1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ai đang điều khiển TTCK?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 09/08/2017.

4562 người đang online, trong đó có 288 thành viên. 00:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 33966 lượt đọc và 133 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Diễn giả NGUYỄN SINH DŨNG THẮNG

    Cổ đông nhỏ, để đông nhưng không bị nhỏ (Kỳ 3): Khi những chiếc đũa liên kết thành bó

    (ĐTCK) Nhằm giúp cổ đông nhỏ có phương cách bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp theo quy định của pháp luật, một hướng đi mới đang được thúc đẩy. Báo Đầu tư Chứng khoán trao đổi với ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng, Chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, Cố vấn trưởng mạng xã hội codongnho.vn.

    Là người sáng lập mạng xã hội codongnho.vn, ông có thể chia sẻ ý tưởng của việc thiết lập trang mạng này?

    Xuất phát từ thực tế quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông nhỏ ở nhiều công ty đại chúng bị xâm phạm, đồng thời các cổ đông này chưa khai thác hết các quyền của họ trong tham gia đề cử nhân sự, các quyết định lớn của doanh nghiệp…, chúng tôi đã xin phép và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép số 248/GP-BTTTT ngày 16/5/2016 cho phép thiết lập mạng xã hội trên mạng tại địa chỉ: www.codongnho.vn.

    Đây là cộng đồng gồm các cá nhân sở hữu cổ phần và các cá nhân có tri thức về quản trị, liên kết bằng niềm tin với sự hỗ trợ của công nghệ điện tử, các cổ đông trao cho ứng viên quyền tham dự đại hội đồng cổ đông và biểu quyết tại đại hội. Các ứng viên và chuyên gia dùng tri thức, kỹ năng của mình để bảo vệ cổ đông và xây dựng doanh nghiệp, hướng đến một cộng đồng doanh nghiệp minh bạch, hoạt động hiệu quả.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng
    Hầu hết cổ đông nhỏ đều không tin là họ có thể có được đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị và ban kiểm soát tại doanh nghiệp, nhưng điều này hoàn toàn thực hiện được thông qua bầu dồn phiếu.

    Theo phương thức này, khi bầu thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, một cổ đông sẽ được quyền nhân số cổ phần của mình với số thành viên hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát để ra số phiếu biểu quyết, rồi dồn toàn bộ số phiếu biểu quyết cho một hoặc một vài ứng viên. Khi càng có nhiều cổ đông nhỏ cùng bầu dồn phiếu cho một ứng viên thì ứng viên đó càng có nhiều cơ hội trúng cử vào hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát.

    Ngoài tạo ra một kênh kết nối để các cổ đông nhỏ gặp được nhau và thực hiện việc bầu dồn phiếu nhanh nhất có thể, diễn đàn codongnho.vn còn tạo ra kênh kết nối để các cổ đông nhỏ tìm được các ứng viên đủ năng lực đề cử tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát; kết nối với các nhà tư vấn chuyên nghiệp về quản trị doanh nghiệp để giúp cổ đông nhỏ hiểu rõ hơn về tình hình quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mà họ sở hữu; kết nối cổ đông nhỏ với các bên hỗ trợ pháp lý và đại diện ủy quyền.

    Tại diễn đàn này, cổ đông nhỏ còn có thể lập phòng họp riêng trao đổi về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp mình sở hữu. Các nhân sự có kinh nghiệm và năng lực quản trị điều hành trong các ngành kinh tế khác nhau có thể tham gia diễn đàn, đăng tải thông tin của mình, trả lời phỏng vấn trực tuyến từ cổ đông nhỏ, để được họ dồn phiếu bầu đề cử ứng viên tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát phù hợp.

    Đối với doanh nghiệp, diễn đàn là kênh để hội đồng quản trị kết nối trực tiếp với cổ đông nhỏ, lắng nghe ý kiến của cổ đông, cũng như truyền thông về các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khảo sát thăm dò ý kiến, đánh giá tín nhiệm...

    Mạng xã hội codongnho.vn đang bảo vệ cổ đông nhỏ như thế nào?

    Mạng sử dụng 4 công cụ để bảo vệ cổ đông nhỏ thông qua: website www. codongnho.vn; hệ thống phần mềm 9.QT (là mạng liên kết trên 60% số thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Việt Nam và các chuyên gia quản trị); ứng dụng codongnhovn trên Apple store, thông qua tiếp nhận tin nhắn, email; tin nhắn qua điện thoại và facebook.

    Sau khi tiếp cận thông tin phản ánh của các cổ đông nhỏ về những trường hợp họ bị doanh nghiệp vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, hoặc các thông tin về ủy quyền và đề cử người tham gia hội đồng quản trị độc lập tại doanh nghiệp, chúng tôi sẽ liên hệ với cổ đông nhỏ tại các công ty đại chúng trên khắp cả nước để bàn hướng bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho họ theo đúng quy định của pháp luật.

    Đối với các trường hợp doanh nghiệp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông nhỏ, ngoài trực tiếp tư vấn, chúng tôi còn liên kết với các tổ chức hỗ trợ pháp lý để trợ giúp pháp lý miễn phí cho các cổ đông nhỏ.

    Với những trường hợp cổ đông nhỏ ủy quyền tham gia họp đại hội đồng cổ đông hoặc ủy quyền đề cử nhân sự làm ứng viên tham gia hội đồng quản trị độc lập tại doanh nghiệp, chúng tôi sẽ gom nhận ủy quyền của cổ đông để tăng tiếng nói có trọng lượng tại kỳ họp đại hội đồng cổ đông. Đặc biệt, căn cứ tính chất, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, chúng tôi sẽ cử các ứng viên thích hợp để đề xuất làm thành viên hội đồng quản trị độc lập.

    Cách bảo vệ cổ đông nhỏ như trên đang mang lại những kết quả nào, thưa ông?

    Mạng xã hội codongnho.vn hoạt động hoàn toàn tự nguyện và phi lợi nhuận, nên chúng tôi đảm bảo tính khách quan và tin cậy trong hoạt động. Nhờ đó, các cổ đông nhỏ ở các công ty đại chúng trên khắp cả nước thường xuyên gửi thông tin phản ánh về những vấn đề mà họ gặp phải, để cùng chúng tôi tìm hướng giải quyết.

    Hiện codongnho.vn có 65.000 thành viên là các cổ đông nhỏ trên khắp cả nước, dự kiến con số này vào cuối năm nay là 500.000 thành viên. Ngoài ra, diễn đàn có 230 ứng viên đủ tiêu chuẩn đề cử làm thành viên hội đồng quản trị độc lập tham gia tương tác, thường xuyên chia sẻ thông tin.

    Chúng tôi tin rằng, codongnho.vn sẽ ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cổ đông nhỏ. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra hiệu quả và lan truyền sâu rộng, rất cần sự vào cuộc từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

    Kỳ cuối: Chờ cơ quan quản lý tiếp sức

    Hữu Hòe thực hiện
  2. chungtruong

    chungtruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    4.052
    nói gì thì nói, PS vẫn là một bước tiến cho cái sòng này !!!!
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Đồng ý với bác nhưng em mở ngoặc là bước tiến cho kẻ tạo sòng. Sòng mà tất cả cùng thắng thì sập sòng ngay.
    blue_whale thích bài này.
  4. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.979
    Bên bán đang chiếm ưu thế
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    [​IMG]

    Tọa đàm chính sách vĩ mô

    Bạn là doanh nhân, nhà đầu tư chứng khoán hay đơn giản chỉ là người có tài sản và phân vân với tình hình kinh tế - chính trị như hiện nay chúng ta nên làm gì?

    Đầu tư bất động sản ? Phân khúc nào có cơ hội ?

    Mua nắm giữ ngoại tệ? Chọn Bảng, Eur hay USD?

    Có còn nên nắm giữ Vàng?

    Đang gửi tiết kiệm tại ngân hàng? Nên gửi kỳ hạn bao lâu cho có lợi nhất?

    Dòng tiền quốc tế dịch chuyển vào Việt Nam sẽ dồn vào lĩnh vực nào?

    Đầu tư Chứng khoán? Nhóm ngành nào sẽ hưởng lợi và tác động tích cực vào thị giá?


    Tất cả đều có thể tham gia đặt câu hỏi và được các diễn giả là các doanh nhân thành đạt chia sẻ, trả lời.

    Lần đầu tiên 1 hội thảo mở mà mọi khách mời đều tìm thấy giá trị riêng sẽ được tổ chức.

    Mở cửa tự do cho mọi đối tượng quan tâm đến đầu tư kinh tế không phân biệt lĩnh vực đầu tư.
    Last edited: 24/08/2017
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Em xin giới thiệu lại 1 buổi tọa đàm của anh Chương cách đây 09 năm nhưng đọc lãi vẫn nguyên tính thời sự.

    Ngày mai chúng ta sẽ có được nhưng cái nhìn sâu sắc của anh Chương về tình hình thời sự của Việt Nam lúc này.

    Mời các bác chuẩn bị sẵn câu hỏi để cùng thảo luận

    Giá đắt của cơn say chiến thắng và lợi ích nhóm


    02/10/2008 10:05 (GMT + 7)

    Khủng hoảng tài chính Mỹ hiện thời là cái giá phải trả khi nước Mỹ ngủ say trên chiến thắng và để các nhóm lợi ích lũng đoạn chính sách. Sẽ mất ít nhất 4 năm để Mỹ phục hồi và cục diện quốc tế đang ở giao điểm nhạy cảm. Với VN, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sẽ giống như chấn động của sóng thần lan vào kênh rạch. Vấn đề cốt lõi với VN vẫn là nâng tính cạnh tranh và hiệu suất của hệ thống – Chuyên gia kinh tế, ngân hàng Trần Sĩ Chương.


    VietNamNet giới thiệu nội dung cuộc bàn tròn trực tuyến về chủ đề đang thu hút sự quan tâm này.

    700 tỷ USD chỉ là tấm gạc cầm máu

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Thưa quý độc giả, hôm nay ở trường quay chúng tôi có một vị khách đặc biệt: Ông nguyên là trợ lý lập pháp ngoại giao, ngoại thương của Quốc hội Mỹ, chuyên gia kinh tế ngân hàng Mỹ những năm 80. Ông Trần Sĩ Chương sẽ trao đổi với độc giả VietNamNet về một vấn đề rất nóng, rất đang được quan tâm: Khủng hoảng kinh tế Mỹ.

    Cám ơn ông Trần Sĩ Chương đã có bài viết trên VietNamNet cách đây một tuần về đề tài này. Bài viết đã tạo được sự quan tâm và đồng cảm của rất nhiều bạn đọc. Thời điểm này, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả gửi về, trong đó cùng chia sẻ mối quan tâm về khủng hoảng tài chính Mỹ, và hệ lụy tới VN.

    Câu hỏi đầu tiên của rất nhiều độc giả: Hạ viện Mỹ đã không thông qua gói giải pháp đó mà Tổng thống Bush đề xuất để giải cứu các định chế tài chính Mỹ, ý kiến của ông thế nào?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Thực sự 700 tỷ USD không giải quyết được vấn đề gì. Nó cũng chỉ như miếng băng đắp lên vết thương đang chảy máu, mang giá trị tâm lý thể hiện chính phủ có thái độ tích cực để ngăn chặn nền kinh tế không tụt dốc nhanh.

    Muốn giải quyết tận gốc khủng hoảng, số tiền cần thiết phải lớn gấp 10 -20 lần như thế với thời gian 3 - 5 năm. Cũng giống như cuộc khủng hoảng dưới thời tổng thống Reagan những năm 1980, phải mất 1 năm kể từ khi quốc hội ra tay TTCK mới ổn định, và sau đó cần thêm 2 - 3 năm nữa để ổn định thị trường BĐS. Tổng cộng cần tới 4-5 năm,kinh tế của Mỹ mới bắt đầu ổn định lại (từ 1986-1992), tới khi Bill Clinton đắc cử vào Nhà Trắng. Cũng vì lí do kinh tế suy thoái mà Bush cha thất cử.

    [​IMG]

    Ảnh: Lê Anh Dũng

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nếu 700 tỉ USD không giải quyết được vấn đề gì thì có giải pháp nào khác để giải cứu hệ thống tài chính Mỹ?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: 700 tỉ USD là mua lại số nợ xấu và giải quyết cho 1 số ngân hàng đang có vấn đề lớn. Nó giống như trút một gánh nặng lớn nhất trên vai hệ thống tài chính xuống, để ngân hàng tài chính vực dậy và tự mình vận hành, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ của thị trường tài chính thế giới. Mỹ sẽ không thể giải quyết vấn đề này một mình, mà cần có sự hỗ trợ của cộng đồng tài chính Âu châu và Nhật Bản, cũng như các cường quốc tài chính khác.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tại sao một nền kinh tế như kinh tế Mỹ trải qua rất nhiều kinh nghiệm về khủng khoảng tài chính, đặc biệt trước chiến tranh thế giới thứ 2, rồi lại vực dậy. Rồi hệ thống hành pháp, lập pháp của hệ thống Mỹ vốn chặt chẽ, tối ưu như vậy mà không phát hiện, rồi hệ thống think tank, các trường ĐH lớn, thường xuyên đi tư vấn cho các quốc gia khác lại không đánh giá và tư vấn cho chính nước Mỹ?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Hệ thống Ngân hàng tài chính Mỹ trong suốt 50 năm, từ khoảng đầu thập nien 30 cho tới thập niên 80 là hệ thống chuẩn mực cho thế giới. Ai đi học MBA về ngân hàng cũng phải qua Mỹ học, ai thành lập ngân hàng muốn được tư vấn cũng phải học từ Mỹ. Nhưng đến thời Reagan đắc cử tổng thống hồi năm 1980, ông Tổng thống Cộng hòa này chủ trương mạnh mẽ tự do hoá thị trường, để thị trường vận hành đã nới lỏng quy định về ngân hàng.

    Mới chỉ nới lỏng một chút, thì ngay 3-4 năm sau có vấn đề ngay: khủng hoảng các ngân hàng tiết kiệm. Vì Luật Reagan cho phép dùng tiền tiết kiệm cho phép đầu tư những lĩch vực khá rủi ro, đặc biệt là vào nhà đất, tạo nên bong bóng. Khi bong bóng vỡ tạo nên 1 cuộc khủng hoảng hồi ấy.

    Lúc đầu, chính quyền tưởng cần 5 - 8 chục tỉ để giải cứu cuối cùng cần trên 300 tỉ mới giải quyết được vấn đề. Và cũng kéo dài từ năm 1986 - 1987 lúc đến gần thập niên 1990s, qua năm 1991 mới giải quyết được, lành mạnh hóa được thị trường.

    Ngủ say trên chiến thắng và bàn tay nhóm lợi ích

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm những ngày ông tham gia giải cứu thị trường tài chính tiền tệ Mỹ bên Quốc hội Mỹ khi đó. So với ngày hôm nay thế nào? Và những giải pháp hồi đó như thế nào?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Sự năng động chính trị và cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề trong chính trường Mỹ, theo tôi thời nào cũng tương tự nhau.

    Đầu tiên, nhà nước đánh giá kinh tế không đến nỗi tệ lắm, vì nhà nước ở đâu cũng quan tâm tới việc trấn an dư luận. Nếu nói bệnh nặng quá thì sợ nhân dân hoang mang. Cho nên đáng lẽ chuyện này phải được nêu ra ít nhất 6 tháng rồi chứ không phải tới bây giờ.

    Khi đưa ra đến Quốc hội thì gặp vấn đề chính trị, đảng đối lập muốn làm khó dễ cho đảng cầm quyền, bên lập pháp lại muốn khẳng định mình đúng... Cuối cùng cũng phải vì quyền lợi của đất nước, vì áp lực của các nhóm đặc quyền thì nhà nước mới tham gia giải quyết vấn đề, cũng như bây giờ thôi.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Nhưng rõ ràng nền kinh tế Mỹ vẫn cho mình là cơ chế minh bạch, tự điều chỉnh tốt. Tại sao lại vẫn để những bàn tay của nhóm lợi ích vào đây? Như anh nói từ năm 80 đã có bàn tay đó rồi mà không rút được kinh nghiệm. Tại sao không học bài học từ trước, để bây giờ hình như những bàn tay này len vào gây ra khủng hoảng lần này?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Đầu thập niên 1990, Mỹ trở thành siêu cường quốc độc tôn trên thế giới. Khi Tổng thống Bill Clinton nhận chức năm 1992, hai nhiệm kỳ của ông là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ, thời kỳ có bước phát triển dài nhất, đẹp nhất của nền kinh tế Mỹ. Chỉ trong gần hết nhiệm kỳ đầu, Bill Clinton đã trả được gần hết nợ sinh ra từ thời ông Reagan.

    Kinh tế phát triển tốt và vị thế của Mỹ tăng cao trên chính trường thế giới tạo cho người Mỹ tâm lý hơi "ngông", ngủ say trên chiến thắng.

    Nếu như năm 1980s, khủng hoảng tài chính bắt đầu với chính quyền cộng hòa, thì tới khoảng năm 1998 - 1999, trước khi Bill Clinton rời nhiệm kỳ tổng thống, thì Clinton - một lần nữa lại bị áp lực của tài phiệt tài chính. Tổng thống này buộc phải nới lỏng hơn những quy luật của nền ngân hàng, tài chính: Cho phép ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động đầu tư.

    Điều này trước kia rất tách bạch: Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương xứng. Hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết như vậy và chấp nhận rủi ro. Như thế để giữ được cái lòng tin vì lòng tin là cốt lõi, nền tảng của hệ thống tài chính ngân hàng.

    Với áp lực của các hiệp hội ngân hàng như nội trong năm 1998, các nhóm đặc quyền tài chính dùng đến hơn 200 triệu USD để lobby quốc hội và chính quyền, năm 1999, Bill Cliton ký đạo luật mới (Gramm-Leach-Bliley) khai tử đạo luật cũ ra đời năm 1993 - đạo luật Glass-Steagal, nền tảng chính của sự phát triển mạnh của ngành ngân và tài chính Mỹ trong suốt hơn 60 năm.

    Năm 2000, Clinton từ chức tổng thống, cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch Tập đoàn CitiGroup, là một trong những nhóm chủ chốt lobby cho đạo luật mới. Từ đó CitiGroup và Bank of American là hai tập đoàn thương mại lớn nhất bắt đầu tham gia đầu tư rủi ro. Ngân hàng Mỹ từ đó được tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa qua các thủ thuật “bốc giá” lên tới mức giá trị thật không còn, và bong bóng bị vỡ.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nghịch lý là các hệ thống ngân hàng đều có hệ thống kiểm tra, kiểm soát, cảnh báo rủi ro, đánh giá tín hiệu... Từng doanh nghiệp có, cả xã hội cũng có không ít hệ thống rất mạnh. Nhưng tại sao lại không cảnh báo được những dấu hiệu bất ổn sớm để hậu quả như hôm nay?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Thật ra cũng có những người lão thành trong ngành tài chính ngân hàng như Greenspan đã nhiều lần dùng từ "những hồ hởi không có cơ sở" (irrational exuberance), hay cựu chủ tịch Fed trước Greenspan, ông Paul Volker nhiều lần cảnh báo. Nhưng khi tâm lý ngông cộng với lòng tham, cộng với quá nhiều tiền để chuộc lợi, thì sự va đập của các nhóm đặc quyền đó với nhau không có hệ thống nào quản lý nổi.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Điều đó có phải mang ý nghĩa là để các nhóm lợi ích cấu kết với hệ thống quyền lực trong chính quyền, thì hệ thống nào cũng hỏng?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Sự thực lànhìn lại, không một kẻ thù nào của nước Mỹ có thể làm thiệt hại cho nước Mỹ như người Mỹ tự hại mình trong vòng chỉ vài năm.

    Tầng lớp trung lưu là xương sống của nền kinh tế

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có kẻ mất, thì có người được. Vậy ai được ở đây?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Quy luật bảo tồn năng lượng trong vật lý cũng như trong tài chính tương đồng với nhau.Đồng tiền không chạy đi đâu cả. Có rất nhiều người được. Những ngân hàng lớn như Lehman Brothers sập thì các vị lãnh đạo vẫn có vài chục triệu, vài trăm triệu đi chỗ khác làm. Rồi những người trước đó rút được số tiền rất lớn ra vẫn giàu.

    Trong kinh tế thì tiền vẫn ở đấy, nó chỉ chuyển hóa. Nhưng vì nó chuyển hóa nhanh quá thì nó dễ bị xáo trộn. Hệ thống đang lắc với đà như lò xo, kéo quá dài thì nó giãn quá nên không thể co lại. Cho nên, vấn đề cần quan tâm là hệ thống lắc nhiều quá thì sẽ gây dao động, rơi ngoài tầm kiểm soát, rất nguy hiểm.

    Quan sát giới trung lưu có nhà bên Mỹ, khi đầu cơ BĐS, họ lấy tiền ra thì đã có lợi. Còn những người mua sau, rất dễ, không cần đặt cọc ngân hàng thì bây giờ giá nhà xuống, họ có mất gì đâu? Giá xuống, họ bỏ đi, ngân hàng lãnh khoản nợ đó. Ngân hàng trước kia đã có lợi khổng lồ, thì giờ bị mất. Đây là một sự chuyển dịch lực trong hệ thống, làm hệ thống xáo trộn, có thể dẫn tới đổ bể.
    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chính phủ Mỹ có thể nhờ đó tái cấu trúc lại và huy động lại nguồn vốn cho xã hội được không? Thay vì nằm trong các ngân hàng cũ, tiền đã được chuyển dịch để các ông chủ mới thành lập công ty mới, đầu tư vào các dịch vụ mới hay không?

    [​IMG]


    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Rõ ràng luật chơi trong hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ bị thả lỏng quá lâu, chắc chắn sẽ bị siết chặt lại. Oái oăm thay, một khi lỏng quá thì hỏng việc, còn siết sẽ siết chặt quá. Theo xu hướng đó, siết chặt quá thì hiệu suất của nền kinh tế sẽ giảm: khó tiếp cận tín dụng, vay khó khăn hơn nên kinh tế bị thu lại. Trong một thời gian dài, ngay cả khi kinh tế Mỹ gượng dậy sau cơn đau, cũng sẽ không còn năng động như thời gian qua.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Vừa rồi, trường ĐH Harvard tổ chức hội thảo do chính bà Hiệu trưởng Drew Faust chủ trì với các giáo sư hàng đầu của Harvard về tài chính, luật, kinh doanh, chính sách công tham gia. Họ có đưa khuyến nghị xây dựng lại tầng lớp trung lưu Mỹ - những người đã bị thiệt thòi nhiều sau cuộc khủng hoảng này. Ông đánh giá thế nào về ý này?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Tôi đồng ý với ý kiến đó. Trung lưu là xương sống của nền kinh tế Mỹ. Thực ra thành phần này chiếm đa số, là thành phần đóng thuế nhiều nhất, năng động nhất của hệ thống Mỹ. Điều cơ bản, triết lý xã hội của Mỹ dựa trên phát triển thành phần trung lưu trong xã hội. Nếu thành phần này kiệt quệ, sẽ không làm giàu cho mấy ông giàu để làm đầu tàu và cũng không đủ thuế để nuôi người nghèo.

    Chính phủ phải là trọng tài nghiêm túc, trung thực và sáng suốt

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo anh đánh giá, trong bối cảnh hiện nay nên chính phủ nên đầu tư vào thị trường 700 tỷ USD hay không?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Theo trường phái thị trường tự do, không có lí do gì có mấy thằng con phá gia chi tử, lấy tiền của dân chung chiêng cho mấy anh đó. Nó ngược với tư tưởng nền tảng xã hội, chính trị của xã hội Mỹ. Nhưng vấn đề này đã trở thành chuyện chung, mấy anh này chết sẽ kéo nhiều người chết theo. Vì thế không thể làm ngơ để mấy anh này chết được.

    Thực tế buộc Chính phủ phải tham gia. Vì vai trò của Chính phủ không phải cực đoan như đảng Cộng hòa thường nói là Chính phủ không làm gì hết. Thật sự ra, chính phủ phải trung dung. Chính phủ phải là trọng tài nghiêm túc, trung thực và sáng suốt. Vì thế, chính phủ hiện nay phải đóng vai trò đó, để cân bằng hai thế lực đặc quyền trong 10 năm qua đã lũng đoạn hệ thống tài chính, kinh tế và ngay cả chính trị Mỹ.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Người ta lo ngại về câu chuyện vận động hành lang của các nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích bỏ ra 200 triệu USD đã làm khủng hoảng hệ thống tài chính hùng mạnh như Mỹ. Nếu như nước ngoài chi số tiền 500 triệu, 1 tỉ USD để có hệ thống luật pháp, chính trị có lợi cho họ thì sao?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Cái đó đã và đang xảy ra. Những nhóm như Do Thái, Trung Quốc lobby rất mạnh bên Mỹ. Thực ra tất cả những chính sách đối ngoại của Mỹ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi những thế lực lobby này, mà người dân Mỹ không bao giờ thấy hay biết được.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nước Mỹ vốn luôn đề cao sự minh bạch, công khai và sự thực luôn đi đầu trong sự minh bạch công khai. Vậy mà với vấn đề này lại không phát hiện ra bằng sự minh bạch công khai ấy? Ông đánh giá vai trò truyền thông nước Mỹ, của hệ thống giám sát bảo đảm tính minh bạch của Mỹ trong sự kiện này như thế nào?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Chủ trương minh bạch đúng đắn, để cho xã hội có những lực kiềm lẫn nhau. Nhưng thập niên vừa rồi, giới tài chính Mỹ sáng tạo ra những công cụ đầu tư quá tinh vi, và bộ máy truyền thông PR đánh bóng sản phẩm này, làm dân Mỹ ngộ nhận giá trị thật của nó. Ở đâu cũng vậy, khi có quá nhiều tiền, người ta sẽ sáng tạo hình thức để thỏa mãn những điều kiện minh bạch còn thực chất không còn minh bạch.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy quyền lực của nhóm lợi ích cộng với đồng tiền đã chiến thắng. Liệu có phải chính phủ đã có tham nhũng?

    Chuyên gia kinh tế TrầnSĩ Chương: Chỉ cần nhìn không cần khắt khe lắm cũng thấy rõ ràng chuyện xảy ra này ra hệ quả lớn nhất, hệ quả vô tiền khoáng hậu của thế giới vì tham nhũng.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôi đánh giá đó là sự tham nhũng ở một hình thức tinh vi và được pháp luật bảo vệ ở cả hệ thống. Có lobby từ Quốc hội mới đưa ra Luật mới để Bill kí loại bỏ hệ thống luật cũ chặt chẽ cho ngân hàng. Nhưng nhìn ở góc độ truyền thông, phải chăng những người làm truyền thông Mỹ có tội với đất nước vì đã không thực hiện trách nhiệm xã hội phản biện, cảnh báo kịp thời. Cũng có khi lobby xảy ra ở cả hệ thốgn truyền thông chứ không chỉ ở quan chức?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Khi vấn đề đã xảy ra, tất cả mọi người đều là nạn nhân và đều tham gia vào nguyên nhân gây ra hệ quả. Người dân ngủ quên trong những giấc mơ, "hồ hởi không có cơ sở", tưởng mình giàu hơn, lấy thêm tiền ra mua sắm. Ở góc độ hành pháp, chính phủ Bush cần tiền cho cuộc chiến Iraq, cho chính sách xã hội trong nước, nên phải làm ngơ để kinh tế phát triển ảo, để vẫn có tăng trưởng, có thuế. Và thảm hoạ vẫn thường đến khi hội tụ từ nhiều yếu tố rủi ro.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nghịch lý nhất đó là các trường giỏi nhất về kinh doanh, quản lý nhà nước giỏi nhất là ở nước Mỹ. Hệ thống cảnh báo, quản trị rủi ro của nhà nước cũng rất bảo đảm. Bao nhiêu con người, bao nhiêu tiền của cho hệ thống chuyên gia, giáo sư, học giả nghiên cứu rất nhiều…. rất nổi tiếng. Ở trường Harvard, bà Mary Graham có nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Full disclose” nói về việc minh bạch, công khai rất được hoan nghênh... Tại sao họ lại không kịp thời chỉ ra được chuyện này để giúp nước Mỹ? Có nhóm vì lợi ích cá nhân nhưng vẫn còn những người vì lợi ích đất nước chứ?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Lịch sử thế giới cho thấy: các đế quốc sụp đổ vào lúc họ mạnh nhất, cả văn hoá và đầu óc hiểu biết con người. Mấy nghìn năm trước, Rome sụp đổ khi các triết gia của La Mã là cha đẻ của những thuyết đến giờ vẫn còn được dạy. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào xác suất. Nếu chỉ là một tiếng nói trong trăm nghìn người nói khác anh, anh không có thế trong xã hội. Anh nói ngược chiều số đông khi đa số nhân danh phát triển cho thấy rằng: GDP tăng, tạo ra nhiều việc làm, ai cũng thấy giàu hơn... thì họ có hậu thuẫn của xã hội cho những gì họ làm.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy, trong 1 xã hội phát triển như nước Mỹ vẫn còn đầy rẫy khiếm quyết, rất nhiều rủi ro, và cảnh báo rủi ro vô cùng cần thiết. Nếu nước Mỹ không ngủ quên trên chiến thắng, say mê cảm giác của người đứng đầu thì chắc tính cảnh báo, phản biện sẽ mạnh hơn, biết đâu sớm ngăn được cuộc khủng hoảng này. Đây là bài học cho thấy không chỉ nghe theo số đông, mà hãy nói đúng nhận thức suy nghĩ của mình.

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Cái gì cực đoan quá cũng không tốt, vì sẽ chứa đựng mầm mống ở trong nó. Kinh tế thị trường tự do có bàn tay vô hình thị trường điều chỉnh, nhưng thả lỏng quá, chính phủ không còn quản lý điều tiết khi cần, khi có vấn đề gì, sẽ không kịp can thiệp. Vì thế, thuyết trung dung luôn đúng, cái gì cũng nên vừa phải, đừng rơi quá xa tâm điểm của sự thuận lý, để nếu hệ thống bị bung ra có thể kéo nó lại.

    Khủng hoảng: kết quả canh bạc lớn của nước Mỹ mà ai cũng nghĩ mình khôn

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng cũng có 1 số các luận điểm khác cho rằng phát triển quá thì phải dừng, đi xuống, rồi lại tái cấu trúc và sẽ đi lên trở lại?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Vấn đề phát triển của Mỹ là phát triển ảo, phát triển tạo tài sản ảo nhiều hơn thật.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Liệu có thể cho rằng đó là thời đại kinh tế thông tin, giá trị ảo quan trọng không kém giá trị thật?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Ảo tới một mức nào đó thôi, đến một mức nào đó thị trường không chấp nhận giá bị "bốc" lên nữa, sẽ "trả giá" xuống, gây phản ứng ngược lại.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nước Mỹ không học được bài học của chính mình từ quá khứ sau những cuộc khủng hoảng năm 1980s, rồi khủng hoảng năm 2000 vỡ bong bóng dot.com. Đó cũng là giá trị ảo được kỳ vọng quá lớn?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Nhiều người chơi trong cuộc chơi này biết nó ảo, nhưng họ tâm lý là nghĩ mình khôn hơn người kế tiếp, biết nhảy ra trước khi nó đổ vỡ. Ai cũng nghĩ vậy, giống như đánh bạc vậy, thắng rồi thì không có khái niệm thua. Đây là canh bạc lớn cho nước Mỹ, cho cả với dân thường và lãnh đạo.

    Bạn đọc Phan Công, Gia Lai: Việc Hạ viện Mỹ bác bỏ dự luật 700 tỷ USD làm cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ trầm trọng được ví như cuộc đại hồng thủy. Liệu có xảy ra đại suy thoái như trước đây. Mức độ như thế nào, nếu so đại suy thoái là 10? Liệu khủng hoảng có dẫn tới chiến tranh thế giới không?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Câu hỏi lớn, tôi không dám làm thầy bói nói khoác. Nhưng tôi nghĩ có lẽ không đến nỗi như đại suy thoái, khi nước Mỹ kiệt quệ, dân xếp hàng xin cháo ăn.

    Bây giờ, tương lai nước Mỹ gắn với nhiều người trên thế giới, không ai muốn để Mỹ kiệt quệ. Cộng đồng tài chính thế giới sẽ góp tay vào, vì Mỹ sụp thì nhiều nơi cũng sụp theo.

    Tài sản của Mỹ được chứng khoán khác và nước khác giữ rất lớn. Nước ngoài phải giữ 70-80% tổng tài sản của Mỹ. Để Mỹ vực dậy, các nước sẽ góp tay giúp Mỹ tái tạo được tài sản, nếu không họ sẽ mất trắng. Các nước cũng lo lắng.

    Trong khủng hoảng này, Nhật Bản có lợi tương đối nhiều nhất, vì Nhật vừa qua khủng hoảng, tái cấu trúc, có khả năng nhất. Vừa rồi nhiều tập đoàn Nhật Bản mua lại một số tài sản của các tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ. 6 tháng trước đây, các DN Nhật không nghĩ mình có cơ hội mua lại tài sản như vậy.

    [​IMG]



    Nói chung, về ảnh hưởng tương đối, khủng hoảng sẽ không giống như đại suy thoái, nhưng về tuyệt đối, thiệt hại lớn hơn nhiều.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Đây là bài học lớn cho nước Mỹ. Có những đế chế sụp đổ như Rome. Liệu đế chế Mỹ có sụp đổ?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Nếu nói sụp đổ thì hơi quá. Bởi vì ảnh hưởng của Mỹ, giá trị thật của Mỹ vẫn lớn, và giá trị tuyệt đối của Mỹ cũng là lớn nhất thế giới. Nhưng quyền và thế tương đối của Mỹ sẽ giảm, giảm nhất là uy thế, uy tín của Mỹ.

    Năm ngoái, ông bộ trưởng tài chính Mỹ đi dự họp hội nghị tài chính thế giới, hay Diễn đàn kinh tế thế giới được coi như vua, chỉ đạo người ta sống như thế nào, cấu trúc kinh tế ra sao, cơ cấu nguồn vốn thế nào. Nhưng có lẽ sang năm, vẫn ông ấy đi những hội nghị thế này thì vị thế đó sẽ không còn như xưa nữa.

    Cục diện quốc tế: Giao điểm nhạy cảm

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôi cảm nhận rằng điều này có lẽ lại tốt cho nước Mỹ, để nước Mỹ tỉnh lại, nhận thức lại mình. Nhìn ra, nhiều nước trên thế giới vừa ganh vừa ghét, vì nước Mỹ thường xuyên áp đặt cho mình những cái gì là đúng đắn, là hay. Qua đó, nước Mỹ thấy mỗi quốc gia dân tộc có đặc thù, bước đi và cách nhìn riêng và có lẽ không nên áp đặt những chuẩn mực, mô hình, lối suy nghĩ Mỹ lên thế giới.

    Và có lẽ có cuộc khủng hoảng này thì nước Mỹ mới không thỏa mãn. Họ nhận ra mình có những đối thủ cạnh tranh, có mối đe dọa vị thế của nước Mỹ. Người dân Mỹ, lãnh đạo Mỹ tỉnh ra, để thấy rằng lúc đó, với lòng tự trọng và ái quốc, họ sẽ tụ hội những gì tốt nhất để làm nước Mỹ phục hồi trở lại.

    Cá nhân tôi cũng đồng tình rằng giá trị thật của nước Mỹ còn nhiều, nhờ cơ chế để mỗi người có điều kiện và được phát huy cao nhất khả năng của mình. Theo tôi, đó là giá trị lớn nhất nước Mỹ đang có. Ai cũng thấy mình có cơ hội lớn nhất khi ở Mỹ. Và hạ tần mềm, hạ tầng cứng đều ổn.

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Cái đó tốt cho thế giới nữa. Rõ ràng trong 20 chục năm qua, từ sau chiến tranh Lạnh, Mỹ là siêu cường độc tôn. Một cục diện thế giới như vậy thực ra cũng có nhiều điều bất ổn, không tồn tại lâu dài được.

    Trong lịch sử thế giới, khi siêu cường số 1 đi xuống, hay những người khác có cảm nhận người ta đang đi xuống, những cường quốc số 2, số 3 sẽ vượt lên, cạnh tranh. Siêu cường đi xuống cũng sẽ không chịu xuôi tay, tiếp tục vùng vẫy. Giao điểm này cực kỳ nguy hiểm, khi cường quốc số 2, số 3 đang muốn lợi dụng sự suy yếu của siêu cường số 1 còn siêu cường số 1 muốn tái khẳng định vị trí của mình, dễ dẫn đến xung đột.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thậm chí là chiến tranh thế giới như đã từng xảy ra?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Người đi xuống sẽ không dễ chấp nhận, cản người đi lên, xác suất có lúc đụng khá cao.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo anh, từ chuyện này nhìn ra xu hướng trật tự thế giới, an ninh thế giới có bất ổn không hay các nước lớn sẽ hòa hoãn được với nhau?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Xu hướng hoà hoãn nhiều hơn. Các quốc gia đều nghĩ lợi ích riêng, nhưng phải sống chung với nhau nhiều hơn trước. Anh không thể đơn phương đưa ra một quyết định gì mà chỉ có lợi cho anh và không có lợi cho người khác. Người ta sẽ "nghỉ chơi" với anh ngay và thị trường phản ứng ngay. Hội nhập làm thế giới phải nương nhau mà sống, dẫn đến thế giới ổn định hơn những giai đoạn trước, trong đường dài. Trong thời gian trước mắt sẽ có cạnh tranh ngôi vị, dễ dẫn tới xung đột.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thế nhưng lại xuất hiện những bất ổn khác, những nước lớn lại muốn tranh giành ảnh hưởng với những nước nhỏ xung quanh, lan toả ảnh hưởng khu vực cho nên không có những xung đột giữa các nước lớn với nhau mà ảnh hưởng những thân phận nước nhỏ?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Đó là lối hành xử cổ điển của các nước trong quan hệ quốc tế. Các "ông lớn" không dám đụng nhau trực tiếp, vì thiệt hại lớn, xúi các "ông nhỏ" đụng nhau, thế giới sẽ thấy nhiều xung đột nhỏ.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hoặc thậm chí các ông lớn lấn lướt các ông nhỏ bên cạnh để thể hiện tầm ảnh hưởng của mình thì sao? Có xảy ra không?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Có những sẽ chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, kinh tế, tài chính, còn lĩnh vực quân sự sẽ giới hạn và khó. Thực ra, dùng biện pháp quân sự, không lời nhiều, vì nó quá lộ liễu, tốn kém, dễ gây ác cảm với thế giới. trong khi các biện pháp tài chính - kinh tế nhẹ nhàng hơn, ảnh hưởng lớn, tạo thế hiệu quả lợi hơn liệu pháp mạnh.

    Khủng hoảng là cơ hội lãnh đạo thể hiện vai trò, bản lĩnh

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Anh có dự đoán là nước Mỹ sẽ phải trở lại hệ thống quản trị ngân hàng, quy pháp chặt chẽ?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Ai làm Tổng thống nhiệm kì tới, đó sẽ là câu chuyện đau đầu.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng đó cũng là cơ hội để Tổng thống mới thể hiện bản lĩnh, vai trò của mình?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Sứ mệnh đó không chỉ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và chính trị Mỹ, mà còn đặt ra với Âu châu. Thủ tướng Anh G.Brown đang đề nghị cấu trúc lại hệ thống tài chính thế giới do Mỹ đặt ra từ sau chiến tranh thế giới II, hệ thống Breston Wood... Hệ thống tài chính thế giới hiện đang do Mỹ thiết kế và có ảnh hưởng điều hành.

    Các nước khác dựa cơ hội này để góp bàn tay tham gia tái cấu trúc kinh tế thế giới. Người nào lãnh đạo nước Mỹ cũng phải đóng vai trò lãnh đạo trong công tác đó, để duy trì ảnh hưởng, quyền và thế của nước Mỹ trong cộng đồng tài chính thế giới. Nó không chỉ ảnh hưởng tới nước Mỹ mà ảnh hưởng nhiều thế hệ, bởi hệ thống trước đã kéo dài tới 60 năm.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Điều này sẽ ảnh hưởng tới bầu cử nước Mỹ. Theo ông, ai sẽ được hưởng lợi, khôn ngoan để vượt lên giành thắng lợi?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Những thăm dò mới đây cho thấy Obama sẽ là người hưởng lợi. Người ta đánh giá ông có khả năng quản lý kinh tế tốt hơn McCain. Thực ra, TNS Obama chưa bao giờ thể hiện khả năng quản lý kinh tế của ông ấy như thế nào, bởi chỉ mới vào Thượng viện vài năm, lo bầu cử. Nhưng nhìn ông McCain, suốt cuộc đời chính trị, ông ấy thường quan tâm đến đối ngoại, an ninh quốc gia... và chưa bao giờ tham gia việc gì nổi tiếng ở nước Mỹ để người Mỹ thấy ông có quan tâm về kinh tế, dù trước ông có tham gia UB Thương mại Thượng viện, lo về viễn thông.

    Hơn nữa, xã hội Mỹ đã chán chường với đảng Cộng hoà, sau những năm của ông Bush. Đây là điểm bất lợi cho McCain. Tại thời điểm này, khủng hoảng kinh tế có lợi cho Obama hơn McCain.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thực tế, cuộc tranh luận đầu tiên, người ta cảm nhận McCain lấn lướt hơn, lấy điểm hơn?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Nhiều cuộc khảo sát nói ngược lại. Thật ra, cá nhân tôi, qua cuộc tranh luận đó, không ai thắng một cách quyết đoán, không ai ghi bàn rõ nét cả. Có lẽ, hai ông vẫn đang thực hiện chiến thuật: không thua thì hy vọng thắng, không tạo lỗi với hy vọng tạo cú hích phía sau. Tình hình chộn rộn quá và không ai muốn có lập trường, chủ trương quá mạnh mẽ có thể gây sốc với cử tri.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo anh, Tổng thống mới của Mỹ có thể giải quyết được những ngổn ngang này trong xã hội Mỹ hay không?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Tổng thống Mỹ có quyền tương đối trong xã hội Mỹ. Quanh ông ấy, có những trung tâm nghiên cứu đặc quyền về đối ngoại: quân sự, ngoại giao, kinh tế. Với nước Mỹ, ai làm Tổng thống cũng không khác nhau lắm về mặt đối ngoại, chỉ khác về mặt đối nội.

    Khi bầu cử, hai Đảng đối lập nhau, nhưng khi nắm quyền khi được báo cáo đầy đủ, dù cấp tiến thì họ vẫn trở lại là con người bảo thủ, đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết. Nhìn cựu Tổng thống Jimmy Carter khi nhậm chức năm 1976, rất cấp tiến, nói chuyện hoà bình, nhưng đến 1979, khi cầm quyền, ông là người tăng ngân sách quân sự lớn nhất nước Mỹ. Rất khó đoán biết kết quả.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chúng ta cũng mong rằng kinh tế, tài chính Mỹ sẽ sớm khôi phục. Theo ông, đến bao giờ? Liệu hết nhiệm kỳ của Tổng thống mới, nước Mỹ có khôi phục lại?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Với quy mô, cường độ của cuộc khủng hoảng này, theo tôi, thời gian phục hồi không nhanh hơn được 4 năm. Ít nhất 1 năm để sắp xếp. Anh đang mới biết bệnh thôi, chưa đụng đáy. Đụng đáy rồi mới hồi phục. Hồi phục rồi mới tập luyện và trở lại đấu trường, làm ăn. Tức là 1 năm để tỉnh táo lại và 2-3 năm để thị trường nhà đất phục hồi. Hiện cung đang vượt cầu rất lớn. Nhà bỏ trống phải thanh lý, giá giảm đến mức để có người mua nhà đó, để cung gặp cầu trên thị trường địa ốc. Sau đó thì TTCK mới hoạt động tốt.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Anh tin rằng Tổng thống mới sẽ lãnh nhiệm vụ này, đi vào lịch sử của nước Mỹ như trước đây?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Thời thế tạo anh hùng, dù Tổng thống là ai. Sẽ có nhân tài xuất hiện khi thời biến, đóng góp cho nước Mỹ. Với nguồn lực nước Mỹ, nước Mỹ sẽ vượt qua.
    Chấn động khủng hoảng Mỹ vào VN: sóng thần từ biển vào kênh rạch

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Từ góc độ nước Mỹ, bài học để chúng ta nhìn ra, soi chiếu. Trong bối cảnh như vậy, anh đánh giá VN như thế nào?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Ảnh hưởng tới VN về trực tiếp không lớn. Ví von 1 chút, cơn địa chấn - tsunami này, anh ở biển sẽ chấn động mạnh nhất. Đi qua một con sông, qua rạch tới VN, đương nhiên sẽ tác động ít hơn. Tuy nhiên, nếu ai cũng chấn động, sau này mình có chèo ghe, mang nải chuối đi bán, thì cũng ít có người mua, và có mua cũng trả giá rẻ, vì chợ không đông. Xuất khẩu của VN sẽ ảnh hưởng rõ nét nhất.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo anh, kiều hối về VN có giảm hay không khi mọi người thắt chặt chi tiêu? FDI có vào nhiều như trước nữa hay không?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Kiều hối sẽ không thay đổi nhiều, vì nhìn lịch sử kiều hối mấy chục năm qua, thì thấy kiều hối tăng đều dù đã qua nhiều bấp bênh của Mỹ cũng như của VN. Theo một báo cáo mới đây, kiều hối sẽ vượt ngưỡng 10 tỷ USD/năm, cả gửi tặng, đầu tư và tiền bà con đi làm ăn mang về. Nguồn tiền này, theo tôi, ổn định.

    Nguồn FDI sẽ thay đổi lớn vì, trong 2 năm qua, nguồn FDI của VN tăng bất thường, tăng không có cơ sở chính đáng. VN không thể tiệu thụ quá 5 tỷ USD một năm với hạ tầng, môi trường kinh doanh như hiện nay.

    Những năm qua, khối tiền tệ đầu tư rất lớn. Từ những thủ thuật bốc giá, bơm giá, móc tiền trong dân ra, những quỹ này quá nhiều tiền, không biết đầu tư đi đâu. Đầu tư có phần trăm, nên người quản lý quỹ đầu tư phải tìm chỗ để đầu tư, càng nhiều, càng nhanh càng tốt. Từ năm 2007 đến nay, VN cho nhà quản lý này một bài rất đẹp: thị trường đang lên, hội nhập WTO, hứa hẹn cải cách... Người quản lý qũy có cớ để lấy tiền đổ vào VN.

    Hai năm qua, có những đầu tư không lí giải được. Nếu tiền này của anh thì anh sẽ không đầu tư như thế. Anh không thể vào dự án resort 300-500 triệu USD ở một tỉnh thành đã có 15-20 dự án như vậy. Có thể là dự án không thật. Tại sao xảy ra?

    Phải hiểu rằng nhiều khoản đầu tư đã được tính từ những năm trước, những năm 2005-2006. VN sau gia nhập WTO, tạo tiền đề mở cổng cho tiền ập vào.

    Chỉ trong quý này thôi sẽ thấy có sự điều chỉnh trong FDI vào VN, và có thể sẽ nhỏ giọt xuống dưới 10 tỷ/năm.

    Không thể xem FDI là cứu cánh thoát nghèo

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Tôi nghĩ quan trọng là cái vốn được bỏ vào được hấp thụ như thế nào và bỏ vào theo hướng nào để tạo ra sức bật cho nền kinh tế, chứ đầu tư theo kiểu tàn phá môi trường, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng, không tạo ra giá trị mới thì sẽ không bền vững?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Bởi vậy trách nhiệm quản lý vĩ mô, chiến lược đầu tư vĩ mô của chính VN mới quan trọng.

    [​IMG]


    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chứ không sợ FDI vào nhiều hay ít?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Trong nhiều năm, VN xem FDI là cứu cánh thoát nghèo, nên ai đưa gì mình cũng nhận. Bây giờ mình cần biết mình cần gì, ưu tiên gì, ở đâu, sử dụng như thế nào. Cái đó VN phải chủ động rất cao, không thể để nhà đầu tư chủ động.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chúng ta có hoạch định chiến lược hát triển của chúng ta, để kêu gọi vào chứ không ngồi chờ, có lĩnh vực cần ra ngoài, kêu gọi họ vào, và có những cái ngay cả khi họ mang tiền vào, VN cũng phải lắc đầu từ chối. Tư duy của chúng ta phải chủ động hơn?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: VN cũng cần xét lại tư duy, đầu tư dàn trải để ở đâu cũng có một ít. Không nên như vậy.

    Mỗi địa phương có một lợi thế. Ví dụ, anh xây một khu du lịch 5-7 sao ở miền trung, khu vực mà một năm hết 6-7 cơn bão. Mức tạo việc làm rất tương đối. Thay vì dàn trải, anh nên tập trung du lịch ở chỗ nào có lợi thế du lịch, làm giàu cho đất nước trên lợi thế đó, dùng khoản lời đó để đầu tư cho những nơi khác, làm chuyện khác mà địa phương có lợi thế hơn. Bài toán đó mình tính rồi, nói nhiều rồi nhưng làm chưa tốt lắm.

    Điểm chốt cạnh tranh và hiệu suất của hệ thống

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo anh nhìn nhận, nền kinh tế - xã hội VN trong năm nay thế nào?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Tôi đánh giá là nhà nước ta trong mấy tháng vừa qua đã có những kết quả tích cực.

    Trước hết, về mặt tâm lý thị trường đã ngăn chặn được lạm phát, cho người dân có cảm giác là chính phủ có thái độ quyết liệt. Tuy nhiên, vấn đề là tính hiệu suất của môi trường kinh doanh. Tính cạnh tranh trong thời gian 5 năm trở lại đây không được cải thiện cụ thể.

    Hình dung nó giống như hộp đen trong vật lý, chúng ta tăng đầu vào nhiều mà đầu ra không tăng thì máy sẽ nóng lên, chính là lạm phát. Tăng vốn, tăng đầu vào nhiều mà hệ thống không kịp xử lý và không có khả năng xử lý, thì hệ thống sẽ nóng.

    Kinh tế VN cũng có thể ví như con người, không có gì nhiều để làm có hiệu quả thiết thực, mà được cho ăn nhiều, không tiêu hóa được thì béo phì, tăng huyết áp, chính là lạm phát. Đó là chưa kể các điều kiện khác nội tại khác, sẽ khiến VN phải xử lý cả các bệnh về gan thận, tiểu đường...

    Vấn đề trọng tâm là tăng tính cạnh tranh, hiệu suất của hệ thống. Điều tiên quyết để tăng tính cạnh tranh là phải cải thiện môi trường kinh doanh, tạo nội lực bền vững.

    Làm nhẹ gánh cho DN dân doanh ra đấu trường quốc tế

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Anh có thể chỉ ra cụ thể hơn nội lực bền vững là gì để đảm bảo sự phát triển?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Lí do môi trường kinh doanh có tính quyết định bởi đó là phần quan trọng nhất trong gói phát triển của nền kinh tế.

    Trước đây, tôi còn làm công tác nghiên cứu phát triển kinh tế, có dịp quan sát từ Pakistan, tới Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, tôi và các đồng nghiệp của WB, IFC và cơ quan nghiên cứu quốc tế khác đều đánh giá con người VN năng động. Từ Đổi mới tới nay, DN VN đặc biệt các DN vừa và nhỏ cực kỳ năng động. Phát triển trong hoàn cảnh khó khăn, các DN này vẫn sống, phát triển và làm tương đối tốt.

    Bây giờ hội nhập, anh đang chơi trên đấu trường quốc tế rồi, môi trường kinh doanh tốt sẽ làm anh nhẹ gánh, không phải cõng thêm gánh nặng khi ra đấu trường đấu với người khác.

    Môi trường kinh doanh bắt đầu từ những cái cụ thể nhất. Nhìn đời sống của doanh nhân hằng ngày, họ làm gì, vướng gì hàng ngày. Ví dụ, họ ra nhận lô hàng ở cảng, mất bao nhiêu thời gian, chi bao nhiêu tiền, có gặp khó dễ gì không. Nếu là người quản lý kinh tế, mình làm sao đời sống của anh nào dễ nhất, để tăng hiệu suất, sản xuất tốt nhất, nhanh nhất và tập trung nguồn lực để phát triển.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hôm 30/9,Thủ tướng đã chỉ đạo phải chú trọng và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN vừa và nhỏ, DN dân doanh. Anh đánh giá thế nào?

    Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Tôi nghĩ đó là chủ trương quá đúng đắn, không thể tốt hơn được nữa. Thật ra, từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mấy năm sau Đổi mới chúng ta đã chú ý tới phát triển thành phần kinh tế tư nhân.

    Tôi có may mắn tham gia nhóm nghiên cứu về phát triển thành phần kinh tế tư nhân từ những năm đầu tiên của những năm 90s có báo cáo chính phủ. Nhìn lịch sử phát triển của các nước đang phát triển như VN, đầu tàu chính là kinh tế tư nhân. Họ có tính năng động, uyển chuyển và chịu trách nhiệm. Không phải là chịu trách nhiệm trước nhà nước mà chịu trách nhiệm với chính họ. Họ làm trật thì ngay lập tức ngày hôm sau họ đã phải trả giá. Đó là điều mà khu vực kinh tế nhà nước không có. DN dân doanh buộc phải duy trì tính năng động, tính điều chỉnh cần thiết trong hoạt độngkinh doanh.

    Trong 10, 15 năm qua thành phần kinh tế tư nhân, DN vừa và nhỏ, đã có những bước phát triển nhất định. Nhưng tôi nghĩ vẫn có thể làm tốt hơn. Tôi rất mừng vì Chính phủ có những biện pháp tốt vậy, và chắc chắn sẽ được DN và cộng đồng thế giới ủng hộ. Cộng đồng thế giới cũng muốn VN làm tốt, phát triển tốt để họ có những bạn hàng, những cơ hội mới.

    Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Cảm ơn bạn đọc VietNamNet đã theo dõi buổi trực tuyến. Trong quá trình trao đổi chúng tôi đã sử dụng rất nhiều ý của các bạn gửi về. Những câu hỏi khác, chúng tôi sẽ chuyển tới tay ông Trần Sĩ Chương.

    • Tuần Việt Nam
    [​IMG]
    bienlangButchep01 thích bài này.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    ĐÓNG GÓP CỦA BẠN ĐỌC CHO CHUYÊN MỤC


    (Hãy gửi cho chúng tôi bản đánh máy có dấu để bài viết của bạn sớm được đăng!)


    Họ và tên: Địa chỉ: Email: ahn_ng@yahoo.com

    Bổ ích!

    Họ và tên: Lê Quốc Chính Địa chỉ: Hà Nội Email: leotopaz@yahoo.com

    Đọc nội dung cuộc trò chuyện giữa chuyên gia KT Trần Sỹ Chương và Nhà Báo Nguyễn Anh Tuấn, tôi thấy rất thú vị. Nhiều thông tin, nhận định thẳng thắn và thông suốt, có tính gợi mở rất cao. Xin cảm ơn CGKT Trần Sỹ Chương. Rất mong Anh sẽ có những buổi trao đổi như vậy nhằm phổ biến kiến thức kinh tế cho độc giả. Chúc Anh luôn khỏe và hạnh phúc.

    Họ và tên: Le thanh Địa chỉ: tan co - Ha Noi Email:

    Chuyên gia Trần Sĩ Chương đã giúp chúng tôi có cái nhìn khoa học hơn về cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ và nội tình kinh tế VN hiện nay..

    Họ và tên: Phạm Gia Minh Địa chỉ: Email:

    Một cuộc phỏng vấn rất có ích và cung cấp nhiều thông tin khách quan giúp cho bạn đọc Việt nam có được một thái độ phù hợp trước thời cuộc. Đúng là một thái độ " biết người , biết mình " cần phải có khi Việt nam đang trăn trở trên con đường hội nhập .

    Họ và tên: Địa chỉ: Email:

    Bài nói chuyện rất ấn tượng và có nhiều điều để chính phủ VN tham khảo. Hy vọng còn nhiều bài nói chuyện với các chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong thời gian sắp tới bàn về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... (nhưng phải là những người có uy tín, đã trải qua thực tế hoặc tham tra trực tiếp vào quá trình nghiên cứu cụ thể)./.

    Họ và tên: Phùng Đức Toàn Địa chỉ: Email: toan0907169777@yahoo.co.uk

    Tôi rất thích thu khi đọc nội dung của bài báo này. Nó giúp tôi có một cái nhìn sâu sắc hơn. Rất mong vietnamnet thường xuyên có những chuyên mục như thế này, nhưng cũng cần cởi mở hơn (VD: đoạn "..." của chuyên gia Chương tôi thấy có lẽ rất thú vị), mình nhìn thẳng vào sự thật để minh biết ưu, nhược để điều chỉnh, sửa chữa. Thế giới hội nhập, mình không thể tách ra, như vậy mình sẽ tự cô lập. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ kỳ này, Thế giới được một bài học và Việt Nam ta cũng có một bài học thật bổ ích. Cám ơn Vietnamnet.

    Họ và tên: Thanh Tùng Địa chỉ: Email: nhoctung@yahoo.com

    Cháu đọc xong thấy bài viết rất hay ! Qua bài viết cháu thấy được muốn xem xét, đánh giá vấn đề phải hiểu rõ bản chất của nó, cách nó tồn tại, hoạt động như thế nào. Cháu luôn tự hỏi: khi nào Việt Nam trở thành cường quốc ?

    Họ và tên: Địa chỉ: Email: nhunguocmoTatDat@yahoo.com

    Bài thảo luận rất hay và mang đến cho toàn thể bạn đọc một cái nhìn toàn thể về kinh tế Mĩ,thế giới cũng như Việt Nam.Xin chân thành cảm ơn CGKT Trần Sĩ Chương.Rất mong CGKT Trần Sĩ Chương có thể đóng góp ý kiến của mình nhiều hơn nữa để góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tương đối khó khăn này.

    Họ và tên: TMH Địa chỉ: Email: tranmauhanh7@gmail.com

    Cuộc Phỏng vấn thú vị, bổ ích, nhiều giá trị.Đặc biệt phần nói về tình hình Việt Nam rất sát và đúng.Hi vọng trong tương lai có nhiều cuộc Phỏng vấn giàu chất xám như vậy.Xin cảm ơn.

    Họ và tên: keyboard Địa chỉ: 162 Nguyễn Văn Cừ Long Biên Hà Nội Email: giang_keyboard@yahoo.com

    Bài trao đổi rất thú vị. Cảm ơn Vietnamnet, nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và chuyên gia Trần Sĩ Chương. Không biết hôm qua chuyên gia Chương có ngồi họp cùng với Thường trực Chính phủ để bàn về việc này không nữa. Rất mong được gặp lại chuyên gia trong những chuyên đề tiếp theo.

    Họ và tên: Hung D X Địa chỉ: Email:

    Toi rat an tuong ve noi dung trao doi cua anh Chuong. Toi chia se voi cac phan tich va suy nghi cua anh ve nhieu van de

    Họ và tên: Tran đức Hào Địa chỉ: 106/11 Ngô gia Tự Hải Châu Đà Năng Email: manhmelenduong@yahoo.com

    Cảm ơn Ông.Tôi nghĩ bài học về kinh tế Hoa Kỳ cho chúng ta bài học.Nếu biết áp dụng sẽ có lợi cho Dân,cho Nước.

    Họ và tên: le dong hoan Địa chỉ: Email: ledonghoan@yahoo.com

    Tôi rất ấn tượng với cách trả lời của chuyên gia : ngắn gọn , xúc tích ,đặc biệt là cách lấy ví dụ liên tưởng rất tuyệt vời (hộp đen ,kênh rạch....) .Qua cuộc phỏng vấn này tôi đã học hỏi được rất nhiều điều ,thấy được mối quan hệ khăng khiết của các lĩnh vực ,vấn đề khác nhau,tạo ra được cái nhìn một cách rất tổng quan. Xin chân thành cảm ơn CGKT Trần sĩ Chương!

    Họ và tên: Phạm Công Văn Địa chỉ: Nha Trang - Khánh Hoà Email: congvanmedia@yahoo.com.vn

    Một buổi trực tuyến rất cần thiết cho tất cả mọi người trong thời điểm hiện. Qua đó đã cung cấp một hệ thống kiến thức rất cụ thể để chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về Khủng hoảng Tài chính Mỹ và những nguyên nhân của nó. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về Quản lý Tài chính... của VN hiện tại. Cần có thêm nhiều những chuyên đề trực tuyến bổ ích khác từ những chuyên gia như vậy. Xin chân thành cảm ơn!

    Họ và tên: nguyen van tan Địa chỉ: hoàn kiếm - Hà Nội Email: Tannguyen@yahoo.com

    Bài này hay quá có giá trị tham khảo rất hữu ích. Xin cám ơn.

    Họ và tên: Hoa Việt Địa chỉ: TPHCM Email:

    Tôi thích đọc những bài phân tích tình hình thế giới kiểu như bài phỏng vấn này. Rất tuyệt. Mong sẽ có những bài phân tích kịp thời và "dễ tiêu thụ" như bài viết này. Cả người hỏi và người trả lời đều rất sắc sảo!

    Họ và tên: Địa chỉ: Email: hunglean04@yahoo.com

    Tôi bàng hoàng khi đọc xong cuộc phỏng vấn này.Cách đặt câu hỏi của người hỏi cũng như cách trả lời sâu của người trả lời .Thật thú vị khi được đọc bài viết này. Xin chân thành cảm ơn VNN

    Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình Địa chỉ: Huế Email: tb_hue310@yahoo.com.vn

    Nghe và được đọc Việt nam net do Nguyễn Anh Tuấn chủ trì đã lâu, nhưng hôm nay thật bất ngờ nghe những câu hỏi của Nhà báo với CGKT Trần Sĩ Chương về chuyên ngành hẹp nhưng cũng rất rộng mà hay nhường vậy. Xin cám ơn Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương về chủ đề nóng bỏng trên. Một lần nữa xin cám ơn CGKT về thuyết trung dung, không bao giờ tả quá hay hữu quá là tốt nhất cả. tb

    Họ và tên: Pham Cuong Địa chỉ: Email: worldrunner@ymail.com

    Ông Trần Sĩ Chương thật là chuyên gia kinh tế lớn trên Thế giới. Vietnam chúng ta cần phải có nhiều chuyên gia như vậy thì quý hóa và tốt cho dân ta biết bao. Nhà nước chúng ta cũng có biết bao cải cách và xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh và ổn định. Thế nhưng tình trạng đầu cơ và tham nhũng là vấn nạn làm cản trở phát triển đất nước. Và bộ máy pháp quyền chưa đủ vững mạnh để phát huy tốt nhất các chính sách phát triển của Chính phủ. Điển hình là sự phát triển quá nóng rồi đóng băng của thị trường Chứng khoán và thị trường Bất động sản sau khi Chính phủ siết chặt quản lý hệ thống Tài chính. Liệu rồi chúng ta có làm đúng chưa: "Chặt đến mức nào và lỏng đến mức nào? Hạn chế rủi ro ở đâu và tạo cơ hội thúc đẩy ở đâu?". Bởi vì Quý vị đã thấy, những người đầu cơ Bất động sản lắng lại chờ thời trong khi các Nhà sản xuất không vay được tiền để kinh doanh. Cuối cùng, chính những nhà nông đã khổ lại càng thêm khốn đốn.

    Họ và tên: Tran Ngoc Ly Địa chỉ: Email: ngocly71@yahoo.com

    Bài trả lời phỏng vấn rất hay và bổ ích. cám ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn đã có những câu hỏi rất hay và cám ơn chuyên gia kinh tế Trần Sỹ Chương vì những câu trả lời thẳng thắn, có khoa học và không kém phần dí dỏm. Hy vọng Vietnam net sẽ tiếp tục có những bài phỏng vấn mang tính thời sự và bổ ích như trên.

    Họ và tên: Nguyễn đức Luận Địa chỉ: HP Email: 71@yahoo.com

    Ở Việt Nam ta không phải không có nhiều những chuyên gia ,những nhân sỹ ,trí thức có trình độ hiểu rõ được các vấn đề như Ông Chương đã trao đổi. Thậm chí còn hiểu rõ được những nguyên nhân căn bản, cốt lõi của nội tại những hiện trạng trên vì chúng ta là người trong cuộc.Song tại sao chúng ta lại không tránh được những hệ lụy mà lẽ ra chúng ta không đến nỗi kém cỏi là vậy? Bởi vì Bụt chua nhà không thiêng ! "Trung Ngôn Nghịch Nhĩ".Ở đâu đó mọi lúc mọi nơi chúng ta vẫn nhận được nhưng bài viết, lời phát biểu, những ý kiến đóng góp tâm huyết phục hưng nước nhà trên mọi lĩnh vực cũng như những cảnh báo của các chuyên gia, những nhà khoa học về những hệ lụy khôn lường trong tương lai .Song có mấy ai để ý, lưu tâm chấn chỉnh đến nơi đến chốn bởi đều "Biết rồi ,Khổ lắm ,Nói mãi và Rút kinh nghiệm ,lần này ,song lần sau Em vẫn vậy. Và chỉ có đến khi mọi việc đã sảy ra rồi chúng ta mới vào cuộc như vụ chất thải độc hại VÊĐAN Ví như việc Ông chủ tịch HĐQT CT MÍa đường LA NGÀ ôm tiền doanh nghiệp đi chơi cổ phiếu, EVN lấy tiền nhà nước đầu tư tài chính để "Lấy ngắn nuôi dài" đến nay thiếu vốn lại yêu cầu trả lại 13 dự án điện cho nhà nước trong khi điện nước nhà vẫn thiếu triền miên. Phải chăng đó là những hiện tượng góp phần làm tổn thất kinh tế quốc gia.Rất mong và tin tưởng vào việc chấn chỉnh kịp thời của Đảng và Nhà nước để nền kinh tế nước nhà vượt qua kho khan này vững bước đi lên.

    Họ và tên: Nguyễn Công Trí Địa chỉ: 353 Bùi Đình Túy, P 24, Bình Thạnh Email: tri@namdu.com

    Bài nói chuyện rất hay, chỉ ra rõ những yếu kém của nền kinh tế Mỹ, một nền kinh tế tưởng chừng không có điểm yếu. Tuy nhiên, tôi và nhiều người, muốn chuyên gia Trần Sĩ Chương, phân tích kỹ hơn về sự khác biệt của hệ thống ngân hàng thương mại và hệ thống ngân hàng đầu tư của Mỹ (về chức năng, phương thức hoạt động, cũng như sự can thiệp của FED). Từ đó, có thể rút ra bài học cho hệ thống ngân hàng nói riêng, cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung.

    Họ và tên: Đoàn Minh Phong Địa chỉ: Đông Hà, Quảng Trị Email: quynhchi9905@gmail.com

    Cuộc trò chuyện của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và ông Trần Sỹ Chương rất hay. Xin cám ơn những thông tin và những nhìn nhận rất thú vị về nước Mỹ. Hy vọng Hạ viện Mỹ sẽ phê chuẩn kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD

    Họ và tên: trung hai Địa chỉ: Hai phong Email:

    ngu say tren thang loi va tac dong nhom loi ich toi chinh sach la nhung dieu rut ra duoc tu cuoc thao luan. xin cam on nha bao ANH TUAN va chuyen gia kinh te TRAN SI CHUONG

    Họ và tên: LÊ KÔNG SƠN Địa chỉ: 01 Trần Phú TP Tam kỳ Quãng nam Email: lkson_qnm@vnpt.com.vn

    Một cuộc phỏng vấn khá hay , một sự đánh giá khá xác đáng, đã cho tôi nhiều hiểu biết về kinh tế xã hội Mỹ . Bất cứ xã hội nào cũng vậy vai trò điều tiết vĩ mô sẽ quyết định phát triển hoặc kèm hãm sự phát triển, đây là bài học lớn cho các nhà quản lý đất nước, nếu một ai đó, một nhóm người nào đó chỉ vì lợi ích riêng mình sẽ đưa đất nước vào một thảm họa mà đôi khi họ không luờng trước được. Xin cảm ơn nhà báo Anh Tuấn và Ông Trần Sĩ Chương rất nhiều.

    Họ và tên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Địa chỉ: 41/6A Trần Nhật Duật ,phường Tân Định ,quận I TP.HCM Email: ng_lethựy@yahoo.com

    Thực sự bài nói chuyện rất bổ ích cho những người quan tâm ,tìm hiểu thời cuộc . Trân trọng cảm ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và chuyên gia Trần Sĩ Chương . Mong rằng sẽ có nhiều bài tương tự của các chuyên gia có uy tín ,kinh nghiệm thực tiễn bàn về những lĩnh vực khác nữa

    Họ và tên: Nguyên Hùng Địa chỉ: Lao Cai Email: duchungkhdt@yahoo.com.vn

    Tôi được học hỏi rất nhiều qua sự phân tích đánh gia bài "Giá đắt của cơn say chiến thắng và lợi ích nhóm " của chuyen gia kinh tế Trần Si Chương. Mong chuyên gia tư vấn nhiều hơn nữavề lĩnh vực kinh tế giúp chính phủ . Rất mong được sự phân tích của chuyên gia Trần sĩ Chương về huy động nội lực tài chính trong nước để phát triển kinh tế. Xin cảm ơn.

    Họ và tên: Nguyễn Quân Địa chỉ: Nhẩtng - Khánh Hòa Email: quantrang55@yahoo.com

    Một bài phỏng vấn rất bổ ích để hiểu rõ hư thực của vấn đề.Xin cám ơn Ông Trần sĩ Chương.

    Họ và tên: Hai Dang Địa chỉ: Korea Email: haidangpnu@gmail.com

    Bài phỏng vấn rất hay và chứa đựng nhiều thông tin bổ ích, xác thực. Chúng ta cần có nhiều những cuộc phỏng vấn như vậy để người dân VN có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế VN và thế giới cũng như ý thức rõ được mình đang ở đâu. Khi nhận thức của người dân được nâng lên, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước sau này. Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và TS Trần Sĩ Chương!

    Họ và tên: Nguyễn Thành Sơn Địa chỉ: 115 Lê Lợi - TP Sơn Tây - Hà nội Email: dnthanhson@yahoo.com

    Tôi say xưa đọc bài phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và CGKT Trần SĨ Chương thật là bổ ích và chí lý . Người hỏi cũng hay và người trả lời cũng tuyệt vời nên người đọc nhận và hấp thụ đựơc quá nhiều thông tin bổ ích cũng như xác định đựơc một cái nhìn rộng rãi , đầy đủ không chỉ về về vấn đề kinh tế mà cả chính trị , xã hội , ngoại giao và cả thường ngày .Tôi còn cảm thấy tự hào khi có những người Việt Nam có kiến thức uyên bác và từng trải như vậy , Mong rằng nhiều ý trong bài được các nhà lãnh đạo nhìn nhận và đưa vào các quyết sách giúp Việt Nam tiến lên và văn minh hơn ! Cảm ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và CGKT Trần SĨ Chương.

    Họ và tên: Minh Nguyễn Địa chỉ: Email: minhnguyen@yahoo.com

    Bài phỏng vấn rất hay và hữu ích. Xin cảm ơn tòa soạn và TS Chưong! Xin gửi tới các anh lời chúc sức khỏe và thành công.

    Họ và tên: vo thanh hoanh Địa chỉ: Email: playboykt8x@yahoo.com

    Quan điểm của bài viết này đã trả lời cho tôi 2 câu hỏi mà tôi chưa có lời giải đáp là: 1/ Khủng hoảng hiện nay ai là người được lợi? 2/ Liệu có 1 thế lực nào đứng đằng sau cuộc khủng hoảng này hay không?

    Họ và tên: Trần Huy Ánh Địa chỉ: Hà Nội Email: Tranhuyanh59@gmail.com

    Qua bài báo này ta thấy người hỏi và người trả lời đều giỏi giang , họ đều là người Việt cả , thế là Người Việt ta đâu có kém mà sao VN ta chưa giàu. Cái hay nhất là trong lúc khó khăn nhất thì đất nước ta sẽ tiến bước dài nhất . Vậy trong cơn bão tài chính này có khi lại hay vì các vị lãnh đạo sẽ lắng nghe các chuyên gia có trình độ thật và có tấm lòng với đất nước thật ...mà tìm ra lối đi chuẩn để bà con ta đồng lòng vượt khó , đưa đất nước đi lên vững chắc , đúng với quy luật kinh tế - xã hội . Ta có thể và cần hy vọng như vậy

    Họ và tên: Địa chỉ: NT Email: giamahamvui@yahoo.com

    Qua đây, ta cũng cần học tập Mỹ về "thuật dụng nhân". Mỹ đã biết cách sử dụng chất xám để phục vụ cho lợi ích của họ. Mỹ cũng biết cách chọn người để tư vấn chính sách và giải pháp khi họ gặp sự cố.

    Họ và tên: Hiep Tran Địa chỉ: Los Angeles Email: htran@elcamino.edu

    Đây là bài phỏng vấn hay nhất được thực hiện bởi VietNamNet từ trước đến nay. Kiến thức của ông Trần Sĩ Chương thật đáng khâm phục. Ước mong sẽ có nhiều chuyên gia Việt Kiều lỗi lạc như vậy góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.

    Họ và tên: Địa chỉ: Email: vulongvinh@yahoo.com

    Rất cam ơn Vietnamnet đã cung cấp những thông tin rất bổ ích và kịp thời cho bạn đọc. Người hỏi cũng hay và người trả lời lại càng hay ( thực tế và thẳng thắn). Tôi nhận ra một điều: thế giới không có gì là hoàn hảo cả, phát triển trong mâu thuẫn được giải quyết. Từ nước Mỹ nhìn lại nước ta cũng vậy. Các nhà chính trị hãy đừng bao giờ ngủ say trên chiến thắng tạm thời . Hãy tỉnh táo để cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội ( không có cái nhân dân chung chung đâu), song phải lấy lợi ích của đất nước và dân tộc làm trọng. Chính mình phải tìm lấy con đường đi của mình, không thể rập khuôn bắt chước ai, dù là Mỹ, hay Nhật bản và Trung quốc. Một lần nữa hoan nghênh Vietnamnet, hoan nghênh anh Tuấn.

    Họ và tên: Van Nguyen Địa chỉ: Dallas - Texas Email: nhobanhbeo@yahoo.com

    Tôi hiện đang ở Mỹ và tôi cũng cảm nhận được rằng hiện nay người dân Mỹ đã thấy kinh tế đang đi xuống và bắt đầu nghĩ đến hai chữ ''tiết kiệm'', qua việc các khu vui chơi mua sắm (mall), nhà hàng, khu du lịch ... vắng khách. Bài phỏng vấn rất hay, nhưng nếu cách đây 6 tháng CGKT Trần Sĩ Cương dự báo được trước cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra thì độc giả hoàn toàn khâm phục ông. Cảm ơn.

    Họ và tên: Hoàng Địa chỉ: Email: hoangvienquoc@yahoo.com

    Cảm ơn ông Trần Sỹ Chương và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn. Hy vọng có nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay được đến với độc giả. Chúc hai ông và các bạn đọc sức khỏe và thành đạt.

    Họ và tên: LT Địa chỉ: T.p HCM Email: luu_thang@newhorizon.vn

    Bài rất hay. Tuy nhiên có điểm ông Chương hơi nhầm lẫn một chút (hay VNN gõ sai nhỉ ?!) khi nói "Trong nhiều năm, VN xem FDI là cứu cánh thoát nghèo, nên ai đưa gì mình cũng nhận...". Bởi cứu cánh là mục đích cuối cùng chứ không phải phương tiện (do xuất phát từ lợi ích của việc thu hút FDI là bổ sung vốn, tiếp thu công nghệ, cách quản lý, tạo thêm việc làm và đào tạo nhân công cũng như tăng thu ngân sách...). Vậy thu hút FDI là phương tiện chứ thoát nghèo chứ không phải cứu cánh thoát nghèo. Mong được đọc nhiều bài bổ ích nữa của ông !



    Họ và tên: LÊ KÔNG SƠN Địa chỉ: 01 Trần Phú TP Tam kỳ Quãng nam Email: lkson_qnm@vnpt.com.vn

    Một cuộc phỏng vấn khá hay , một sự đánh giá khá xác đáng, đã cho tôi nhiều hiểu biết về kinh tế xã hội Mỹ . Bất cứ xã hội nào cũng vậy vai trò điều tiết vĩ mô sẽ quyết định phát triển hoặc kèm hãm sự phát triển, đây là bài học lớn cho các nhà quản lý đất nước, nếu một ai đó, một nhóm người nào đó chỉ vì lợi ích riêng mình sẽ đưa đất nước vào một thảm họa mà đôi khi họ không luờng trước được. Xin cảm ơn nhà báo Anh Tuấn và Ông Trần Sĩ Chương rất nhiều.

    Họ và tên: Nguyễn Thị Lệ Thủy Địa chỉ: 41/6A Trần Nhật Duật ,phường Tân Định ,quận I TP.HCM Email: ng_lethựy@yahoo.com

    Thực sự bài nói chuyện rất bổ ích cho những người quan tâm ,tìm hiểu thời cuộc . Trân trọng cảm ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và chuyên gia Trần Sĩ Chương . Mong rằng sẽ có nhiều bài tương tự của các chuyên gia có uy tín ,kinh nghiệm thực tiễn bàn về những lĩnh vực khác nữa

    Họ và tên: Nguyên Hùng Địa chỉ: Lao Cai Email: duchungkhdt@yahoo.com.vn

    Tôi được học hỏi rất nhiều qua sự phân tích đánh gia bài "Giá đắt của cơn say chiến thắng và lợi ích nhóm " của chuyen gia kinh tế Trần Si Chương. Mong chuyên gia tư vấn nhiều hơn nữavề lĩnh vực kinh tế giúp chính phủ . Rất mong được sự phân tích của chuyên gia Trần sĩ Chương về huy động nội lực tài chính trong nước để phát triển kinh tế. Xin cảm ơn.

    Họ và tên: Nguyễn Quân Địa chỉ: Nhẩtng - Khánh Hòa Email: quantrang55@yahoo.com

    Một bài phỏng vấn rất bổ ích để hiểu rõ hư thực của vấn đề.Xin cám ơn Ông Trần sĩ Chương.

    Họ và tên: Hai Dang Địa chỉ: Korea Email: haidangpnu@gmail.com

    Bài phỏng vấn rất hay và chứa đựng nhiều thông tin bổ ích, xác thực. Chúng ta cần có nhiều những cuộc phỏng vấn như vậy để người dân VN có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế VN và thế giới cũng như ý thức rõ được mình đang ở đâu. Khi nhận thức của người dân được nâng lên, nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước sau này. Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và TS Trần Sĩ Chương!

    Họ và tên: Nguyễn Thành Sơn Địa chỉ: 115 Lê Lợi - TP Sơn Tây - Hà nội Email: dnthanhson@yahoo.com

    Tôi say xưa đọc bài phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và CGKT Trần SĨ Chương thật là bổ ích và chí lý . Người hỏi cũng hay và người trả lời cũng tuyệt vời nên người đọc nhận và hấp thụ đựơc quá nhiều thông tin bổ ích cũng như xác định đựơc một cái nhìn rộng rãi , đầy đủ không chỉ về về vấn đề kinh tế mà cả chính trị , xã hội , ngoại giao và cả thường ngày .Tôi còn cảm thấy tự hào khi có những người Việt Nam có kiến thức uyên bác và từng trải như vậy , Mong rằng nhiều ý trong bài được các nhà lãnh đạo nhìn nhận và đưa vào các quyết sách giúp Việt Nam tiến lên và văn minh hơn ! Cảm ơn nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và CGKT Trần SĨ Chương.

    Họ và tên: Minh Nguyễn Địa chỉ: Email: minhnguyen@yahoo.com

    Bài phỏng vấn rất hay và hữu ích. Xin cảm ơn tòa soạn và TS Chưong! Xin gửi tới các anh lời chúc sức khỏe và thành công.

    Họ và tên: vo thanh hoanh Địa chỉ: Email: playboykt8x@yahoo.com

    Quan điểm của bài viết này đã trả lời cho tôi 2 câu hỏi mà tôi chưa có lời giải đáp là: 1/ Khủng hoảng hiện nay ai là người được lợi? 2/ Liệu có 1 thế lực nào đứng đằng sau cuộc khủng hoảng này hay không?

    Họ và tên: Trần Huy Ánh Địa chỉ: Hà Nội Email: Tranhuyanh59@gmail.com

    Qua bài báo này ta thấy người hỏi và người trả lời đều giỏi giang , họ đều là người Việt cả , thế là Người Việt ta đâu có kém mà sao VN ta chưa giàu. Cái hay nhất là trong lúc khó khăn nhất thì đất nước ta sẽ tiến bước dài nhất . Vậy trong cơn bão tài chính này có khi lại hay vì các vị lãnh đạo sẽ lắng nghe các chuyên gia có trình độ thật và có tấm lòng với đất nước thật ...mà tìm ra lối đi chuẩn để bà con ta đồng lòng vượt khó , đưa đất nước đi lên vững chắc , đúng với quy luật kinh tế - xã hội . Ta có thể và cần hy vọng như vậy

    Họ và tên: Địa chỉ: NT Email: giamahamvui@yahoo.com

    Qua đây, ta cũng cần học tập Mỹ về "thuật dụng nhân". Mỹ đã biết cách sử dụng chất xám để phục vụ cho lợi ích của họ. Mỹ cũng biết cách chọn người để tư vấn chính sách và giải pháp khi họ gặp sự cố.

    Họ và tên: Hiep Tran Địa chỉ: Los Angeles Email: htran@elcamino.edu

    Đây là bài phỏng vấn hay nhất được thực hiện bởi VietNamNet từ trước đến nay. Kiến thức của ông Trần Sĩ Chương thật đáng khâm phục. Ước mong sẽ có nhiều chuyên gia Việt Kiều lỗi lạc như vậy góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh.

    Họ và tên: Địa chỉ: Email: vulongvinh@yahoo.com

    Rất cam ơn Vietnamnet đã cung cấp những thông tin rất bổ ích và kịp thời cho bạn đọc. Người hỏi cũng hay và người trả lời lại càng hay ( thực tế và thẳng thắn). Tôi nhận ra một điều: thế giới không có gì là hoàn hảo cả, phát triển trong mâu thuẫn được giải quyết. Từ nước Mỹ nhìn lại nước ta cũng vậy. Các nhà chính trị hãy đừng bao giờ ngủ say trên chiến thắng tạm thời . Hãy tỉnh táo để cân bằng lợi ích của các nhóm xã hội ( không có cái nhân dân chung chung đâu), song phải lấy lợi ích của đất nước và dân tộc làm trọng. Chính mình phải tìm lấy con đường đi của mình, không thể rập khuôn bắt chước ai, dù là Mỹ, hay Nhật bản và Trung quốc. Một lần nữa hoan nghênh Vietnamnet, hoan nghênh anh Tuấn.

    Họ và tên: Van Nguyen Địa chỉ: Dallas - Texas Email: nhobanhbeo@yahoo.com

    Tôi hiện đang ở Mỹ và tôi cũng cảm nhận được rằng hiện nay người dân Mỹ đã thấy kinh tế đang đi xuống và bắt đầu nghĩ đến hai chữ ''tiết kiệm'', qua việc các khu vui chơi mua sắm (mall), nhà hàng, khu du lịch ... vắng khách. Bài phỏng vấn rất hay, nhưng nếu cách đây 6 tháng CGKT Trần Sĩ Cương dự báo được trước cuộc khủng hoảng sẽ xảy ra thì độc giả hoàn toàn khâm phục ông. Cảm ơn.

    Họ và tên: Hoàng Địa chỉ: Email: hoangvienquoc@yahoo.com

    Cảm ơn ông Trần Sỹ Chương và nhà báo Nguyễn Anh Tuấn. Hy vọng có nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay được đến với độc giả. Chúc hai ông và các bạn đọc sức khỏe và thành đạt.

    Họ và tên: LT Địa chỉ: T.p HCM Email: luu_thang@newhorizon.vn

    Bài rất hay. Tuy nhiên có điểm ông Chương hơi nhầm lẫn một chút (hay VNN gõ sai nhỉ ?!) khi nói "Trong nhiều năm, VN xem FDI là cứu cánh thoát nghèo, nên ai đưa gì mình cũng nhận...". Bởi cứu cánh là mục đích cuối cùng chứ không phải phương tiện (do xuất phát từ lợi ích của việc thu hút FDI là bổ sung vốn, tiếp thu công nghệ, cách quản lý, tạo thêm việc làm và đào tạo nhân công cũng như tăng thu ngân sách...). Vậy thu hút FDI là phương tiện chứ thoát nghèo chứ không phải cứu cánh thoát nghèo. Mong được đọc nhiều bài bổ ích nữa của ông !
    bienlang thích bài này.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Cơ hội với cổ phiếu ngân hàng là “sáng sủa“
    [​IMG]

    (ĐTCK) Đây là nhận định chung được đưa ra tại buổi Hội thảo thường kỳ tháng 8 do CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS) tổ chức cuối tuần qua. Mặc dù vậy, các chuyên gia trong buổi hội thảo cũng cho rằng, xử lý nợ xấu cũ và nợ xấu mới phát sinh mới là chìa khóa để các ngân hàng phát triển bền vững.

    Các chuyên gia của VNCS cho rằng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành ngân hàng là tăng trưởng tín dụng bằng hoặc cao hơn 20%, phấn đấu hạ các lãi suất điều hành và dành các khoản tín dụng ưu đãi cho các nhóm ngành ưu tiên thì cơ hội cho cổ phiếu ngân hàng là sáng sủa nhờ việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, có công cụ pháp lý để xử lý nợ xấu, giảm chi phí đầu vào bất chấp lợi nhuận biên có thể giảm sút khi điều chỉnh giảm lãi suất cho vay.

    Với Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu vừa được Quốc hội ban hành, các ngân hàng đang có cơ hội đạt được mức lợi nhuận tốt hơn kế hoạch năm nhờ đưa khả năng hoàn nhập dự phòng khi bán được các khoản nợ xấu.

    Tuy nhiên, theo ông Trần Sĩ Chương - chuyên gia kinh tế, thì chất lượng tín dụng và tính minh bạch các khoản tín dụng là yếu tố mà các ngân hàng phải thực sự coi trọng.

    Ông Chương cho rằng cần minh bạch hoá giữa ngân hàng tín dụng và ngân hàng đầu tư mới có thể giải quyết nợ xấu một cách triệt để và từ gốc. Chừng nào các khoản huy động tín dụng ngắn hạn lại bị các ngân hàng thương mại đem đầu tư dài hạn thì còn có khả năng gây ra nợ xấu.

    "Chúng ta cần có cơ chế giám sát 2 chức năng tín dụng và đầu tư", ông Chương nói và cho biết: "Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại nhiều quốc gia trong đó có cả các quốc gia phát triển như Mỹ là phải tách biệt được 2 vấn đề này".

    Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng - chuyên gia quản trị doanh nghiệp - cũng cho rằng cần phải hướng dòng tiền vào các lĩnh vực sản xuất, hạn chế tối đa việc dùng các khoản tín dụng ưu đãi mới để đáo nợ, xử lý nợ cũ. Chỉ khi có cơ chế giám sát dòng tiền thì các mục tiêu Chính phủ đặt ra mới đạt hiệu quả.

    [​IMG]
    Hội thảo có sự tham dự của đông đảo nhà đầu tư

    Cũng tại cuộc Hội thảo, các chuyên gia thống nhất cho rằng, ngành ngân hàng đã qua giai đoạn khó khăn nhất và đang có cơ hội tăng trưởng cao, đây là yếu tố hỗ trợ tốt nhất cho giá cổ phiếu ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, để hạn chế các rủi ro có tính chu kỳ thì chất lượng tín dụng cần phải tiếp tục nâng cao, và đây cũng là yếu tố tạo sự khác biệt về kế quả kinh doanh giữa các ngân hàng.

    Một ngân hàng có ROE, ROA cao nhất ngành ngân hàng cũng chưa hẳn đã có nền tảng bền vững nếu chất lượng tài sản có không tốt.

    Thực tế cho thấy, giá cổ phiếu ngân hàng đang phụ thuộc khá lớn và chất lượng tài sản ngân hàng chứ không chỉ theo các chỉ tiêu hiệu quả như các lĩnh vực sản xuất khác.

    Theo đánh giá thì Vietcombank vẫn là ngân hàng có chỉ tiêu này tốt nhất hệ thống, và thực tế thị giá cổ phiếu cũng đạt mức cao nhất sàn niêm yết..

    Nhật Minh
    BDSKTCK thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  9. BDSKTCK

    BDSKTCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2014
    Đã được thích:
    1.370
    di nghe hay quá hôm nào có buổn nào free như thế bác báo với nhé
  10. chungtruong

    chungtruong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2010
    Đã được thích:
    4.052
    tởm gì, đang vừa mồm mà , tại bác lười thôi chứ muốn ăn thì phải chăm đào bới !!!
    chứ mà ăn cái thứ chúng nó đã đào, thì đắt và độc !!!

Chia sẻ trang này