ACM - blue chip của ngành khoáng sản sắp lên sàn HNX !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi biggirls, 25/03/2015.

3354 người đang online, trong đó có 323 thành viên. 19:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54426 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. biggirls

    biggirls Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    128
    ACM bên phía Công ty và SHS đang dự kiến ngày 08/5/2015 này chốt danh sách cổ đông để gửi trung tâm lưu ký ạ. Còn đâu sẽ có thông báo chính thức từ phía ACM các bác nhé
    1thoivangbong thích bài này.
  2. dzung467

    dzung467 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Đã được thích:
    5
    Giá lên sàn tham chiếu nó bao nhiêu vậy các bác
  3. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Giá lên sàn dự kiến dựa theo EPS và P/E trung bình của ngành thì khoảng 20 bác ạ, bác tham khảo thêm các bài viết trước nhé:drm
  4. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Thống kê giao dịch nhà đầu tư nước ngoài kỳ cuối cùng trước và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 trong 5 năm qua cho thấy, dòng vốn ngoại vẫn duy trì đều đặn giá trị rót ròng vào TTCK Việt Nam.
    Còn nếu tính cả trong tháng 5, khối này cũng luôn mua ròng trong 4 năm qua. Trong đó, tháng 5 mua ròng ít nhất là năm 2011, chỉ gần 63 tỷ đồng, trong khi cao nhất là năm ngoái với giá trị mua ròng gần 2.600 tỷ đồng.

    Thống kê giao dịch khối ngoại tháng 5 trong 4 năm qua (đơn vị: triệu đồng)

    từ 2011 đến 2014 lần lượt là 62 tỷ, 301 tỷ, 1.359 tỷ và 2582 tỷ


    Điều đặc biệt trong năm 2014 chính là có sự kiện Biển Đông, khiến nhà đầu tư trong nước đồng loạt tháo chạy, kéo thị trường giảm sâu và tranh thủ tình trạng này, khối ngoại đã từ từ gom hàng giá thấp, sau đó mấy tháng, khối này bán ra và kiếm lời hàng trăm tỷ đồng.
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/chung-...ot-tien-manh-vao-chung-khoan-viet-118612.html
    Thế này mà tháng 5 ACM lên sàn thì vui nhỉ, năm nay không biết Tây còn ôm hết bao nhiêu hàng ngon nữa.
  5. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Trích nhờ bài viết của bác thoatnhanh về giá đồng thế giới
    Kim loại đồng bước vào giai đoạn tăng giá phi mã sau một thời gian xuống đáy>>>KTB>>>

    [​IMG]
    [​IMG]30 Day Copper
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]60 Day Copper
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]6 Month Copper
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]1 Year Copper
    [​IMG]

    [​IMG]
    Các bác còn chần chờ gì nữa????
  6. biggirls

    biggirls Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    128
    Giá đồng nguyên liệu tăng giá thì đương nhiên các doanh nghiệp sản xuất và sở hữu hệ thống mỏ đồng, bạc có trữ lượng lớn như ACM chắc chắc sẽ đượng hưởng lợi từ việc tăng giá đồng nguyên liệu này !!!
  7. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Thế là em chính thức đi bằng nạng với con ITQ và HHS rồi, chỉ còn mong vào ACM thôi, may mà ACM là chính với lại lúc trưa có ông anh bảo em ACM bắt đâu giao dịch sôi động hơn và giá cũng rục rịch tăng rồi, giá đồng cứ tăng theo đà này thì ACM năm nay khả năng lại lãi đột biến roài, em ngồi ôm đến cuối năm xem sao.:drm
  8. biggirls

    biggirls Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    128
    Trích nguồn NDH.VN : http://ndh.vn/co-phieu-khoang-san-nhung-gam-mau-sang-toi-20150504011033576p4c146.news

    Cổ phiếu khoáng sản, những gam màu sáng - tối
    (NDH) Dù TTCK đã có nhiều khởi sắc nhưng CP các DN ngành khoáng sản vẫn “im hơi, lặng tiếng”.Từng thu hút sự quan tâm lớn của thị trường, đến nay NĐT có vẻ thờ ơ với CP khoáng sản. Khẩu vị NĐT thay đổi hay nội tại ngành khoáng sản vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm?

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Lãi suất ăn mòn nỗ lực của doanh nghiệp



    Bức tranh đa màu sắc

    Đại đa số các DN trong ngành khoáng sản đang niêm yết trên 2 sàn giao dịch đều có vốn điều lệ (VĐL) nhỏ và vừa, cụ thể: chỉ có 1 DN có VĐL trên 500 tỷ (SQC 1.100 tỷ đồng), 12/30 DN có VĐL từ 200 đến 420 tỷ đồng, 11/30 DN có vốn từ 100 – 200 tỷ đồng và 6 DN có VĐL dưới 100 tỷ đồng. Trong đó nhiều DN có vốn từ 100 tỷ đồng đến hơn 200 tỷ đồng là do mới tăng vốn trong năm 2014 hoặc cuối năm 2013 (KHB, KSQ, CMI,…). Như vậy có thể thấy các DN khoáng sản niêm yết trên 2 SGDCK hầu hết có quy mô vừa và nhỏ.

    Hiện có một số DN khoáng sản chuẩn bị bán đấu giá hay nộp hồ sơ niêm yết trên HNX. Như Tổng Công ty Khoáng sản VN – Vinacomin vốn điều lệ 2000 tỷ đang chuẩn bị bán đấu giá ra công chúng và sẽ lên sàn trong thời gian sắp tới (DN này là mẹ của khá nhiều các cty than đang niêm yết trên HNX). Hay CTCP Tập đoàn khoáng sản Á Cường (mã: ACM) đang xin niêm yết trên HNX có VĐL 510 tỷ đồng, nếu được chấp thuận niêm yết sẽ trở thành DN có vốn lớn thứ 2 trong ngành khoáng sản được niêm yết. Ngoài ra, CTCP Tư vấn dự án Quốc tế (KPF) hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát xây dựng hạ tầng và xuất khẩu cát nước mặn có vốn điều lệ 156 tỷ đồng cũng đã nộp hồ sơ niêm yết 15,6 triệu CP lên HNX.

    Nhìn vào kết quả kinh doanh năm 2014 có thể thấy bức tranh ngành khoáng sản chia thành hai gam màu sáng - tối rõ rệt. Theo báo cáo tài chính do các DN khoáng sản công bố, có 3/30 DN khoáng sản bị lỗ (CTA, SQC, LCM), có 6 DN có lãi không đáng kể (KHB, MIM, BGM, KSS, KTB, PTK).

    Ở phía bên kia của bức tranh, có 13/30 DN có EPS lớn hơn 1000đ/cp, trong đó 3 DN có EPS lớn nhất là AMC, TC6 và KSB với EPS lần lượt là 3.339 đồng, 3.975 đồng và 5.376 đồng. Về giá cổ phiếu, tính đến hết ngày 17/04/2015 trong số các DN thống kê chỉ có 13/30 có giá trên mệnh giá (10.000đ) còn lại 17 DN đều có giá dưới 10.000đ/cp.

    Ngoại trừ 3/30 DN lỗ năm 2014 và 6 DN lãi không đáng kể nêu trên, có nhiều cổ phiếu có mức EPS cao trong khi P/E lại khá thấp như: AMC (EPS 3.339đồng, P/E 7,19), CMI (EPS 2.716 đồng, P/E 5,3), HLC (1.531 đồng và 6,47) NBC (2.976 đồng và 5,17), TC6 (3.975 đồng và 3,55), TDN, THT, TVD, KSB (5.376 đồng và 5,95).

    Lỗ vì nội lực yếu?

    Trong số 30 DN được thống kê có 8/30 DN chuyên khai thác, chế biến và kinh doanh than và trước đây đều là công ty con của Vinacomin, có 1 DN chuyên khai thác chế biến sâu các sản phẩm từ quặng titan (SQC), một số DN có lĩnh vực kinh doanh chính là khai thác các loại đá, cao lanh, kim loại quý hiếm, còn lại khoảng 15/30 DN kinh doanh trong nhiều ngành nghề bao gồm khai khoáng, xây dựng, thương mại và thậm chí cả dịch vụ như du lịch.

    Như vậy có thể thấy có đến 50% số DN trong 30 DN đang thống kê có nhiều ngành nghề kinh doanh khác ngoài lĩnh vực khai khoáng (có một số DN cũng tính là trong ngành khoáng sản nhưng thực chất là mua bán các loại quặng, vật liệu và máy móc liên quan đến khai khoáng).

    Việc phân tán trong kinh doanh có thể làm giảm rủi ro cho DN để tránh “để trứng vào 1 giỏ” nhưng lại có một vấn đề được đặt ra là DN sẽ không thể tập trung nguồn lực cho khai khoáng khi các lĩnh vực khác cũng mang lại nguồn thu.

    Tổng giám đốc một DN khoáng sản đang niêm yết cho biết: “Cùng là khai thác khoáng sản nhưng có DN làm ăn bết bát vài năm liền không có doanh thu lại có DN phát triển tốt duy trì cổ tức cao cho NĐT. Thực trạng này do ngành khai khoáng khá đặc thù khi nó có nhiều rủi ro bên ngoài (chính sách, giá quặng, giá sản phẩm…), mặt khác nó lại đòi hỏi sự kiên trì, trường vốn. Sau khi thăm dò, đánh giá trữ lượng, xin xong giấy phép khai thác mỏ, nhiều DN khoáng sản hụt hơi về tài chính nên không đầu tư được dây chuyền chế biến và hạ tầng khai thác mỏ. Trong khi đó, quặng thô không được xuất nên không có nguồn thu. Ngành kinh doanh cốt lõi không mang lại doanh thu và lợi nhuận trong khi phải chịu sức ép từ cổ đông nên DN đành mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác và thua lỗ do đó không phải là lĩnh vực sở trường”.

    Còn theo ông Nguyễn Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACM, từ khi cầm giấy phép khai thác đến khi bán sản phẩm thu tiền về là cả một câu chuyện dài đối với DN ngành khai khoáng.

    Một loạt khó khăn bày ra trước mặt: các mỏ kim loại quý thường nằm ở địa thế hiểm trở, để khai thác được, việc làm hạ tầng (đường xá, điện nước, chỗ ở cho kỹ sư, công nhân...) vô cùng tốn kém. Gần đây để đảm bảo tài nguyên không bị thất thoát, bán rẻ, Chính phủ yêu cầu các DN khai khoáng phải đầu tư dây chuyền chế biến sâu, không được xuất quặng thô. Chủ trương đúng đắn này khiến DN phải đầu tư máy móc thiết bị, chứ không đơn giản “xúc lên” bán lấy tiền như trước.

    Từ năm 2015, các DN phải tham gia đấu giá quyền khai thác mỏ chứ không như trước đây chỉ nộp hồ sơ đăng ký thăm dò và xin khai thác. Theo ông Thanh, chỉ những DN có bề dày hoạt động, tiềm lực tài chính mạnh, đầu tư bài bản mới có thể trụ vững.

    Rõ ràng các DN khai thác khoáng sản trên sàn niêm yết đang bị phân hóa mạnh mẽ. Nhà đầu tư đang “đãi cát tìm vàng” lựa chọn các CP khoáng sản làm ăn tốt, lợi nhuận đều để đầu tư chứ không đơn giản chạy theo sóng ngành như trước đấy.

    Thanh Hải

    [​IMG]
    1thoivangbong thích bài này.
  9. DautuBM

    DautuBM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    14
    Những lúc thị trường chứng khoán giảm và không biết đi đâu về đâu thế này thì mới thấy rang việc đầu tư vào các cổ phiếu cơ bản tốt, có lộ trình lên sàn rõ ràng như ACM thế này mới thấy đây là một sự lựa chọn thông minh. Trước đây tôi cũng được bác Biggirls giới thiệu đầu tư vào cổ phiếu TTB- Tập đoàn Tiến Bộ lúc OTC lúc đó tôi cũng tránh được sóng giảm của GAS, bảo toàn được tiền và khi TTB lên sàn tôi đã chốt lãi được thành công !!!, Mong rằng bác Biggirls tiếp tục khai phá những e hàng HOT để anh e tiếp tục được nhờ nhé :))
    biencan69 thích bài này.
  10. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Qua xem xét một số cổ phiếu ngành khoáng sản và cả 1 số DN khác, tôi nhận thấy có một số DN trên sàn có HĐQT và Ban GĐ nắm giữ rất ít cổ phiếu của Cty (chỉ khoảng 10%) đồng thời lương cho HĐQT và Ban GĐ khá thấp, cổ phiếu bị pha loãng rất cao do có quá nhiều cổ đông nắm giữ dưới 1%, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ Lãnh đạo Cty không có động lực phát triển DN mà cổ đông nhiều thì giá cổ phiếu đôi khi biến động không mang tính thực chất và có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông. Ngoài ra với áp lực về việc phải sinh lời ngay và trả cổ tức cho cổ đông do không có hoặc ít CĐL các chiến lược phát triển của Cty rất khó được đảm bảo về tính lâu dài và hợp lý, điều này dẫn đến việc làm đồng nào xào đồng ấy và không đầu tư phát triển lâu dài được.
    Đối lập với các vấn đề trên, tuy có số lượng cổ phiếu lưu hành khá lớn (51triệu cp) nhưng được nắm giữ chủ yếu trong tay các cổ đông sáng lập và đã gắn bó với CTy rất nhiều năm, họ có tâm huyết cũng như tầm nhìn trung và dài hạn để phát triển Cty một cách hiệu quả và khoa học. Với việc tập trung nhiều cho sản phẩm tinh luyện đồng và tích cực đầu tư cho công nghệ cao nhằm đạt được hiệu quả trong việc khai khoáng .ACM có đủ vốn để đầu tư và đã được hưởng một số thành quả từ việc đầu tư nhiều cho công nghệ sản xuất nên rất có ý thức trong việc nâng cao công nghệ. Mặt khác, số lượng cổ phiếu nắm giữ chủ yếu trong tay cổ đông nội bộ và cổ đông nội bộ nên cổ phiếu sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi tâm lý đám đông (híc em nhìn mấy DN có mấy ngày mà bán khoảng 60-70% Cty thâm chí gần hết CTy mà choáng, đíu hiểu nếu CTy như thế thì ai còn thiết tha kinh doanh gì nữa), tuy nhiên số lượng cổ phiếu nhiều nên lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường sẽ không ít, đủ để các nhà đâu cơ lướt sóng roài.
    Nhắc lại các bác lần nữa, theo dự kiến còn 3 ngày nữa là ACM sẽ chốt danh sách cổ đông để lưu ký tập trung tại TTLKCK nhằm hoàn tất thủ tục lên sàn. Bác nào có nhu cầu tránh bão trên sàn trong tháng này thì nhanh chân lên tàu ACM nhé :drm:drm1:drm3:drm4
    biencan69 thích bài này.

Chia sẻ trang này