1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ai cầm cổ phiếu ngành phân bón vào cả đây

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 08/10/2020.

5106 người đang online, trong đó có 589 thành viên. 21:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 21163 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ngáo giá tận 2x đây này D DV =))
    [​IMG]
    CE2020 thích bài này.
  2. CE2020

    CE2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2020
    Đã được thích:
    405
    thế lại mèo mù vớ cá rán quá :))

    20.275 để đây xem bao giờ đạt được :))
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    sắp tới phân bón vẫn kinh khủng lắm, không biết câu chuyện giá thép có lặp lại không :)

    Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Đức An Sơn, Tổng giám đốc Công ty SSG International, đơn vị kinh doanh phân bón tại TP.HCM cho biết hiện nay giá tất cả các loại phân bón đều tăng theo thị trường thế giới.

    "Sắp tới tăng giá kinh khủng nhất là phân kali bởi lượng phân bón toàn cầu sẽ bị thiếu hụt khoảng 20% do Belarus bị liên minh châu Âu trừng phạt sau khi nước này buộc chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Ryanair (Ireland) hạ cánh xuống Minsk hồi tháng 5 vừa qua", ông phân tích.
    CE2020 thích bài này.
  4. CE2020

    CE2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2020
    Đã được thích:
    405
    bằng nửa sóng thép cũng vui lắm rồi cụ ơi :))
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    năm nay ai ăn sóng thép + than + phân + ck thì chắc đều lãi to cả rồi :D
    CE2020 thích bài này.
    CE2020 đã loan bài này
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)https://tinnhanhchungkhoan.vn/co-phieu-phan-bon-but-pha-post272904.html
    Với dư địa tăng trưởng, Công ty Chứng khoán FPT có khuyến nghị khả quan đối với ngành phân bón năm 2021: “Nhà đầu tư có thể xem xét cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp đầu ngành, có năng lực cạnh tranh và tình hình tài chính tốt (DPM), hoặc doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu sản phẩm ra các nước khu vực châu Á (DCM và BFC). Chính sách thuế giá trị gia tăng nếu được đề xuất và Quốc hội thông qua trong năm 2021, hầu hết các doanh nghiệp nội địa đều được hưởng lợi (trong đó LAS được hưởng lợi lớn nhất)”.
    .....
    Trong năm 2021, LAS dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt 2.835 tỷ đồng, với tổng sản lượng phân bón sản xuất đạt 920.000 tấn. Trong đó, supe lân đạt 485.000 tấn, NPK các loại đạt 435.000 tấn, axit sulfuric đạt 169.000 tấn.
    Ngoài giá phân tăng kỷ lục, axit H2SO4 cũng đang leo thẳng đứng :D
    CE2020 thích bài này.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)Như vậy thông tấn xã vỉa hè mới cập nhật, D DV ngon nên được giữ lại thoái cho năm sau. LAS được đẩy lên thay thế thoái nhé, ace chú ý để cầm đừng để vàng rơi :))
    bixibo thích bài này.
    linhcdb đã loan bài này
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Tuần sau phân lại thơm rồi, có mỗi e hủi LAS + game thoái vốn éo biết ý lái cho lên 16-18 không ta :)

    Các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc vừa đồng loạt nhận được lệnh, tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa.

    https://images.****.com/original/3X/0/9/097889baa043c3d58ff69a753c2d311a0ddbd2a7.jpeg

    Dây chuyền đóng gói phân urê tại một nhà máy phân bón hóa học của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Ảnh: Alamy Stock

    Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết, động thái tạm dừng xuất khẩu phân bón được ban bố sau khi giá phân bón tại một trong những quốc gia sản xuất lương thực hàng đầu thế giới leo lên mức kỷ lục.

    Theo số liệu hải quan, Trung Quốc là nhà xuất khẩu phốt phát (phân lân) hàng đầu thế giới và tính đến nửa đầu năm nay nước này xuất khẩu tổng cộng 3,2 triệu tấn phân bón phốt phát diammonium và 2,4 triệu tấn urê sang các khách hàng lớn như Ấn Độ và Pakistan.

    Trước đó, hôm thứ Sáu trong một tuyên bố, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết, cơ quan này đã triệu tập khẩn lãnh đạo các công ty phân bón trong nước để thảo luận về việc tích trữ phân bón. Tuy nhiên, các công ty sản xuất phân bón không được công khai danh tính.

    NDRC không cho biết, việc tạm ngừng xuất khẩu sẽ kéo dài bao lâu.

    Các nhà phân tích cho biết, chính phủ rất kỳ vọng vào các công ty phân bón thuộc sở hữu nhà nước như Sinofert Holdings Ltd, Tập đoàn Sinoagri, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Than đá Quốc gia – những đơn vị nằm trong số những công ty hạn chế xuất khẩu.

    Khi được đề cập phỏng vấn, không có công ty nào bình luận về vấn đề này. Theo Reuters, đây là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm giải quyết bài toán giá nguyên liệu thô tăng vọt.

    Giá phân bón ở Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu từ nước ngoài tăng mạnh hơn, trong khi sản xuất trong nước giảm và chi phí nhiên liệu tăng cao.

    Gavin Ju, chuyên gia phân tích hàng đầu về phân bón tại hãng CRU Group cho biết, đợt lũ lụt vừa qua tại tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc đã ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và sản lượng tại một số nhà máy phân bón.

    https://images.****.com/original/3X/a/c/ac99bd7a0131966fa08949c8279bc104308c8e49.jpeg

    Một công nhân đeo khẩu trang vận chuyển phân bón xuất khẩu tại một cảng biển ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Ảnh: China Daily

    Hồi cuối tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo chi phí tăng cao của một loạt các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất quan trọng, đồng thời coi đây là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh lương thực của đất nước.

    Ngay sau đó, NDRC đã mở một cuộc điều tra về thị trường phân urê và kêu gọi các công ty phân bón chủ chốt “hoạt động một cách có trật tự… và không tích trữ, tăng giá, ngụy tạo hoặc lan truyền thông tin về việc tăng giá phân bón”.

    Ông Gavin Ju cho biết, hoạt động xuất khẩu phân bón sẽ chỉ được cơi nới bắt đầu từ tháng 9 trở đi sau khi tình hình được cản thiện. “Chúng tôi kỳ vọng (vào các doanh nghiệp nhà nước)… sẽ tạm ngừng hoặc hạn chế xuất khẩu phân bón và tập trung vào nguồn cung nội địa là ưu tiên trong vài tháng tới. Điều này sẽ giúp kiềm giữ đà tăng giá phân bón trong nước trong tương lai gần”, ông Ju nói.

    Theo các chuyên gia, Trung Quốc đang thực hiện chính sách môi trường, dần thay thế các nhà máy sản xuất phân bón cũ bằng những nhà máy mới, hiệu quả hơn và ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung khí thiên nhiên trong nước. Dự báo, tình hình thiếu khí thiên nhiên của Trung Quốc sẽ không được cải thiện trong ngắn hạn. Mới đây, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IAEA) tính toán nhu cầu khí thiên nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi, từ 210 tỷ m3 năm 2016 lên 400 tỷ m3 năm 2040.

    Trong khi đó, theo tạp chí World Fertilizer, phần lớn các cơ sở sản xuất phân lân của Trung Quốc nằm ở 4 tỉnh Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam, những địa phương nằm gần các mỏ quặng phốt phat ở miền nam. Hồ Bắc có công suất phân bón lớn nhất, chiếm khoảng 28% tổng sản lượng cả nước, tiếp theo là Vân Nam và Quý Châu với 26% và 23%.

    Điều nghịch lý là trong khi một số nhà sản xuất phân lân nội địa của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường xuất khẩu, nhưng một số nhà sản xuất khác đang chật vật để tồn tại do không tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào như lưu huỳnh/amoniăc.

    Hiện giá urê giao kỳ hạn trên Sở giao dịch hàng hóa Trịnh Châu đã tăng hơn 30% so với hồi đầu năm và đạt mức cao kỷ lục 2.616 nhân dân tệ (405,19 USD)/tấn vào thứ Năm (29/7/2021) trước khi giảm 2,7% vào thứ Sáu (30/7). Tỷ giá hiện tại mỗi USD ăn 6,4563 nhân dân tệ. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá urê giao ngay hiện ở mức 2.814 nhân dân tệ/tấn, so với mức 2.674 nhân dân tệ/tấn trong tháng 6.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    @Hu_Truc_Vn
    đây phân DPM của a tôi đây, vào đây mà PR nhé :D
  10. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.932
    Có vẻ giống đợt tăng của thép nhưng cục bộ hơn.

Chia sẻ trang này