Ai đang là người giàu nhất việt nam???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alibaba.vn, 15/08/2011.

2781 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 02:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30358 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    ANH ĐANG ĐỊNH TĂNG PHÍ CHO MẤY CHIẾN BINH CÒM CÒN SỐNG SÓT...ĐỂ BÙ LẠI MỨC PHÍ MẤT ĐI CỦA SỰ SỤT GIẢM CỦA TT VÀ SỰ HY SINH CỦA RẤT NHIỀU NHÀ GD
  2. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ông Đặng Văn Thành: “Tôi là người hạnh phúc!”

    Căn phòng làm việc ngăn nắp của ông tại tầng thứ 14 Tòa nhà Sacombank, nơi có thể nhìn xuống con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) người xe ồn ào hay phóng tầm mắt ra bao quát cả một góc thành phố. Vào một buổi chiều tháng 7, câu chuyện của chúng tôi với vị Chủ tịch HĐQT của Sacombank - Ông Đặng Văn Thành ngày càng sôi nổi, từ những hồi ức về khát vọng thời trai trẻ, sự tự hào về bước đường thành công, vị thế của Sacombank ngày nay và cả những tâm sự riêng tư về tổ ấm…
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=17117 Máu kinh doanh đã thấm vào tôi
    Sự thành công của Sacombank gắn liền với vai trò kiến tạo rất lớn của người thuyền trưởng. Tuy nhiên, khi khởi nghiệp, ông lại bắt đầu với lĩnh vực kinh doanh đường, vậy cơ duyên nào đưa ông đến với lĩnh vực tài chính - ngân hàng?
    Tôi sinh trưởng trong một gia đình có bố là Đông y sĩ. Các anh em tôi mỗi người đều chọn cho mình một hướng đi riêng, tuy nhiên, không ai mặn mà với nghiệp doanh nhân. Dường như chỉ riêng tôi là có máu kinh doanh thấm trong người. Quãng độ những năm 1989 - 1990, khi đang có Công ty Thành Thành Công - một Công ty quy mô tương đối lớn tại miền Nam chuyên kinh doanh, phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, cồn… thì Nhà nước khuyến khích thành lập Hợp tác xã tín dụng. Giai đoạn đó nước mình mới bắt đầu chập chững chuyển sang nền kinh tế thị trường, phong trào này nổi lên khắp nơi nhằm hỗ trợ cho thị trường tài chính. Tôi là người có máu kinh doanh nên tự nhủ kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng bởi nền kinh tế thị trường vừa mới vận hành, dư địa phát triển cho mô hình các tổ chức tín dụng rất lớn, tôi quyết tâm theo ngã rẽ mới sau 12 năm gắn bó với kinh doanh đường. Nhìn thấy cơ hội lớn sao ta không thử dấn thân?
    Tuy nhiên sau đó phong trào này cũng nhanh chóng đổ vỡ dây chuyền. Hợp tác xã tín dụng nơi ông làm việc lúc đó ra sao?
    Lúc bấy giờ, kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt như tiền tệ có rất nhiều khó khăn như nguyên lý kinh doanh chưa rõ ràng, những người có chuyên môn thực sự rất ít, hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Những khái niệm như “thế chấp”, các Hợp tác xã tín dụng cũng còn bỡ ngỡ. Chúng tôi phải vừa làm vừa học, học từ sách vở, học từ thực tế và vận dụng cả các kinh nghiệm ngoài thương trường trước đó. Trong giai đoạn khó khăn này, rất ít Hợp tác xã tín dụng có thể tồn tại được lâu. Ấn tượng lớn nhất trong giai đoạn đó là chúng tôi nỗ lực dốc hết sức người, sức của kể cả việc dùng nguồn vốn của gia đình, bạn bè tập trung phát triển Hợp tác xã tín dụng. Cuối cùng thì toàn TP.HCM chỉ có 13 đơn vị trụ lại được, 4 trong số 13 đơn vị được cải tổ mô hình hoạt động và sau đó trở thành Sacombank. Ra đời năm 1991, đến nay Sacombank đã tròn 19 tuổi nhưng tôi đã có tới 21 tuổi nghề, cái nghề đã có trước khi ngân hàng thực sự được khai sinh.
    Sacombank - Chặng đường phát triển
    Sacombank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có cổ đông chiến lược nước ngoài. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong hợp tác chiến lược của mình?
    Khi Sacombank được phép kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sự thật lúc đó ngân hàng rất cần sự hỗ trợ tài chính và kinh nghiệm từ bên ngoài để tạo nên động lực tăng trưởng mới. Việc chọn đối tác chiến lược của Sacombank rất kỹ lưỡng. Khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã bắt đầu đưa ra tiêu chí và tiêu chuẩn đầu tiên, đó là đối tác chiến lược phải thực sự quan tâm đến thị trường vốn Việt Nam và có khả năng hỗ trợ Sacombank. Ban đầu chúng tôi chọn Công ty Tài chính Quốc tế IFC - một định chế tài chính lớn, đáp ứng được mọi tiêu chí đề ra. Đối tác tiếp theo là Ngân hàng ANZ, nắm giữ 9.93% vốn điều lệ đến với chúng tôi vào năm 2005. Riêng Dragon Capital đến với Sacombank sớm hơn từ năm 2001. Tôi rất cảm kích Dominic Scriven - một người đồng cảm, tâm huyết với thị trường vốn Việt Nam trong thuở khó khăn ban đầu. Các cổ đông chiến lược nước ngoài đã hỗ trợ rất lớn, góp phần giúp Sacombank lớn mạnh, tạo nên diện mạo như ngày nay. Thời gian gần đây một số đối tác nước ngoài đã thoái bớt vốn, chúng tôi xem đó là chuyện bình thường, cũng phải thông cảm vì họ đều có những kế hoạch, chiến lược phát triển riêng. Tham vọng muốn họ cùng đi với ngân hàng trong cả chặng đường dài là rất khó.
    Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến các doanh nghiệp chịu nhiều tác động. Với Sacombank, ngân hàng đã chủ động xây dựng và thực thi “chiến lược tình thế 2009 - 2010”. Ông có thể chia sẻ về điều này?
    Trong năm 2009 - 2010, chúng tôi đã có những bước đi tình thế mềm dẻo, quản trị ngân hàng theo hướng “vừa phòng thủ vừa tiến công”. Phòng thủ là không được chủ quan, tiếp tục đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro nhưng không co cụm tiêu cực mà vẫn chủ động chờ đợi cơ hội nhằm vươn lên gia tăng chiếm lĩnh thị phần. Chẳng hạn, năm 2008, Sacombank đã tổ chức lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Trường Hải, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An… Đồng thời, chúng tôi cũng đã hỗ trợ về tài chính nhiều cho khách hàng lâu năm, đối tác thân thiết của Sacombank. Minh chứng rõ nhất cho tư tưởng “tấn công” này là Sacombank vẫn tái cơ cấu và chuyển đổi thành công, ra mắt mô hình hoạt động mới là Tập đoàn Sacombank. Cuộc khủng hoảng năm 2008 là một thách thức mà có thể vài chục năm mới tái diễn. Tác động khủng hoảng là rất nặng nề, cơn địa chấn đã đào thải nhiều doanh nghiệp nhưng mặt khác cũng giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn, trong đó có Sacombank. Trong lúc khó khăn thị trường vẫn thường xuyên xuất hiện những cơ hội.
    Ông tổng kết lại chặng đường phát triển của Sacombank như thế nào?
    Năm 2000, Sacombank đã đề ra chiến lược 10 năm. Năm nay là năm cuối trong chặng đường phát triển đó và Sacombank từng bước trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Từ lúc thành lập vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3 tỷ đồng nhưng giờ đây Sacombank nâng vốn lên 9,200 tỷ đồng. Sacombank cũng đã lớn mạnh và vươn hoạt động ra tầm khu vực. Sự thành công của Sacombank xuất phát từ 4 nhóm giải pháp lớn mang tính chiến lược: Thứ nhất là mở rộng mạng lưới phát triển theo bề rộng từ thành thị xuống nông thôn, có chú trọng phát triển địa điểm chiến lược tận dụng địa lợi. Thứ hai tăng cường về quy mô vốn và tài sản nhằm gia tăng sức mạnh cạnh tranh. Thứ ba là giải pháp về công nghệ và cuối cùng, Sacombank chú trọng phát triển đạo tạo nguồn nhân lực. Trên thị trường tài chính, rủi ro của mọi rủi ro là con người nên Sacombank luôn chú tâm xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực. Điều hạnh phúc là tôi có các cộng sự và trên 8,000 CBNV luôn có tinh thần trách nhiệm, lòng đam mê, cần cù lao động, sát cánh cùng tôi trong suốt thời gian qua.
    Tôi là người hạnh phúc nhất!
    Mọi người thường nói rằng “phía sau một người đàn ông thành đạt là bóng dáng một người phụ nữ với một gia đình êm ấm”. Với sự nghiệp thành công của ông câu danh ngôn trên có đúng không?
    Sau khi chuyển hướng hoạt động qua lĩnh vực tài chính - tiền tệ, tôi giao lại Thành Thành Công cho bà xã quản lý. Bất ngờ nhất là sau nhiều năm chỉ làm nội trợ và chăm sóc con cái, ra thương trường bà xã tôi ngay lập tức có thể đảm đương xuất sắc công việc kinh doanh. 19 năm nay kể khi bà xã trực tiếp điều hành Thành Thành Công, quy mô Công ty đã lớn gấp 10 lần so với trước. Vợ chồng cùng là doanh nhân, bà xã tôi là người rất hiểu và đồng cảm cho chồng, ngoài tình cảm, con cái, chúng tôi còn có nhiều thứ để chia sẻ trong công việc. Ra xã hội, bà xã tôi là một doanh nhân cừ khôi nhưng về nhà thì vẫn là một người phụ nữ truyền thống: nhân hậu, dịu dàng, chăm sóc chồng con tốt, biết cách thu vén nhà cửa, nấu ăn ngon…
    Gia đình tôi là một gia đình doanh nhân đúng nghĩa, ngoài tôi và bà xã, con trai cả Đặng Hồng Anh cũng đang là Chủ tịch HĐQT của Sacomreal, con gái và con dâu cũng theo nghiệp kinh doanh. Gia đình có một nguyên tắc là mọi thành viên đều tập hợp quây quần tại bữa cơm trưa bởi lẽ vào buổi chiều doanh nhân thường xuyên phải tiếp khách. Ngày xưa, đây là lúc để vợ chồng tôi giải đáp những thắc mắc với con cái, tâm sự, trao đổi kinh nghiệm sống. Bây giờ mỗi buổi trưa gia đình tụ họp ăn cơm cùng nhau, nhiều khi để trao đổi thông tin thương trường, chia sẻ kinh nhiệm quản lý… Tôi nghĩ các thành viên trong gia đình rất cần có một sự đồng cảm. Với công việc, tôi hạnh phúc vì có được đội ngũ đồng sự kế cận tin cậy, khi trở về gia đình thì tôi càng hạnh phúc hơn vì đây thực sự là hậu phương vững chắc.
    Áp lực trong công việc là điều khó tránh khỏi với một doanh nhân, ông đã giải tỏa điều này như thế nào?
    Tôi xem thể thao là phương pháp tốt để rèn luyện sức khỏe cũng như để cân bằng cuộc sống. Hơn 15 năm nay, mỗi sáng tôi đều chạy bộ từ 5 đến 10km. Thời gian gần đây, tôi chơi thêm golf mỗi tuần hai buổi. Nhờ tập thể thao đều đặn tôi có sức khỏe và sự dẻo dai, điều này góp phần vào sự thành công trong công việc của tôi. Một trong các ví dụ, tôi có thể đứng diễn thuyết trong các buổi hội thảo ít nhất là 4 giờ đồng hồ liền. Tôi nghĩ sức khỏe là quan trọng nhất, nếu có hoài bão, tham vọng, chiến lược mà không có sức khỏe để thực thi thì cơ hội cũng sẽ trôi qua trước mắt. Tôi thấy rằng tình thương yêu, không khí gia đình ấm cúng là nơi giải tỏa áp lực công việc nhanh nhất. Thương trường với những áp lực là chuyện bình thường, nhưng cần phải biết cân bằng và xử lý nó trước khi về đến gia đình.
    Là một doanh nhân thành đạt và giàu kinh nghiệm, ông muốn chia sẻ điều gì với thế hệ trẻ đang nuôi khát vọng tiếp bước các đàn anh?
    Có thể nói thế hệ chúng tôi không có nhiều cơ hội học tập cao nhưng có cơ hội nhiều hơn trên thương trường. Hiện tại thế hệ trẻ đứng trước nhiều thách thức lớn hơn, để thành công có lẽ cần sự hội tụ của nhiều yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa... Thế hệ trẻ bây giờ tự tin hơn, có điều kiện tốt, tuy nhiên cần phải có phương pháp làm việc, có tinh thần cầu tiến với hoài bão lớn thì mới thành công. Kinh tế thị trường sẽ đào thải những người có lối sống thiển cận, kinh doanh chộp giật. Với tôi, nếu như lúc trẻ mình đầy nhiệt huyết, hào hứng bao nhiêu trong việc làm giàu thì bây giờ tôi muốn làm những việc mang tính cống hiến cho xã hội bấy nhiêu.
    Xuân Anh thực hiện
  3. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    CEOVN: Trương Gia Bình - FPT


    [​IMG]
    Chắc không nhiều người FPT biết được rằng TGĐ Trương Gia Bình của chúng ta là bạn học phổ thông cấp 3 với tôi. Hơn thế nữa trong suốt mấy năm học chuyên toán Chu Văn An tôi và Bình ngồi cùng bàn, chỉ có hai người ngồi vào cái bàn ở cuối lớp.
    Bài viết này tôi xin về bạn ấy, một người bạn thời phổ thông không chỉ của tôi mà cũng là bạn học của anh em Bùi Bình Thuận (FSM) và Bùi Việt Hà (GĐ trung tâm Đào tạo FPT trước kia), cae bốn chúng tôi cùng một tổ nữa kia. Tất cả chúng tôi là cựu học sinh chuyên toán Chu Văn An khóa 1970-1973. Câu chuyện bắt đầu từ khi chúng tôi cùng học với nhau khi còn bé.

    Thuở học sinh

    Chúng tôi học với nhau từ bé, năm lớp 2 (năm học 1964-1965) tại trường Phương Đông. Ngày ấy chúng tôi cùng phố Thợ Nhuộm. Nhà tôi số 91, nhà Gia Bình ở số 86, chính là trụ sở của Sở Y tế HN (bố Bình là bác sỹ Trương Gia Thọ, vốn là một bác sỹ nổi tiếng khi ấy). Tôi không còn nhớ dạo ấy chúng tôi học tập ra sao, ngoại trừ chuyện chơi cá cảnh. Chúng tôi thường cho cá vào lọ và mang đến nhà một bạn để cùng nhau ngắm. Trò được chúng tôi thích thú nhất là chọi cá. Một cặp cá chọi được đưa vào cùng một lọ và chúng đánh nhau cho đến khi ngã ngũ thì chúng tôi lại tách chúng ra. Nhiều khi dùng gương để cho con cá tự đánh với chính nó. Gia Bình cũng tham gia trò chơi cá.

    Mới vào học kỳ 2 thì bọn Mỹ ném bom miền Bắc. Thế là chúng tôi chia tay nhau đi sơ tán về nông thôn. Mãi đến năm lớp 8 (cấp 3), chúng tôi mới gặp lại nhau, cùng được học ở lớp 8I trường cấp III Chu Văn An, lớp chuyên Toán HN. Chúng tôi học với nhau cả ba năm cấp 3. Không những thế, năm lớp 9 và năm lớp 10, chúng tôi cùng ngồi bàn cuối lớp, bàn chỉ có tôi và Gia Bình.

    Trong lớp có nhiều kiểu học, nhiều trường phái khác nhau. Dân chuyên Toán thường ít chú ý đến môn Văn cũng như các môn xã hội. Gia Bình lại là cánh ham mê môn Văn. Mỗi bài luận Bình bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu hàng đống sách chuyên đề rồi mới bắt tay vào viết. Tôi và nhiều bạn thường sử dụng các tư liệu mà Bình đã mất công tìm kiếm, thậm chí bắt trước cả cách phân tích, bình luận của Bình. Các bài Văn của Bình thường được được tham khảo mẫu khi trả bài. Tôi và nhiều bạn thuộc trường phái khác, lúc nào cũng chỉ say mê với môn Toán. Chưa kể Bình hay nói về Triết học, trình bày các vấn đề dưới góc độ hoặc bằng ngôn ngữ Triết. Hồi đấy tôi chỉ thấy hay hay vì nó khác với những suy nghĩ tư duy thuần Toán, không biết đâu rằng đó chính là biểu hiện của những phẩm chất lãnh đạo mà sau này Bình mới thể hiện rõ.

    Bình học toàn diện, thường xếp thứ hạng cao trong lớp. Một phần chữ Bình vào loại đẹp nhất lớp, hồi ấy điểm vở có hệ số 2. Chữ tôi lại xấu nhất lớp, có lần vở Lý được 4 điểm. Tôi chỉ hơn Bình mỗi điểm Toán nên chung cuộc điểm trung bình thường vẫn thấp hơn Bình. Thỉnh thoảng có tháng tôi cũng xếp trên Bình. Thường là tôi, Bùi Việt Hà (giám đốc Trung tâm đào tạo khi xưa của FPT) và Bình được xếp đầu lớp.

    Năm lớp 10 chúng tôi học tại nơi sơ tán của huyện Thanh Oai, Hà Tây. Dạo ấy ăn cơm tập thể vàng khè vì ngô nhiều hơn gạo. Có bận sau bữa cơm, nhiều bạn không ăn vì đi đâu đó, nhà bếp còn thừa rất nhiều cơm. Bình nói có muốn xem biểu diễn ăn cơm không, rồi lôi chai xì dầu ra làm 8 bát cơm B52 (một loại bát sắt của bộ đội, to gần bằng hai bát sứ) mà không cần tý thức ăn nào khác, trong sự thán phục tròn xoe mắt của cả lớp vì sức ăn của Bình. Năm ấy Bình sắp 17 tuổi.

    Đại học ở Liên Xô

    Chúng tôi thi vào đại học kết quả tốt. Cùng với nhiều bạn trong lớp chúng tôi được tập trung lên trường ĐHKT Quân sự trên Vĩnh Phúc. Chúng tôi phải học tiếng Nga và Toán cật lực để sang Liên Xô học luôn vào năm thứ nhất. Hè 1974 hôm rời ga Hàng Cỏ đi tàu sang Trung Quốc tôi nhớ nhiều bạn trong lớp có đến tiễn chúng tôi. Trong số người ra tiễn còn có cả chị Trương Thanh Thanh, chị ấy vừa mới từ Liên Xô về, mắt đỏ hoe tiễn Bình lại sang Liên Xô học. Khi sang Liên Xô, chúng tôi mỗi đứa một nơi. Bình vào học khoa Cơ học trường Tổng hợp Matxcơva, Việt Hà học Toán cùng trường với Bình. Còn tôi học Toán ở Kisinhốp. Chúng tôi hay liên lạc với nhau qua thư từ. Các kỳ nghỉ đông, nghỉ hè tôi hay lên Matxcơva thăm Bình và các bạn cũ 10I. Ở chơi hàng tháng là chuyện thường. Tôi học trượt băng, chơi khúc côn cầu ở sân băng trường tổng hợp Lômônôxốp. Tôi còn nhớ Bình và các bạn hay vặt táo xanh trên đồi Lê Nin để về ăn hoặc nấu canh chua.

    Năm 1979 chúng tôi về nước. Bình được chọn làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Tôi về dạy Toán ở ĐHBK HN. Rồi tôi được cử sang Pháp học nghiên cứu sinh. Cuối năm 1986 tôi về nước sau khi tốt nghiệp. Bình đã về từ năm ngoái và lập nhóm “Nhiệt và chất” ở Viện cơ, bắt đầu làm kinh tế. Thế rồi một tối đầu mùa hè năm 1988, Bình đến nhà tôi chơi (khi đó tôi ở trong ngõ phố Khâm Thiên). Trên cái sân gác tầng 2 thoáng mát, Bình say sưa nói về máy tính cá nhân và thuyết phục tôi tham gia nhóm của Bình để chuyển máy tính sang Liên Xô. Ngoài sự thân quen rất nhiều năm, Bình nhìn nhận tôi như một chuyên gia Tin học khi đó. Tuần lễ Tin học lần thứ nhất, Bình đến dự với một sự quan sát tìm tòi khác thường. Tôi nhận lời với Bình mặc dù cũng chẳng hiểu mô tê mọi việc sẽ ra sao. Chính Bình đã biến tôi từ một giáo viên, một nhà khoa học thành một nhà kinh doanh công nghệ và quản lý doanh nghiệp như hôm nay. Đấy là câu chuyện 15 năm trước. Khi ấy chúng tôi mới 32 tuổi.

    Ngày 13/09/1988 chúng tôi đón nhận quyết định thành lập FPT do anh Vũ Đình Cự, Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ Quốc gia ký. Lúc ấy có 13 người sáng lập, con số trở thành một niềm mê tín của FPT (mà cũng bắt nguồn từ Gia Bình).

    FPT, những chặng đường

    Buổi ban đầu cái tên FPT gắn với công nghệ thực phẩm. VN là một nước nông nghiệp, Bình hy vọng vào các dự án viện trợ quốc tế trong lĩnh vực này, nó cũng là xuất phát làm các đồ sấy khô của nhóm “Nhiệt và chất”. Nhưng doanh vụ lớn đầu tiên của FPT là đổi máy tính Olivetti lấy các loại hàng của Liên Xô vốn rất quen thuộc với VN thời bao cấp. Có thể nói giai đoạn 1988-1991 là giai đoạn đổi hàng Liên Xô. Giai đoạn này dân Tin học chúng tôi chỉ tham gia hỗ trợ và nhen nhóm những bước đi ban đầu.

    Giai đoạn 1991-1994 là giai đoạn tham gia thanh toán với Liên Xô (Nga) cho các công trình thủy điện, đồng thời Tin học đã là một hướng kinh doanh độc lập. Từ 1995 kinh doanh Tin học trở thành chủ đạo, các trung tâm định hướng kinh doanh ra đời trong FPT. Sau 10 năm thành lập năm 1999 FPT chuyển sang toàn cầu hóa với việc tham gia xuất khẩu phần mềm. Năm 2002 chuyển sang công ty cổ phần và thực hiện thống nhất Bắc-Nam. Năm 2003 chuyển sang quy mô tập đoàn với 4 công ty chi nhánh. Sau 15 năm, từ 13 người ban đầu, hôm nay FPT có hơn 1300 cán bộ chính thức (chưa kể số lượng công tác viên, sinh viên và thử việc). Năm 2002 doanh số FPT vượt 100 triệu USD, năm 2003 tăng trưởng dự kiến không nhỏ hơn 70% với sự vươn lên trở thành nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất tại VN.

    Ngôi vị thủ lĩnh

    Nếu soi nhìn ở góc độ tổ chức, 15 năm qua đã có những mốc quan trọng và luôn gắn chặt với Bình trên cương vị thủ lĩnh của FPT.

    Năm 1988 Gia Bình thành lập FPT và đi vào thị trường Liên Xô.

    Năm 1992 vượt qua đợt khủng hoảng đầu tiên trong FPT. Có những người tâm huyết và quan trọng đã ra đi, FPT thoát khỏi khủng hoảng trong gang tấc. Có lẽ đây là lúc Bình suy nghĩ nhiều về việc xây dựng một công ty dựa trên những con người tài năng nhưng phải biết đoàn kết cùng mục tiêu, cùng chí hướng.

    Năm 1995 FPT thành lập các trung hạch toán theo các hướng kinh doanh tích hợp hệ thống, phân phối, phần mềm. 1998, sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường Tin học của các ngành kinh doanh này và cũng là nhà ISP đầu tiên của VN. Trong quãng thời gian này, Bình học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý của các công ty công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT. Nổi bật là việc lập và bảo vệ kinh doanh, check point nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh doanh (Balance và FIFA). Cũng mong muốn những kiến thức quản trị kinh doanh được phổ cập sâu rộng hơn trong các doanh nghiệp VN mà năm 1995 Bình thành lập khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Quốc gia HN.

    Năm 1999 bước vào toàn cầu hóa với khẩu hiệu 528 nổi tiếng, thể hiện một sự lạc quan có phần quá thái. FPT xuất quân sang Ấn Độ, Mỹ, thu nhập những nhân viên nước ngoài. Sự bay bổng cũng đem lại chút sảng khoái và giúp hiểu mặt đất, chỗ đứng của chúng ta được kỹ hơn. FPT cần có những kỹ năng quản trị cao hơn trong giai đoạn mới. Sau một năm làm việc không mệt mỏi, đầu năm 2000 FPT là công ty Tin học đầu tiên của VN đạt chứng chỉ ISO-9001. Năm 2000 triển khai thành công hệ kế toán Solomon theo chuẩn ERP quốc tế, hệ FIFA/MIS của FPT trở thành hệ thông tin doanh nghiệp tốt nhất tại VN.

    Sự phát triển liên tục của FPT đòi hỏi thay đổi cơ cấu và trang bị lý thuyết vững chắc hơn về hệ thống doanh nghiệp. Năm 2002 FPT trở thành công ty cổ phần, rồi tập đoàn hóa. Bình tung ra lý thuyết Fractal (tính bất biến của cấu trúc) và Leadership Building (kỹ năng lãnh đạo) và phát động phong trào học tập các lý thuyết này trong FPT. Không nhiều cán bộ FPT hiểu được các lý thuyết này, cũng như vận dụng chúng có kết quả. Liệu lý thuyết đó có luôn đúng hay không, liệu nó có giúp FPT đương đầu được với mọi thách thức? Chúng ta hy vọng năm 2003 này cho những câu trả lời xác đáng với sự tăng trưởng vững chắc trên tất cả các hướng kinh doanh của FPT.

    Phẩm chất lãnh đạo

    Lãnh đạo FPT trong những năm qua Bình có niềm tin vững chắc vào những giá trị mà FPT đã tích lũy được theo thời gian. Những giá trị đó rất nhiều cái xuất phát từ những ý tưởng của Bình. Nếu không hiểu FPT, hiểu những chặng đường FPT đã trải qua, thì cũng khó hiểu được những ý tưởng này.

    Trước hết Bình nhìn nhận FPT như một nhà nước. Có đối ngoại, đối nội, có thông tin báo chí, có văn hóa, có kinh tế, có tinh thần, có đoàn thanh niên, có phụ nữ, có thiếu niên nhi đồng (FPT Small). Bình học ở quân đội ở cấu trúc Fractal, ở tinh thần chiến tranh nhân dân. Bình thường xuyên tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội, trong đó có Bác Văn. Thậm chí Bình học hỏi, quan sát cách dùng người của Bác Hồ. Thậm chí những nguyên lý của âm dương ngũ hành cũng được Bình áp dụng.

    Như bất cứ phong trào hay tổ chức nào, việc tập hợp lực lượng, tập hợp các tài năng trong FPT được Bình đặt ưu tiên cao nhất. Xung quanh Bình là cả một đội ngũ cán bộ tâm huyết, cá tính, rất có năng lực và có nhiều thế hệ. Phải nói rằng không có một đội ngũ như thế, FPT cũng không có được những thành tựu như ngày hôm nay. Họ cùng chung một chí hướng: xây dựng một FPT ngày càng phát triển, phát triển không ngừng. Nhiều người biết FPT đã có nhận xét: “Quái, sau bao nhiêu năm bọn chúng (FPT) vẫn ngồi được cùng nhau!”. Chắc hẳn năng lực lãnh đạo và phẩm chất, tài năng của Bình như thế nào mới có được một tập thể như thế. Ở nhiều nơi khác, sự phân rã đã đến ngay khi mới có chút ít thành công.

    Bình là một nhà tư tưởng và nhiều khi hơi có phần ngây thơ tin vào các tư tưởng ấy. Ví dụ như 528, như thác số chảy vào VN. Bên cạnh đó có nhiều tư tưởng được minh chứng qua thực tế, ví dụ như gene công ty. Thậm chí Bình mong muốn có được bản đồ gene của FPT. Mấy hôm nay Bình hì hụi phác thảo các chuỗi phân tử đầu tiên của bộ gene này. Có những tư tưởng được chuyển thành lý luận, thành quy trình như Leadership Building, đang được áp dụng có kết quả trong thực tế.

    Bình rất ham học hỏi. Từ một nhà khoa học được đào tạo ở môi trường Xô viết, ngày nay Bình là một nhà doanh nghiệp hàng đầu tại VN, cùng nhiều hoạt động xã hội khác. Cách học là qua sách vở, là tự học, là học qua thực tiễn, qua tham khảo các doanh nghiệp, tổ chức khác. Tóm lại học qua bất cứ môi trường nào miễn có kết quả cho FPT. Việc check point là một ví dụ học hỏi từ một doanh nghiệp Mỹ.

    Bình có tài thuyết khách. Khi Bình nói về một vấn đề nào đó, tưởng chừng thế giới không thể khác đi được. Nhiều khi người nghe bị thuyết phục không phải vì bản chất của đề tài mà là do cách thức thuyết phục của Bình. Kiến cũng phải bò ra nghe. Nhiều người tin và làm theo, dù nhiều cái Bình nói đâu có đúng, đâu có đơn giản, đâu có dễ thực hiện, họ biết hoặc nghi ngờ nhưng vẫn nghe Bình thuyết phục và làm theo.

    Cuối cùng là phẩm chất kiên trì đeo đuổi mục đích đặt ra, xử lý bằng được mọi khó khăn trở ngại, lôi kéo, áp lực mọi người cùng thực hiện. Một phẩm chất mà nhiều nhà lãnh đạo không có.

    Rất thích hội hè, với FPT dường như là chưa đủ, Bình còn nhiều đam mê khác. Nào lập trường Quản trị kinh doanh, nào Hội doanh nghiệp trẻ VN (mà Bình có còn trẻ nữa đâu), rồi Hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm VN. Đâu Bình cũng nổi trội vai trò dẫn dắt, cũng chủ tịch.

    Bạn hỏi tôi rằng, Bình có nhược điểm nào không? Có đấy. Đó là sự cả tin. Cả tin vào một số giá trị không thực tiễn, cả tin vào sự chung lý tưởng, chung mục đích của tất cả nhân viên dưới quyền, cả tin vào một số người mới tiếp xúc. Đôi khi cũng phải trả giá vì sự cả tin ấy. Còn một vài nhược điểm khác nữa nhưng nói ra e làm lạc chủ đề của bài viết.

    30 năm trôi qua. Bạn tôi thay đổi rất nhiều. Hy vọng với lớp 10I chúng tôi, sự thay đổi không đáng là bao. Hy vọng với tôi, Bình vẫn là người bạn cùng bàn năm xưa. Và với Thầy chủ nhiệm Đào Thiện Khải, Bình vẫn là một trò ngoan.
  4. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    CEOVN - Lý Ngọc Minh - Minh Long


    [​IMG]
    Tháng 4/2008, công ty gốm sứ cao cấp Minh Long 1 (Bình Dương) đã lọt vào danh sách 30 doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được trao biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia”. Đây là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam tiến hành nhằm quảng bá thương hiệu quốc gia, với mục tiêu là xây dựng hình ảnh Việt Nam thành một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ đa dạng phong phú về chất lượng. Ngắm nhìn những bộ sưu tập sản phẩm gốm sứ với nhiều phong cách tương phản, vừa u mặc quyến rũ, vừa tươi tắn trẻ trung trong “giang sơn gốm sứ” của Minh Long 1 mới thấy hết tài năng và sự thăng hoa của người thợ gốm. Cho đến nay có thể nói sản phẩm của Minh Long 1 đã chinh phục được cả những thị trường khó tính nhất như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu... Thành công này có được phần lớn là nhờ vào sự tìm tòi sáng tạo, năng động và những nỗ lực không biết mệt mỏi của người “chèo lái” con thuyền Gốm sứ Minh Long. Người đó là ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Minh Long 1. “Với tôi gốm sứ là niềm đam mê trọn đời”, ông Minh từng nhiều lần khẳng định. Từ niềm đam mê Ngay từ khi 12-13 tuổi, chàng trai trẻ Ngọc Minh đã nhận ra những đồ gốm sứ của quê mình còn thô kệch so với các sản phẩm của Trung Quốc, Nhật Bản... nên đã nuôi ý tưởng sẽ làm cuộc cách mạng thay đổi vị trí của gốm sứ Việt Nam. Năm 1968, phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình, ông Minh đã cùng bạn bè và người thân gom tiền mở xưởng tìm men màu mới để tạo ra những sản phẩm gốm mang bản sắc riêng. Ngay khi đó ông đã nhận thức: “Để thoát khỏi đói nghèo, phải làm ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao”. Năm 1995, khi bắt đầu sản xuất đồ sứ bàn ăn cao cấp cũng là lúc ông Minh vào cuộc tìm kiếm hình hài đặc trưng cho sản phẩm. Ông đã đến các nước châu Âu, rồi đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi được xem là cội nguồn của gốm sứ để tìm những ý tưởng và công nghệ mới. Không mỏi mệt học hỏi từ những hội chợ gốm sứ lớn trên thế giới, tham quan những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Ý, Pháp..., ông Lý Ngọc Minh còn đi vào từng siêu thị, nhà hàng quan sát để hiểu thị hiếu của khách hàng. Sau 5 năm học hỏi, ông đã nắm được kỹ thuật, công nghệ làm sứ gia dụng hiện đại. Nhưng những nơi ông đã đi qua, những sản phẩm ông thấy vẫn chưa làm ông thoả chí. “Tôi muốn sản phẩm của mình phải mang nét hoài cổ, đậm chất Việt Nam nhưng vẫn hiện đại, mang tầm quốc tế”, ông chia sẻ. Nguyên tắc “Bốn không - Bốn có” Nói về những giá trị cốt lõi của Minh Long 1, ông Lý Ngọc Minh cho rằng: “Điều tôi tâm huyết là tạo nên những sản phẩm gốm sứ vừa có kỹ thuật cao, vừa mang tính nghệ thuật, đủ sức cạnh tranh với những nền gốm sứ nổi tiếng thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức...”. Điều mà ông Minh trăn trở nhiều nhất là ngoài kỹ thuật cao ra, các sản phẩm gốm sứ của mình phải mang được chất tinh tú và phải toát lên được “hồn” Việt. Do vậy, cũng không ngạc nhiên khi ông chọn slogan cho các sản phẩm của mình là: “Tinh hoa từ đất, tinh xảo từ người”, hay “Hồn Việt trong mỗi nếp nhà”. Đây chính là nguồn cảm xúc bất tận trong ông. “Những chiếc lu mà tôi đã từng gánh nước đến chai cả vai, giúp tôi tạo ra những vật phẩm mang hồn Việt Nam, khiến cho ai xa quê cũng thấy nhớ nhà”, ông Minh bộc bạch. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng nếu chỉ dựa vào đam mê thì vẫn chưa đủ. Sở dĩ Minh Long 1 trở thành một thương hiệu nổi tiếng như ngày nay, theo ông, là còn nhờ vào việc kiên định thực hiện nguyên tắc “Bốn không - Bốn có”. “Bốn không” ở đây là: không biên giới, không thời gian, không giới tính, không tuổi tác. Không có biên giới bởi những sản phẩm đậm chất văn hoá Việt Nam, nhưng người nước ngoài vẫn đồng cảm, thích thú. Trong từng sản phẩm mẫu mã hoa văn tinh xảo, sang trọng những vẫn gần gũi để phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi nên chúng không phân biệt tuổi tác, giới tính. Những điều đó sẽ giúp sản phẩm trường tồn cùng thời gian. “Bốn không” cũng chính là cơ sở cho “Bốn có”, đó là: có văn hoá, có nghệ thuật, có phong cách riêng, và quan trọng nhất là có hồn. “Sản phẩm có hồn, sẽ tự biết nói”, ông Ngọc Minh lý giải. Và mong muốn tiếp tục chinh phục Sau giải phóng, với bao khó khăn khi trở lại nghề gốm sứ, nhưng bước đột phá của Minh Long thời đó là những bộ đồ trà vẽ theo phong cách thủy mặc đã được thị trường nước ngoài rất ưa chuộng. Tiếp đến những năm 90 của thế kỷ trước, những lô hàng con giống nhỏ đã mang lại doanh thu đáng kể cho công ty với mức tăng trưởng trên 10%/năm. Năm 1998 – 1999, Minh Long 1 lại thành công vang dội trên thị trường Pháp, Đức. Có tiềm lực nhờ xuất khẩu, ông Lý Ngọc Minh quyết định sẽ vực dậy ngành gốm sứ Việt Nam đang mai một dần trong bối cảnh hàng ngoại giá rẻ tràn ngập. Lại một phen sống chết với kỹ thuật để nghiên cứu cho ra màu men thích hợp nhất với từng sản phẩm. Ông Minh thổ lộ: “Làm ra một chất men đẹp mất vài ba năm, rồi vài ba năm nữa để nâng thành đẳng cấp quốc tế. Để làm được những công việc như thế có khi phải nhờ kinh nghiệm tích lũy cả đời người. Nhưng tôi vẫn đang theo đuổi màu men chưa ai làm được dù biết điều này nhiều khi còn phải nhờ vào số trời”. Nhưng không chỉ đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mang tính mỹ thuật mà Minh Long I còn là những sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người sử dụng. “Sản phẩm sứ chất lượng cao không chỉ: trắng, tròn, trong và mỏng, mà còn phải thoả mãn độ bền cơ học và đặc biệt là phải tuyệt đối an toàn”. Làm một bộ đồ ăn, mỗi lần nung là mỗi lần “vào sanh ra tử”, mà phải năm, bảy lần như thế mới có được sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng sản phẩm sành sứ, sau khi tráng men vẫn có những lỗ nhỏ tạo thành độ nhám trên bề mặt sản phẩm mà mắt thường không thấy được. Đó chính là nơi vi khuẩn bám vào. Để khắc phục, ông Ngọc Minh đã phải mất tới 6 năm đầu tư nghiên cứu, tạo ra một loại hạt phụ gia có kích cỡ nano hoà vào thành phần men. Với kích cỡ như vậy, các hạt phụ gia đã lấp kín được những lỗ nhỏ nhất. Công nghệ này không chỉ giúp tăng cường khả năng chống bám bẩn cho sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ của người sử dụng. Hiện Minh Long 1 vẫn tiếp tục hướng tới những thị trường khó tính với chiến lược đẳng cấp hàng hiệu. Còn riêng ông Ngọc Minh vẫn tin rằng khi đời sống người dân khá lên, sản phẩm Minh Long I sẽ gần gũi hơn với người tiêu dùng nội địa vì giá thành sẽ phản ánh đúng chất lượng sản phẩm.
  5. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Đặng lê nguyên Vũ - Giấc mơ từ làng quê nghèo


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]Giấc mơ từ làng quê nghèo
    Hồi ức về những ngày tháng khởi nghiệp đầy lận đận và gian khó của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên. "Tôi có thể nói không sợ quá lời rằng sự xuất hiện của Trung Nguyên đã mang lại một không khí thưởng thức cà phê mới tại Việt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới giờ đây nói đến cà phê Việt Nam là người ta đều biết tới thương hiệu Trung Nguyên.

    Tuổi thơ thời đi học của tôi là cảnh lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km trong suốt chín năm, ngày nắng cũng như mưa. Niềm vui trên con đường dài đến trường và về nhà là khi đi ngang qua trạm thuế vụ, thỉnh thoảng có được quả chuối chín hoặc vài củ khoai lang ăn sống của những người buôn bán tốt bụng cho. Vui nhất là khi có thể quá giang phía sau chiếc xe chở gạch về nhà khi đôi chân đã muốn quị vì lội bộ. Năm tôi vào lớp 10, gia đình mua cho chiếc xe đạp cũ để lên Buôn Ma Thuột đi học.

    Năm 1990, tôi thi đậu Đại học Y khoa Tây nguyên; từ xã Madrăk hẻo lánh, mẹ tôi phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà để tôi lên Buôn Ma Thuột nhập học. Những ngày học ở trường y, lúc nào tôi cũng trăn trở về công việc và cuộc sống của người thầy thuốc. Càng học lên, điều đó càng bứt rứt trong lòng tôi. Muốn có cuộc sống khấm khá hơn, phần nhiều những người học y chúng tôi đã quên lời thề Hippocrate. Xót xa quá! Và với tôi, cách tốt nhất không vi phạm lời thề là... bỏ nó luôn, làm việc khác. Nhưng làm gì đây?
    Làm gì ở tuổi 22 tôi chưa biết được. Nhưng luôn thiêu đốt tôi là phải làm được điều gì đó để đổi đời, không thể nghèo mãi được. Mẹ tôi lam lũ quanh năm đầu tắt mặt tối, suốt ngày mặt người lẫn trong ruộng rau lang, chiếc nón cũ hiếm khi rời khỏi đầu. Tôi luôn hình dung lại được cảnh mẹ tôi nặng nhọc bưng từng chồng gạch, hay tất tả chạy ra ruộng rau lang hái đọt non đem bán kiếm miếng ăn cho cả nhà.
    Mẹ tôi nghĩ cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng tôi là số mệnh ở trời. Mỗi lần tôi về thăm nhà thì mẹ tôi vừa vui vừa lo. Vui vì có con trai về thăm nhà và lo vì khi tôi rời nhà, bà cụ phải chạy vạy một hai trăm ngàn cho tôi làm lộ phí đến trường. Tôi không bao giờ quên được cái ngày tăm tối đó, khi bố tôi đổ bệnh nặng mà chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho ông chữa bệnh!
    Tôi ở trọ tại Buôn Ma Thuột và làm công luôn cho nhà trọ này: làm cỏ, hái cà phê, đem cơm nước cho nhân công ở rẫy... Ngày còn bé ở làng, tôi đã thạo hết những việc này.
    “Đạp tung giường chiếu hẹp”
    Tôi luôn nghĩ về những người trồng cà phê, làm vườn lam lũ như bố mẹ tôi. Tôi biết cà phê rất có giá nhưng không biết vì sao người trồng cà phê lại rất nghèo. Nhưng người trồng cà phê vẫn nhẫn nại mỗi ngày cháy da trên nương rẫy, như mẹ tôi, không lời thở than. Tôi không chịu được vậy. Nghĩ tới sự cam chịu là huyết quản tôi sôi sùng sục. Miếng ăn lúc đó đối với tôi không quan trọng bằng suy nghĩ phải sống như thế nào.
    Mẹ tôi đã khóc gần như hết nước mắt khi tôi quyết định dứt áo ra đi. Nhiều bạn trong lớp bảo tôi... không bình thường, chỉ có ba người bạn có thể hiểu và chia sẻ được những điều tôi nghĩ – đó là không chấp nhận “ngủ trong giường chiếu hẹp, mơ những giấc mơ con”. Đám bạn vét hết tiền trong túi nhét cho tôi được gần 100.000 đồng.

    Tôi ra bến xe đi vào Sài Gòn với một mảnh giấy nhỏ ba tôi ghi tên người chú và địa chỉ nhà ở khu vực Tạ Thu Thâu. 6 giờ sáng, đến bến xe miền Đông, trong túi tôi còn đúng 20.000 đồng. Gọi một ly cà phê vỉa hè 2.000 đồng, tôi ngồi nhâm nhi và mở to mắt nhìn Sài Gòn cho biết. Thành phố to quá, ngoài sự tưởng tượng của tôi. Tôi có cảm giác mình đã bước sang một thế giới hoàn toàn khác...
    Quay lại giảng đường Đại học!
    Chú tôi người Đà Nẵng, vào sống ở Sài Gòn đã lâu. Tôi chưa từng gặp mặt ông và dĩ nhiên ông cũng không thể biết có một đứa cháu là tôi. Mãi đến trưa chú tôi vẫn chưa về. Mệt, đói và buồn ngủ khủng khiếp. Tôi chỉ còn hơn 10.000 đồng, không thể phung phí được. Sau này, thỉnh thoảng tôi vẫn tìm lại cái góc nhà nơi mình đã ngồi lần đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn.
    May sao quá trưa thì có người bà con từ Đà Nẵng vào. Thím tôi báo vụ việc với người bà con và tôi được gọi vào nhà. Việc đầu tiên là đánh một giấc tới xế chiều. Mở mắt ra đã thấy chú tôi đợi sẵn. Hai chú cháu hàn huyên tâm sự. Tôi bày tỏ nỗi lòng của mình: một, quyết đi không trở lại; hai, việc gì cũng làm; ba, phải đổi đời. Tôi kể với chú những điều tôi nung nấu. Về chuyện nghèo là nhục. Về chuyện ba tôi bệnh mà cả dòng tộc không thể đào đâu ra đủ 2 triệu đồng…

    Chú tôi nghe tất cả nhưng rồi “gút”: “Tất cả những điều cháu nung nấu đều đúng nhưng không phải lúc này. Việc lúc này là học cho xong cái đã”. Cuối cùng ông hứa: học cho xong đi rồi xuống Sài Gòn ông giúp cho làm ăn. Còn trước mắt cứ ở chơi, chừng nào chán thì về. Tôi ở đúng 10 ngày thì đầu óc dịu lại, nghĩ đến việc phải về tiếp tục học.
    Hôm về, chú mua cho vé máy bay. Lần đầu tiên bay lên bầu trời, tôi đã sớm có mơ ước được bay đi khắp thế giới. Từ trên cao nhìn xuống mới thấy chuyện trần gian khổ nhọc sao mà nhỏ bé, tôi thấy bình tâm hơn trước dù những khao khát vẫn đang sùng sục trong huyết quản. Tôi trở lại giảng đường đại học để bắt đầu con đường riêng.
    Lận đận trong khởi nghiệp
    Tôi có ba đứa bạn rất thân cùng phòng trọ. Có lẽ là đứa nghèo nhất trong đám nên tôi cũng là người sùng sục trước nhất về chuyện phải làm ra tiền, phải làm giàu. Tôi nghĩ: Tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo trong khi trên thế giới có quốc gia không trồng được cây cà phê nào vẫn giàu vì cà phê? Tại sao cà phê mình chỉ để xuất hạt thô mà không chế biến để xuất khẩu? Bốn thằng chúng tôi cùng chia sẻ suy nghĩ này và hùn tiền lại mua một lò rang cà phê.
    Thuận lợi của chúng tôi lúc đó là trong trường có đông sinh viên tứ xứ nên qua họ chúng tôi biết được nơi nào có cà phê ngon. Ở Tuy Hòa có một quán cà phê rất ngon nên ngày nghỉ chúng tôi đi xe đến để hỏi dò bí quyết nơi bà chủ quán. Khi chúng tôi trình bày lý do và nguyện vọng của mình, bà chủ quán thật sự cảm thông với mấy thằng sinh viên khố rách áo ôm. Đêm đến, trở về Buôn Ma Thuột trong chuyến xe khuya, chúng tôi có trong tay bí quyết rang xay cà phê ngon của bà chủ quán tốt bụng.
    Ngày khai trương lò rang cà phê, chúng tôi cũng tổ chức cúng để lấy hên, nhưng khi vừa cúng xong thì người bà con của ông chủ nhà về đã hất đổ mọi thứ, cắt bỏ hết dây điện. Chúng tôi đành phải chuyển lò rang đi nơi khác. Lò quay bằng tay, đốt bằng củi, hôm nào rang cà phê, bên dưới là mấy thằng ngồi học bài trên cái gác gỗ như bị nướng trong lò bát quái. Có vài vị hàng xóm sợ có ngày chúng tôi sẽ thiêu rụi nhà họ nên đi báo *******. Thế là một lần nữa lò rang của chúng tôi đành phải dẹp.
    Nhưng cũng có người giang tay với chúng tôi. Chúng tôi nhận về mỗi lần vài ba ký, rang, xay, đóng gói và chia nhau đi bỏ mối ở các quán. Sau đó thu tiền lại, trả và mượn tiếp vài ký khác. Logo của những bịch cà phê Trung Nguyên lúc đó là một mũi tên chĩa thẳng lên trời. Hình ảnh đơn giản ấy đã chứa trong đó biết bao khát vọng của tôi.
    Thế rồi thương hiệu cà phê Trung Nguyên của nhóm “mấy thằng sinh viên khùng khùng” chúng tôi bắt đầu được chú ý và đã có khách uống cà phê ưa chuộng. Chúng tôi biết tuyển những hạt ngon để làm ra những phin cà phê đậm đà, thơm lừng. Năm 1996, chúng tôi quyết định “bung ra”. Khi “hãng” cà phê Trung Nguyên khai trương bảng hiệu ở cây số 3 (thành phố Buôn Ma Thuột) thì dân cư ở đây ai cũng phì cười trước cái “tổng hành dinh” ọp ẹp phát khiếp ấy! Toàn bộ bảng hiệu của “hãng” đều do chúng tôi bò ra tự vẽ, tự sơn phết cả đêm để kịp sáng mai khai trương. Mà khách hàng ngày khai trương không ai khác chính là những người bạn sinh viên học cùng trường, cùng lớp đến uống chung vui với chúng tôi.
    Đó là một sự kiện trọng đại trong đời tôi và lịch sử phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ngồi trong cái hãng nhỏ bé đáng tự hào của mình ở phố núi, tôi căng mắt nhìn về hướng Sài Gòn.
    Trận đầu trong chuyến “viễn chinh” của chúng tôi đến Tp.HCM thảm bại hoàn toàn. Ngồi trên đống đổ nát mà mình dày công gầy dựng và qua đêm ở công viên với những người bạn, tôi cố gắng để không bị sụp đổ lòng tin và vẫn mãnh liệt nghĩ về ngày mai.
    Chúng tôi biết Sài Gòn là mảnh đất đầy tiềm năng để kinh doanh cà phê nhưng hiểu rằng mình chưa đủ sức. Kế hoạch mới của chúng tôi là sẽ mở các điểm kinh doanh ở miền Tây, lấy vùng nông thôn rộng lớn này làm hậu thuẫn cho việc kinh doanh của mình để từ đó làm “bàn đạp bao vây” tiến về Sài Gòn.
    Chúng tôi tìm được một đối tác ở Long Xuyên để mở lò rang xay chế biến, phân phối cà phê tại miền Tây. Nhưng chỉ sau một vài tháng, cuộc “hôn phối” vụng về này thất bại hoàn toàn. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác thất trận ê chề khi lục tục cuốn gói với lỉnh kỉnh những lò cà phê quay tay cũ kỹ, ly tách, phin, muỗng... Sự thất bại này giúp tôi rút ra được một bài học: hợp tác làm ăn phải đồng thuận về tư tưởng, về phương thức kinh doanh, và quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác.
    Tôi còn nhớ sau khi dọn hết đồ đạc ở Long Xuyên về Sài Gòn, một người bạn chạy chiếc Honda Dame già cỗi đến đón tôi. Chạy đến công viên Bách Tùng Diệp (ngã ba Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Tự Trọng, Q.1) thì chiếc xe già gãy làm đôi! Tôi không bao giờ quên hình ảnh chúng tôi qua đêm ở công viên. Mỗi lần đi ngang nơi này, tôi vẫn nhớ như in những cảm xúc của sự thất bại ở Long Xuyên và tình bạn ấm áp dưới gốc đa của buổi tối ngày nào.
    Thất bại ở Long Xuyên làm chúng tôi cạn kiệt hoàn toàn về vốn liếng, công việc kinh doanh cà phê ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều bế tắc, chỉ cầm cự từng ngày. Vốn liếng đâu để tiếp tục duy trì công việc kinh doanh? Lúc đó, chúng tôi có một người bạn thân đã đi làm và dành dụm mua được một chiếc xe Dream. Thời điểm đó chiếc xe là cả một tài sản lớn của anh. Vậy mà chúng tôi dám ngỏ ý mượn xe đem bán làm vốn kinh doanh. Chúng tôi đặt vấn đề: cho mượn thì coi như đã mất và nếu thành công thì chúng tôi trả lại. Người bạn đồng ý.
    Bây giờ tôi có thể đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có chiếc xe nào quí giá bằng chiếc xe tình bạn của chúng tôi ngày đó. Có tình bạn vô giá đó tôi mới có được ngày hôm nay.
    Từ một quán cà phê miễn phí
    Tại thời điểm chúng tôi bắt đầu thăm dò thị trường Sài Gòn, mỗi hãng cà phê đều tài trợ cho một quán kha khá khoảng 5 triệu đồng/tháng - quá hớp đối với tài sản chúng tôi đang có chỉ là chiếc xe máy. Chúng tôi đi tìm những điểm bán cà phê nổi tiếng để học hỏi, tìm hiểu bí quyết chế biến rang xay cà phê ngon và được họ “trải lòng” rất đơn giản - bí quyết chỉ có mấy chữ: 10 triệu đồng.
    Ngày 20/8/1998 đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi chúng tôi khai trương quán cà phê đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) với hình thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày. Và đó là cú đột phá lịch sử với dân khoái uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê miễn phí. Có một ông khách khoảng 60 tuổi đến uống và nói với tôi: “Tui uống cà phê ở Sài Gòn đến từng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên được uống cà phê không phải trả tiền”.
    Quán đông nghịt suốt ngày đêm vì người ta truyền miệng nhau. Chúng tôi và mấy người bạn phục vụ suốt ngày đêm đến nỗi nói không ra tiếng mà trong lòng thì vui không thể tả. Chúng tôi đã định hình Trung Nguyên là quán cà phê mà khách hàng có thể mua hàng, uống cà phê đối chứng bằng cách đưa ra rất nhiều loại cà phê để khách chọn lựa và hướng dẫn cách thưởng thức cà phê “theo kiểu Trung Nguyên”.
    Điều khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời điểm đó là chúng tôi giúp cho khách hàng thấy được “chất” của cà phê, thấy được sự khác biệt đặc trưng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê Sẻ, cà phê Chồn...
    Quán cà phê này vẫn duy trì hoạt động ở địa điểm cũ nhưng chắc ít ai biết chính từ quán cà phê đầu tiên này chúng tôi đã phát triển lên đến con số 500 quán cà phê tại Việt Nam như hiện nay và tiếp tục mở những quán cà phê Trung Nguyên khác tại nước ngoài.
    Tặng cà phê cho Thủ tướng!
    Khi còn đi vay cà phê để rang, chúng tôi đã dám bỏ tiền ra đăng ký tham gia một hội chợ ở Nha Trang. Bao nhiêu tiền lời chúng tôi làm ăn được đều dồn hết cho cú tiếp thị đầu đời này. Hễ có cơ hội là chúng tôi tìm cách giới thiệu cà phê của mình. Năm 1995, nghe tin Thủ tướng Võ Văn Kiệt về thăm và làm việc với tỉnh Đắc Lắc, tôi nghĩ ngay: phải giới thiệu cho được cà phê Trung Nguyên của mình với Thủ tướng.
    Nhưng tiếp cận thủ tướng để tặng một bịch cà phê là điều không tưởng. Lần nào mon men tiếp cận cũng bị bật ra. Không bỏ cuộc, tôi chuyển sang… tặng những gói cà phê này cho các anh cảnh vệ, với lời nhắn là “quà của nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên kính tặng Thủ tướng”. Sau này có dịp ngồi tiếp chuyện bác Sáu Dân (nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt), tôi nhắc lại kỷ niệm đó và hỏi là bác có nhận được quà không, ông chỉ cười...
    Trung Nguyên còn có thể mở rộng diện ra hơn nữa nhưng lúc này chúng tôi sẽ tập trung vào việc kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặc dù nhượng quyền nhưng mục tiêu của Trung Nguyên vẫn là khẳng định tính đồng nhất: mỗi ly cà phê Trung Nguyên dù bạn thưởng thức tại Thành phố Hồ Chí Minh hay ở thị trấn sông nước Năm Căn hoặc trên phố núi Sa Pa đều có chất lượng, hương vị như nhau..."

  6. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    ÔNG NÀY SẼ LÀ VUA NGÀNH GIẤY VN

    Giấy Tân Mai vượt qua thử thách

    Xem tin gốc
    Nhân dân - 27 tháng trước 132 lượt xem
    [​IMG]
    Duy trì việc làm cho người lao động
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Thế mạnh của các nhà máy: Tân Mai, Đồng Nai và Bình An là sản xuất giấy in báo, giấy in, giấy viết cao cấp, giấy bao bì, khăn giấy. Bên cạnh đó các nhà máy này còn sản xuất nguyên liệu giấy, dăm mảnh, hóa chất, vật tư, thiết bị, phụ tùng ngành giấy... Trước quý II-2008, tình hình kinh tế chưa gặp khó khăn, trung bình mỗi tháng, Tân Mai cho "ra lò" khoảng 12 nghìn tấn sản phẩm giấy các loại và hầu như không có hàng tồn kho. Từ quý III-2008, do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, nhu cầu về giấy trên thị trường giảm, lượng khách hàng ít hẳn. Tân Mai buộc phải cắt giảm tới 40% sản lượng. Làm thế nào khi giảm sản lượng giấy nhưng ít thiệt hại nhất và điều quan trọng là không để người lao động mất việc? Tập đoàn Tân Mai quyết định cho tạm thời ngừng hoạt động các dây chuyền sản xuất giấy tại Đồng Nai và Bình An để sửa chữa, bảo dưỡng trước thời hạn. Việc này lẽ ra thường được tiến hành vào quý IV hằng năm, nhưng do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, lịch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ đã được điều chỉnh lại sớm hơn một quý cho phù hợp tình hình thực tế. Một phần số lao động làm việc ở những dây chuyền tạm thời sửa chữa được giữ lại làm công tác bảo dưỡng máy, còn lại được điều động sang gia công tập vở học sinh xuất khẩu tại Nhà máy giấy Đồng Nai. Bộ máy sản xuất ở đây cũng được sắp xếp lại, chủ yếu làm gia công các sản phẩm giấy. Tuy thu nhập không bằng lúc đứng máy, nhưng công nhân vẫn có công ăn việc làm ổn định, không ai phải nghỉ việc. Tạo việc làm thường xuyên cho số lao động này, Tân Mai đã cố gắng tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu và cắt giấy "ram". Trước đây, Tân Mai giao giấy cuộn cho khách hàng, nay chủ động đưa giấy cuộn sang Đồng Nai cắt thành giấy "ram" rồi mới giao cho khách hàng. Như vậy, giá trị một tấn giấy được tăng lên, đồng thời người lao động lại có thêm việc làm. Nhờ đó, công ty đã trụ được trong những tháng ngày khó khăn và giữ được đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao. Đến tháng 3-2009, khi Tân Mai có thêm đơn đặt hàng, Nhà máy giấy Bình An hoạt động trở lại. Với những giải pháp tình thế có hiệu quả, sáu tháng đầu năm 2009, Tân Mai đã sản xuất được 39.600 tấn giấy các loại. Mặc dù chưa bằng sản lượng "thời hoàng kim" nhưng kết quả sản xuất kinh doanh này là nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ, công nhân của tập đoàn. Tranh thủ cơ hội đầu tư Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu rõ ràng tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn giấy Tân Mai. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, Tân Mai lại tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư cho tương lai. Bằng cách huy động các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn kích cầu với lãi suất ưu đãi của Chính phủ, Tân Mai đã mua lại Nhà máy bột giấy và giấy ở Gát-xpê-xi-a, Quê-bếch (Ca-na-đa) trị giá 49 triệu USD. Nhà máy có bốn dây chuyền công nghệ tiên tiến bao gồm: Dây chuyền sản xuất giấy trắng phấn cao cấp, công suất 200 nghìn tấn/năm; dây chuyền sản xuất giấy in báo, giấy in, công suất 150 nghìn tấn/năm; dây chuyền sản xuất bột nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP), công suất 130 nghìn tấn/năm và dây chuyền sản xuất bột mài, công suất 200 nghìn tấn/năm. Trên cơ sở các dây chuyền thiết bị này, Tân Mai đầu tư xây dựng bốn nhà máy giấy tại bốn địa phương khác nhau gồm: Nhà máy giấy Tân Mai - Miền Đông ở Đồng Nai chuyên sản xuất giấy in công suất 150 nghìn tấn/năm; Nhà máy bột và giấy Tân Mai - Quảng Ngãi với dây chuyền sản xuất giấy trắng phấn cao cấp, công suất 200 nghìn tấn/năm và dây chuyền sản xuất bột nhiệt cơ tẩy trắng (BCTMP) công suất 130 nghìn tấn/năm; Nhà máy bột giấy Tân Mai - Lâm Đồng với dây chuyền sản xuất bột mài, công suất 200 nghìn tấn/năm; Nhà máy sản xuất bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 130 nghìn tấn bột nhiệt cơ tẩy trắng và 200 nghìn tấn giấy. Tân Mai cũng đã ký hợp đồng có tổng giá trị 99,5 triệu USD với một công ty liên doanh giữa Phần Lan và Ba Lan để thực hiện tháo dỡ, vận chuyển các dây chuyền của nhà máy từ Quê-bếch về Việt Nam đồng thời lắp đặt, nâng cấp thiết bị và vận hành sản xuất. Đầu tư phát triển ngành giấy là hướng đi đúng nhưng cần cân nhắc kỹ càng đầu tư công nghệ nào, mặt hàng nào. Mặt hàng giấy có tính cạnh tranh rất cao trên thị trường trong nước và trên thế giới. Vì vậy việc đầu tư phải có tầm nhìn lâu dài: Công nghệ thiết bị phải tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao với chi phí sản xuất thấp, giá cạnh tranh. Những dây chuyền sản xuất mà Tân Mai nhập về từ Ca-na-đa được các chuyên gia ngành giấy đánh giá là thuộc thế hệ công nghệ tiên tiến, có khả năng tự động hóa cao, đáp ứng các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Với đà này, trong vòng vài ba năm tới, khi nền kinh tế đất nước đã phục hồi, Tập đoàn Tân Mai sẽ có thêm bốn nhà máy mới đi vào hoạt động, mỗi năm cung cấp thêm cho thị trường 460 nghìn tấn bột giấy và 350 nghìn tấn giấy, đưa tổng công suất của đơn vị này lên 550 nghìn tấn bột/năm và 470 nghìn tấn giấy/năm. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành giấy cả nước. Bởi lẽ, theo tính toán của Hiệp hội Giấy Việt Nam, tổng nhu cầu giấy các loại trong cả nước vào năm 2008 là khoảng 2.054 nghìn tấn trong khi tổng sản lượng giấy do các nhà máy trong nước sản xuất chỉ đạt 1.311 nghìn tấn/năm, chỉ đáp ứng được 63,82% nhu cầu thị trường nội địa. Song song với việc đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy, Tân Mai còn chủ động trong việc đầu tư vùng nguyên liệu. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai Trần Đức Thịnh, cho biết: "Đầu tư vùng nguyên liệu giấy là vấn đề sống còn của các nhà máy giấy. Có nguyên liệu, doanh nghiệp mới chủ động trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Tân Mai đang đầu tư trồng và khai thác cây nguyên liệu trên diện tích 40 nghìn ha. Trong năm nay, sẽ có thêm 3 nghìn ha vùng nguyên liệu. Vào năm 2010, Tân Mai sẽ đầu tư thêm 5 nghìn ha vùng nguyên liệu để khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, sẽ có lượng nguyên liệu quan trọng được khai thác và cung ứng từ vùng nguyên liệu rộng gần 50 nghìn ha này. Ngoài ra, Tân Mai còn phải cấu trúc lại theo hướng tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề như: sản xuất kinh doanh các sản phẩm về giấy và bột giấy, gia công văn phòng phẩm, sản xuất tập vở học sinh, kinh doanh địa ốc... để hoạt động của doanh nghiệp được linh hoạt và năng động hơn trong cơ chế thị trường". Với việc đầu tư thêm bốn nhà máy mới của Tân Mai, đến năm 2012, ngành giấy sẽ có thêm các trung tâm bột giấy và giấy ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và duyên hải miền trung, cùng với các nhà máy đang hoạt động, sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu về giấy cho thị trường trong nước.਍ Bài và ảnh: Nguyễn Phan Toàn
  7. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    các bác có ai sót tên mình trên nay k? :) có gì góp ý nhé
  8. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3

    Chuẩn, nhìn gái non mà chả làm ăn đc giề
  9. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ông Võ Quốc Thắng – Tổng Giám đốc Công ty CP Đồng Tâm (Long An): “Chỉ vài năm nữa thôi chúng ta sẽ có các doanh nghiệp đủ sức làm những việc lớn!”


    [​IMG]
    Ông Võ Quốc Thắng Với tư cách 1 doanh nhân, năm nay Thắng cảm thấy rất vui, hạnh phúc khi đất nước có sự phát triển kinh tế rất mạnh mẽ, giảm được tỷ lệ người nghèo, mặt bằng thu nhập được tăng lên.

    Riêng với Đồng Tâm, 2007 là năm đầu tiên bắt đầu cổ phần hóa, sáp nhập lại các công ty thành viên tạo thành một gia đình thực sự là Đồng Tâm Group. Đến nay hơn 2.000 trên tổng số trên 3.000 cán bộ công nhân viên đã có cổ phần sở hữu trong công ty. Đây là niềm vui lớn, khích lệ sự quyết tâm, tin tưởng của người lao động với Đồng Tâm.

    Đặc biệt, thông qua sự tiếp xúc, học hỏi từ các giáo sư hàng đầu Nhật Bản, chúng tôi đã rất tâm đắc với sự tư vấn của họ trong việc tập trung hàng đầu vào vấn đề con người và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của Đồng Tâm đến 2020.

    Hôm nay, chúng tôi có thể đưa ra một cách thức để đến đích khác hẳn các công ty khác. Nếu họ thường đặt ra mục tiêu trong 3, 5, 10 năm nữa thì lợi nhuận, doanh số sẽ được bao nhiêu, còn chúng tôi lại phấn đấu sau năm 2010 trở đi, thu nhập bình quân trong năm của người lao động tại Đồng Tâm sẽ nằm trong top 10 công ty sản xuất, kinh doanh có mức thu nhập cho người lao động cao nhất Việt Nam.

    Để xây dựng nền tảng phát triển, chúng tôi không nhìn vào sự nóng bỏng trước mắt mà tính đến tương lai lâu dài. Đồng Tâm tin tưởng sẽ làm được một điều gì đó lớn lao, là một tên tuổi góp phần cùng các doanh nghiệp Việt Nam đưa đất nước theo kịp các nước phát triển.

    Chắc chỉ vài năm tới thôi, chúng ta sẽ có các doanh nghiệp hàng đầu đủ sức làm những việc lớn. Theo tôi, quan trọng nhất là lúc này sự gắn kết, hợp lực giữa các doanh nghiệp, các công ty con, giữa mỗi cá nhân cũng như giữa doanh nghiệp với Nhà nước.

    Sự phát triển mạnh mẽ của công ty, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước để giảm bớt tỷ lệ người nghèo ở VN, mỗi ngày bớt đi một người nghèo, một gia đình khó khăn, đó là mục đích lớn nhất của Thắng và cũng là trách nhiệm chung của các doanh nhân Việt Nam lúc này.
  10. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng tất cả các mem của f319 sẽ có tên trong này! :)

Chia sẻ trang này