Ai cầm cổ phiếu ngành phân bón vào cả đây

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 08/10/2020.

3932 người đang online, trong đó có 330 thành viên. 12:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21122 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Vài gạch đầu dòng thông tin mới cập nhật. Mua/bán tùy các cụ nhé :)
    1. Giống thép, để bình ổn giá phân trong nước TQ sẽ áp thuế với phân (DAP MAP...) xuất khẩu dẫn đến hạn chế nguồn cung ra ngoài giá phân đợt tới sẽ bùng nổ đấy :D
    Hiện tại giá phân cũng đang neo cao lắm rồi :)
    2. Một số e của TDHC CÓ KẾ HOẠCH THOÁI VỐN trong time tới dự là tháng 7 ( ĐDV LAS)
    3. Tháng 7 nhiều khả năng cũng trình vấn đề thuế VAT phân bón nên lại nổi lên sóng phân ấy mà
    Danh mục của mình thì các cụ biết rồi, không cần nói nữa :))
    bixibo thích bài này.
    linhcdb đã loan bài này
  2. BeeWitch

    BeeWitch Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2007
    Đã được thích:
    1.070
    Tôi thấy năm ngoái giá CP nó 14k nó trả 700đ/cp, năm trước nữa giá max gần 19 thì nó trả 1.200đ/cp. Nói chung đảm bảo quanh ngưỡng 4.5-7%.
    MinhLaTen thích bài này.
  3. MinhLaTen

    MinhLaTen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2021
    Đã được thích:
    520
    DCM chưa tăng mấy, tranh thủ nhặt là đẹp.
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    tôi khâm phục đội lái DCM lắm, nay làm quả nến kinh hồn :D
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đồng thời, tại thời điểm hiện nay, Trung Quốc cũng đang đánh thuế xuất khẩu khá cao với phân ure, ở mức 30% nhằm siết chặt hơn việc xuất khẩu ra nước ngoài vào thời điểm nhu cầu trong nước tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn cung ure từ Đông Nam Á có sản lượng rất thấp do đang trong thời kỳ bảo trì, bảo dưỡng máy móc đã đẩy giá ure trên thị trường thế giới lên mức rất cao. Điều này cũng tạo áp lực nên giá phân ure trong nước.
    https://ndh.vn/doanh-nghiep/gia-ban-du-bao-du-neo-cao-den-cuoi-nam-co-phieu-phan-bon-dong-loat-tang-manh-1293483.html
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)
    Còn ông Lưu Hoàng Ngọc, Phó Cục Trưởng Cục Hóa chất cũng cho biết, thời điểm hiện nay, Trung Quốc cũng đang dự kiến đánh thuế xuất khẩu phân bón khá cao ở mức 30% từ ngày 1/7 nhằm siết chặt hơn việc xuất khẩu ra nước ngoài vào thời điểm nhu cầu trong nước tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn cung ure từ Đông Nam Á có sản lượng rất thấp do đang trong thời kỳ bảo trì, bảo dưỡng máy móc đã đẩy giá ure trên thị trường thế giới lên mức rất cao. Điều này cũng tạo áp lực nên giá phân ure trong nước.
    bixibo thích bài này.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Dự báo trong tháng 7 tới, nguồn cung từ các nước sản xuất Urê lớn tiếp tục giảm do nhiều nhà máy tiến hành bảo dưỡng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc dừng việc chào giá khiến giá Urê dự báo tiếp tục bị đẩy lên cao. Thậm chí, trên thế giới các đơn hàng tháng 8 đang được chào với giá 470 - 480 USD/tấn FOB. Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) cũng tiêu thụ khoảng 326.857 tấn phân bón các loại trong 5 tháng qua. Trong đó, phân NPK-S đạt khoảng 212.749 tấn; Supe lân đạt khoảng 114.109 tấn. Dự kiến trong tháng 6, Công ty sẽ đưa thêm khoảng 56.000 tấn phân bón Lâm Thao ra thị trường. Như vậy, nửa đầu năm, số lượng phân bón bán ra khoảng 419.000 tấn.
    https://cafef.vn/gia-phan-bon-nhay-...dcm-dpm-las-tang-phi-ma-20210629122728702.chn
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Phân đang tỏa hương thơm nhể các cụ :))
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Giá phân bón nhảy vọt trước tình trạng khan hiếm gia tăng, cổ phiếu ngành DCM, DPM, LAS tăng "phi mã"
    30-06-2021 - 08:39 AM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Dự báo trong tháng 7 tới, nguồn cung từ các nước sản xuất Urê lớn tiếp tục giảm do nhiều nhà máy tiến hành bảo dưỡng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc dừng việc chào giá khiến giá Urê dự báo tiếp tục bị đẩy lên cao. Thậm chí, trên thế giới các đơn hàng tháng 8 đang được chào với giá 470 - 480 USD/tấn FOB.


    DCM: Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
    Giá hiện tại
    21.3

    Thay đổi
    0.6 (2.9%)
    Cập nhật lúc 13:46 Thứ 4, 30/06/2021
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    [​IMG]
    VnIndex "xẹp" dần cuối phiên sáng, HNX-Index giảm điểm gần như suốt buổi giao dịch

    Sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động sản xuất phân bón ở nhiều nước. Cùng với đó, giá nguyên liệu đầu vào, cước vận chuyển tăng kỷ lục khiến giá phân bón trên toàn cầu liên tục "nóng" trong những tháng qua và tiếp tục ghi nhận các mốc giá cao mới.

    Theo Argus và Fertecon, trong tuần (18-24/6) nguồn cung Urê trên toàn thế giới tiếp tục khan hiếm và đẩy giá thêm tăng. Trong đó, giá FOB Urê tại Biển Đen đã tăng lên mức 420 - 435 USD/tấn: mức cao nhất từ năm 2013 đến nay; tại Trung Quốc là 435 - 445 USD/tấn; Trung Đông là 450 - 460 USD/tấn.

    Dự báo trong tháng 7 tới, nguồn cung từ các nước sản xuất Urê lớn tiếp tục giảm do nhiều nhà máy tiến hành bảo dưỡng, các nhà xuất khẩu Trung Quốc dừng việc chào giá khiến giá Urê dự báo tiếp tục bị đẩy lên cao. Thậm chí, trên thế giới các đơn hàng tháng 8 đang được chào với giá 470 - 480 USD/tấn FOB.

    Mặt khác, từ trung tuần tháng 6, xu hướng tăng còn trải dài hầu hết các dòng phân bón phục vụ vụ hè thu. Thị trường phân bón trong nước cũng liên thông giao thương 2 chiều với thị trường lân cận như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc… dẫn đến xu hướng tăng giá chung của thế giới thẩm thấu vào thị trường nội địa rất nhanh.

    Kết quả, xuất khẩu phân bón Việt Nam đạt đỉnh kỷ lục, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tương đương giá trị 212,867 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 1,76 lần về trị giá (theo Tổng Cục hải quan).

    Cũng nhấn mạnh, giá phân bón liên quan mật thiết với giá nông sản, sau khi tạo đáy vào tháng 4/2020 do khủng hoảng Covid - 19, giá nông sản đã có sự hồi phục mạnh mẽ và tăng lên mức cao nhất 5 năm. Trong đó, giá phân bón thế giới có độ trễ 2 tháng so với giá nông sản khi tạo đáy vào tháng 6/2020, từ đây, chỉ số giá phân bón của WorldBank (WB) đã tăng 60%, cao nhất 5 năm trở lại đây.

    Tại thị trường trong nước, giá phân bón Việt Nam tạo đáy trong khoảng tháng 7 - 10/2020, và chỉ thực sự tăng mạnh từ cuối tháng 12/2020. Bên cạnh giá, khối lượng tiêu thụ phân bón của Việt Nam cũng tăng mạnh.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Nhu cầu tiêu thụ cùng giá bán liên tục tăng tốt đưa bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp trở nên sáng sủa. Là 1 trong 2 đơn vị dẫn đầu ngành, Đạm Phú Mỹ (DPM) ghi nhận sản lượng sản xuất các sản phẩm đều hoàn thành hoặc vượt mức kế hoạch sau 5 tháng đầu năm. Trong đó sản lượng NPK Phú Mỹ sản xuất vượt kế hoạch 17% và tăng 69% so với cùng kỳ 2020. Về mặt tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm đều vượt kế hoạch và tăng so với năm 2020, riêng sản phẩm NPK Phú Mỹ vượt 5% kế hoạch và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.


    Đạm Cà Mau (DCM) cũng vượt 14% kế hoạch với tổng sản lượng tiêu thụ các loại phân bón đạt 260.000 tấn. Riêng sản phẩm chính là Urê và các sản phẩm gốc Urê do Công ty sản xuất chiếm 210.000 tấn, vượt 30% so với kế hoạch và tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 5 tháng đầu năm, DCM đã thực hiện 44% kế hoạch sản lượng phân Urê.

    Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (LAS) cũng tiêu thụ khoảng 326.857 tấn phân bón các loại trong 5 tháng qua. Trong đó, phân NPK-S đạt khoảng 212.749 tấn; Supe lân đạt khoảng 114.109 tấn. Dự kiến trong tháng 6, Công ty sẽ đưa thêm khoảng 56.000 tấn phân bón Lâm Thao ra thị trường. Như vậy, nửa đầu năm, số lượng phân bón bán ra khoảng 419.000 tấn.

    Đạm Hà Bắc (DHB) cũng ghi nhận kết quả khả quan với tiêu thụ trong nước 210.000 tấn Urê quy đổi, thực hiện 48% so với kế hoạch năm và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng, bằng 45% kế hoạch năm và tăng 20% so với 5 tháng 2020.

    Gần đây giá nông sản đổi chiều, trong khi giá phân bón không đồng pha khiến giá lao dốc khi đến vụ thu hoạch trong bối cảnh nước ta đang vào đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4. Tình trạng trên cho thấy, thị trường phân bón trong và ngoài nước đang phải đối diện với thách thức toàn cầu. Đại dịch kéo dài, diễn biến phức tạp, sức ép đảm bảo an ninh lương thực… khiến nguồn cung phân bón bất ổn, giá nông sản cũng tương tự.

    Theo người trong cuộc, xét tổng thể nguồn cung phân bón trong nước, Việt Nam hầu như chỉ chủ động được số ít mặt hàng như phân Urê, phân lân. Sản xuất còn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, các chi phí đầu vào khác cũng đang tăng theo diễn biến chung.

    Dù vậy, với nhiều yếu tố thuận lợi vẫn giúp giá phân bón tiếp tục neo ở mức cao đến cuối năm 2021. Khi mà, giá các nguyên liệu sản xuất phân bón, chi phí vận tải (giá cước) đều tăng. Cùng với đó, giá phân bón cũng có chu kỳ tăng giảm; tương tự năm 2008, phân bón hiện đang vào chu kỳ giá đi lên.

    Chưa kể, Trung Quốc đang đánh thuế xuất khẩu khá cao với phân Urê, ở mức 30% nhằm siết chặt hơn việc xuất khẩu ra nước ngoài vào thời điểm nhu cầu trong nước tăng cao. Điều này cũng tạo áp lực nên giá phân Urê trong nước….

    Nhìn chung, giá phân bón theo dự đoán vẫn sẽ neo cao từ giờ tới hết năm, đại diện Bộ Công Thương đánh giá. Điều này tiếp tục phản ánh vào thị giá nhóm cổ phiếu phân bón trên thị trường. Liên tục tăng tốt từ đầu năm, DCM, DPM, LAS… đang bật đèn xanh trở lại sau nhịp điều chỉnh ngắn hạn.

    Điểm qua, DPM đang giao dịch tại mức 23.000 đồng/cp – tiến sát vùng đỉnh đầu năm 2014 và tăng gấp đôi thị giá kể từ đầu năm. DCM cũng tăng bằng lần kể từ mức đáy cuối năm 2020, hiện cổ phiếu đang giao dịch tại đỉnh cao nhất từ khi niêm yết với thị giá xấp xỉ 21.000 đồng/cp. Tương tự, LAS, SFG… cũng tăng tích cực, thanh khoản cải thiện mạnh.

    [​IMG]
    Giá phân bón thế giới lại tiếp tục tăng 'nóng'
  10. CE2020

    CE2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2020
    Đã được thích:
    405
    hay rồi
    mình thiếu sót là k có DCM và DPM

    tại ôm DDV rồi, thôi thì chờ đến lượt, vẫn đang bị đè phọt bơ đây :))

Chia sẻ trang này