___ $$$ Sóng Bất Động Sản $$$ ___

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haokietck, 05/04/2012.

3306 người đang online, trong đó có 233 thành viên. 00:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 14304 lượt đọc và 136 bài trả lời
  1. Perkins

    Perkins Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2012
    Đã được thích:
    0
    sóng BDS vài em thôi, không có cho tất cả các cp BDS đâu.

    SCR lên 12,2
  2. byeshowbye

    byeshowbye Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2004
    Đã được thích:
    923
    Đồng ý với bác...
    có sóng BĐS nhưng mới là sóng đầu của dòng CP BĐS thôi.... chưa thể là sóng lớn...
  3. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.688
  4. lannguyen_2505

    lannguyen_2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Đã được thích:
    0
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    BĐS đã chính thức hết vị, còn PVA sẽ làm nhiều người cháy tk nữa, bạn cân nhắc khi khuyến nghị, ko phải ai cũng đủ kinh nghiệm cũng như mức chịu đựng rủi ro khác nhau khi vào những cổ phiếu như dựng PVA này, nó với SHN cũng là từ một lò mà ra. Chúc thành công.[};-
  6. Longlangtu83

    Longlangtu83 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2011
    Đã được thích:
    9
    Bất động sản đang vỡ mồm kìa ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  7. cuongdon

    cuongdon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2010
    Đã được thích:
    171
    Chứng khoán Sao Việt: Điểm sáng về sự ổn định tài chính11/8/2011 11:04:48 PMATPVietnam-Thời kỳ chứng khoán bùng nổ 5 năm trước ghi nhận sự ra đời của hàng loạt công ty chứng khoán và khi thị trường khủng hoảng thì nhiều đơn vị gặp khó khăn tuy nhiên vẫn có những điểm sáng khi có CTCK vẫn giữ vững sự ổn định nhờ minh bạch trong tài chính.
    Thời kỳ chứng khoán bùng nổ 5 năm trước ghi nhận sự ra đời của hàng loạt công ty chứng khoán (CTCK) như là một trong những mô hình kinh doanh dịch vụ tài chính hưng thịnh nhất. Sự ra đời ồ ạt cùng sự “cẩu thả” trong việc quản trị rủi ro đã gây ra những hậu quả mà đến nay, trong khó khăn “cái kim trong bọc lâu ngày mới lòi ra”.

    Phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh chính cùng những hệ lụy từ tình trạng căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, của hệ thống tín dụng đen đã khiến phần lớn các CTCK rơi vào tình cảnh “bi đát” hơn.

    Sự kiện công ty chứng khoán (CTCK) SME không thể thanh toán được các khoản phải trả cho những lệnh mua đến hạn thanh toán cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán chỉ là cú nổ đầu tiên cho những lo ngại về tình hình thanh khoản các CTCK. Tuy nhiên, nếu thực sự minh bạch trong tài chính, đặc biệt là minh bạch trong tiền gửi của nhà đầu tư với tiền của CTCK sẽ không khiến các CTCK rơi vào tình cảnh quá căng thẳng về thanh khoản hay mất uy tín như trường hợp CTCK SME. Và đâu đó trong thị trường chứng khoán, vẫn còn những điểm sáng.

    “Đãi cát tìm vàng”

    CTCK Sao Việt (SVS), một trong những CTCK tiên phong trong việc tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư và tiền gửi của CTCK tại ngân hàng vẫn cho thấy sự ổn định tài chính và không gặp bất kỳ khó khăn nào về thanh khoản. Trong quy trình mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại SVS, công ty đã để khách hàng mở một tài khoản cá nhân tại ngân hàng nhằm phục vụ giao dịch mua bán chứng khoán cũng như chuyển tiền. Điều này giúp khách hàng yên tâm hơn bởi khi có nhu cầu rút hoặc chuyển tiền, khách hàng có thể trực tiếp làm việc với ngân hàng mà không cần thông qua CTCK.

    Tài chính lành mạnh

    Lịch sử các cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 ghi nhận sự lên ngôi của những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh. Và có lẽ cũng chỉ khi khủng hoảng nổ ra, người ta mới nhắc đến, mới mơ ước về một sự lành mạnh hóa tài chính. Hàng loạt thể chế tài chính – tín dụng, doanh nghiệp chìm trong nợ, cái giá phải trả cho sự dễ dãi trước đó trong việc thẩm định các khoản đi vay và cho vay.

    Việt Nam năm 2011 còn khó khăn hơn năm 2008 bởi nguồn vốn bị thắt chặt. Và lẽ dĩ nhiên, các công ty bất động sản, các CTCK, những thể chế sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nhất cũng là những nạn nhân trầm trọng nhất.

    Trong tình cảnh mà những cụm từ “mất thanh khoản” hay “vỡ nợ” xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng thì người ta lúc bấy giờ mới khao khát đi tìm những doanh nghiệp minh bạch và lành mạnh hóa tài chính. CTCK Sao Việt (SVS) có thể coi là một điển hình như vậy. Theo BCTC quý 3/2011, tính đến hết 9 tháng đầu năm 2011, SVS không có nợ vay cả ngắn hạn cũng như dài hạn. Vì thế, công ty hoàn toàn không chịu áp lực trả lãi vay - một điểm mấu chốt của việc CTCK có phải đối mặt với rủi ro thanh khoản hay không. Sự lành mạnh tài chính của SVS cũng được thể hiện trên phương diện cơ cấu vốn. Tỷ lệ Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản và Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lần lượt là 18% và 22%, thấp hơn nhiều so với của những CTCK có cùng quy mô vốn như Golden Bridge (GBS - tỷ lệ tương ứng 63% và 171%) hay CTCK Tràng An (TAS – tỷ lệ 49% và 95%).

    Hơn nữa, trong thời kỳ mà “tiền mặt lên ngôi” thì công ty đang sở hữu một lượng tiền mặt khá ổn định thể hiện ở con số 36,3 tỷ trong khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền. Và vì đã tách bạch tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư với tiền của CTCK ngay từ khi khách hàng mở tài khoản chứng khoán nên 36,3 tỷ hoàn toàn là tiền của CTCK. Con số này là vượt trội so với 1,2 tỷ của CTCK An Phát (APG), 8 tỷ của CTCK Golden Bridge (GBS) hay 22 tỷ của CTCK Tràng An (TAS). Như vậy, lương tiền mặt của SVS đã lớn hơn Nợ ngắn hạn, từ đó khả năng thanh toán ngắn hạn được đảm bảo.

    Bên cạnh đó, khoản mục Phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán của khách hàng/Tài sản ngắn hạn chỉ là 35,6%. Tỷ lệ này cho thấy hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty vẫn trong tầm kiểm soát. Trong khi tỷ lệ này tại CTCK An Phát (APG) là 61,6%, tại CTCK Golden Bridge (GBS) lên tới 95,9%, tại CTCK Tràng An (TAS) là 82,8%. Và tính đến hết tháng 10/2011, tỷ lệ vốn khả dụng của SVS đạt 204,1%, vượt xa ngưỡng an toàn 180% được quy định trong thông tư 226/2010/TT-BTC của Bộ tài chính. Đồng thời, giá trị rủi ro thanh toán với các khoản phải thu quá hạn bằng 0, minh chứng rằng SVS không có bất kỳ khoản nợ xấu nào vì vậy việc các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 55% tài sản ngắn hạn không đáng lo ngại.

    Định hướng phát triển sẽ là yếu tố quyết định

    Cùng với sự đi xuống của nền kinh tế thế giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung ngành chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn nhất, môi trường kinh doanh hiện tại đang đầy khốc liệt. Khách hàng cả cá nhân và tổ chức đang rời bỏ công ty chứng khoán có chất lượng kém sang công ty chứng khoán đảm bảo độ tin cậy về mặt tài chính và phong cách làm việc chuyên nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển bền vững để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển ngày càng thịnh vượng, Ban lãnh đạo SVS đã định hướng SVS phát triển theo mô hình ngân hàng đầu tư. Theo đó, kế hoạch thời gian tới của SVS tập trung mọi nguồn lực cho phát triển các mảng dịch vụ chủ yếu như Ngân hàng đầu tư, Nghiệp vụ nghiên cứu và Nghiệp vụ môi giới. Cụ thể:

    - Nghiệp vụ Ngân hàng đầu tư bao gồm các nghiệp vụ truyền thống như tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu), thu xếp vốn; Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A); Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp. Hiện tại, SVS đã xây dựng được hệ khách hàng là các doanh nghiệp thành viên thuộc Tổng Công ty Sông Đà, Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng (Ligocgi), tập đoàn dầu khí quốc gia, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội…

    - Nghiệp vụ Nghiên cứu: Đội ngũ nhân viên nghiên cứu phân tích của SVS sẽ không ngừng nghiên cứu và cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết nhắm giúp nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc hơn về doanh nghiệp nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định.

    - Nghiệp vụ môi giới: Hiện tại, số dư chứng khoán lưu ký của khách hàng tại công ty là trên 80 tr cổ phiếu tương đương với trên 1.200 tỷ đồng theo thị giá hiện tại. SVS cam kết luôn duy trì tách bạch tài khoản tiền giữa nhà đầu tư và SVS nhằm mang lại cảm giác yên tâm khi khách hàng giao dịch tại SVS, ngoài ra SVS không ngừng đầu tư nâng cấp phần mềm giao dịch nhằm tạo sự thuận tiện và an toàn cao cho khách hàng của SVS.

    Với quyết tâm và kế hoạch phát triển công ty theo mô hình ngân hàng đầu tư cùng với sự phù hợp của các văn bản pháp luật và mong mỏi của nhà đầu tư, SVS sẽ qua được cơn bão đào thải của ngành chứng khoán và ngày càng phát triển hơn.

    Hải Đăng...
  8. newcity1

    newcity1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    166
    10,5% cổ tức năm 2010 chưa phân phối bác ạ


    NTB: Cổ tức năm 2010 - hẹn tháng 3/2012
    [​IMG] Đến ngày 30/09/2011, tiền tại quỹ là 18,8 tỷ đồng, giảm 54% so với đầu năm, NTB không có khoản tiền gửi ngân hàng; lợi nhuận chưa phân phối 6,2 tỷ đồng.

    Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (MCK: NTB) vừa có quyết định về thời gian thực hiện chia cổ tức năm 2010. Theo đó,

    Thời gian thực hiện chốt danh sách danh sách cổ đông để chia cổ tức năm 2010 được giãn từ tháng 10/2011 sang tháng 1/2012.

    Thời gian chia cổ tức năm 2010 được giãn từ tháng 12/2011 sang tháng 03/2012.

    Được biết, Đại hội cổ đông thường niên tổ chức tháng 5/2011 đã thông qua việc chia trả cổ tức năm 2010 tỷ lệ 10,5%/vốn điều lệ, tương đương 37,8 tỷ đồng.

    9 tháng đầu năm công ty mẹ NTB lỗ 12,7 tỷ đồng. Đến ngày 30/09/2011, tiền tại quỹ NTB mẹ là 18,8 tỷ đồng, giảm 54% so với đầu năm, NTB không có khoản tiền gửi ngân hàng; lợi nhuận chưa phân phối 6,2 tỷ đồng giảm 89% so với đầu năm.

    [​IMG]
    Theo thuyết minh báo cáo tài chính công ty mẹ, trong kỳ ( 9 tháng đầu năm 2011) quỹ đầu tư phát triển tăng thêm 250 triệu đồng, quỹ dự phòng tài chính tăng thêm 250 triệu đồng, lợi nhuận chưa phân phối giảm hơn 51 tỷ đồng do khoản lỗ 9 tháng 12,7 tỷ đồng và giảm khác 38,5 tỷ đồng.


    http://cafef.vn/ntb-70054/ntb-co-tuc-nam-2010-hen-thang-32012.chn
  9. ImeCK

    ImeCK Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2010
    Đã được thích:
    0
    bác 4so9 có cái chữ kí hay quá[r2)]
  10. haokietck

    haokietck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2009
    Đã được thích:
    25
    ___ $$$ Bảng so sánh đợt sóng 15.03 và đợt sóng lần này 5.4 $$$ ___

    Mô hình 2 cặp nến đỏ xanh , đỏ xanh của vùng đáy cũ 15.03 trước đó, lịch sử sẽ lặp lại nhưng lần này khả quan hơn đợt trước ở 5 điểm sau đây:

    1. Bốn nến trước đi ngang, bốn nến này hướng lên.

    2. Đáy đợt này cao hơn đáy đợt trước.


    3. Anh em theo dõi nhận định Nhân thường xuyên sẽ nhớ lại trước đợt sóng ngày 15.03 chúng ta cũng có mô hình 1 bull trap 1.5 phiên, sau đó là phiên thanh khoản yếu, anh em TA đều cho rằng cung sẽ mất kiên nhẫn và thị trường tiếp tục trend giảm sau bull trap, nhưng thực tế ngày 15.3 cầu mất kiên nhẫn không phải cung và dòng tiền vào mạnh sector Chứng Khoán và PVX hình thành sóng, và ngày 5.4 hôm qua lịch sử đã lặp lại.

    4. Đợt sóng 15.03 là lần thứ 4 HNX thất bại trước ngưỡng kháng cự mạnh 79 – 81 (lần 1 và 2 diễn ra vào tháng 6 và tháng 9 năm 2011 lần thứ 3 là đỉnh cũ 6.3.2012) và đây là lần thứ 5, với chính sách hiện tại của chính phủ : thay thế thông tư 13 giảm hệ số (rủi ro /tổng tài sản) của BĐS từ 250% xuống 150%, đánh giá lại giới hạn tín dụng phi sản xuất và bỏ giới hạn tín dụng tiêu dùng v.v… với những chính sách này dòng tiền sẽ lan tỏa dòng tiền sẽ lan tỏa đều khắp 2 sàn (chú ý Nhân gọi tên sóng này là sóng BĐS) không cục bộ như đợt 15.03 dòng tiền chỉ tập trung vào sectors chứng khoán và PVX. Với hiệu ứng loan tỏa này Nhân tin là HNX sẽ chinh phục thành công ngưỡng 79 – 81 trong lần thứ năm này.

    ___ $$$ Nhận định HAG $$$ ___

    1. Cổ phiếu BĐS giảm nhiều nhất tính từ đỉnh 6.3 đến nay, so với sectors chứng khoán đã tăng mạnh thì giá HAG tại thời điểm này hấp dẫn hơn nhiều.

    2. Chart đang tiếp cận cạnh trên của mô hình Triangle , một phiên tăng điểm nữa trong hôm nay sẽ break mô hình tạo trend tăng bền vững , nếu anh em nhìn từ đáy tháng 1 , chúng ta cũng có mô hình Pennant thể hiện khuynh hướng duy trì uptrend của HAG.

    3. HAG sẽ có nhiều tin tốt hổ trợ trong thời gian tới.
    [r2)][r2)]

Chia sẻ trang này