắn hạn theo 3 khuôn mẫu : ngọn đồi cao, cờ chữ nhật, cái nêm hướng xuống

    Các khuôn mẫu sau đây tuyệt đối chưa hiểu thấu đáo thì chưa sử dụng :

    + Vai – đầu – vai : xuất hiện khuôn mẫu này là phải cảnh giác ngay, thị trường nói chung, cổ phiếu nói riêng giá sẽ đảo chiều
    + Cờ đuôi nheo
    + Cốc và tay cầm
    + Tam giác hướng lên, tam giác hướng xuống, tam giác cân
    + Hai đáy, ba đáy
    + Hai đỉnh, ba đỉnh
    vân vân và vân vân

    Lằng nhằng phết cháu nhỉ, hình như giá đi xuống bác thấy có một cách đơn giản mà ai cũng sử dụng được : đó là mua bình quân giá giảm, cháu thấy có ổn không ?
  7. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    25. Mua bình quân giá giảm – mất chi phí cơ hội nếu thị trường điều chỉnh sâu – cái chết cầm chắc nếu suy thoái thật sự

    Cháu tôi hỏi ngược lại tôi : Bác hình dung thế này nhé, bác đang đi xe trên đường, gặp một con dốc đi xuống, sương mù dày đặc không rõ đường đi phía trước, xe lao ngày càng nhanh. Bác sẽ dừng xe lại hay cứ lao xuống hy vọng đầu bên kia sẽ có con dốc vòng lên ?

    Tôi trả lời ngay không suy nghĩ : dừng lại chứ đi tiếp có mà chết à.

    Bác đi hỏi thêm nhiều người nữa xem câu trả lời thế nào nhé.

    Mấy hôm sau tôi gọi điện cho cháu trai : Ai cũng trả lời là sẽ dừng xe lại cháu ạ

    Vậy tại sao khi bắt đầu lỗ mà chưa biết thị trường sẽ đi xuống tới đâu, bác không dừng lại (stop loss) ?

    Vì bác thấy những người chịu đựng kiên cường rồi vẫn có lãi cả đấy thôi

    Vâng, thực tế diễn ra như vậy. Nhưng có điều này mọi người khi đã lỗ rồi luôn cố tình đánh lừa mình và cố tình không hiểu :

    + Khi thị trường điều chỉnh sâu : những người stop loss đúng lúc, sau đó quay lại khi thị trường phục hồi thật sự luôn lãi gấp nhiều lần những người cắn răng chịu lỗ
    + Khi thị trường suy thoái : những người stop loss đúng lúc là những người còn tồn tại, những người cắn răng chịu lỗ là những người đi về nơi xa lắm.

    Tôi vẫn cố tình không hiểu : Sao tây vẫn mua vào ? Sao nó không bán hết đi ?

    Nói thêm là rất nhiều bác coi việc mua bình quân giá xuống là 1 cái phao khi TT down, trong đó có cả e :(((
    daugau5050MuaXuan66 thích bài này.
    ngocmai227 đã loan bài này
  8. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    26. Các định chế tài chính hành động khác biệt đôi chút so với nhà đầu tư cá nhân do quy mô vốn quá lớn – nhưng vẫn tuân thủ quy tắc stop loss

    Họ vẫn tuân thủ quy tắc stop loss đấy bác ạ. Vì bác không hiểu quy trình của họ nên nghĩ thế thôi. Cháu sẽ nói rõ cho bác đây.

    Vì họ quy mô vốn rất lớn nên họ sẽ stop trước khi loss, còn chúng ta thì sao ? loss rồi mới chịu stop, thậm chí còn không chịu stop.

    Khi thị trường theo đánh giá của họ là đã rất nóng, họ sẽ điều tiết giảm mua vào, và điều tiết bán ra theo cả hai phía của đỉnh tăng trưởng. Khác với chúng ta đúng không bác ? Càng thấy giá cao càng thích, thậm chí giá đã trượt khỏi đỉnh tăng trưởng từ lâu mà vẫn luyến tiếc.

    Những ví dụ khác cháu không dám đề cập, chỉ riêng ví dụ về BHS cháu sẽ lấy làm minh họa và nói kỹ (do họ thực hiện một cách quá lộ liễu, vì tình thế quá cấp bách và quy mô của BHS nhỏ, không đủ che dấu hành động của họ)

    [​IMG]

    Khi giá của BHS bắt đầu vượt qua vạch đỏ là họ bắt đầu quá trình stop của mình, bắt đầu bán ra, thủ thuật này gọi là : phân phối (bán ra) ngay trong quá trình tăng trưởng. Khi giá đạt đỉnh (cháu đánh dấu bằng chữ thập đỏ) nhiều người trong chúng ta vẫn chưa chịu tin là đỉnh đúng không ạ ? Nhưng họ đã dự đoán được từ lâu (cháu thấy có người trên diễn đàn này đã nói trước về cái đỉnh 70 của BHS đấy), khi giá đã trượt khỏi đỉnh tăng trưởng thì họ sẽ bán khéo léo hơn, sao cho khi giá trôi xuống dưới vạch đỏ thì quá trình stop hoàn thành. Bác có thể kiểm tra lại và thấy rõ khối lượng cổ phiếu bán ra tăng vọt ở 2 vòng tròn đen cháu đánh dấu bến dưới.

    Khác nhau về tư duy bác ạ, với nhà đầu cơ nhỏ của chúng ta thì cứ phải đạt đỉnh, qua đỉnh rồi mới gọi là loss
    Còn họ thì giá bán ra mới là quan trọng, giá 65 nghìn thì bên này đỉnh hay bên kia đỉnh cũng vẫn là 65 nghìn.

    Cái này cháu tôi giải thích rõ ràng quá, đành phải chịu vậy. Nhưng đầu óc bảo thủ của tôi vẫn chưa chịu tin là mình đã loss : Thế bây giờ họ đã lỗ đúng không ? Họ phải tìm cách giảm lỗ chứ, phải cứu thị trường chứ ?

    Cháu tôi lắc đầu, thôi cháu lại phải giải thích vậy.
    MuaXuan66Mkhanh thích bài này.
  9. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    27. Quan điểm về lỗ – lãi của các định chế tài chính
    Họ là những định chế được tổ chức chặt trẽ, nên tiêu chí lỗ – lãi của họ có tiêu chuẩn rõ ràng bác ạ.

    + Chỉ đánh giá sau khi đã kết thúc năm tài chính
    + Kế hoạch trong năm tài chính được xây dựng rõ ràng. Hoàn thành kế hoạch là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực của CEO.

    Các tiêu chí phụ để đánh giá năng lực của CEO

    + Thị trường có tăng thì có giảm (họ không duy ý chí như mình, cứ phải tăng mãi cơ). Có năm thị trường tăng trưởng cực tốt, có năm suy thoái. Năng lực của CEO đánh giá qua việc : khi thị trường tăng trưởng thì mức tăng trưởng của định chế tài chính phải cao hơn (càng cao hơn càng tốt) mức tăng trưởng bình quân chung của thị trường, cao hơn mức tăng trưởng của các định chế tài chính khác cùng đẳng cấp. Ngược lại cũng thế : khi thị trường suy thoái thì mức suy giảm của định chế tài chính phải thấp hơn (càng thấp hơn càng tốt) mức suy thoái bình quân chung của thị trường, thấp hơn mức suy thoái của các định chế tài chính khác cùng đẳng cấp.

    + Khả năng xử lý tình hình của CEO để đạt kết quả tốt nhất trong tình hình thực tế của thị trường (thị trường tăng trưởng thì tối ưu hóa lợi nhuận, thị trường suy thoái thì giảm đến mức thấp nhất tổn thất)

    Thấy tôi đăm chiêu, cháu trai tôi nói : thôi để cháu lấy ví dụ cụ thể vậy

    Bác đọc kỹ tiểu sử của W.B rồi phải không ạ ? Bác có để ý một số mốc quan trọng trong cuộc đời lừng lẫy của ông không ?

    1962 – Kiếm được những triệu đô la đầu tiên
    1970 – Kiếm được 25 triệu USD và rút khỏi thị trường đến năm 1974
    Hiện nay tài sản ước đạt trên 40 tỷ USD

    Bác thấy có gì đặc biệt không ? Bác đọc kỹ rồi, ông ý cứ mua rồi để đó thế là lãi to.
    Trời, bác bảo là đọc kỹ mà nhận xét thế thì chết rồi.

    Bác để ý nhé từ 1962 đến 1970 là 8 năm
    Ông W.B tăng tài sản của mình lên khoảng 10 lần
    Từ 1974 đến nay là 33 năm
    Ông W.B tăng tài sản của mình lên khoảng … 1.600 lần. Nói một cách đơn giản là ông W.B đầu tư lâu dài vào cổ phiếu, cổ phiếu tăng giá trị thì tài sản của ông tăng đúng không ạ ? Rổ cố phiếu của ông phải tăng 1.600 lần, cái tăng nhiều bù cái tăng ít, tức là phải có cổ phiếu tăng 2 – 3.000 lần. Bác xem trong suốt thời gian 1974 đến nay có cổ phiếu nào tăng tới 300 lần không ? Kể cả trong cơn sốt bong bóngdot.comcũng không có cổ phiếu nào tăng nổi quá 300 lần.

    Ờ lạ hén, không có cái gì tăng quá 300 lần mà ông ý tăng được 1.600 lần.

    Vâng, từ 1962 – 1970 tuy là một nhà đầu tư giỏi nhưng W.B chưa thực sự thu hút được sự chú ý của giới tài chính. Chỉ sau khi rút lui khỏi thị trường tài chính, bảo toàn nguồn vốn trong cuộc khủng hoảng 1970 – 1973, quay lại đầu tư năm 1974 và gặt hái thành công rực rỡ bắt đầu từ năm 1976 thì W.B mới mở được cánh cửa nguồn vốn của thị trường tài chính Mỹ (W.B rút lui năm 1970, quay lại đầu tư 1974 với việc mua vào cổ phiếu các công ty rất tốt với giá rẻ bằng 1/2 năm 1970 thậm chí có nhiều cổ phiếu rẻ 1/6 – 1/8)

    Từ năm 1962 – 1970 ông chỉ tự đầu tư bằng vốn của mình nên chỉ tăng tài sản từ vài triệu USD lên 25 triệu

    Nhưng từ 1976 trở đi, giới tài chính coi W.B là Midas, chạm vào đâu là ở đó chính là mỏ vàng, nên mọi cánh cửa nguồn vốn đều mở ra trước mắt ông.

    Ở Việt Nam cũng vậy, những cách xử trí tình huống khéo léo của CEO sẽ được đánh giá rất cao và có khả năng mở được hầu bao của những nguồn vốn lớn. Bác đừng nên nhìn quá gần vào mấy chuyện lỗ lãi trong vài ba tháng.

    Ờ, thì bác già rồi, chỉ nghĩ được đến tiền chợ cho bác gái ở nhà thôi. Nhưng bác vẫn không thể hiểu nổi, sao các định chế tài chính hiện nay cứ mua vào, sao không chờ giá rẻ hơn mà mua ?
    MuaXuan66Mkhanh thích bài này.
  10. ngocmai227

    ngocmai227 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    5.196
    28. Tại sao các định chế tài chính bắt đầu mua vào khi giá giảm – sao không chờ thật giảm hãy mua ?

    Để trả lời cho câu hỏi này, bác và cháu lại phải quay về đọc kỹ mục 13. Cháu chép lại mấy dòng trong mục 13. nhé

    ” … Bác ơi, ta nghiên cứu thị trường để có cái nhìn về tương lai, chứ không phải ngồi đó mà xuýt xoa : giá mà, ước gì tôi mua cổ phiếu năm 2003 – 2004. Bác không thể đi ngược thời gian về lại thời kỳ tích lũy 2004 đúng không ạ ? Cũng như bác không thể ngồi đó chờ đợi đến đáy của xu thế cấp 1 suy thoái sắp tới đúng không bác ? Vì thực ra chưa ai có thể nói được bây giờ có thể là suy thoái không ? và đợt suy thoái thật sự bao giờ sẽ tới ?

    Nên nếu bác là các tổ chức lớn, bác vẫn bước vào thị trường bình thường, lúc đó bác sẽ vừa xây dựng danh mục, vừa đầu tư, vừa đầu cơ, vừa tái cơ cấu dựa trên sự vận dụng xu thế thị trường cấp 2. …”

    Tại sao họ bắt đầu mua vào ? Bởi một lý do rất đơn giản : họ đã …. bán ra trước đó. Bán ra trước thì phải mua lại sau để lập lại danh mục.

    Thế tại sao họ mua vào mà giá vẫn giảm ?

    Bác cứ hình dung thế này, khi các định chế lớn bắt đầu bán ra tức là nguồn vốn đối ứng của những nhà đầu cơ nhỏ như bác bắt đầu cạn (đây là tiêu chí rất quan trọng đấy bác ạ, họ chỉ bán khi sức cầu sắp cạn, giá chuẩn bị bước vào đỉnh tăng trưởng cao nhất). Sau quá trình bán – mua như vậy thì nhà đầu cơ nhỏ ôm toàn cổ phiếu và còn rất ít tiền, các định chế tài chính lớn quay lại là người nắm nguồn vốn.Tất nhiên là họ phải quay lại mua để bổ sung cho danh mục đã bán đi trước đó, nhưng họ mua một cách chọn lọc và bình tĩnh nên giá vẫn cứ giảm.

    Sao họ không chờ cho giá thật giảm hãy mua ?

    Thì như cháu đã nói, nguồn vốn của họ rất lớn, khi họ bán thì họ sẽ bán trong một khoảng giá nào đó, khi mua họ cũng bắt đầu mua trong một khoảng giá nào đó. Nhưng ở đây là họ mua trở lại cho danh mục nên họ mua rất chậm rãi. Bác đừng nên hy vọng họ mua là giá sẽ tăng.

    Thế sao họ không tranh nhau mua ?

    Vì ai cũng có phần bác ạ, thực chất họ đang mua lại chính những cổ phiếu họ đã bán ra (chẳng hạn định chế A bán ra 8 triệu cổ phiếu, B bán ra 12 triệu, C bán ra 11 triệu mà cổ phiếu vẫn nằm trong thị trường, có chạy đi đâu, nguồn cung đủ mà bác, ai mua lại của người nấy thôi mà, sao phải tranh nhau ?)

    Thế thị trường có tăng trở lại không cháu ?

    Sau giai đoạn mua để bổ sung lại danh mục, giai đoạn này giá vẫn cứ giảm theo quán tính thị trường bác ạ. Sau đó họ bắt đầu giải ngân nguồn vốn mới, lúc đó thị trường mới lên được

    Mệt quá cháu nhỉ, thế bao giờ thị trường xuống đến đáy hả cháu?
    MuaXuan66Mkhanh thích bài này.

Chia sẻ trang này