90% người giàu VN từ đất cát mà ra - Không ổn chút nào.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi datset123, 10/10/2011.

2927 người đang online, trong đó có 29 thành viên. 03:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12850 lượt đọc và 217 bài trả lời
  1. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Vụ đội lốt bảo hiểm Prudential lừa hàng trăm tỉ đồng: Ai phải trách nhiệm vụ lừa bạc tỷ ở Quảng Ninh?​


    Thứ Năm, 13/10/2011, 08:49

    [​IMG]
    Đối tượng Hằng tại cơ quan điều tra (Nguồn: Báo Quảng Ninh)​

    Văn phòng ******* tỉnh Quảng Ninh khẳng định Bùi Thị Thu Hằng (sinh năm 1984, trú tại Hạ Long) là nhân viên đại lý bảo hiểm nhân thọ của Công ty Prudential có trụ sở Văn phòng tại số 102, Tô Hiến Thành, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh đã bị bắt giữ về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

    Số tiền của vụ lừa đảo không được công bố, song có thể lên tới 500 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, sáng 12/10, trong buổi gặp gỡ với khách hàng bị hại, bà Trần Thị Kim Lan, Trưởng Văn phòng chi nhánh Prudential tại Quảng Ninh khẳng định Hằng không thuộc quyền quản lý của chi nhánh Quảng Ninh, không phải là nhân viên Prudential nhưng… lại thuộc quản lý của Phòng Phát triển kinh doanh của hãng.

    Mâu thuẫn chưa dừng lại ở đây, bởi ngay lập tức đại diện của Phòng này cũng phủ nhận vai trò quản lý đối với Hằng. Câu hỏi của nhiều người bị hại là Bùi Thị Thu Hằng là ai, ai quản lý và ai chịu trách nhiệm về việc hoạt động đại lý của Hằng đã không được đại diện Prudential trả lời.

    Không rõ ai quản lý nên phải chăng, đại lý Bùi Thị Thu Hằng đã liên tiếp tổ chức các buổi tri ân với khách hàng với quy mô lớn, rầm rộ vào các ngày 30/12/2010, 14/2/2011 và 19/6/2011 tại một khách sạn nổi tiếng khu du lịch Bãi Cháy, thành phố Hạ Long lấy niềm tin của khách hàng với hãng Prudecial rồi thực hiện hành vi lừa đảo mà hãng Prudential Việt Nam cũng như các văn phòng, chi nhánh ở Quảng Ninh không hề hay biết.

    Tuy nhiên, bà Trưởng Văn phòng Chi nhánh Prudential Quảng Ninh cũng thừa nhận vào khoảng tháng 2-3/2011 bà đã từng nghe một đại lý dưới quyền phản ánh về những dấu hiệu sai phạm của đại lý bảo hiểm Bùi Thị Thu Hằng đang thực hiện bán những sản phẩm bảo hiểm mà hãng Prudential không có.

    Đến tháng 6/2011, Chi nhánh Quảng Ninh đã có công văn gửi sang Phòng An ninh kinh tế (******* Quảng Ninh) đề nghị vào cuộc điều tra làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Hằng và cho đến 11/7/2011, Prudential mới chấm dứt hợp đồng đại lý với Hằng.

    Tuy nhiên, phải đợi sau 2 tháng sau là vào đầu tháng 9, Prudential mới có thông báo cảnh báo tới các khách hàng do đại lý Hằng khai thác, quản lý.

    Nhiều người bị hại đặt vấn đề, nếu Chi nhánh Prudential Quảng Ninh sớm vào cuộc và có trách nhiệm hơn nữa và có biện pháp ngăn chặn như thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về những sản phẩm của hãng và những sản phẩm đang có dấu hiệu trá hình ngay từ khi nhận được thông tin hồi tháng 2, 3/2011 thì hậu quả của vụ lừa đảo không đến mức độ nặng nề.

    Nếu làm như vậy, Chi nhánh Prudential Quảng Ninh vừa bảo vệ được thương hiệu của hãng, vừa bảo vệ được lợi ích của khách hàng tránh những rủi ro, mất mát quá lớn.

    Thông tin liên quan đế vụ lừa đảo của Bùi Thị Thu Hằng, ngày 19/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra ******* tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt khẩn cấp để tạm giam đối với hai vợ chồng Bùi Thị Thu Hằng và Nguyễn Văn Hùng để phục vụ điều tra./.



    Còn vụ nào ra nốt nào, sốt ruột quá.
  2. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Sẽ có ít ngân hàng hơn?

    Thứ Năm, 13/10/2011, 08:31

    [​IMG]
    Ngân hàng Nhà nước đã cho phép ABBank tăng vốn điều lệ từ 3.800 tỉ đồng lên 4.200 tỉ đồng. Ảnh: Lê Quang Nhật​

    Mua bán, sáp nhập những ngân hàng nhỏ, hoạt động kém hiệu quả; điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu cổ đông; quy chuẩn hệ thống quản trị rủi ro… Tất cả những biện pháp cần thiết sẽ được xem xét, thực hiện nhằm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.

    Cùng tái cấu trúc đầu tư công gắn với nợ công; doanh nghiệp nhà nước; thể chế, nhiệm vụ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại được hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm.



    Không đợi “mất bò mới lo làm chuồng”



    Phó viện trưởng viện Chiến lược phát triển ngân hàng, ngân hàng Nhà nước (NHNN) Vũ Ngọc Duy cho rằng, đến thời điểm này, chưa có ngân hàng nào rơi vào diện kinh doanh thua lỗ, có nguy cơ đổ vỡ. Mặc dù vậy, yêu cầu phải tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng vẫn là cần thiết, bởi không nên để “mất bò mới lo làm chuồng”. Tái cấu trúc cũng cần thực hiện theo lộ trình, với rất nhiều biện pháp cần triển khai, trong đó việc mua bán, sáp nhập những ngân hàng kém hiệu quả cũng là cần thiết. “Có nhiều ngân hàng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, buộc các đơn vị phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng có quá nhiều ngân hàng như hiện nay, sẽ là một sự lãng phí rất lớn các nguồn lực xã hội”, ông Duy nói.

    Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại có hội sở chính tại Hà Nội nhận xét, có quá nhiều ngân hàng dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Cũng theo ông, bức tranh chung về hoạt động ngân hàng, nhìn bề nổi qua các báo cáo tài chính thì khá sáng sủa với những khoản lợi nhuận ấn tượng. Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, nhiều ngân hàng đang nơm nớp lo khi tỷ lệ nợ xấu ở mức cao và có xu hướng gia tăng từ nay đến cuối năm. Phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Xuân Nghĩa xác nhận, nợ xấu khu vực ngân hàng đang tiếp tục tăng, trong đó nợ nhóm 5 (nợ mất vốn) chiếm gần một nửa (47%). Thậm chí, một số ngân hàng, khoản nợ xấu đã vượt quá vốn chủ sở hữu và rất hẹp cơ hội cải thiện khi mà tỷ lệ các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản đang tăng lên. “Do vậy, tái cấu trúc hệ thông ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay”, ông Nghĩa nhấn mạnh.



    Theo chánh thanh tra giám sát NHNN Dương Quốc Anh, đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng thương mại trong diện phải tăng vốn lên tối thiểu 3.000 tỉ đồng (được lùi thời điểm thực hiện từ 31.12.2010 đến 31.12.2011) đã cơ bản hoàn thành mục tiêu (một vài trường hợp chỉ còn vấn đề về thủ tục).
    Sàng lọc ngân hàng yếu kém



    Một lãnh đạo cấp vụ của NHNN cho biết, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng đã định hướng cho các vụ, cục liên quan nhiệm vụ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Đến thời điểm này, mặc dù kế hoạch cụ thể vẫn đang được xây dựng và chưa được tiết lộ, song chỉ đạo của thống đốc sẽ là rất kiên quyết, trong đó việc mua bán, sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu kém sẽ được xem xét.



    Việc NHNN vừa qua thông tin rất nhanh chóng, công khai những ngân hàng vi phạm quy định về trần lãi suất huy động cùng với các biện pháp xử lý nghiêm khắc cũng được đánh giá là một động thái kiên quyết – rất khác với tư duy lâu nay “ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, nên việc thông tin cần chừng mực”!



    Ông Vũ Ngọc Duy lưu ý, việc sàng lọc, sáp nhập nếu có không chỉ xét theo tiêu chí quy mô, mà quan trọng nhất là tiêu chí hiệu quả. “Trên thực tế hiện nay, nhiều ngân hàng quy mô “hạng trung” nhưng xét về tỷ suất lợi nhuận cũng như các chỉ số tài chính, an toàn đều vượt xa những ngân hàng được xem là “cây đa, cây đề”, ông Duy nói.



    Là người nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý ngân hàng, ông Kiều Hữu Dũng, cho rằng, NHNN nên lưu ý các ngân hàng có cổ đông lớn là các tập đoàn, doanh nghiệp. Chính tình trạng cho vay cổ đông (điều kiện được nới lỏng) là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ xấu cho các ngân hàng này. Nợ không trả được, thanh khoản ngân hàng gặp khó khăn, họ buộc phải tìm mọi cách nâng lãi suất huy động để vớ víu vốn, châm ngòi cho những cuộc đua tăng lãi suất huy động, kéo theo nhiều hệ luỵ cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.




    ngavinh:

    Đổ hết vào BĐS còn đâu.

    U thì chết, bệnh tật chó gì. Thằng nào sống sót qua giai đoạn này thì 15 năm sau lại trở thành Tỷ phú, hờ hờ. Nhưng mà nói đi cũng phải nói lại, nền kinh tế của ta đang có gì: SX nông nghiệp ư, manh mún, nhỏ, thế thì làm sao cần nhiều vốn thế. Công nghiệp ư, có gì, lợi nhuận mang lại bao nhiêu hay đầu tư nhiều nhưng hiệu quả chả có thậm chí vỡ mẹ 4 tỷ O đen,... Dầu khí, Khoáng sản, may có 02 thằng này có để mà đào lên đi bán nhưng còn mãi không????. Chuyển sang ngành Công nghiệp dịch vụ du lịch, có gì, manh mún, có chăng chỉ nhiều BĐS nghỉ dưỡng thoai còn dịch vụ chả có mẹ gì, thế thì làm sao thu hút được khách như Thái Lan, Sing, ... Chuyển sang các ngành khác: Thủy sản, cafe, thức ăn chăn nuôi, Dược, sữa, Đồ uống... toàn nước ngoài nó nắm, cái ngon nó nắm mịa nó hết. Còn DN Việt Nam thì chỉ Chộp và Giật BĐS, CK, Golf, USD, Vàng, mua bán Công ty... Ngành cao sang đó nhưng chết yểu và éo có dòng tiền mạnh. Nhìn cũng thấy sao phải đi xem bói hay Cúng.
  3. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Khi dự án KCN là “chùm khế ngọt”



    Cảnh vắng lặng tại một KCN của Long An. Ảnh: Kỳ Quan
    Các khu công nghiệp (KCN) bắt đầu “đổ bộ” đến vùng ĐBSCL trong khoảng 10 năm qua. Ở đây, đất nông nghiệp giá rẻ nên chi phí bồi hoàn thấp, nhà cửa cất tạm bợ nên chi phí di dời không cao...
    Việc thực hiện các KCN do vậy gặp nhiều thuận lợi. Nhưng cũng chính yếu tố giá rẻ ấy đã tạo nên cảnh cứ lập dự án lấy được đất là... có lời.


    “Săn” dự án

    Bồi hoàn đất giá rẻ, chi phí di dời thấp, sau khi xây dựng hạ tầng KCN, nhà đầu tư có thể tạo ra siêu lợi nhuận nhờ giá trị đất tăng cao. Sức hút đó đã làm cho nhiều người đổ xô về Long An “săn” dự án (DA) KCN, nhất là những vị trí vàng. Họ đi “săn” cho riêng mình cũng có, làm “cò” chạy DA để hưởng thù lao (lên đến tiền tỉ) cũng có, hoặc tự “chạy” DA sau đó chuyển nhượng thu lợi nhuận. Chỉ trong thời gian không dài, tỉnh Long An đã thành lập 30 KCN và 40 cụm công nghiệp (CCN). Dư luận tỉnh Long An đã từng xôn xao chuyện DA của Cty Đông Dương (huyện Cần Giuộc) vừa được cấp phép, nhà đầu tư chưa san lấp mặt bằng đã chuyển nhượng DA.

    Một DA KCN ở xã An Nhựt Tân được UBND tỉnh Long An cấp phép cho Cty thép Long An, nhưng trên thực tế, DA đang giậm chân tại chỗ này đã thuộc về một DN khác. Mới đây, TAND tỉnh Long An đã đưa ra xét xử vụ lừa đảo liên quan tới “chạy DA”. Bị cáo Đỗ Văn Son đã đứng ra nhận “chạy DA” KCN rộng khoảng 200ha tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa cho một DN ở TPHCM với giá “trọn gói” là... 13 tỉ đồng. Đỗ Văn Son tiếp cũng là tác giả vụ lừa một DN khác ở TPHCM cũng liên quan tới “chạy dự án”. Có một hình thức “chạy DA” xong giao cho người khác thông qua “công ty cổ phần”. Chỉ cần làm thủ tục thay đổi vốn góp vào công ty là DA thuộc về người mua lại dự án đó.

    Và hệ quả: KCN vắng lặng!


    TP.Cần Thơ hiện có 8 khu CN, nhưng tới nay chỉ 2 KCN Trà Nóc 1 và 2 hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đã cơ bản lấp đầy diện tích. Bên cạnh 2 KCN đang lập quy hoạch (Ô Môn, Bắc Ô Môn), 3 KCN: Hưng Phú 1 (262ha), Hưng Phú 2A (134ha), Hưng Phú 2B (967,27ha) đang trong tình trạng “trùm mền” nhiều năm nay; trong đó KCN Hưng Phú 1 sau khoảng 10 năm triển khai, hiện chỉ mới xây dựng được khu tái định cư (trên 10ha). Ngoài KCN, tháng 10.2007, cụm CN - TTCN quận Bình Thủy (gần 63ha) được phê duyệt quy hoạch tỉ lệ 1/500, song từ khi quy hoạch tới nay vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư nào.


    Tại Hậu Giang, KCN Sông Hậu (400ha ở huyện Châu Thành) hình thành trên 5 năm nay, nhưng vẫn chưa có DN nào chính thức hoạt động. Tháng 4.2007, tại KCN này Vinashin khởi công xây dựng nhà máy đóng tàu và cụm CN tàu thủy với vốn đầu tư dự kiến 60.000 tỉ đồng. Nhưng, tới nay khu đất hàng trăm hécta của dự án này vẫn trống trơn!


    Tại Vĩnh Long, năm 2000, KCN Mỹ Thuận hình thành sau khi giải tỏa trên 400 hộ dân cùng nhiều vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, tới nay, tại KCN này chỉ mới có Nhà máy bia Sài Gòn - Vĩnh Long (45ha) khởi công vào quý III/2009, nhưng tiến độ xây dựng rất chậm. Còn dự án trung tâm dịch vụ công nghệ cao thì không triển khai.


    Tình trạng “da beo” diễn ra phổ biến tại hầu hết các khu - cụm CN ở ĐBSCL. Theo Phòng Công nghiệp và Thương mại VN, chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), hiện tỉ lệ đất cho thuê tại trên 70 KCN ở ĐBSCL mới đạt trên 22%. Tỉ lệ này tại 177 cụm CN còn thấp hơn. TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI Cần Thơ – nhận xét: Hiệu quả thu hút đầu tư thấp, ít dự án thu hút đầu tư nước ngoài, cho thấy đất đai tại các khu - cụm CN ĐBSCL đang bị lãng phí!


    Theo ngành công thương các địa phương ĐBSCL, tính đến đầu năm 2011, toàn vùng có 74 KCN (diện tích 23.900ha) và hơn 170 cụm CN (diện tích khoảng 15.300ha). Tuy nhiên, số khu - cụm CN đã lấp đầy diện tích chỉ đếm trên đầu ngón tay. L.N.G

    Sao chúng nó kiếm tiền dễ thế nhở. Làm xong bỏ hoang, nông dân mất đất dựng nhà mái bằng, không ở nhà tranh vách đất nữa và ngồi ngắm KCN. Sướng nhẩy
  4. jamesnguyen114

    jamesnguyen114 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Mọi thứ đã ăn sâu mà xương tủy, vào máu, vào Gen và được truyền từ đời nay sang đời khác thì làm sao thay đổi được bác? :))
  5. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa phong bì bệnh viện: 'Hối lộ thì không, cảm ơn thì nhận'

    Nhiều bệnh viện từ lâu áp dụng quy định cấm bác sĩ nhận, người bệnh đưa phong bì, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Không ít bác sĩ cho rằng "phong bì hối lộ thì không, cám ơn thì được" và phải "nói không từ người bệnh đến bác sĩ".
    > 5 bệnh viện cam kết 'nói không với phong bì'/ Mất niềm tin vào y bác sĩ, dân mới phải 'hối lộ'

    Bác sĩ Nguyễn Đức Chính, Phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Việt Đức cho biết, từ lâu bệnh viện đã thực hiện quy định “nói không với phong bì”. Năm ngoái, Bệnh viện Việt Đức đã đuổi việc một bác sĩ sau khi phát hiện người này nhiều lần vòi tiền của bệnh nhân và bị người nhà họ gửi thư tố cáo. Trước đó, cũng có nhiều nhân viên y tế bị kỷ luật vì thái độ này.

    Bệnh viện K từ lâu trước cửa các khoa, phòng đều có dán những khuyến cáo như: “Nghiêm cấm cán bộ y tế nhận tiền, quà biếu của người bệnh. Bệnh nhân và người nhà không được cho tiền nhân viên y tế nếu vi phạm bệnh viện sẽ không phục vụ”. Hoặc: “Nếu bệnh nhân đưa thêm tiền cho nhân viên y tế ngoài hóa đơn của bệnh viện, bệnh phân phải tự chịu trách nhiệm. Bệnh viện nghiêm cấm cán bộ nhân viên thu tiền của bệnh nhân ngoài quy định”.

    Tuy nhiên, dường như với những người đang mang trọng bệnh, đầy lo lắng và đau đớn, thì không mấy người để ý đọc 2 tờ thông báo của bệnh viện được in trên khổ giấy A4 khiêm tốn dán trên tường.

    Tại TP HCM, nạn phong bì trong bệnh viện khoảng 10 năm qua gần như không còn nữa ngoại trừ việc "cám ơn kín đáo". Đại diện Ban giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, từ 5 năm trước bệnh viện này đã yêu cầu tất cả nhân viên phải ký cam kết không được nhận tiền từ người bệnh. Thế nhưng thi thoảng vẫn có trường hợp vi phạm. “Họ không dám nhận công khai, nhưng không từ chối khi được người nhà dúi tiền vào túi hoặc nhận phong bì rất thường xuyên”, một bác sĩ nói.

    Dược sĩ Huỳnh Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, những nhân viên vi phạm nếu phát hiện sẽ bị phạt nặng từ trừ thi đua cho đến đuổi việc. “Chúng tôi phát hiện tình trạng này qua đường dây nóng và thư góp ý của người nhà sản phụ hoặc thường xuyên theo dõi, kiểm tra”, bà Thủy nói.
  6. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhột !

    [​IMG][​IMG][​IMG]
  7. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Cấp báo ors có biến ! Ai thích oánh bạc xin mời nhào zô.... đã bẩu là oánh bạc mà lị,,,,đừng hỏi nhiều !
  8. datset123

    datset123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    30 năm nay, khắp hang cùng ngõ hẻm, từ TP đến các Thị trấn, huyện thị, làng bản vùng sâu vùng xa, mỗi năm có vài ngàn vụ vỡ nợ, bể hụi, lừa đảo từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ - (Vài trăm triệu của năm 1990 - 1995 nhớn lắm nghe các anh zai) nhưng chẳng có báo nào đưa tin, vì CHUYỆN THƯỜNG NGÀY Ở HUYỆN, nếu vụ nào cũng đưa tin thì giấy đâu mà in hết hết?

    Nhưng gần đây những vụ bể kèo vài ngàn tỷ đúng là kinh thật - vì sao thời gian gần đây xảy ra hàng loạt vụ đổ bể hàng ngàn tỷ? Lý do: ĐÓ LÀ QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ CỦA THÓI LÀM ĂN CHỤP GIẬT, LỪA ĐẢO TỪ VAY MƯỢN, ĐẦU CƠ ĐẤT CÁT, VÀNG BẠC, CK, BÀI BẠC, ĐỀ ĐÓM, ĂN CHƠI, TIÊU XÀI VÔ TỘI VẠ, tiền chùa mà, tiền của thiên hạ mà tội gì không xài cho sướng, đời có bao lâu mà hững hờ....khối u nay tích tụ qua nhiều năm tháng, giờ cái nhọt nó căng quá thì phải vỡ thôi....

    Sẽ không bao giờ hết những vụ như thế này? Vì sao? Vì: Bản chất con người là tham lam, tham lam vô đối !


    [​IMG]

Chia sẻ trang này