1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

_____ SHI ___ Con đường trở thành Bluchips ____ giá mục tiêu _ 3x _(Tập2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khanhloan03, 23/11/2015.

7574 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 10:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 425617 lượt đọc và 6223 bài trả lời
  1. khanhloan03

    khanhloan03 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    49.638
    SHI luôn làm nhà đầu tư bất ngờ :D:D:D
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  2. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Vậy bác ra rồi hả . Thôi tiễn khách .
  3. thegioigomxinh

    thegioigomxinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    71.774
    Uhm,ăn non thôi
    Lên 12x thì mua lại.
    K cần khách khí .
    TUANCUCAIsgnvina2015 thích bài này.
  4. TUANCUCAI

    TUANCUCAI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/04/2010
    Đã được thích:
    4.558
    thế có bởm tiền mua TSC ngày mai giá 9 không nhỉiiiiiiiiiiiiiii


    ;)
    --- Gộp bài viết, 01/04/2016, Bài cũ: 01/04/2016 ---
    SHI chưa xong tái cơ cấu nợ... nợ còn to lắm

    Vinacapital từ chối tham gia tái cơ cấu nợ.

    HẾT LỢI THẾ NGUYÊN LIỆU GIÁ RẺ
    thegioigomxinh thích bài này.
  5. thegioigomxinh

    thegioigomxinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    71.774
    O
    Mua TSC đủ rồi
    Dự kiến ôm từ 400 đến 530k HAR thôi.
    Bạch thủ.
  6. vnlover73

    vnlover73 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2013
    Đã được thích:
    4.895
    Hiện nay chúng ta thu nhiều quá, vắt kiệt sức doanh nghiệp, sức dân.
    Trao đổi với PV, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, nhấn mạnh: Nếu một dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, lãng phí thì phải có người chịu trách nhiệm.

    Nhân tố chủ yếu gây ra nợ

    . Phóng viên: Ngân sách quốc gia đang rơi vào tình cảnh khó khăn, đến mức Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phải thốt lên“mấy năm nay, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016 tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”. Trong khi đó, nợ công đã vượt quá con số quy định. Ông có bình luận gì về điều này?

    + TS Nguyễn Minh Phong: Nợ công của chúng ta tăng nhanh hơn dự báo. Điều nguy hiểm hơn nữa là chúng ta tính chưa đúng, chưa đủ nợ, nhất là nợ công. Nếu tính đúng, tính đủ thì số nợ có thể sẽ gây choáng. Tiếp nữa là các nguồn gây nợ không được kiểm soát và doanh nghiệp nhà nước vẫn là những đầu mối, nhân tố chủ yếu gây ra nợ.

    . Bội chi ngân sách, nợ nước ngoài tăng trong khi chi thường xuyên cho khối hành chính rất cao. Vậy có phải bộ máy nhà nước quá cồng kềnh là một trong nguyên nhân chính đã làm cho chi ngân sách và nợ công tăng cao?

    + Việc chi cho bộ máy nhà nước cũng là nguyên nhân gây ra mất cân đối ngân sách. Chi đúng theo nhiệm vụ của Nhà nước cũng đã là một khoản chi lớn rồi.

    Chẳng hạn, đối với dự án xuyên hầm Đèo Cả, vốn chỉ đứng sau dự án hầm Hải Vân. Dự án này được duyệt với 21.000 tỉ đồng nhưng vào một ngày đẹp trời, chủ đầu tư dự án “vẽ” lại do có những bất hợp lý. Lập tức dự án giảm được 1 km đường hầm, 2 km đường dẫn và dự án giảm được hơn 5.000 tỉ đồng.

    Việt Nam có hàng ngàn dự án kiểu như vậy, do quy hoạch, do thiết kế chất lượng thấp gây ra lãng phí. Đấy là chưa kể trong quá trình triển khai, dự án còn bị rút ruột, đội giá, tăng đầu tư, tăng bảo trì. Khôngthâm hụt ngân sách mới là lạ.

    . Nhiều ý kiến lo ngại hiện nay đang có xu hướng chỉ chăm chăm vào tăng thuế từ người dân và doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Ví dụ đề xuất tăng thuế môn bài lên 2-3 lần thuế hay thuế phíhiện đã chiếm đến khoảng 57% trong giá mỗi lít xăng dầu… Điều này sẽ khiến dân và doanh nghiệp bị vắt kiệt sức?

    Hiện nay thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu… vẫn đang giảm. Nhưng đúng là chúng ta đang tăng thuế bảo vệ môi trường, hay gần đây là việc dự định tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số ngành, hàng như thuốc lá, rượu, bia… Đương nhiên, điều đó sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này giảm thu nhưng ngân sách sẽ tăng.

    [​IMG]
    Đánh thuế quá cao sẽ triệt tiêu động lực phát triển. Trong ảnh: Thuế, phí hiện chiếm rất cao trong cơ cấu xăng dầu. Đồ họa: T.HOAN
    Phải có người chịu trách nhiệm

    . Theo ông, làm sao để tránh tình trạng tận thu của người dân và doanh nghiệp?

    + Trong khả năng của Việt Nam, những việc có thể làm được ngay là cải cách thể chế, cải cách cơ chế quản lý đầu tư. Bộ máy chính quyền phải được thiết lập ở mức độ tối giản, bao gồm các đối tượng được chi và mức độ chi; bộ máy nào được chi và bộ máy nào cần được xã hội hóa. Chúng ta phải giảm dần việc chi cho các tổ chức chính trị - xã hội khác.

    Trong mức độ hiện nay, có thể làm ngay được việc giảm các chức năng đầu tư của Nhà nước, tăng xã hội hóa. Tóm lại, Nhà nước phải giảm bớt tư cách đầu tư, chỉ còn lại là Nhà nước thiết kế, kiểm soát, chi phối, điều phối, hỗ trợ đầu tư. Đây là biện pháp rất quan trọng. Nếu Nhà nước vẫn còn là nhà nước đầu tư, thì Nhà nước sẽ tiếp tục thu ngân sách để đầu tư, sẽ vẫn còn thất thoát, kém hiệu quả.

    Tiếp nữa là phải có cơ chế trách nhiệm rất rõ. Nếu một dự án đầu tư sai, kém hiệu quả, lãng phí thì phải có người chịu trách nhiệm. Nếu tập thể chịu trách nhiệm thì không ổn.

    Cuối cùng, việc lập dự án và tìm vốn đầu tư phải đi đôi với nhau. Cấp nào lập dự án, cấp đó phải đi tìm vốn đầu tư. Đây là một quan điểm rất mới. Nếu không chúng ta sẽ tiếp tục bị thâm hụt ngân sách. Bởi việc lập dự án có thể chỉ là để khoe thành tích hoặc kỳ vọng vào dự án đó, rồi nâng cấp thành dự án quốc gia, rồi “bắt” Bộ Tài chính đi tìm tiền thì lấy đâu ra tiền.

    . Nhưng trên thực tế, hiện vẫn còn những dự án ngàn tỉ nằm “đắp chiếu”, hay tình trạng đầu tư theo kiểu “vung tay quá trán”. Do vậy, nhiều ý kiến đề nghị cần phải đình chỉ ngay những công trình xây dựng cơ bản đã được phê duyệt gần đây, nếu những công trình ấy không cần thiết?

    + Tôi đồng ý với quan điểm này. Chẳng hạn về sân bay, cần phải quy hoạch xem Việt Nam cần bao nhiêu sân bay, rồi sẽ phân bổ sân bay ở đâu và phải do trung ương làm. Chứ không phải các địa phương nói cần phải có sân bay rồi vận động trung ương ủng hộ, lập thành dự án quốc gia.

    Theo một tính toán của Viện Kinh tế Việt Nam cách đây vài năm, nếu tính các dự án đã được phê duyệt thì tổng vốn cần có đã lên tới trên 2.000 tỉ USD. Chúng ta phải mất hàng trăm năm nữa chỉ để thu ngân sách và chi thì may ra mới đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư.

    Chúng ta thu nhiều quá

    TS Võ Đại Lược, Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng Việt Nam là nước nghèo, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Để tăng ngân sách, chúng ta phải có nhiều nguồn thu. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta thu nhiều quá, vắt kiệt sức doanh nghiệp, sức dân. Nói đơn giản như giá xăng, như báo chí thông tin, riêng thuế, phí đã chiếm tới khoảng 57%. Đáng lo hơn gần đây cơ quan chức năng còn có một số động thái như đề xuất việc tăng thu thuế môn bài, tăng các loại phí thiết yếu khác... Điều này sẽ làm giảm đi động lực và nguồn lực phát triển trong dân và trong doanh nghiệp.

    Đồng tình, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng cho rằng nếu chúng ta biết cân đối ngân sách một cách hợp lý, chi tiêu thỏa đáng thì có lẽ việc điều hành ngân sách đã không “như đi trên dây” mà bộ trưởng Bộ Tài chính vừa trần tình trước Quốc hội.

    Thu không đủ chi, đó là một thực tế trong nhiều năm gần đây mà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã đề cập. Lẽ ra cần phải cắt giảm chi thường xuyên, chi đầu tư vào những công trình xây dựng chưa thật cần thiết hoặc chưa bố trí chắc được nguồn vốn, kiên quyết chống lãng phí, tham nhũng. Nhưng chúng ta lại tìm mọi cách để tăng nguồn thu, tăng mức thu.

    “Điều này không tốt cho việc quản trị, điều hành kinh tế, không phù hợp với việc giảm bớt tỉ lệ thu ngân sách trên GDP, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế dân doanh phát triển như định hướng phát triển mà Đảng và Nhà nước đã xác định. Nó cũng không phù hợp với triết lý “khoan sức dân” của cha ông ta khi muốn chấn hưng đất nước.

    Theo Chân Luận

    Pháp luật TPHCM


    http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/lam-gi-de-tranh-tan-thu-vat-kiet-suc-dan-20160402072009019.chn
    Investor_70 thích bài này.
    Investor_70 đã loan bài này
  7. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    Về lo cho TSC đi bác .

    +Tôi biết SHI 2 năm nay và chưa bao giờ nghe tên Vinacap là chủ nợ của SHI cả .

    + Về nợ SHI thì có thể nói thế này mấy năm nay LN SHI cũng khá và phần lớn là dùng để tái đầu tư nhà máy mới ( Mở rộng tối đa nhà máy ở Phùng , Xây 2 NM ở Quảng Nam , xây 1 NM ở Nghệ An ) và hàng năm đều đặn trả cổ tức bằng tiền . Tuy không nhiều .

    Như vậy nếu nợ vay NH SHI có vấn đề thì chẳng bao giờ chủ nợ cho nó xây thêm nhà máy. Và chẳng bao giờ cho phép nó chia cổ tức bằng tiền ( nhìn TTF thì biết ) .

    +Còn về nguyên liệu giá rẻ thì xin bàn thêm . Đúng là từ tháng 1 -3 giá quặng tăng kha khá nhưng giá thép thành phẩm của TT TQ vẫn cắm đầu đi xuống và lập đáy mới vào giữa tháng 3 ( China’s spot hot rolled coil prices continued to trend downwards on Wednesday March 16 following further drops in the futures, billet and iron ore markets. .). Nghĩa là giá inox thành phẩm cũng tương tự .

    Có thể nói từ đầu tháng 1 / 2015 đến tháng 3/2016 giá NL inox tháng sau thấp hơn tháng trước và với vòng xoay nguyên liệu thì 6-9 tháng sau những lô nguyên liệu mua tháng 3 mới được hạch toán bán hàng .

    Túm cái váy lại là từ giờ tới cuối 2016 giá vốn hàng bán của SHI tiếp tục tháng sau thấp hơn tháng trước do giá NL giảm )
    --- Gộp bài viết, 02/04/2016 ---
    Giá nguyên liệu thì đang giảm sâu từ tháng 1 , 2015 tới giờ vậy mà giai đoạn này bồn sx ra bao nhiêu đại lý và chi nhánh đợi khuân hết cho bà con vùng hạn đang cần hàng .

    Báo chí cứ phân tích đông tây chứ chính SHA - cty nằm trong tâm hạn ,là 1 trong số ít cty niêm yết hưởng lợi lớn nhất từ hạn hán đặc biệt trong bối cảnh giá vốn hàng bán giảm sâu từng tháng .
    vnlover73 đã loan bài này
  8. vnlover73

    vnlover73 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2013
    Đã được thích:
    4.895
  9. vnlover73

    vnlover73 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2013
    Đã được thích:
    4.895
    Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác
    TTO - Tại sao các dự án luôn bị đội vốn? Các nhà thầu Trung Quốc thi công với chất lượng kém lại đòi điều chỉnh tăng giá thầu với lý do vật tư, nhân công tăng...

    [​IMG]
    Sân vận động Mỹ Đình - Ảnh: Nguyễn Khánh
    Đó là chia sẻ của ông Hà Quang Dự - nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT - về việc nhà thầu Trung Quốc HISG trúng thầu và xây sân vận động Mỹ Đình năm 2001.

    Thời điểm đó Chính phủ đưa ra hạn mức chi phí xây dựng công trình là 67 triệu USD. Khi mở thầu, có rất nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ, trong đó có ba nhà thầu lớn: Philipp Holzmann AG International (Đức) và Hanoi International Group (HISG - Trung Quốc), Lemma (Mỹ).

    Theo ông Dự, qua tìm hiểu thì nhà thầu Mỹ thực chất là một công ty của một số người Việt đứng đằng sau, giá bỏ thầu của Lemma cũng rất cao và phương án thiết kế kém nhất trong ba nhà thầu. Philipp Holzmann bỏ thầu 57 triệu USD, có thiết kế rất đẹp, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn Âu - Mỹ.

    Philipp Holzmann cũng có hai chuyên gia người Pháp từng tham gia thiết kế xây dựng sân vận động State de France (Pháp). Riêng nhà thầu Trung Quốc HISG bỏ thầu 53 triệu USD - thấp nhất trong số các đơn vị tham gia đấu thầu.

    Sau vòng chấm thầu thứ nhất, ông Dự cho biết ông đã có văn bản gửi Chính phủ và đề nghị chọn nhà thầu Philipp Holzmann.

    Ông Hà Quang Dự chia sẻ: “Tiêu chuẩn kỹ thuật của HISG chỉ đạt chuẩn Trung Quốc và Việt Nam. Ngay thời điểm đó hội đồng thẩm định đấu thầu do thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch đã có văn bản khẳng định phương án kiến trúc do nhà thầu Trung Quốc HISG thiết kế không đạt yêu cầu.

    Cuối cùng HISG đã trúng thầu.

    Bộ Xây dựng sau đó lại có văn bản khác khẳng định HISG đạt tiêu chuẩn. Lần đầu tiên trong lịch sử diễn ra việc đơn vị trúng thầu rồi là HISG lại được sửa phương án thiết kế sân vận động.

    Cũng phải nói thêm rằng HISG khi đó chưa có kinh nghiệm xây dựng những công trình lớn như sân vận động Mỹ Đình”.

    Theo kết luận thanh tra thời điểm tháng 3-2004, quá trình xây sân vận động Mỹ Đình nhà thầu Trung Quốc HISG đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng như: 94% thiết bị sử dụng xây sân vận động (17/18 triệu USD tiền thiết bị) không đúng với hợp đồng.

    “Kết luận thanh tra về sai phạm hàng loạt của nhà thầu HISG sau khi xây sân vận động Mỹ Đình đã được công khai nhiều người biết từ năm 2004.

    Tôi tiếc rằng nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng sân vận động Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm ngành thể thao không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua”.

    Nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thấp, chất lượng thấp


    Ông Fernando F. Requena - nguyên trưởng đoàn tư vấn thiết kế, kỹ sư trưởng tư vấn giám sát dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Công ty tư vấn quốc tế CDM - Mỹ) - cho biết tại dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (đưa vào sử dụng năm 2012) có hai nhà thầu Trung Quốc tham gia hai gói thầu.
    Cả hai nhà thầu đều thi công với chất lượng kém, chậm tiến độ, để lại những hậu quả như chi phí tăng cao, công trình phải sửa chữa.

    Cả hai nhà thầu đều thi công với chất lượng kém, chậm tiến độ, để lại những hậu quả như chi phí tăng cao, công trình phải sửa chữa.

    Cụ thể, ở gói thầu thi công lắp đặt tuyến cống bao băng dưới đáy sông Sài Gòn, phía Trung Quốc đấu thầu với giá thấp hơn vài chục phần trăm so với dự toán, nhưng trong quá trình thi công họ không thực hiện đúng quy trình, khiến công trình gặp sự cố và làm tiến độ chậm trễ gần 2 năm, sau đó chủ đầu tư buộc phải thuê nhà thầu khác.

    Ở gói thầu đóng cừ bêtông hai bên bờ kênh, nhà thầu cũng không tuân thủ quy trình thi công. Khi đưa công trình vào sử dụng thì các cừ bêtông bị xiêu vẹo, phải tốn chi phí khắc phục.

    Điều tệ hại hơn là các nhà thầu Trung Quốc thi công chậm trễ nhưng họ lại đòi điều chỉnh tăng giá thầu với lý do vật tư, nhân công tăng, dẫn tới việc dự án luôn bị đội vốn.

    Theo ông Fernando F. Requena, các nhà thầu Trung Quốc có chiến lược là bỏ giá thầu rất thấp, trong hồ sơ thầu họ luôn đưa tên nhà thầu có năng lực và uy tín. Nhưng khi bắt tay vào thi công thì không phải là nhà thầu nêu trong hồ sơ thầu mà là một nhà thầu không có năng lực về nhiều mặt.

    Cụ thể, tại hạng mục di dời đường ống cấp nước phi 2.000mm (cấp nước cho TP.HCM) ở cầu Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh), dự toán thầu là 2 triệu USD nhưng nhà thầu chỉ bỏ giá 300.000 USD.

    Tuy nhiên khi triển khai, nhà thầu Trung Quốc dây dưa chậm trễ rồi bỏ luôn hạng mục này, chủ đầu tư lại phải thuê nhà thầu khác vào thi công, tốn thêm chi phí đầu tư dự án.

    Làm gì để tránh được nhà thầu Trung Quốc kém năng lực? Ông Fernando F. Requena cho rằng vấn đề chính là chủ đầu tư, đơn vị tư vấn cần phải xem xét thật kỹ hồ sơ thầu. Chẳng hạn, khi họ đưa ra giá thầu thấp thì phải yêu cầu giải trình vì sao giá thầu thấp.

    Nếu họ giải trình được thì thông qua, còn không giải trình được thì cương quyết loại bỏ nhà thầu. Liên quan tới chất lượng ống cấp nước Trung Quốc ở dự án nước sạch sông Đà 2, ông Fernando F. Requena nói:

    “Vấn đề chính là chủ đầu tư phải kiểm tra giá thầu họ bỏ thấp có đúng không, cần xem xét kiểm tra các tiêu chí về kỹ thuật để bảo đảm chất lượng công trình và kiểm soát chặt chẽ họ trong quá trình thi công”.


    http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160...y-chat-luong-san-my-dinh-da-khac/1076557.html
  10. sgnvina2015

    sgnvina2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2014
    Đã được thích:
    17.835
    2016 tình hình mất nước cục bộ có lập lại như mùa hè 2015 không các bác ?


    Danh sách các khu vực ở Hà Nội được cảnh báo có nguy cơ bị mất nước cục bộ hè 2015
    Nước sạch là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhất là trong những năm gấn đây khi mà hiện tượng " Hiệu ứng nhà kính " làm trái đất nóng lên dẫn đến thay đổi hàng loạt chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ và cho các máy phát điện, sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn gây ô nhiễm nguồn nước, nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán thiếu nước.......


    Năm 2015 là một năm thách thức đối với các doanh nghiệp cung cấp nước sạch nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.

    Theo Công ty nước sạch Hà Nội, dự kiến nhu cầu sử dụng nước mùa hè năm 2015 tăng 7-10% so với hè năm 2014, tương ứng sản lượng cần cấp vào mạng lưới là 620.000-675.000 m3/ngày đêm. Trong khi đó nguồn nước ngầm công ty chỉ đạt 585.000-620.000 m3/ngày đêm.

    Mực nước ngầm cũng được dự báo tiếp tục suy giảm 1-2% so với năm 2014 do ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng. Nguồn nước mặt sông Đà không cung cấp đủ cả về áp lực và lưu lượng theo yêu cầu của công ty.

    [​IMG]
    Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu sử dụng xe téc cấp nước sạch cho nhân dân trong trường hợp mất nước cục bộ. Ảnh minh họa: Hoàng Thành.

    Bên cạnh đó, công tác khoan bổ sung thay thế các giếng để duy trì công suất thiết kế gặp nhiều khó khăn về bố trí mặt bằng, quỹ đất, địa tầng khai thác nước... Các dự án phát triển nguồn nước mặt sông Hồng, sông Đuống triển khai chậm so với kế hoạch do vướng mắc về bố trí mặt bằng, cơ chế huy động vốn và đầu tư.

    “Nếu mùa hè năm 2015 xảy ra những đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng đột biến sẽ dẫn đến một số khu vực cuối nguồn, nơi có cốt địa hình cao sẽ xảy ra thiếu nước cục bộ”, lãnh đạo đơn vị cung cấp nước sạch cho các quận trung tâm Hà Nội cảnh báo.

    Liên quan đến cấp nước đô thị trong mùa hè, Văn phòng UBND thành phố đã ra thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng. Lãnh đạo Hà Nội nhận định, mùa hè 2015 tổng sản lượng nước cung cấp từ mạng cấp nước tập trung của thành phố cơ bản không tăng thêm, nguồn nước ngầm tiếp tục suy giảm. Do vậy tình hình sản xuất, cung cấp nước được đánh giá hết sức khó khăn.

    Phó chủ tịch Hà Nội yêu cầu công ty cấp nước thực hiện các giải pháp để đảm bảo cấp nước cho nhân dân, đặc biệt là cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, ký túc xá, khách sạn, khu công nghiệp, các khu nhà ở cao tầng… “Khi có sự cố xảy ra hoặc có lịch cắt điện, tạm dừng cấp nước phải thông báo kịp thời thời gian ngừng nước để nhân dân được biết, chủ động dự trữ nước sạch; đồng thời phải có giải pháp khắc phục bằng xe téc, điều chỉnh thời gian, áp lực nước”, ông Hùng chỉ đạo.

    Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu Tổng công ty Vinaconex, Công ty Viwasupco khẩn trương triển khai đầu tư, lắp đặt tuyến đường ống truyền dẫn từ Hòa Lạc về đường vành đai 3. Cùng với đó, các đơn vị trên phải thực hiện các giải pháp hạn chế sự cố, đảm bảo ổn định việc truyền dẫn nước từ nguồn nước mặt sông Đà về trung tâm thành phố.

    Những khu vực được cảnh báo mất nước cục bộ mùa hè 2015

    Quận Ba Đình: Khu vực phố Hàng Than, Hồng Phúc, Nguyễn Trung Trực, Hàng Đậu, Hòe Nhai, Ngõ 18 Quán Thánh, Ngõ 25, 45 Phan Đình Phùng; Khu vực Đê quai (cuối ngõ 124 Âu Cơ đến cuối ngõ 172 Âu Cơ); Khu vực K80 đường Bưởi – phường Vĩnh Phúc; Khu vực ngõ 267 Hoàng Hoa Thám, khu vực mặt đường Hoàng Hoa Thám từ số 267 Hoàng Hoa Thám đến đầu phố Văn Cao; Khu vực các ngõ 378, ngõ 460, ngõ 530, ngõ 562 Thụy Khuê (đặc biệt là ngách 378/65 Thụy Khuê); Khu vực mặt đường và các ngõ ngách từ 238 đến 242 Âu Cơ, khu vực mặt đường An Dương Vương, khu vực ngõ 479, ngõ 497 Âu Cơ.

    Quận Hoàn Kiếm: Khu vực 1, khu vực 2 phường Chương Dương, Phúc Tân; Dọc đường Trần Nhật Duật; Phố Tràng Thi, Quán Sứ, Trần Hưng Đạo – Lê Duẩn, phố Huế - Trần Hưng Đạo, Hàng Tre, Hàng Bè, Hàng Buồm.

    Quận Đống Đa: Khu vực nước yếu ngách 898/1, khu vực Đê la Thành I, đặc biệt là Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện nhi TW. Khu vực ngách 25/7 phố Vũ Ngọc Phan; Ngõ Thái Thịnh II, ngõ 153 Thái Hà; Các ngõ ngách phố Nguyễn Phúc Lai, , Hoàng Cầu, Bãi rác Thành Công, La Thành 3, đặc biệt là 2 trường Đại học Văn Hóa, Mỹ Thuật; Ngõ Lệnh Cư, Kim Hoa, Đê La Thành 4; Ngách 66 ngõ Thông Phong, ngách 33 ngõ Văn Chương 2, KV Lê Duẩn; Khu vực ngõ 354 đường Trường Chinh.

    Quận Hai Bà Trưng: Khu vực Đê Thanh Lương, Đê Nguyễn Khoái, Đê Trần Khát Trân, phố Hồng Mai, Trần Thánh Tông, Lê Quý Đôn, Lương Yên, Hoa Lư, Vân Hồ.

    Quận Hoàng Mai: Các khu vực cuối nguồn, cốt địa hình cao như ngoài đê (Lĩnh Nam), Đền Lừ, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Bằng A Hoàng Liệt...

    Quận Cầu Giấy: Phường Quan Hoa.


    Theo như khảo sát của cửa hàng Sơn Hà - 83 Láng Hạ cho thấy, hiện tại có rất nhiều người dân đã và đang tìm đến những sản phẩm bồn nước inox Sơn Hà để trữ nước cho mùa hè sắp tới.

    Không chỉ ở các nhà, các công trình đang được xây dựng, các hộ gia đình tìm đến bồn nước Inox Sơn Hà với mong muốn sinh hoạt gia đình không bị ảnh hưởng bởi lịch cắt nước đã được định trước.
    Có rất nhiều mẫu sản phẩm phù hợp với những hộ gia đình có từ 3 đến 4 người

Chia sẻ trang này