ACV-cùng nhau chia sẻ thông tin doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vuthuanatc, 20/12/2016.

1911 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 109473 lượt đọc và 904 bài trả lời
  1. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    ACV, HVN tăng mạnh quá nhì>:)>:)
  2. Investor_1

    Investor_1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Đã được thích:
    5.361
    ACV thì tất cả mới chỉ là khởi đầu, target trước mắt 8x xa hơn thì 200 là có thể
  3. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    HVN cũng đáng giải ngân ở mức giá này
  4. son.1980

    son.1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2010
    Đã được thích:
    536
    http://m.stockbiz.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=717658
    Sáng nay nikken tăng 2,5% vì tin này
    Đồng J tiếp tục duy trì thấp nhỉ
    --- Gộp bài viết, 10/02/2017, Bài cũ: 10/02/2017 ---
    sáng nay vnd/jpy giảm mạnh

    qua mua và chuyển khoản 200 hiện đã về 196 - 198
    JPYJAPANESE YEN196.54198.53200.30
  5. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    HVN đang tăng cực mạnh
  6. quachvhung

    quachvhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2014
    Đã được thích:
    601
    ACV: Lãi ròng quý 4/2016 hơn 1,995 tỷ đồng
    Tổng CTCP Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 4/2016 với doanh thu thuần 4,044 tỷ đồng, lãi gộp 873 tỷ đồng, ứng với tỷ suất lãi gộp biên 21.5%.
    Kỳ này hoạt động tài chính mang về hơn 2,000 tỷ đồng lợi nhuận. Trong khi đó hoạt động khác lại âm 41 tỷ đồng. Tuy nhiên sau cùng ACV lãi ròng 1,995 tỷ đồng.

    Được biết, năm 2016 ACV đặt kế hoạch lãi ròng 1,203 tỷ đồng, như vậy chỉ riêng quý 4 đã vượt cả năm 2016. Trong khi đó, quý 2/2016 ACV lỗ gần 62 tỷ đồng, còn quý 3 lãi 756 tỷ đồng./.
    ACV đã bán hơn 1.5 triệu cp SAS
    Từ 19/01 đến 07/02, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV), tổ chức có liên quan đến ông Phan Lê Hoan - Ủy viên HĐQT đã bán hơn 1.5 triệu cp của CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (UPCoM: SAS). Giảm tỷ lệ nắm giữ xuống còn 49.81% (65,504,200 cp).

    Các Bác giữ HOLD ACV chặt nhé.
    --- Gộp bài viết, 10/02/2017, Bài cũ: 10/02/2017 ---
    HVN tăng 10%
    ACV tăng chỉ gần 1% có thông tin doanh thu quí 4 vậy mà không tăng nỗi ah. Làm mạnh nào Anh EM
    --- Gộp bài viết, 10/02/2017 ---
    ACV thoái vốn SAS hơn 1.5 triệu cổ phiếu. Lợi nhuận hơn 22 tỉ.
    Tiếp nối sẽ thoái vốn tiếp các cổ phiếu trong ngành hàng không theo lộ trình của Chính Phủ trong năm 2017.
    Quá HOT cho nhà đầu tư trong và ngoài nước rồi.
  7. Food

    Food Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2014
    Đã được thích:
    980
    Em này cầm 1-2 năm ăn ít nhất từ 40%-100%
    vuthuanatc thích bài này.
  8. quachvhung

    quachvhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/06/2014
    Đã được thích:
    601
    ngon quá.
    vuthuanatc thích bài này.
  9. vuthuanatc

    vuthuanatc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2016
    Đã được thích:
    1.629
    Bác có thông tin gì thì chia sẻ cho mọi người nhé, đúng tiêu chí của Pic.
  10. son.1980

    son.1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2010
    Đã được thích:
    536
    Bài viết nhiều thông tin chi tiết, a e tham khảo tính toán nhé

    Nguồn thu quá rộng, hành khách và số chuyến bay tiếp tục tăng trưởng mạnh

    Sau nhiều lần Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất được tăng phí dịch vụ hành khách nội địa từ đầu năm 2017 nhưng chưa được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức chấp thuận, mới đây, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) chính thức có văn bản đề nghị Bộ GTVT cho phép tăng giá hàng loạt các dịch vụ mặt đất, với mức từ 15 đến 40% theo nguyện vọng của ACV. Cục HKVN khẳng định, việc tăng phí là cần thiết để tái đầu tư hạ tầng, song các hãng hàng không lo ngại mức tăng này sẽ ảnh hưởng và làm “nâng sàn” giá vé.

    Không thể bao cấp mãi

    Trong báo cáo gửi Bộ GTVT mới đây nhất, Cục HKVN đề xuất điều chỉnh tăng 15% mức giá dịch vụ hạ/cất cánh tàu bay đối với chuyến bay nội địa tại các cảng hàng không (CHK) nhóm B (gồm Phú Bài, Liên Khương, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Plây Cu, Tuy Hòa, Chu Lai, Phù Cát, Thọ Xuân). Đối với các CHK nhóm A (gồm Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Cát Bi, Vinh, Cần Thơ) sẽ được áp bằng 115% nhóm B; nhóm C (Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Rạch Giá), sẽ thu bằng 60% mức giá tương ứng tại CHK nhóm B. Các CHK nhóm A được đề xuất áp mức cao hơn do khai thác 24/24 giờ, doanh nghiệp cảng phải đầu tư nhiều hơn, trang bị thêm hệ thống, bố trí nhân lực để phục vụ việc hạ/cất cánh ban đêm. Ngoài ra, các mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, giá phục vụ hành khách quốc nội, giá dịch vụ sân đậu tàu bay,… cũng được đề xuất điều chỉnh tăng.

    Cục trưởng HKVN Lại Xuân Thanh nhận định, đề xuất điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ của ACV là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Vận tải hàng không đang tăng trưởng “nóng”, gây áp lực lớn lên hạ tầng hàng không. Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Cục HKVN phải điều tiết, bảo đảm sự phát triển bền vững. Trong khi đó, giá thu phí dịch vụ CHK, sân bay đối với các chuyến bay quốc nội của Việt Nam hiện quá thấp so với khu vực và đặc biệt chênh lệch rất lớn so với giá các chuyến bay quốc tế.Trong khi đó, giai đoạn 2010-2015, vốn Nhà nước đổ vào đầu tư hạ tầng hàng không chỉ chiếm 23%. Hiện nay, ACV đang kinh doanh, khai thác 22 CHK trên cả nước.

    Theo phân tích của ACV, mức giá dịch vụ hạ, cất cánh tàu bay đối với chuyến bay nội địa đã được duy trì trong vòng 5 năm. So với bình quân khu vực ASEAN, mức giá này chỉ bằng 32 đến 72% tùy loại tàu bay. Để bảo đảm doanh thu về dịch vụ hạ/cất cánh tàu bay với chuyến bay nội địa đủ bù đắp chi phí (hòa vốn), cần điều chỉnh tăng giá 225%; còn nếu để ACV lãi 10%, cần điều chỉnh tăng tới 258%. Trong nhiều dịch vụ đề xuất tăng giá, đáng chú ý nhất là việc điều chỉnh tăng giá phục vụ hành khách quốc nội (thu từ hành khách). Theo đó, mức giá đề xuất áp dụng tại các CHK tương ứng với nhóm A, B, C lần lượt là 100 nghìn đồng, 80 nghìn đồng và 60 nghìn đồng/khách. So với quy định hiện hành, mức giá này tăng 42% (nhóm A), 33% (nhóm B) và giữ nguyên tại CHK nhóm C.

    Theo lý giải của ACV, các chi phí đầu tư xây dựng nhà ga phục vụ hành khách quốc nội không chênh lệch nhiều, trong khi mức giá bình quân dịch vụ quốc nội chỉ bằng 20% dịch vụ quốc tế. Việc xây dựng giá phục vụ khách quốc nội cần được xem xét trên cơ sở bảo đảm bù đắp các chi phí đầu tư xây dựng nhà ga hành khách quốc nội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Riêng khoản tăng này nếu được thông qua, sẽ mang lại cho ACV hơn 558 tỷ đồng chỉ trong năm 2017. Theo phân tích của Vụ Vận tải (Bộ GTVT), các đề xuất tăng giá của ACV khi được chấp thuận, sẽ “đẩy” doanh thu của ACV năm 2017 tăng hơn 1.300 tỷ đồng.

    Doanh nghiệp phải tự cân đối

    Phản ứng lại đề xuất tăng giá dịch vụ hàng không, đại diện hãng Vietnam Airlines (VNA) cho biết, đặc thù ngành hàng không là nguồn thu của đơn vị này sẽ là chi phí của đơn vị khác. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận của các hãng hàng không là thấp nhất. Do vậy, việc định giá dịch vụ cần dựa trên cơ sở hài hòa lợi ích của các DN và hành khách, tạo điều kiện và hỗ trợ các hãng hàng không nội địa phát triển, tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập. Trên thực tế, những năm qua, giá dịch vụ hạ/cất cánh vẫn tăng đều đặn.

    Giám đốc khu vực phía bắc của hãng Jetstar Pacific Tạ Hữu Thanh cho biết: Đề xuất tăng giá phục vụ hành khách và giá dịch vụ soi chiếu an ninh từ 80 nghìn đồng lên 120 nghìn đồng/khách tuy không tác động trực tiếp đến các hãng hàng không nhưng tác động đến cơ cấu giá vé và giá dịch vụ trong tổng tiền phải trả cho một chiếc vé, trong khi chưa chắc chất lượng dịch vụ sẽ tăng vì các sân bay đều đã và đang quá tải. Việc tăng giá dịch vụ này có liên quan đến người dân nên đề nghị cơ quan quản lý cân nhắc về việc tăng và mức tăng. Các hãng hàng không khó có thể điều chỉnh ngay lập tức việc tăng giá vé máy bay vì còn liên quan đến chiến lược phát triển ngành cũng như yếu tố cạnh tranh hiện nay. Giá vé máy bay bình quân đang ở mức thấp và tiếp tục xu hướng giảm. Việc tăng giá dịch vụ CHK, sân bay sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giá vé của các hãng.

    Giám đốc điều hành Vietjet Air (VJA) Lưu Đức Khánh cho biết: Tăng thu của DN quản lý cảng nghĩa là tăng chi cho DN hàng không. Nếu đề xuất trên được chấp thuận, năm 2017,VJA dự kiến sẽ tăng chi khoảng 200 tỷ đồng. Với tốc độ phát triển của VJA bình quân mỗi năm tăng 30%, từ 2017-2020, VJA sẽ tăng chi tới gần 1.000 tỷ đồng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN. Ngoài ra, đợt này cũng tăng mạnh giá dịch vụ phục vụ hành khách, dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, hành lý,… tác động lớn tới hành khách, giá vé máy bay chắc chắn sẽ tăng. Việc này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến VJA do tỷ trọng khai thác nội địa của hãng rất cao (chiếm khoảng 90% sản lượng).

    Đại diện Cục HKVN cho rằng, đợt điều chỉnh giá lần này sẽ được tính toán, thực hiện theo hướng tăng những dịch vụ trước đây còn bao cấp, đồng thời có xem xét, cân nhắc đến việc dần đưa giá tiếp cận giá thị trường dựa trên cơ sở giá thành, Nhà nước điều tiết bằng công cụ giá. Các hãng hàng không là những DN chịu tác động trực tiếp của đợt tăng chi phí lần này, nếu tăng đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. Do đó, Cục sẽ cân nhắc để đề xuất lộ trình phù hợp. Hiện nay, các hãng hàng không, vì tính cạnh tranh, nên đang bán vé máy bay dưới giá thành nên đây là sự phát triển không bền vững. Các hãng hàng không phải cơ cấu lại giá vé máy bay một cách phù hợp. Nhà nước tăng giá dịch vụ sân bay nhưng không nới trần giá vé máy bay nên sẽ ít ảnh hưởng đến hành khách.

    Tuy nhiên, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) khuyến cáo khi tăng giá dịch vụ hàng không, cần hiệp thương với người chịu chi phí, bảo đảm tính đúng, tính đủ nhưng không tăng sốc. Thứ trưởng GTVT Nguyễn Nhật cũng lưu ý các cơ quan liên quan cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng việc tăng giá các dịch vụ trên cơ sở hài hòa lợi ích các bên. Việc tăng giá dịch vụ tiếp cận giá thành để bảo đảm tái đầu tư là cần thiết nhưng cũng phải có lộ trình hợp lý, tránh gây tác động lớn đến các doanh nghiệp.

    Đối với tàu bay A320 và A321 tại Việt Nam, hiện giá dịch vụ điều hành bay đi/đến quốc nội trên đường bay dưới 250 km chỉ ở mức 1,35 triệu đồng/lượt điều hành cất/ hạ cánh, trong khi bình quân khu vực ASEAN hơn 4,7 triệu đồng; đường bay từ 250 km trở lên mới ở mức hơn 3 triệu đồng, trong khi giá bình quân của các nước ASEAN tới hơn 5,35 triệu đồng. Giá dịch vụ cất/hạ cánh đối với tàu bay A320 của Việt Nam hiện ở mức gần 112 USD/chuyến bay, trong khi bình quân các nước trong khu vực ASEAN là 204 USD/chuyến; mức giá sân bay nhóm A cũng rất rẻ, giá thuê bao (theo tháng) là 21 triệu đồng/tháng/vị trí đỗ, bình quân mỗi ngày chỉ khoảng 700 nghìn đồng/vị trí đỗ. Có thể thấy các mức giá dịch vụ CHK, sân bay như vậy là quá thấp, chẳng khác nào Nhà nước phải bao cấp hạ tầng cho các hãng hàng không.

    LẠI XUÂN THANH Cục trưởng Hàng không Việt Nam

    Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) vừa cho biết, giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán (từ ngày 15-1 đến ngày 13-2-2017), VNA sẽ bổ sung thêm gần 900 chuyến bay, tương ứng hơn 185 nghìn ghế, nâng tổng số ghế cung ứng trên toàn mạng bay nội địa dịp Tết lên hơn 1,6 triệu ghế, tăng 13% so với thường lệ và 46% so cùng kỳ năm 2015. Việc tăng chuyến được áp dụng trên 10 đường bay nội địa; trong đó, giữa Hà Nội - TP Hồ Chí Minh tăng khoảng 327 chuyến, TP Hồ Chí Minh - Đà Nẵng 190 chuyến; TP Hồ Chí Minh - Huế 136 chuyến...
    --- Gộp bài viết, 11/02/2017, Bài cũ: 11/02/2017 ---
    Nguồn yhu đang ở mức rất thấp và được bao cấp, 2017 bùng nổ.

Chia sẻ trang này