ACM - blue chip của ngành khoáng sản sắp lên sàn HNX !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi biggirls, 25/03/2015.

2393 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 02:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 54438 lượt đọc và 665 bài trả lời
  1. biggirls

    biggirls Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    128
    Như vậy là ACM đã được lưu ký cổ phiếu từ ngày hôm nay, cổ đông có ACM hãy đi lưu ký đi nhé. Xin chúc mừng các cổ đông ACM!!!
    biencan69 thích bài này.
  2. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Hô hô, đợi mãi cũng thấy có tin tốt rồi, cảm ơn bác bogia, anh em đi lưu ký sớm để còn đón sóng:drm3
    biencan69 thích bài này.
  3. Chieutim2001

    Chieutim2001 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2014
    Đã được thích:
    1.056
    Nhưng vẫn chưa chốt ngày lên sàn mà bác. Ai tiện đi lưu ký trước cũng ok khỏi phải xếp hàng hehe.
  4. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Việc lưu ký này thì làm lúc nào cũng được, thậm chí bao giờ nó lên sàn mình đến lưu ký cũng được, chẳng qua là hình thức chuyển từ việc cầm cái sổ cổ đông sang được ghi nhận số dư điện tử trong tk chứng khoán thôi. Tin này chỉ thể hiện là quá trình hoàn thiện hồ sơ của ACM rất tốt và đang đi đến bước cuối cùng, còn chốt ngày lên sàn và giá chào sàn thì còn phải bàn tiếp
    biencan69bogiachungkhoan2006 thích bài này.
  5. ddhh1983

    ddhh1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Đã được thích:
    75
    Lang thang trên mạng tìm mấy bài về khoáng sản đọc chơi, post lên cho mọi người cùng đọc để thấy thiếu công nghệ thì khoáng sản càng làm càng lỗ thôi, ACM có thể đầu tư tốt và chịu đầu tư cho công nghệ thì sẽ là yếu tố tăng cường sức cạnh tranh rất tốt
    Khai thác khoáng sản chưa hiệu quả do công nghệ lạc hậu
    ThienNhien.Net – Tài nguyên khoáng sản nhỏ lẻ, phân tán khiến cho việc khai thác, quản lý gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, doanh nghiệp áp dụng công nghệ lạc hậu vào khai thác khoáng sản đã không đem lại hiệu quả và kéo theo nhiều hệ lụy như: Ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên…

    [​IMG]
    Công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu dẫn tới việc khai thác không hiệu quả, lãng phí tài nguyên. (Ảnh: ST)

    Công nghệ lạc hậu

    Tại Diễn đàn khai thác khoáng sản bền vững Việt Nam- Australia 2015, tổ chức tại Hà Nội vừa qua, ông Nguyễn Văn Thuận- Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho biết: Hiện nước ta có trên 5.000 điểm khoáng và mỏ, trong đó một số loại có trữ lượng lớn như: Dầu- khí (1,2-1,7 tỷ m3), than (240 tỷ tấn), titan (600 triệu tấn khoáng vật nặng)… Trong đó, có nhiều loại khoáng sản được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

    Tuy nhiên, công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta còn lạc hậu. Công nghệ khai thác khoáng sản Việt Nam hình thành từ cuối thế kỷ 19 do Pháp khởi xướng, từ năm 1945 Việt Nam đã tiếp quản và duy trì phát triển các cơ sở chế biến khai thác khoáng sản cho tới nay.

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản lại không tập trung vào việc đầu tư công nghệ khai thác. Theo ông Nguyễn Văn Thuận- Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, chỉ có khoảng 0,01% tổng doanh thu của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản dành cho đầu tư đổi mới công nghệ.

    “Thời gian qua kinh tế suy thoái, giá thành các loại khoáng sản giảm nên doanh nghiệp không quan tâm tới việc đầu tư công nghệ”, ông Thuận nói.

    Trong những năm qua, công nghệ khai thác lạc hậu, dẫn tới việc khai thác, xuất khẩu khoáng sản thô không qua chế biến mới dừng lại ở sản phẩm tinh quặng, giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị của tài nguyên khoáng sản.

    Nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực cả về tài chính, thiết bị, công nghệ lẫn kinh nghiệm nhưng vẫn được cấp mỏ. Việc khai thác và chế biến bằng công nghệ lạc hậu, dẫn tới doanh nghiệp chế biến thô sơ. Đây là cách làm không phù hợp với đặc điểm và thành phần khoáng vật của quặng nên mức độ thu hồi thấp và không thu hồi được khoáng vật có giá trị đi kèm.

    Ngoài ra, các mỏ khoáng sản nước ta phân tán nhỏ lẻ cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khi áp dụng các công nghệ tiên tiến vào khai thác. “Ví dụ công nghệ khai thác titan chỉ áp dụng được với mỏ 100.000 tấn, trong khi trữ lượng một mỏ ở Việt Nam chỉ 10.000 tấn nên doanh nghiệp không thể lãng phí đầu tư công nghệ quá lớn để khai thác ở những mỏ nhỏ. Ngoài ra, những mỏ nhỏ lẻ thường nằm ở khu vực miền núi, khi đưa công nghệ khai thác lên phải mở đường. Việc mở đường sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác, từ đó doanh nghiệp khó áp dụng các công nghệ tiến tiến vào khai thác ở những mỏ khoáng sản nhỏ lẻ”, ông Thuận chia sẻ.

    Ông Nguyễn Văn Thuận cho biết: Tại Việt Nam, trừ một số khoáng sản như dầu khí, than đá, đồng… có công nghệ khai thác, chế biến ở trình độ tương đối hiện đại và trung bình, còn lại phần lớn các khoáng sản khác được khai thác, chế biến bằng công nghệ thấp. Đặc biệt, công nghệ làm giàu và chế biến quặng, thu hồi các loại khoáng sản có ích đi kèm còn chậm được đầu tư. Tiến độ đầu tư các dự án chế biến sâu rất chậm, đặc biệt là quặng titan, đất hiếm, chì, do khó khăn về vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, thiếu sự liên kết hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.

    “Hoạt động khoáng sản Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ, tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao. Tiến độ đầu tư các dự án chế biến sâu rất chậm, không đạt tiến độ đề ra, đặc biệt đối với quặng titan, đất hiếm, chì do khó khăn về vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, thiếu sự liên kết hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp trong nước”, ông Thuận cho biết.

    Hướng tới khai thác hiệu quả

    Tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22-12-2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, đã yêu cầu khai khoáng phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Đến năm 2020 chấm dứt cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại.

    Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Để thực hiện Chiến lược nêu trên, Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp thu khoa học hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản sâu.

    Theo ông Nguyễn Văn Thuận, việc lựa chọn công nghệ khai thác dựa vào ý thức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc khoanh định các mỏ nhỏ làm mỏ lớn, kiểm soát cấp phép và khai thác của doanh nghiệp sẽ giảm được tình trạng lãng phí tài nguyên. Và để giảm tình trạng khai thác khoáng sản không hiệu quả trong Luật Khoáng sản 2010 (sửa đổi) đã quy định các doanh nghiệp muốn khai thác khoáng sản phải tham gia đấu giá cấp quyền khai thác. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng: Việc đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ chọn ra được những doanh nghiệp có đầy đủ năng lực tài chính, công nghệ khai thác, năng lực kỹ thuật… Khi phải bỏ ra một khoản tiền để đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ buộc doanh nghiệp phải khai thác có hiệu quả, tránh để lãng phí tài nguyên.
    http://www.thiennhien.net/2015/03/30/khai-thac-khoang-san-chua-hieu-qua-do-cong-nghe-lac-hau/
    biencan691thoivangbong thích bài này.
  6. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Liên tục vài phiên với khối lượng thanh khoản tăng đột biến của thị trường, dòng khoáng sản bắt đầu tăng trở lại với khối lượng giao dịch tăng nhiều so với giai đoạn ảm đạm trước đó, điển hình là KSS, KTB, KSA dù hôm nay thị trường có xu hướng điều chỉnh các mã này vẫn đang tăng. Với tình hình giao dịch hiện tại của thị trường đang là điều kiện thuận lợi cho việc chào sàn của ACM, lại đếm ngược 1 ngày trước khi ACM chào sản:drm
    biencan69ddhh1983 thích bài này.
  7. ddhh1983

    ddhh1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Đã được thích:
    75
    Khoáng sản dạo này được nhiều người nhắc đến hơn trước, tuy rằng tình hình của nhiều mã khoáng sản vẫn chưa được cải thiện nhiều lắm nhưng được quan tâm hơn và giao dịch nhiều hơn cũng là một bắt đầu không tồi. Chung quy lại vẫn do tình hình kinh doanh chung của ngành khoáng sản chưa khiến cho NĐT yên tâm, ACM lên sàn thời điểm này là đẹp nhưng muốn hoàng tráng chắc phải có 1 quá trình và tình hình kinh doanh phải giữ được như kế hoạch mới được. Dưới đây là 1 bài viết về khó khăn của ngành khoáng sản hiện nay (ACM cũng gặp phải 1 số khó khăn nhưng do chọn lĩnh vực sản xuất về đồng và chuyển đổi nhanh từ sản ********* quặng sang đồng tấm nên đây lại là 1 lợi thế cho ACM)
    Khai thác khoáng sản: Vật vã tìm lối thoát
    ThienNhien.Net – Làm nhiều lỗ nhiều, làm ít lỗ ít và không làm… cũng lỗ, đang là một thực tế đối với nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản hiện nay. Nhiều DN đã lên tiếng kêu cứu, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng ngày “cam lai” để phục hồi cho ngành này đang được coi là khó đoán định.

    Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do giá các kim loại trên thị trường quốc tế liên tục lập đáy mới. Thêm nữa, từ trước đến nay, đối tác tiêu thụ các loại quặng thô hoặc chế biến sơ của các DN Việt Nam đa phần là đối tác Trung Quốc. Gần đây nhu cầu tiêu thụ quặng kim loại của nước này giảm mạnh đã dẫn tới doanh thu và lợi nhuận của DN nước ta giảm mạnh.

    Trong các tỉnh phía Bắc, trước đây Hà Giang vốn được coi là địa phương có thế mạnh về lĩnh vực này cùng sự ra đời và làm ăn thịnh vượng của nhiều DN. Nhưng đấy là câu chuyện của đôi ba năm về trước, còn giờ đây, DN nào cũng méo mặt kêu khó, kêu nợ. Những DN có máu mặt một thời như Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, Công ty CP Tập đoàn Hoàng Bách, Công ty CP Cơ khí và khoáng sản Hà Giang, Công ty TNHH Thái Dương, Ban Mai, Giang Sơn… giờ đây đang đứng trước những khó khăn và đã phải làm đơn kiến nghị sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, trong đó quan trọng nhất là việc giảm thuế tài nguyên.

    Đơn cử như Công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang liên tục bị tác động bởi giá các kim loại trên thế giới tụt dốc không phanh. Từ một DN được coi là có tuổi và đàn anh, với những khoản đóng nộp lớn thì lợi nhuận quí 1 vừa qua của công ty này chỉ còn 6 tỉ đồng. Theo ông Phạm Công Nhân, Giám đốc Công ty TNHH Sơn Lâm, Chủ tịch Hội DN tỉnh thì hiện nay các DN khai thác khoáng sản đang thua lỗ. Làm nhiều lỗ nhiều, làm ít lỗ ít, không làm cũng mất tiền là thực trạng của các DN khai thác khoáng sản hiện nay của Hà Giang.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa: ThienNhien.Net

    Không chỉ riêng Hà Giang, các DN tên tuổi một thời ở vùng núi phía Bắc khác hiện nay cũng đang dở khóc, dở cười. Tiêu biểu nhất phải kể đến như Công ty CP khoáng sản Na Rì Hamico, Công ty CP Khoáng sản Bắc Kạn, Công ty CP Khoáng sản Hòa Bình… lợi nhuận ròng chỉ vài trăm triệu đồng/năm hoặc thua lỗ, hòa vốn.

    Công ty CP Khoáng sản Bình Định là anh cả trong lĩnh vực khai thác, xuất khẩu titan. Đã có thời Công ty là DN đình đám trên sàn chứng khoán. Thế nhưng, bước vào kì tụt đáy này, hiện nay Công ty đang đối mặt với những khó khăn nhất. Hiện Công ty này cũng đang “vật vã” để kiếm tìm lợi nhuận. Quí 1/2015 lợi nhuận sau thuế của Công ty từ chỗ ngất ngưởng thì nay chỉ còn 1,9 tỉ đồng, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Trước nay, Công ty này luôn được coi là thích nghi và có sự đối phó với thị trường. Từ khai thác và bán sản phẩm thô, Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định đã nhanh chóng thích ứng với chính sách hạn chế xuất khẩu quặng thô của Nhà nước bằng cách chuyển sang đầu tư công nghệ chế biến sâu sản xuất xỉ titan. Tuy nhiên đến nay, do thuế tài nguyên đối với titan từ tăng lên, từ 11% lên 16% năm cùng các tác động khác mà chỉ tiêu lợi nhuận ròng 14 tỉ đồng, bằng hai phần ba năm ngoái được đưa ra nhưng khả năng cũng khó đạt được.

    Bên cạnh đó, vấn đề khó khăn về lợi nhuận mà các DN khai thác khoáng sản, nhất là các DN nhỏ hiện nay gặp phải là do không kịp đổi mới. Với tư duy ăn xổi, làm ăn theo kiểu chụp giựt nên nhiều DN đã không thích ứng được và phải tìm hướng sống đấy là bán quặng cho DN lớn trong nước để thu hồi vốn. Tuy nhiên, vấn đề này cũng không thực sự dễ dàng vì ngoài giá thì quy định về thủ tục vẫn là cái khó nhất.

    Chia sẻ về thủ tục phức tạp, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, kể lại ví dụ như tại thời điểm năm 2009, Tập đoàn Hòa Phát mua 200.000 tấn quặng ở Cao Bằng. Nhưng để khoáng sản ra được khỏi địa phương thì Tập đoàn phải mất 10 tháng với đủ các loại giấy tờ, văn bản. Mất thời gian về hoàn thiện thủ tục như vậy, nhưng Tập đoàn này cũng chỉ vận chuyển được 100.000 tấn quặng ra khỏi địa bàn Cao Bằng. Ông Cường cho biết thêm: Phần lớn các mỏ khoáng sản đều nằm ở những tỉnh miền núi. Nếu vận chuyển quặng về các cơ sở chế biến ở dưới xuôi thì chi phí vận chuyển bị đội lên rất nhiều, thậm chí cao hơn cả giá thành khai thác quặng. Vì thế, chuyện bán quặng ở trong nước cũng không đơn giản chút nào.

    Ông Đặng Xuân Minh – chuyên viên thẩm định thuộc Công ty CP Thẩm định giá Bộ Tài chính cho rằng: Cấm xuất khẩu khoáng sản thô là một chính sách đúng đắn của Nhà nước nhằm hạn chế việc thất thoát, lãng phí tài nguyên của quốc gia. Bên cạnh việc cấm xuất khẩu khoáng sản thô, Luật Khoáng sản sửa đổi năm 2010 cũng hướng tới việc khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

    Trước quy định này, đổi mới và nâng cao công nghệ chế biến khoáng sản là bắt buộc và mang ý nghĩa sống còn với các DN. Trong cuộc chơi này, những DN nhỏ, hoạt động theo tư duy ăn xổi, ở thì, không có sự đầu tư vào chế biến sâu để phục vụ xuất khẩu thì việc bị ép giá hoặc thậm chí không bán được quặng là điều có thể dự đoán được. Và đây sẽ là cơ hội để những công ty khai khoáng lớn thâu tóm các đối thủ nhỏ hơn, nhưng lại nắm trong tay các mỏ tài nguyên chất lượng cao.

    Theo các chuyên gia khoáng sản, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý khoáng sản đã ngày một thắt chặt việc khai thác, xuất khẩu khoáng sản với nhiều hạn chế, thậm chí là tình trạng “chảy máu khoáng sản” của thời gian trước đây. Để thoát khỏi tình cảnh khó khăn như hiện nay đòi hỏi DN khoáng sản cần đầu tư công nghệ để khai thác chuyên nghiệp hơn, hoặc là chuyển nhượng mỏ cho DN lớn hơn- không còn cách nào khác.

    Theo Phương Nguyên/Đại đoàn kết, 14/05/2015
    http://www.thiennhien.net/2015/05/16/khai-thac-khoang-san-vat-va-tim-loi-thoat/
    biencan691thoivangbong thích bài này.
  8. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Ồ bác ddhh vẫn bi quan thế mà cũng thấy khoáng sản bắt đầu khởi sắc nhỉ, lâu lâu mới thấy đồng quan điểm với bác, hiện tại qua cái thời đào quặng lên bán rồi, bây giờ thằng nào đầu tư bài bản, dây chuyền sản xuất hiện đại thì mới kiếm ra tiền, nhưng còn 1 vấn đề về rủi ro ngành thì chịu (như sắt thép thì có bài bản mấy có khi cũng tèo do VN không có ưu thế trong ngành này), đồng đang là ngành làm ra lợi nhuận khá lớn mà nhu cầu của VN cũng như thế giới luôn cao, Ấn Độ và Trung Quốc hàng năm phải nhập khẩu đồng rất lớn, VN do tăng trưởng về các ngành xây dựng, điện, ... nên nhu cầu về đồng cũng tăng liên tục, do đó các DN về đồng không phải lo về vấn đề bán không được hàng, chỉ là chất lượng hàng thế nào và giá cả có tính cạnh tranh hay không hoặc lãi nhiều hay ít thôi. Mấy hôm trước giá đồng thế giới có xuống đôi chút cho đồng đô la mạnh lên nhưng hôm nay giá đồng bắt đầu tăng trở lại rồi.
    biencan69caosung thích bài này.
  9. ddhh1983

    ddhh1983 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Đã được thích:
    75
    Giá đồng thế giới hôm qua và nay giảm nhẹ, tuy nhiên điều cổ đông ACM cần quan tâm là thị trường tháng 6 sẽ diến biến thế nào, thanh khoản cao hay thấp và độ quan tâm đến ngành khoáng sản của NĐT. Nếu theo ý kiến bản thân thì thị trường đang diến biến theo chiều hướng tổt, đặc biệt thanh khoản đã tăng khá mạnh trong thời gian qua, tuy độ quan tâm của NĐT đến khoáng sản chưa cao do nhiều yếu tố nội tại (nhiều DN khoáng sản khó khăn, nhất là DN khoáng sản có vốn lớn nhất là SQC) và yếu tố bên ngoài (như các ngành khác hot hơn và thu hút nhiếu nguồn tiền mới gia nhập thị trường dẫn đến việc quan tâm đến khoáng sản ít đi) nhưng trong thời gian vừa qua vẫn có những điểm sáng như việc tăng trở lại của 1 số mã như KTB, KSS, KSA, BAM cùng với thanh khoản được cải thiện. Tóm lại ACM lên sàn trong tháng 6 này (ngoại trừ việc kinh doanh ra vì cái này bạn 1thoivangbong đã phân tích khá chi tiết rồi) )sẽ có 2 yếu tố thuận lợi là thị trường có xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ cùng với việc thanh khoản tăng mạnh (thường xuyên đạt trên 2000tỷ mỗi ngày) tuy nhiên yếu tố còn lại thì còn chút rủi ro.
    biencan69, caosung1thoivangbong thích bài này.
  10. 1thoivangbong

    1thoivangbong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/04/2015
    Đã được thích:
    368
    Rất đồng ý với bác ddhh1983 về 3 yếu tố này, tuy nhiên theo em có lẽ bác lo hơi quá, việc ít được quan tâm của ngành khoáng sản sẽ phần nào ảnh hưởng đến ACM tuy nhiên mức độ ảnh hưởng theo em sẽ tương đối nhẹ, thậm chí với những ưu thế về vốn và tình hình kinh doanh tốt thì việc ACM lên sàn sẽ là 1 sự kiện được quan tâm và mong đợi nhiều hơn. Ngoài ra trong thời gian qua dòng tiền đã đảo qua nhiều dòng như dòng P, dòng BĐS, dòng ngân hàng, dòng đầu cơ (dòng này nhiều nhiều ngành khác nhau)... và đã có vài đợt sóng nhỏ, tương lai gần theo em sẽ có dòng tiền vào ngành khoáng sản sau khi đã đảo qua các dòng khác và đã kiếm đủ xiền, bằng chứng là các mã khoáng sản đã có thanh khoản tăng đáng kể chưa tính đến việc tích lũy trong quá trình xuống trước đó. Như vậy sẽ có 1 kịch bản là khi ACM lên sàn với quy mô lớn thứ nhì trong dòng khoáng sản và tình hình kinh doanh tốt thì việc dòng tiền đổ vào ACM và các mã khoáng sản sẽ có độ khả thi cao. Các cổ đông ACM chờ đếm xiền thôi:drm3:drm:drm4
    biencan69caosung thích bài này.

Chia sẻ trang này