Ai ấp ủ vào con sóng lớn trước mắt - Ai đang thua lỗ cần gỡ gạc - Ai đã đang và sẽ chơi một em từng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chinagupiao, 03/04/2010.

2649 người đang online, trong đó có 22 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11592 lượt đọc và 61 bài trả lời
  1. chinagupiao

    chinagupiao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0

    Bổ xung chân dung Ban lãnh đạo CTM nhé
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tranh giành đá trắng
    [​IMG]Ở một vùng mỏ đá trắng của Quỳ Hợp, Nghệ AnTTCT - Những dãy núi thuộc huyện Quỳ Hợp đang náo loạn việc tranh giành khai thác đá trắng - nguồn tài nguyên quí hiếm của Nghệ An. Đó là thế giới của tiếng mìn nổ loạn xạ, tiếng khoan đá nhức óc và những cuộc thanh trừng lẫn nhau.
    22g ngày 22-11-2006, vùng rừng có nhiều mỏ đá “ma” thuộc xã Liên Hợp phủ đầy sương lạnh. Hàng ngàn bóng đèn điện hắt ánh sáng vàng đục lên những vách núi và thung sâu đá trắng. Đã vào đúng vai kỹ sư địa chất (vai mang balô, đầu đội mũ bảo hiểm, chân đi giày bộ đội cao cổ, ngực treo ống nhòm...) nhưng tôi chỉ đứng nhìn khu mỏ đá từ xa mà chưa dám đột nhập một mình vì rừng tối như mực và nghe nói bảo kê không để lọt bất cứ người lạ mặt nào vào đó. Tôi phải nán lại qua đêm trong quán trọ rách nát dọc eo rừng để tìm một dân bản làm “hoa tiêu”.
    Tài nguyên đá trắng ở Nghệ An có trữ lượng gần 200 triệu tấn (tương đương với trữ lượng đá trắng ở Yên Bái). Đá trắng được xếp vào dạng tài nguyên quí hiếm của VN. Bột siêu mịn đá trắng dùng làm phụ gia trong nhiều công nghệ chế biến của ngành công nghiệp, nông nghiệp, y học (gia công thủy, sản xuất thủy tinh, cao su, giấy, nhựa, sơn cao cấp, vật liệu chống nổ bụi than trong hầm lò; xử lý môi trường; tạo chất canxi trong thức ăn cho thủy hải sản, gia súc; điều chế thuốc chữa bệnh đau dạ dày...). Đá trắng là mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Kim ngạch xuất khẩu hai năm 2005-2006 của tỉnh Nghệ An đạt 125.668 tấn, tổng trị giá 17.556.703 USD.
    (Nguồn: Sở Tài nguyên - môi trường và Chi cục Hải quan)
    Mờ sáng, tôi và hoa tiêu tên H. cuốc bộ vào thung Giếng khi đội quân bảo kê đang vùi trong giấc ngủ dưới những cái lán trùm kín vải bạt ướt sũng sương đêm. H. dặn: phải hết sức thận trọng, tuyệt đối không được để lộ máy ảnh vì lão chủ mỏ vốn là phạm nhân hình sự mới được tha tù. Mới đây, hai phóng viên truyền hình tỉnh đang tác nghiệp tại vùng mỏ xã Châu Cường thì bị mười gã côn đồ vây lại đòi thu máy camera. Một tên rút lê tuyên bố: “Nếu quay tao sẽ đâm chết”. Lần khác, khi một phóng viên đang đưa máy lên quay cảnh đá sập thì một tên đầu gấu vung cái cuốc chim nhọn hoắt lên dọa: “Hạ máy, nếu không cái đầu mày ăn đủ mũi cuốc chim”.
    - Lão Đ. mới ra tù mà làm chủ mỏ được à? - tôi hỏi.
    - Đã gọi là mỏ “ma” nghĩa là mỏ không có giấy phép. Bọn họ giành giật lẫn nhau từng vùng đá đẹp rồi lập mỏ thả sức khai thác. Chỉ cần một tay “anh chị” nào đó ra mặt làm chủ mỏ còn cổ phần, giấy phép hoặc vốn liếng có người khác đứng sau lo.
    [​IMG]Đoàn xe đá quá tải vẫn đi lọt qua trạm cảnh sát giao thông 1/48Tiếng mìn nổ rầm trời, tiếng nổ chát chúa khiến vách rừng rung lên theo kiểu dây chuyền. Khi tiếng mìn im bặt thì tiếng khoan đá đồng loạt tấu lên loạn xị giữa mỏ đá rộng 4ha mù bụi trắng bay. Trước 50 lán nhân công phủ đầy bụi trắng là hai máy đào đất đang mở đường tiến sâu vào vùng mỏ phía trong. Năm máy khoan đang chĩa mũi vào vách đá. Trên vách đá cheo leo hàng chục mét, mấy chú thợ khoan đang treo người bằng sợi dây dù nịt ngang lưng. H. nói: “Nguy hiểm nhất là đu người đục đá kiểu này vì chỉ có một dây dù nối thân người với gốc cây trên chót vót đỉnh núi. Hai năm trước, tại mỏ đá thung Khoong của chủ mỏ Hải Hà, năm thanh niên đang đu người cao 100m trên núi cao để khoan đá. Một tảng đá hàng chục tấn thình lình đổ sập, đè nát cả năm người và chiếc xe cẩu đang chờ phía dưới. Nhưng những vụ tai nạn thảm khốc như thế cũng chỉ khiến dân làm đá bực mình một thời gian rồi lại nai lưng làm như không hề sợ chết”.
    Rời thung Giếng, tôi ngược lên vùng mỏ các xã Châu Lộc, Thọ Hợp rồi vòng lên Châu Cường, Châu Hồng, Châu Tiến để tận mắt thấy toàn cảnh thực trạng khai thác đá đang náo loạn. Ngoài những mỏ đá được cấp phép, những dãy núi đá trắng Quỳ Hợp đang xuất hiện chi chít mỏ đá “ma”. Mỏ nào cũng đua nhau nổ mìn để “cạy” đá. H. tính: “Mỗi mỏ rộng cỡ 4ha nổ khoảng 600kg mìn/tháng. Mỗi năm nổ khoảng 8 tấn mìn. Một khối đá đẹp có giá 700-800 USD. Lợi nhuận các chủ mỏ thu được từ những mỏ đá này thì không kể được”.
    10g30 đêm 13-1-2007 tôi thuê xe thồ bám theo đoàn xe Hyundai tải chở đá trắng. Mỗi xe chở trên 45 tấn trùm bạt kín mít chạy về cảng Cửa Lò, ra Hà Nội, Hải Phòng, vào TP.HCM. Trước khi đến dốc Khe Đổ thuộc địa bàn xã Đồng Hợp, đoàn xe dừng lại để chuẩn bị “lách” qua “cửa” đi tuần của trạm CSGT 1/48. Một bà chủ đá thấy tôi chụp ảnh, quả quyết phán: “Chú tưởng xe đá nào CSGT cũng dám bắt à? Chú có thích thì lên xe ngồi để biết”.
    [​IMG]Thợ đá đang khai thác đá trắng tại mỏ Hải Hà dù khu mỏ này đã bị đình chỉ hoạt độngKhi chờ đủ mười chiếc, đoàn xe bắt đầu rồ máy. Đúng như dự đoán, cả mười xe lần lượt qua trạm êm ru. Anh bạn xe thồ bảo: “Đây là chuyến đầu. Sau 23g liên tục các chuyến khác. Đêm nhiều có 150 xe. Đêm ít khoảng 50 xe. Xe đá quá tải chạy dã man lắm, băm nát đường và bất kể cầu yếu”. Tôi giật mình, bởi cầu Đồng Bầy ở huyện Nghĩa Đàn, cầu Lương Thực và cầu Khe Đổ ở huyện Quỳ Hợp trên hai tuyến đường 48 và 352 có trọng tải không quá 25 tấn. Thiếu tá Lô Trung Giáp - đội trưởng đội CSGT ******* huyện Quỳ Hợp - phân trần: “Chúng tôi muốn làm nghiêm lắm nhưng các sếp huyện liên tục điện sang can thiệp “nhẹ tay một chút để tạo điều kiện cho kinh tế của huyện có cơ hội phát triển”. Còn thiếu tá Nguyễn Hữu Thịnh - đội trưởng đội CSGT 1/48 - nói: “Chúng tôi chỉ được phép tuần tra trước 23g. Sau 23g không có lệnh do lực lượng mỏng. Vả lại chúng tôi chỉ có cân không quá 30 tấn, mà xe đá nào qua đây cũng quá tải”.
    Năm 1997 khi có tin tỉnh Nghệ An bán 51ha mỏ đá trắng cho Công ty Yabasa của Nhật Bản với giá 360.000 USD (vụ bán mỏ được xem là hớ) thì Quỳ Hợp rộ lên “phong trào” khai thác đá trắng. Hầu hết chủ mỏ đá là người hành nghề xay xát gạo, thợ sửa chữa xe máy, chủ tiệm vàng hoặc người không có nghề nghiệp từ các huyện và thành phố Vinh tìm đến. Họ chẳng có nghiệp vụ gì về khai thác, chế biến đá trắng xuất khẩu như qui định trong giấy phép. Vậy mà họ vẫn có đủ tư cách pháp nhân, chứng chỉ nghề nghiệp để được các cơ quan chức năng “biến” thành chủ mỏ? Do không có nghiệp vụ khai thác đá nên hầu hết các chủ mỏ dù có giấy phép nhưng không có qui trình, thiết kế khai thác. Còn những mỏ “ma” thì khỏi phải nói, việc khai thác cẩu thả đang nằm trong tình trạng “rối loạn”. Thực tế này cho thấy ai muốn lập mỏ thì lập, khai thác bao nhiêu đá cũng được và đồng loạt tự do trốn thuế vì không có ai kiểm tra, giám sát. Các chủ mỏ không có cả chế độ bảo hộ lao động cho nhân công trực tiếp nổ mìn, khoan đá... Một nhân công mỏ đá tâm sự: “Các chủ mỏ không ai chịu ký hợp đồng trên ba tháng cho tụi em, bởi họ sợ chế độ bồi thường theo bảo hiểm khi xảy ra tai nạn. Trong khi đó, năm nào các mỏ đá cũng có người chết do bị sập đá”.
    Tôi đặt câu hỏi với ông Cao Văn Chính - chủ tịch huyện Quỳ Hợp:
    * Ông nghĩ sao khi dư luận cho rằng chủ tịch huyện, trưởng ******* huyện, trưởng chi cục thuế, trưởng phòng tài nguyên - môi trường huyện Quỳ Hợp và giám đốc Sở Công nghiệp là năm trong nhiều quan chức bị dư luận xôn xao về việc chung “chân” trong mỏ đá?
    Ông Chính thừa nhận:
    - Tôi cũng nghe dư luận như vậy...
    * Vì sao huyện để xuất hiện quá nhiều mỏ đá “ma”?
    - Đại khái cũng có mỏ “ma” nhưng tôi đang yếu về khâu xã và khâu thuế.
    * Ông có biết vụ phó ******* huyện Quỳ Hợp vừa bị cách chức, chuyển công tác vì chung “chân” trong mỏ đá trắng mà dư luận ví là một “ma” đá?
    - (Không trả lời).
    [​IMG]Ngày 21-11-2006, bảy côn đồ ập đến chém ông Trương Doạt tại nhà riêng ở thôn Đò, xã Thọ Hợp. Ông Doạt vốn là ******* huyện nghỉ hưu, có kinh nghiệm khống chế tội phạm nhưng vẫn bị chém trọng thương. Đây là lần thứ hai ông Doạt bị chém. Lý do: ông nhận hợp đồng mở rộng vùng đá trắng cho Công ty Thạch An nên bị các chủ mỏ giáp ranh sai bọn đâm thuê chém mướn tới để “hành xử”. Cũng vì tranh giành mỏ đá mà ông Nguyễn Trọng Tân ở thôn Đò bị bắn lén suýt bỏ mạng trên đường vào mỏ. Ông Đậu Văn Bằng cũng bị chém vì lý do tương tự. Nói về những vụ thanh trừng lẫn nhau vì tranh chấp mỏ đá, trung tá Nguyễn Ngọc Chuyên - phó ******* huyện Quỳ Hợp - cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng kết thúc điều tra vụ chém ông Trương Văn Diền tại mỏ đá Thọ Hợp để khởi tố vụ án điểm, nhằm răn đe các tội phạm nguy hiểm kiểu này đang rộ lên ở vùng mỏ”.
    Tính đến cuối tháng 12-2006 Quỳ Hợp có đến 173 đơn vị khai thác đá trắng có giấy phép. Ngoài ra còn có 25 mỏ không có giấy phép đăng ký khai thác.
    Hiện chúng tôi đã ra quyết định thu hồi giấy phép của 61 doanh nghiệp tư nhân. Lý do, một số mỏ hết hạn khai thác nhưng vẫn cố tình không làm thủ tục gia hạn để khai thác lậu. Một số mỏ vi phạm điều luật về khai thác khoáng sản: không có thiết kế mỏ; không ký quĩ phục hồi môi trường; không làm thủ tục thuê đất; không chấp hành báo cáo định kỳ mức độ khai thác và đặc biệt là không có giám đốc điều hành mỏ.
    Đúng là tình trạng khai thác đá trắng vô tổ chức đang gây bức xúc trong dư luận vì làm thất thoát tài nguyên và thất thoát tiền thuế rất lớn. Hiện một số mỏ bị rút giấy phép nhưng không chịu đóng mỏ. Rõ ràng chính quyền xã, huyện phải thẳng tay mới xử lý dứt điểm được. Dư luận cho rằng một số vị trong chính quyền sở tại bảo kê, ăn ý với người làm sai là có nhưng rất khó biết cụ thể người đó là ai. Vì xã, huyện phải biết có bao nhiêu mỏ khai thác trái phép chứ. Hôm qua không biết thì hôm nay phải biết. Không biết thì không làm gì. Kiểu nói của trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Quỳ Hợp Nguyễn Quý Hùng “đá trắng là kho tài nguyên thiên nhiên ở giữa trời chứ không phải cái kho của nhà mình nên không quản lý được” là thiếu trách nhiệm. Sở tôi sẽ tham mưu cho tỉnh có biện pháp ngăn chặn kịp thời để bảo vệ và sử dụng đúng nguồn tài nguyên.
    Ông Đinh Viết Hồng (giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Nghệ An)




















    VŨ TOÀN


    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]

    Bác chủ thớt đọc lại bài báo này xem trữ lượng em nó 200 triêu tấn chứ ko phải 6 triệu tấn đâu nhé .
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mời các bác cùng vào dự đoán có thưởng thử xem tuần sau diễn biến của CTM thế nào nhé....kịck hay sắp bắt đầu.:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  4. chinagupiao

    chinagupiao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0

    200 triệu tấn là của cả tỉnh Nghệ an, còn CTM chỉ có 4 triệu tấn thôi, 4 triệu tấn với một công ty VDL 26,7 tỷ thì đã lồi mồm chưa bác? Thông tin phải đúng !!!:)>-
  5. chinagupiao

    chinagupiao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0
    4 triệu m3 tương đương 6 triệu tấn
  6. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    271
    Ngày mai mua ủng hộ bác 5 K ctm VÌ BÁC CÙNG CHIẾN TUYẾN CCM vói tôi
  7. minisd

    minisd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Đã được thích:
    0
    chưa có gì hay, để 10 ngày nữa mới quan tâm
  8. chinagupiao

    chinagupiao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0

    Bác Q ra tay thì còn gì hay hơn. Điều quan trọng là cổ đông của CTM phải nhất quán giữ hàng, đội đánh xuống đè gom thì cũng coi TA mà ra quyết định cả thôi. TA thông báo CTM phải bật lên, trong đó có bác Q múc hàng là một tín hiệu đẹp roài. Cụng ly với bác vì CCM con hàng chiến lược [r2)]
  9. chinagupiao

    chinagupiao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Có cảm giác cụ vừa chat với tui chiều nay !!![-X
  10. meo.chuot

    meo.chuot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí quan tâm theo dõi xem tiến triển ra sao.

Chia sẻ trang này