AAA-CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi taytrai, 07/05/2012.

4050 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 13:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1321 lượt đọc và 26 bài trả lời
  1. thayboihanghieu

    thayboihanghieu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Đúng đóa, thằng chủ tịt có một dãy anh em nhà nó cầm cổ ( loại mà không phải báo cáo khi bán mua ấy) rồi nó tòan úp sọt bà con thôi. Em vẫn đang có một ít nhưng thú thực là cực ghét con này. Thằng chủ tịt hay lừa bà con lắm. Lái như thằng điên ý
  2. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Trần lãi suất: Chứng khoán, bất động sản hưởng lợi gì?

    Cả chứng khoán lẫn bất động sản đều có thể "ăn theo" những lĩnh vực kinh tế chủ chốt.

    Thái độ "quyết liệt" của Thông tư 14 sẽ khiến dòng tiền tiết kiệm lại một lần nữa bị "ép" vào một trạng thái không ổn định, bắt buộc phải chia sẻ cái thế nằm ngủ trong ngân hàng với một tư thế mang tính "động" nhiều hơn. Một phần tiền gửi ngân hàng có thể sẽ quyết định nhảy vào kênh nhà đất giá rẻ.

    Con bài cuối cùng

    Sau nhiều tháng lần lữa, rốt cuộc Ngân hàng nhà nước cũng phải tung ra một "gói kích cầu". Đó là Thông tư số 14 về áp trần lãi suất cho vay ở mức 15% đối với 4 lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ.

    Với phần đông các doanh nghiệp, 15% là mức lãi suất mơ ước mà từ lâu họ đã không có điều kiện để với tới. Còn đối với các thị trường đầu cơ, Thông tư 14 lại cung cấp thêm một bằng chứng, không chỉ về nới lỏng tín dụng, mà nới lỏng tín dụng bằng nhiều cách có thể.

    Như một quy luật, tình hình thường khả quan hơn hẳn đối với vấn đề thanh khoản trong thị trường chứng khoán. Nhưng với bất động sản thì ngược lại hoàn toàn. Nếu như trong chứng khoán, ngay thời kỳ tệ hại nhất vào cuối năm 2011, giá trị giao dịch trên hai sàn Hà Nội và TP.HCM vẫn duy trì ở mức 300-400 tỷ đồng, còn vào thời sôi động thì có thể gấp đến 6-7 lần, thì thị trường BĐS lại trở nên bất động hoàn toàn ở khắp tứ chi.

    Sau hai lần hạ trần lãi suất huy động từ 14% về 13% và 12%, cùng với công văn số 2056 vào đầu tháng 4/2012 về loại trừ thêm nhóm đối tượng công trình nhà ở khỏi nhóm tín dụng "không khuyến khích", những tưởng thị trường BĐS sẽ bắt đầu khởi sắc và các chủ đầu tư có thể mơ màng đến việc tiêu thụ hàng hóa ứ đọng thảm thiết của mình...

    Nhưng không, từ Hà Nội vào TP.HCM, toàn hộ thị trường này vẫn hầu như không một chút khởi sắc. Có chăng chỉ lác đác giao dịch trong phân khúc nhà bình dân và đất thổ cư tại một số khu vực hạn hẹp. Ở TP.HCM, người ta chỉ ghi nhận hiện tượng có đôi chút "nhúc nhích" về thanh khoản ở các quận 9, Thủ Đức và Tân Phú. Còn tại Hà nội, bất kể hàng loạt bài PR ồn ào về phong thủy địa thế cho đến thuận lợi của hạ tầng giao thông, khu vực phía Đông như Gia Lâm, Long Biên và Mê Linh vẫn nằm trong trạng thái ì.

    Rõ ràng thị trường BĐS có một đặc điểm quá giống với tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam: do phải chịu đựng sự sa sút về lượng và thoái hóa về chất quá lâu, căn bệnh đã trở nên quá nặng, không thể một sớm một chiều hồi phục được. Đó cũng là lý do vì sao hai lần giảm lãi suất huy động và cả cơ chế "cởi trói" cho BĐS đã hầu như không đem lại hiệu ứng như các nhà đầu tư và đầu cơ mong muốn.

    Còn bây giờ, người ta phải tung ra một con bài thuộc loại quan trọng nhất và có lẽ là cuối cùng: áp trần lãi suất cho vay.

    Tiền lại bị "ép" ra ngoài

    Chứng khoán dĩ nhiên sẽ hưởng ứng cơ chế áp trần lãi suất cho vay bằng một sóng tăng khá ồn ào. Vào ngày 4/5/2012, sau gần hai tháng kéo ngang không phải không có chủ ý, cả hai chỉ số chứng khoán đã đồng thời phá đỉnh gần nhất, lập nên một đỉnh mới trong chu kỳ hồi phục kéo dài từ đầu tháng Giêng đến nay.

    Và tuy không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ tác động giảm lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay, nhưng hiển nhiên trong 4 tháng đầu năm 2012, chứng khoán là thị trường đầu cơ duy nhất có sự chuyển động rõ nét. Còn lại các thị trường đầu cơ khác - vàng và BĐS - đều trở nên tẻ ngắt trong con mắt giới đầu tư và đầu cơ.

    Ngày 4/5/2012 có lẽ cũng tạo nên một bước ngoặt đối với sóng tăng của TTCK. Kể từ đây, chứng khoán lại bước vào một thời kỳ vận động mới, thoát hẳn khỏi xu thế đi ngang. Một điểm trùng lặp cũng vừa xuất hiện là cùng thời điểm với việc áp trần lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước, lãnh đạo của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng tuyên bố sẽ tiếp tục, chứ không phải chấm dứt, kế hoạch mua vào 3 triệu cổ phiếu HAG.

    Nhưng có lẽ kế hoạch của nhóm tạo lập thị trường đã có phần thay đổi đối với chứng khoán. Trước đây, một phương án cho thị trường dựng ngược gấp đôi hoặc hơn ngay trong tháng 6/2012 có thể đã được coi là một ưu tiên. Song bây giờ, trước hiện trạng ngổn ngang của các thị trường đầu cơ khác, có lẽ chứng khoán đang được xem xét lại thế tự hành xử của nó.

    Điều đó cũng có nghĩa là dòng tiền vào thị trường này có thể sẽ trở nên cầm chừng trong thời gian tới, chứ không đạt đến giá trị 5.000- 6.000 tỷ đồng trên hai sàn như một số dự báo quá lạc quan. Tốc độ tăng của các nhóm cổ phiếu cũng sẽ càng phân hóa rõ nét, khi chỉ có một số cổ phiếu được tập trung đánh lên, còn những cổ phiếu khác sẽ phải chịu số phận chờ đợi hẩm hiu.

    Cho đến nay, hai chỉ số chứng khoán tuy chưa tăng nhiều và vẫn còn được xem là hấp dẫn, nhưng thực chất mặt bằng hàng trăm cổ phiếu đã tăng đến 60-70%, cá biệt một số cổ phiếu đầu cơ có mức tăng gấp đôi hoặc gần gấp ba lần so với đáy tháng Giêng năm 2012. So với hàng hóa BĐS, đó là một tỷ lệ lợi nhuận rất cao, đủ cho nhà đầu tư chứng khoán có lãi khá và bắt đầu nghĩ đến phương án "bình thông nhau" - một sự dịch chuyển dòng tiền từ kênh cổ phiếu sang nhà đất giá rẻ.

    Thái độ "quyết liệt" của Thông tư 14 sẽ khiến dòng tiền tiết kiệm lại một lần nữa bị "ép" vào một trạng thái không ổn định, bắt buộc phải chia sẻ cái thế nằm ngủ trong ngân hàng với một tư thế mang tính "động" nhiều hơn. Một phần tiền gửi ngân hàng có thể sẽ quyết định nhảy vào kênh nhà đất giá rẻ hay chứng khoán.

    Mặt khác, tinh thần được Thông tư 14 khuyến khích có lẽ là việc các ngân hàng cần giảm lãi suất cho vay càng thấp càng tốt, nhằm có thể thuyết phục các doanh nghiệp không còn quá sợ khi đặt bút ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Mà lãi suất cho vay giảm cũng có nghĩa là lãi suất huy động giảm theo, có thể chỉ còn 10-11% tại một số ngân hàng dồi dào vốn lưu động.

    Cũng vì thế, cả chứng khoán lẫn bất động sản đều có thể "ăn theo" những lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Nếu lãi suất cao nhất đối với 4 lĩnh vực này là 15%, thì có thể lãi suất cho vay với BĐS và chứng khoán chỉ vào khoảng 16-17%. Trong thực tế, BIDV đã trở thành ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất cho vay đối với BĐS về mức 16%.



    Theo Việt Thắng - VEF
    VGS, SHB, AAA ma muc.........
  3. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Kha nang AAA se bi thau tom la rat lo.n cac bac cu muc di, hom nay chot 10K VGS va muc them 3k AAA gia 24.8 roi em no se tao bon nhu TAC
  4. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    AAA se lai la hang hot trong nam 2012.............boi cuoc chien thau tom va chong thau tom...........
  5. lamnguoc

    lamnguoc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2012
    Đã được thích:
    7
    Aaa tang von 1.1 kia, khung qua.
  6. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    THÔNG BÁO MỜI HỌP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012



    Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát (Mã chứng khoán AAA) trân trọng kính mời Quý cổ đông Công ty đến dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 như sau:
    Thời gian: 08h00 Thứ hai, ngày 21 tháng 5 năm 2012
    Địa điểm:
    Khách sạn Nam Cường – Hải Dương.
    Số 10 – Đại lộ 30/10 – T.P Hải Dương – tỉnh Hải Dương
    Đối tượng tham dự: Cổ đông sở hữu cổ phiếu AAA trong danh sách chốt ngày 15/3/2012
    Nội dung cuộc họp:
    - Thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012
    - Thông qua Báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, phương hướng hoạt động năm 2012 của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
    - Thông qua Báo cáo tài chính năm 2011 đã được kiểm toán
    - Thông qua mức thù lao của Hội đồng quản trị, của Ban kiểm soát năm 2012
    - Thông qua việc lựa chọn Công ty kiểm toán, kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2012
    - Thông qua phương án phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức năm 2011
    - Thông qua việc thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2010- Bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ II (2012-2016)
    - Các vấn đề khác có liên quan
    Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuẩn bị Đại hội kính đề nghị:
    - Quý vị cổ đông không thể trực tiếp tham dự cuộc họp có thể uỷ quyền cho người đại diện thay mặt tham dự theo mẫu Giấy ủy quyền tham dự cuộc họp đính kèm.
    - Quý vị cổ đông hoặc đại diện cổ đông hoặc nhóm cổ đông tham gia ứng cử, đề cử thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ II vui lòng gửi hồ sơ liên quan về Công ty trước 17h00 ngày 17/05/2012.
    Tài liệu phục vụ Đại hội: Giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông và chương trình họp đã được gửi tới địa chỉ đăng ký của Quý cổ đông. Các tài liệu về ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các tài liệu khác liên quan tới Đại hội được đăng tải tại đây
    Cổ đông hoặc người được ủy quyền đến dự đại hội bắt buộc phải mang theo các giấy tờ sau:
    1. Giấy mời
    2. Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
    3. Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền tham dự đại hội)
    Mọi thắc mắc, yêu cầu của cổ đông về họp Đại hội đồng cổ đông Công ty năm 2012 xin vui lòng liên hệ:
    Ban thư ký Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty
    Điện thoại: 03203.755.998
    Email: nttien@anphatplastic.com
    Cổ đông tự lo chi phí ăn ở, đi lại trong quá trình diễn ra Đại hội.
    Trân trọng thông báo!
    SE co nhieu kich hay voi AAA[r2)][r2)][r2)]
  7. taytrai

    taytrai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Tin tức - Sự kiện
    PSI thành cổ đông lớn nắm giữ 8,77% vốn của AAA (25/04/2012 07:17)
    AAA: INTEREFFEKT INVESTMENT FUNDS NV - CĐL đã mua 85.000 cp (04/04/2012 16:06)
    AAA: Intereffekt Investment đã mua gần 500.000 CP và thành cổ đông lớn (19/03/2012 16:04)
    AAA: INTEREFFEKT INVESTMENT FUNDS NV đã mua 499.800 cp (19/03/2012 11:07)
    AAA: 13/03, ngày GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2012 (06/03/2012 14:54)
    AAA: Công ty mẹ lãi 54,3 tỷ đồng năm 2011 (05/02/2012 23:36)
    [r2)][r2)][r2)]
  8. lamnguoc

    lamnguoc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2012
    Đã được thích:
    7
    Bác nào check hộ, người quen làm ở aaa bảo tăng vốn 1.1 giá 10, chia cổ tức bằng tiền 20%.
  9. stockvn8x

    stockvn8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2011
    Đã được thích:
    62
    bố khỉ thằng AAA này tối qua về thống kê lại hết roài, tất cả cp trôi nổi ngoài thị truờng chẳng bao nhiêu cả

    1/ Tính luôn mấy thằng chủ chốt của cty , quỹ và PSI mới thì khoảng tầm 49%
    2/ Giao dịch 4 ngày gần nhất thì gần 25% nữa rồi (1,444,400 + 375,300 + 278,200 + 369,000 = 2,464,900)

    Túm cái váy lại có khoảng 70% nằm trong túi, chưa tính 1 số đã âm thầm lặng lẽ mua của anh em đội lái nữa thì cp còn ngoài chẳng bao nhiêu

    anh em yên tâm giữ hàng, tuy AAA từng một thời dính dáng với mafia làm giá nhưng tình hình tài chính em nó tốt, EPS năm 2011 hơn 6k giá hiện tại khoảng 25 => P/e khoảng 4, thấp hơn trung bình thị truờng hiện nay. Với việc thị truờng chứng khoán có dấu hiệu tốt lên khi vĩ mô đã qua đáy, xem tổng thể thì AAA vẫn còn rẻ

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  10. lamnguoc

    lamnguoc Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2012
    Đã được thích:
    7

Chia sẻ trang này