Ai đang là người giàu nhất việt nam???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alibaba.vn, 15/08/2011.

4769 người đang online, trong đó có 442 thành viên. 22:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 30353 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    Ghê quá![r2)]
  2. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Lại cho tìm “kho báu núi Tàu”

    Thứ Năm, ngày 13/10/2011, 07:13
    (Tin tuc) - Đây là lần thứ ba ông Trần Văn Tiệp bỏ công sức, tiền của vào việc thăm dò kho báu theo ông có giá trị hơn 100 tỉ USD! Nếu thất bại, không được khiếu nại.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày






    Ngày 10-10, ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, đã ký quyết định phê duyệt phương án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu (Phước Thể, Tuy Phong, Bình Thuận).

    Giấc mơ vàng

    Người xây dựng và thực hiện phương án thăm dò là ông Trần Văn Tiệp, ngụ Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận (TP.HCM). Đây là lần thứ ba kể từ năm 1993 đến nay ông Tiệp được UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép thăm dò, khai thác kho báu núi Tàu. Hai lần trước, ông Tiệp đã bỏ ra hàng ngàn cây vàng thuê đánh chất nổ, đào bới băm nát núi Tàu nhưng cuộc truy tìm kho báu vẫn vô vọng. Thế nhưng niềm tin về kho báu khổng lồ này vẫn không tắt. Từ năm 2009 ông Tiệp tiếp tục làm đơn xin thăm dò và nay đã được phê duyệt.

    Ông Tiệp được thăm dò trong thời gian 270 ngày kể từ ngày 10-10-2011. Tổng dự toán chi phí hơn 3,3 tỉ đồng, trong đó số tiền ký quỹ là 500 triệu đồng nhằm cam kết thực hiện việc hoàn thổ, trả lại nguyên hiện trạng khu vực thăm dò. Số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi ông đã thực hiện đúng cam kết.

    Khu vực thăm dò nằm từ đỉnh trở về triền phía đông núi Tàu, ở độ cao 50-110m so với mực nước biển. Chủ dự án sẽ được khoan thăm dò trong năm điểm (mỗi vị trí khoan sâu tối đa 35m), theo tọa độ đã được xác định, trong phạm vi khoảng 2.400m2. Ông Tiệp được khoan hai giếng nước để lấy nước bơm dẫn lên năm vị trí đặt máy khoan. Trước mắt, ông Tiệp phải hợp đồng với đơn vị chuyên trách để rà soát bom mìn, chất độc hóa học trong phạm vi 5.000 m2 và hợp đồng với các đơn vị chức năng để đảm bảo an ninh trật tự suốt thời gian thực hiện phương án. Các máy móc, thiết bị được phép đưa lên núi Tàu (qua con đường trước đây ông Tiệp đã mở) gồm: Một máy khoan đặc chủng, hai máy đào, hai máy ủi, một xe ben, một xe bồn, một máy phát điện 100 KVA, một máy dự phòng để cung cấp đủ nguồn điện cho hoạt động thăm dò và các thiết bị kỹ thuật khác.
    [​IMG]
    Công trường khai thác kho báu trên đỉnh núi Tàu (Ảnh chụp năm 1994)
    [​IMG]
    Con đường do ông Tiệp bỏ kinh phí ra thi công dẫn lên đỉnh núi
    Kho báu… 100 tỉ USD?

    Theo ông Trần Văn Tiệp, hiện ông đang giữ trong tay tấm mật đồ kho báu núi Tàu hay còn gọi là kho báu Yamashita và có bút tích nhân chứng cung cấp cho ông về kho báu này từ nửa thế kỷ trước. Theo đó, kho báu nói trên có 4.000 tấn vàng cùng một số lượng lớn châu báu trị giá khoảng 100 tỉ USD. Tướng Nhật Tomoyuki Yamashita trước khi đầu hàng quân đội Đồng minh trong Thế chiến thứ hai đã vận chuyển tài sản vơ vét được từ các đền chùa, ngân hàng, viện bảo tàng ở các nước châu Á mà Nhật chiếm đóng đem về núi Tàu ở Việt Nam chôn giấu. Theo những tài liệu mà ông Tiệp cung cấp thì nơi nghi tài sản chôn giấu không phải là khối đá tự nhiên mà có sự tác động, sắp xếp và ngụy trang của con người. Hiện ông Tiệp và các cộng sự đã tập hợp được 22 tài liệu, hình ảnh, video clip liên quan để chuẩn bị cho lần thăm dò sắp tới.

    Ông Tiệp sẽ ủy quyền cho hai người cháu và con trai út của ông thực hiện phương án thăm dò đã được phê duyệt. Trong đó, ông Hoàng Văn Sáu (cháu ông Tiệp, ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) được ông ủy quyền để điều hành và quyết định tất cả vấn đề liên quan.
    [​IMG]
    Đồ họa nơi chôn giấu kho báu của quân đội Nhật và cách đưa người theo ống khoan xuống để lấy kho báu
    Nhóm ông Tiệp cũng đã thuê Công ty Cổ phần Thiết bị Địa vật lý tiến hành phân tích số liệu đo địa vật lý. Kết quả cho thấy theo hướng Bắc-Nam có một dãy dị thường hẹp (bề ngang khoảng 10m, dài khoảng 200m và sâu 50m). Theo ông Nguyễn Hữu Hào, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Địa vật lý, thì dãy dị thường này là các khối quặng kim loại tự nhiên hoặc nhân tạo với số lượng lớn và tương đối tập trung. Theo đó, muốn đánh giá trữ lượng chính xác, cần phải khoan thăm dò 3-5 mũi khoan.
    Nếu thất bại, không được khiếu nại
    UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo thành lập tổ giám sát gồm nhiều sở, ngành, Bộ Chỉ huy quân sự, *******, Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND huyện Tuy Phong để theo dõi, kiểm tra toàn diện việc thăm dò. Theo phương án phê duyệt, ông Tiệp phải dừng thăm dò ngay khi gặp một trong ba trường hợp sau: Khi hết thời gian thực hiện thăm dò (270 ngày); khi đã thực hiện khoan thăm dò xong tại năm vị trí (mặc dù thời gian chưa hết 270 ngày); khi phát hiện được chính xác vị trí tài sản nghi bị chôn giấu mà chưa khoan đủ tại năm vị trí hoặc chưa hết thời gian (270 ngày). Hết thời gian thực hiện thăm dò theo phương án được phê duyệt mà không phát hiện được tài sản nghi bị chôn giấu thì không xin gia hạn thêm thời gian thăm dò, chấm dứt hoàn toàn những vấn đề liên quan đến tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu. Ông Tiệp phải chịu mọi chi phí đã bỏ ra và không khiếu nại bất cứ việc gì.
  3. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    DOANH NHÂN LÊ KIÊN THÀNH
    [​IMG]
    Sinh nhật 1955
    Dân tộc Kinh
    Văn bằng Tốt nghiệp Viện hạt nhân Dubna (Nga)
    Địa chỉ Cty Cổ Phần Xây Dựng và Phát Triển Đô Thị, sân golf Đầm Vạc - phố Đình Ấm, Phường Khai Quang, Thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
    Điện thoại 84-211-846301
    E-mail lekienthanh_nhantai@yahoo.com
    Website http://damvacgolf.marofin.com NHÀ KHOA HỌC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ONLINE - CHAT
    Lê Kiên Thành - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị:
    Tôi thành công nhưng thất bại cũng nhiều


    Từng là Chủ tịch HĐQT Techcombank, hiện Lê Kiên Thành là Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị; chủ một sân golf; Tổng Giám đốc Cty Thiên Minh và lãnh đạo một vài Cty khác.Là con Tổng bí thư Lê Duẩn, nhưng Lê Kiên Thành chưa bao giờ bước chân vào con đường chính trị.
    Là một kỹ sư hàng không, kỹ sư hạt nhân nhưng cuối cùng anh lại dấn bước “chiến đấu” với thương trường từ những năm đầu Đổi Mới.
    Là một doanh nhân nổi tiếng và thành đạt, nhưng khi nhìn lại con đường của mình, anh luôn tự nhận mình là người thành công ít, thất bại nhiều.
    Cuộc trò chuyện của chúng tôi với Lê Kiên Thành, chính vì thế đã thật cởi mở...
    “Gà công nghiệp” trở thành ông chủ
    - Việc anh và các bạn ở Viện kỹ thuật không quân chế tạo thành công chiếc máy bay “Made in Vietnam” đầu tiên, có gợi mở cho anh điều gì về việc mình sẽ trở thành doanh nhân?
    Làm sao mà mơ được thành doanh nhân trong thời buổi lúc nào người ta cũng chỉ nghĩ đến việc làm thế nào có được miếng cơm manh áo để tồn tại. Tuy nhiên ý chí chế tạo máy bay, cũng như việc sống qua thời kỳ khó khăn cùng cực này, đã cho mình và mọi người một ý chí luôn luôn tìm thấy những hi vọng, cơ hội trong khó khăn để vượt thoát hoàn cảnh.
    - Thế thì việc anh trở thành doanh nhân hoàn toàn không nằm trong lộ trình vạch sẵn?
    Đúng vậy, tất cả bạn bè, người thân sau này đều cho biết điều làm họ bất ngờ nhất là “gà công nghiệp” Lê Kiên Thành dám từ bỏ quân đội, từ bỏ bao cấp để chiến đấu với thương trường từ cuối những năm 1980. Họ và ngay bản thân mình lúc đó đều nghĩ rằng mình không hề có tố chất và động lực để trở thành doanh nhân. Họ nghĩ mình sẽ theo đường chính trị.
    Không còn ám ảnh một tháng phải đổ xăng mấy lần
    - Vậy cái ý định làm kinh doanh đã “lén” vào trong đầu anh từ năm nào?
    Năm 1983, mình ra khỏi quân đội, về đầu quân cho Viện Vật lý. Anh Nguyễn Văn Hiệu (GS Viện sĩ) gửi mình sang Viện hạt nhân Dubna (Nga) học để về làm một máy gia tốc hạt nhân của VN. Về nước sau 6 năm dùi mài, mình thấy sốc khi chứng kiến cảnh những kỹ sư vật lý đi làm dầu chuối bán cho các bà hàng chè kiếm sống. Và dự định làm máy gia tốc hạt nhân cũng tan thành mây khói do không có kinh phí.
    Sau cú sốc, tĩnh trí quan sát đời sống xã hội lúc bấy giờ, nhóm bạn bè đi học Nga về nhận ra rằng bọn mình có một cái không bằng rất nhiều người: kinh phí; nhưng lại có điểm mạnh hơn rất nhiều người: kiến thức và điều kiện để làm ăn với nước Nga. Thế là bọn mình thành lập Cty để du nhập những công nghệ của Liên Xô về VN. Cty làm ăn tốt, trang trải đời sống cho anh em trong Viện. Tất nhiên hoạt động của Cty cũng chỉ khá hơn hoạt động của tổ công đoàn cơ quan bây giờ một tý. Thậm chí mình còn ấu trĩ đến nỗi không biết mình hoạt động như thế có phải đóng thuế không. Thế nhưng, nhờ có Cty, lần đầu tiên mình có cảm giác thoát khỏi sức ép ghê gớm của cảnh thiếu tiền. Và mình tự nhiên quên được một câu hỏi ám ảnh mà tháng nào cũng tự hỏi: Làm sao có tiền để đổ xăng cho xe máy?
    - Con một Tổng bí thư mà mỗi tháng vẫn phải băn khoăn về tiền đổ xăng xe máy, anh có rút ra bài học nào về sự cản trở của cơ chế với sự phát triển của đất nước?
    Mình nghĩ rằng những khó khăn của thời kỳ đó là rất khó tránh khỏi trên một nền tảng bao cấp kéo dài nhiều năm. Tất nhiên sau này người ta có bàn đến việc tại sao không “cắt rốn” ngay cho “đứa con” bao cấp sau năm 1975. Nhưng mình lưu ý rằng: Nhiều năm sau 1975, chúng ta vẫn chưa có được hòa bình thực sự. Chúng ta vẫn còn phải oằn lưng vì mấy cuộc chiến tranh biên giới.
    [​IMG]
    Mấy trăm USD “biến” thành 14 ngàn cây vàng: ở VN mới có
    - Vừa rồi báo chí có nói bóng gió đến những người giàu nhất VN. Và một số người bạn tôi thì nói anh cũng là một trong những người đó, chỉ khác một điều: Anh giàu chìm chứ không giàu nổi. Anh bình luận gì về điều này?
    Chắc chắn mình không phải là người giàu nhất VN. Còn việc báo chí vừa qua nói về một số người, thì theo mình cũng có lý. Bởi ngoài cái giàu nổi trên chứng khoán thì họ cũng có cái phần giàu chìm chứ, ai đo được.
    - Ở một nước mà mọi tài sản không nhất thiết phải hiện hữu trong tài khoản ngân hàng, như VN, thì những người giàu ngầm (có nhiều bất động sản, vàng, đô la), mới là những người số 1. Anh nghĩ sao?
    Mình đã phát biểu nhiều về vấn đề cần minh bạch tài sản của quan chức. Nhưng cũng có một cách để giàu ngầm khác. Thử ví dụ một chuyện thôi: Cách đây 10 năm, một người nào đó đi nước ngoài, mua được chiếc xe máy giá vài trăm đô la, gửi về nước bán được 2 cây vàng. Sau đó anh này đem 2 cây vàng đó mua được 2 ngàn mét vuông ruộng rau muống tại Hồ Tây. Sau dăm bảy năm “biến hóa”, ruộng rau muống biến thành đất thổ cư và anh ta có 14 ngàn cây vàng. Từ mấy trăm đô la biến thành 14 ngàn cây vàng, con đường đó chỉ ở VN mới có.
    - Anh "bắt tay" làm ăn với nước ngoài từ rất sớm. Vậy, để có vài ngàn mét vuông ruộng rau muống từ 10-15 năm trước, không phải là việc quá khó.
    Đúng, không quá khó, nhưng trong kinh doanh không phải lúc nào cũng thành công. Mình thất bại rất nhiều.
    - Doanh nhân thường gắn liền với thương hiệu của DN nào đó. Thành đạt thế, sao cho đến nay, chưa có thương hiệu DN nổi tiếng nào được nặn ra dưới tay anh?
    Một thời gian khá dài bỏ tâm, lực để tạo dựng nên Techcombank. Và không thể nói Techcombank là một thương hiệu không nổi tiếng.
    Vì tiền, người bình thường có thể thành kẻ thù
    - Mấy chục năm kinh doanh, doanh nhân Lê Kiên Thành đã gặp phải những thất bại nhớ đời nào?
    Có cái thành công ít, có cái thành công nhiều và có cái chả thành công gì cả. Nói chung những thất bại nhỏ thì nhiều lắm. Ví dụ năm 1994, bọn mình đầu tư một nhà máy sản xuất nước khoáng khá lớn (vài triệu đô la ở thời điểm 1994) ở Vũng Tàu (Barida), nhưng sau đó thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân là mình đơn giản hóa việc kinh doanh quá. Bọn mình nói với nhau rằng: Nước chỉ việc hút từ dưới lên mà lại bán đắt hơn xăng, thế thì làm gì mà chẳng có lãi. Sau đó mình mới hiểu tại sao cùng là nước khoáng bày bán, nhưng người ta chọn La Vie, mặc dù các loại nước đều giống nhau ở chỗ không màu, không mùi, không vị. Người ta uống là uống cái thương hiệu La Vie, chứ không phải vì nước ngon hơn, chai đẹp hơn. Sau có người cắt nghĩa, bia thì phải có gu, nhưng nước khoáng thì đâu có gu gì, như nhau cả. Thế thì để người ta chọn mua là vì thương hiệu thôi.
    - Sau nhữäng thất bại, anh đã rút ra bài học gì?
    Một bài học lớn về việc chọn đối tác; bài học về sự không biết tự bảo vệ mình. Nhưng cũng phải thấy rằng đất nước mình vẫn còn thiếu một nét văn hóa: Đó là văn hóa cùng tiến và chung thủy trong kinh doanh. Và mình rút ra bài học: Trong kinh doanh, người tốt chưa phải là nhiều và mình phải biết tự vệ. Một người bình thường, có thể trở thành kẻ thù, nếu họ đối mặt với món lợi lớn, cả triệu đô la chẳng hạn.
    - Giống như một câu nói nổi tiếng của Năm Cam: Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền?
    Mình đã có những bài học sát sườn: Cái có thể thay đổi con người ta rõ rệt và hoàn toàn, đó là tiền và quyền lực. Một người rất gần gũi với mình, khi hàn vi thì cực kỳ khiêm tốn, thế mà khi anh này có một chút tiền, thì động tác đầu tiên là ông ta đưa tay ra nhưng là để mình nắm tay ông ta chứ không bao giờ ông nắm lại; rồi ông ta cười bao giờ cũng chỉ hơi nhếch mép. Bây giờ thì chắc ông ta cũng giàu, nhưng đơn vị của ông ta thì không hề ổn và đang bị các cơ quan pháp luật soi rất kỹ. Cũng có thể ông ta luồn lách được, nhưng mình tin rằng, ông này có thời kỳ ngủ rất không ngon và sáng ra chỉ nghĩ làm sao mình qua khỏi.
    Người thứ hai ở cùng Cục kỹ thuật không quân với mình, rất thương yêu anh em, sĩ quan trẻ muốn về nhà, anh sẵn sàng trực hộ. Nhưng khi ông được bất chợt đưa lên phó phòng thì lập tức con người chân chất quê mùa đó thay đổi, trịnh trọng, lên gân lên cốt. Chỉ là một phó phòng thôi, nhưng khi ngồi ông ta không biết để tay vào đâu cho oách với cấp dưới.
    Ngân hàng mới không có bệnh tật gì cả
    - Nếu tự đánh giá về sự nghiệp kinh doanh đến thời điểm này thì tỷ lệ thành công/ thất bại ra sao?
    Hồi mới ở Nga về, bán đồ đạc đi được 2 cây vàng, đem đầu tư vào nước hoa Thanh Hương để rồi 5 năm sau mất trắng, phải gây dựng lại từ đầu. Nhưng thất bại đầu tiên ấy không thấm vào đâu so với ở Techcombank. Nhiều người sẵn sàng kêu gọi: Ông lại làm ngân hàng với tôi đi. Tháng 4 -5/2007 bọn mình sẽ cho ra một ngân hàng mới. Với tất cả những gì đã trải nghiệm ở Techcombank và đời sống, mình tin là ngân hàng này sẽ phát triển tốt. Có hai yếu tố quyết định khi làm nhà băng: Tiền và uy tín (ở Thụy Sĩ thấy có nhà băng vốn rất vừa phải, nhưng vẫn được những người giàu nhất bỏ tiền vào đó, vì nó quá uy tín). Tiền thì Lê Kiên Thành không quá nhiều, nhưng uy tín thì kha khá.
    - Nhưng một ngân hàng ra đời sau, lại đúng vào thời điểm diễn ra sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt của các ngân hàng, liệu có phải là bước đi mạo hiểm?
    Nói vậy thôi, chứ mới có khoảng 5-7% người VN sử dụng ngân hàng mà thôi, còn lại tiềm năng 90% kia mà. Hơn nữa đất nước mình còn cần rất nhiều nguồn lực tài chính để phát triển. Các ngân hàng hiện nay cũng chỉ đi trước bọn mình 10 năm thôi chứ mấy (10 năm nay mới có các ngân hàng theo đúng nghĩa). Một ngành mà chỉ đi trước nhau 10 năm thì không có gì là ghê gớm. Những ngân hàng ra đời trước, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, đang chứa trong lòng nó khá nhiều bệnh tật, bất cập. Còn ngân hàng giờ mới thành lập chả có bệnh gì cả. Nói chung là trong khó khăn luôn luôn phải nghĩ ra những lối thoát.
    - Các anh kỳ vọng như thế nào về ngân hàng này?
    Khi Techcombank còn hàn vi, mình đã nói với đại hội cổ đông rằng: Các anh chị cứ tin đi, Techcombank sẽ trở thành một trong 3 ngân hàng lớn nhất VN. Đừng nhìn vào cổ tức rất thấp thời điểm này, mà hãy tin trong thời gian không xa, giá trị nó sẽ tăng lên 10-20 lần. Mình nhớ ngồi dự hôm đó có nhiều quan chức ngân hàng, và ông PGĐ NHNN Hà Nội đã cười ruồi, coi quyết tâm đó là sự bốc đồng vớ vẩn. Tất cả những lời mình nói hôm ấy giờ đã thành sự thật.
    Tại sao không nghĩ mình sẽ giàu nhất VN?
    - Có người nói anh cũng thừa hưởng được ở cha mình tính mơ mộng. Có khi nào anh mơ chính anh và những doanh nhân VN sẽ có mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes một ngày không xa?
    Có chứ. Mình đã từng nói về các đồng sự ở Techcombank: Tại sao chúng ta lại không nghĩ rằng mình có thể trở thành người giàu nhất VN. Nhưng cái sự mơ ấy sẽ trở thành hiện thực nếu nhận được sự hậu thuẫn lớn từ toàn xã hội. Có một điều đáng buồn là đây đó, người ta vẫn nói là những người giàu chiếm giữ bao nhiêu phần trăm tài sản quốc gia. Tại sao người ta không nghĩ rằng, người giàu cũng chỉ có một đôi bàn tay và khối óc như người khác, thế mà họ biết làm ra hàng núi của cải, tạo ra hàng núi việc làm và đóng góp hàng núi ngân sách cho đất nước. Bill Gates là ai? Là người không được thừa hưởng gì cả từ bố mẹ, từ các thế lực chính trị. Tất cả là do ông ấy làm ra. Mình thấy rất đau khổ khi tất cả các báo đưa tin Bill Gates đến VN đều viết: Người giàu nhất thế giới đến VN, mà không ai viết: Người thông minh nhất thế giới đến VN. Tại sao chỉ nhìn vào túi tiền của người ta. Đau khổ hơn, khi Gates trao học bổng mấy ngàn đô la, thì nhiều người bĩu môi: Giàu thế mà keo. Họ không nghĩ được rằng Gates đem vô số cần câu đến VN chứ không mang đến cho con cá.
    VN không có đại gia?
    - Ai đó nói rằng: Nếu Bill Gates sinh ra ở VN thì ông ta cũng chỉ tầm tầm. Ngược lại, một người VN cực giỏi được sinh ra ở Mỹ, thì cũng chỉ tầm tầm. Ý kiến của anh ra sao?
    So sánh như vậy rất khó. Nhưng mình hiểu rằng: ở xã hội Mỹ, rất ít cơ hội đến một cách ngẫu nhiên, không có sự ban phát, xin cho nào cả, chính vì vậy những người thực sự giỏi mới có thể thành công. Nhưng ở VN rất nhiều người giàu vì cơ hội ngẫu nhiên.
    - Có một doanh nhân khăng khăng khẳng định rằng: ở VN không có đại gia theo đúng nghĩa. Ông ta lý giải rằng: Vốn liếng thực của một vài Cty kha khá cũng chỉ hơn giá đôi giò của một cầu thủ quốc tế nổi tiếng. Anh nghĩ sao?
    Nếu so sánh với thế giới thì đúng là VN không có đại gia vì thu nhập cả nước không bằng một tập đoàn lớn. Nhưng nếu so giá trị tài sản của những người giàu nhất VN với những người dân bình thường, thì vẫn có những đại đại gia. Nhưng theo tôi, nếu hiểu đại gia theo nghĩa anh có một tổ hợp mạnh, một tư duy chiến lược, một văn hóa kinh doanh, một ý thức vì cộng đồng... thì câu hỏi VN có đại gia chưa, thì lại phải bàn nhiều.
    - Trong giới doanh nhân hiện nay, ai có thể coi là bạn của Lê Kiên Thành?
    Đó là câu hỏi hay. Trên thực tế, những người bạn thì lại không làm ăn chung với mình. Người đầu tiên có thể kể là anh Phạm Phú Ngọc Trai – TGĐ của Pepsi VN, sau đó là Đặng Thiên Tân - người tạo ra chuỗi siêu thị Fivimax và nhiều sản phẩm đồ gỗ, Dương Đức Trung, chủ của 5-6 nhà máy 7-8 ngàn công nhân về may mặc, làm một cao ốc lớn ở TP HCM. Một người bạn nữa mình rất kính trọng nhưng buồn một nỗi là con người ấy hầu như chỉ gặp thất bại, đó là Hoàng Quang Vinh - người sáng lập đồng thời là chủ tịch HĐQT đầu tiên của Techcombank (Lê Kiên Thành là Chủ tịch HĐQT thứ hai).
    - Ấn tượng sâu sắc nhất của anh về những người bạn này là gì?
    Anh Trai gây ấn tượng nhất với mình ở tính chuyên nghiệp cao độ trong công việc. Anh Tân là người có thể biến những cái rất đơn giản thành những cái có giá trị. Anh Trung là người cực kỳ giản dị, dù nhiều tiền hơn mình rất nhiều, nhưng nếu đi bên mình thì ai cũng nghĩ mình giàu hơn. Còn anh Vinh – một người thông minh kinh khủng, nhưng ở vị trí TGĐ, anh ấy cũng thất bại, ở vị trí chủ tịch HĐQT, anh ấy cũng lại phải ra đi. Anh ấy luôn luôn có cái nhìn tổng thể, lý thuyết vững mà thực tế chắc. Có điều lạ là bây giờ anh ấy gần như không làm kinh doanh nữa, chỉ làm một hai cơ sở điều dưỡng và đi đó đây nghiên cứu phương pháp chữa bệnh cho mọi người.
    - Xin cảm ơn anh đã dành cho Doanh Nhân cuộc trò chuyện thú vị này!n

    Thanh Hải thực hiện
    [​IMG]
    Làm giàu để bảo vệ Đảng

    "Tôi vinh dự được kết nạp vào Đảng từ rất trẻ (21 tuổi) và năm nay tôi tròn 30 tuổi Đảng. Tôi cũng là chủ một doanh nghiệp tư nhân từ năm 1990. Tôi đã khóc trước bàn thờ cha tôi và tâm sự với mẹ mình rằng: “Suốt cuộc đời con không bao giờ muốn rời xa Đảng. Nhưng con thấy mình làm ăn chính đáng để có thể no ấm, có thể giúp đỡ bà con cũng là lẽ sống một con người." - đó là tâm sự của Ông Lê Kiên Thành giám đốc Công ty TNHH Thiên Minh.
    Phải thuận lòng dân
    Ông Lê Kiên Thành sinh năm 1955, con trai cố tổng bí thư Lê Duẩn. Ông Thành tham gia quân đội năm 1972, vào Đảng năm 1976, từng là tiến sĩ khoa học và công tác tại Viện Khoa học VN. Từ năm 1990 ông Thành nghỉ công tác tại cơ quan nhà nước và là giám đốc Công ty TNHH Thiên Minh. Nay ông là tổng giám đốc công ty này, đồng thời tham gia lãnh đạo ba công ty cổ phần khác tại TP.HCM và Hà Nội.
    Nếu điều lệ Đảng không cho đảng viên làm kinh tế tư nhân (KTTN) tức là Đảng chỉ “giúp” đảng viên không bị biến thành kẻ bóc lột, còn quần chúng thì không?
    Mặt khác nếu ông chủ tư bản, dù thực hiện rất tốt Luật lao động mà vẫn xem là kẻ bóc lột thì ông chủ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có bóc lột không?
    Lợi nhuận, giá trị thặng dư ở DNNN đi đâu trong khi quyền lợi của người lao động ở đây cũng không khác gì với khối KTTN? Người quản lý DNNN thường cũng là đảng viên, vậy họ tiếp tay cho hành động bóc lột hay sao?
    Suy cho cùng, hệ quả của mức độ “bóc lột” là đời sống của người lao động. Mà thực tế tôi thấy hiện phần lớn người lao động cùng lĩnh vực nhưng nếu làm cho DNNN thì thu nhập không bằng ở doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
    Tôi cho rằng cấm đảng viên làm KTTN nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ là một suy nghĩ duy ý chí. Xét về mặt khoa học thì chưa có một cuộc điều tra, khảo sát, một công trình nghiên cứu nào về những DNTN do đảng viên làm chủ hoạt động ra sao; những đảng viên làm KTTN có lợi hay hại cho Đảng, cho xã hội.
    Cũng chính vì phương pháp luận duy ý chí này, một số người, một số nơi ở những thời điểm nào đó đã đưa ra những qui định hết sức khó hiểu. Ví dụ chỉ cho phép đảng viên làm chủ một DNTN có 13 lao động trở xuống.
    Nếu hiểu ông chủ chỉ có một sự nghiệp là bóc lột nhân công mà đưa ra sự khống chế này thì hơi ấu trĩ. Vì đã bóc lột thì bóc lột một người cũng đáng lên án chứ không phải cứ bóc lột 14 người trở lên mới đáng cấm...
    Hay có qui định: đảng viên chỉ được góp tối đa 30% trong tổng vốn một DNTN. Chúng ta biết rằng những ông chủ tư bản hàng đầu thế giới họ cũng chỉ nắm giữ 5-7% vốn của một công ty là đủ. Có điều đó là những công ty có nhiều chục tỉ USD. Vậy thì con số 30% có ý nghĩa gì?
    Không cho đảng viên làm KTTN để trong Đảng không có những đảng viên là thành phần tư sản. Mục đích này là để không làm biến chất Đảng, bảo vệ Đảng? Tôi không đồng tình với quan điểm này.
    Nên nhớ rằng trước đây Liên Xô và nhiều nước XHCN ở Đông Âu đã mất quyền lãnh đạo tối cao của Đảng khi Đảng Cộng sản của họ không có một đảng viên nào làm KTTN. Thậm chí dân của họ cũng không có ông chủ DNTN nào.
    Theo tôi, Đảng Cộng sản hay bất cứ đảng nào muốn vững mạnh thì cũng phải thuận với lòng dân và đủ tầm bắt nhịp xu thế, đáp ứng đòi hỏi của thời cuộc. Dân tộc ta đã rời xa chiến tranh, đang dần bỏ qua ký ức đói nghèo, người dân và mỗi đảng viên đều muốn xây dựng cuộc sống no ấm, phồn vinh thông qua sản xuất kinh doanh.
    Xu thế của thời đại này cũng là phát triển kinh tế để thịnh vượng. Vì vậy những đảng viên bình thường muốn bảo vệ Đảng, muốn làm tốt nhiệm vụ trước dân thì hãy làm giàu cho mình và cho dân một cách chính đáng.
    Tôi còn “Đảng” hơn nhiều đảng viên không làm tốt nhiệm vụ
    Trước đây tôi đã từng rơi vào tình huống phải lựa chọn hoặc là tiếp tục làm KTTN thì phải ra khỏi Đảng.Tôi đã khóc trước bàn thờ cha tôi và tâm sự với mẹ mình rằng: “Suốt cuộc đời con không bao giờ muốn rời xa Đảng. Nhưng con thấy mình làm ăn chính đáng để có thể no ấm, có thể giúp đỡ bà con cũng là lẽ sống một con người.
    Nếu nơi này không cho con làm kinh tế con sẽ chuyển sinh hoạt Đảng sang nơi khác. Đến khi cả nước không còn chỗ nào cho phép thì con chấp nhận ra khỏi Đảng. Vì Đảng mà con viết đơn xin gia nhập không cấm con hướng đến một cuộc sống no ấm!”.
    Hiện nay DN của tôi luôn giải quyết việc làm cho 500-700 lao động thường xuyên, có đời sống ổn định và dần được nâng cao cùng với sự đi lên của công ty. Nhiều lúc tôi tự hào: mình còn “Đảng” hơn cả những đảng viên trong bộ máy công chức mà không làm tốt nhiệm vụ của họ.
    Vì bản thân tôi từng là đảng viên làm việc trong bộ máy công chức và nay ra kinh doanh riêng nhưng với Đảng tôi vẫn một lòng son sắt, với dân (anh chị em lao động trong công ty) tôi vẫn gần gũi và thông cảm như trước đây.
    Tôi biết họ tin tôi hơn trước đây, dù tôi là người giàu có so với họ, là ông chủ của họ. Vì họ biết những đồng tiền tôi có được chắc chắn không phải từ tham nhũng, hối lộ như một số đảng viên không làm KTTN nhưng cũng rất giàu có.
    Nếu như hàng triệu đảng viên bình thường như tôi mà cam kết với Đảng rằng mỗi năm sẽ đóng góp cho (ngân sách) đất nước 10 hay 100 triệu đồng (thuế và các nghĩa vụ tài chính của DN) và giúp cho 10 hay 100 người lao động có việc làm thì bao nhiêu khó khăn của Đảng, của đất nước, của nhân dân được bớt đi. Điều đó khiến dân tin yêu Đảng hơn, Đảng mạnh hơn và nước mạnh hơn.
    Xét về sứ mệnh của Đảng thì hiện nay càng cần có những đảng viên làm KTTN. Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện những nhiệm vụ mà nhân dân giao. Nhiệm vụ ngày nay là phát triển kinh tế, xóa bỏ đói nghèo lạc hậu, hội nhập và phát triển... tức là phải phát triển kinh tế, hạt nhân là các DN.
    Như trước đây khi cần giải phóng đất nước thì chúng ta có những đảng viên trong các tầng lớp quần chúng là nông dân, công nhân, trí thức... tiên phong, gương mẫu trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
    Nay khi cần phát triển kinh tế ta cũng cần có những đảng viên kinh doanh giỏi đi đầu, gương mẫu. Khi chúng ta đã thừa nhận KTTN và ta mong muốn cho KTTN ngày một phát triển mà đảng viên lại không có mặt thì đây mới là “lỗ hổng” trong bảo vệ Đảng.
    Chúng ta đã từng chiến thắng những kẻ mạnh nhất thế giới trên mọi phương diện vật chất trong khi chúng ta lại là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
    Và mới đây ta cũng đã chứng kiến những đất nước rất giàu có nhưng khi bị nước ngoài tấn công chỉ trong vài tháng đã tiêu vong. Tại sao vậy? Tôi cho rằng đúng là dân giàu thì nước có thể mạnh nhưng muốn nước mạnh thì bắt buộc người cầm quyền phải lồng lợi ích của dân vào lợi ích quốc gia.
    Ngày nay lợi ích quốc gia là phát triển kinh tế thì cũng không nên tách với lợi ích của người dân là làm giàu, tức là kinh doanh chính đáng. Mà đảng viên cũng là một công dân.
    Có ý kiến lo ngại rằng nếu để đảng viên làm KTTN tức là chúng ta đã thượng tôn cuộc đua tranh vật chất. Mọi thành viên trong xã hội chỉ duy nhất nghĩ đến làm giàu, làm giàu bằng mọi cách, mọi giá và trên hết.
    Xét cho cùng, để khắc phục được những hậu quả của sự lo ngại trên cũng chính là Đảng hãy vào cuộc, tức là đảng viên cũng sẽ làm giàu. Ngoài việc làm ra của cải, Đảng còn vững mạnh hơn khi có mặt trong mọi tế bào xã hội để định hướng, hướng dẫn người dân biết yêu nước trong cuộc làm giàu.
    Đảng có vai trò lãnh đạo nhân dân hoàn thành những nhiệm vụ của dân tộc trong từng thời điểm lịch sử nhất định, lịch sử thay đổi nên chủ trương, quan điểm của Đảng cũng có thể thay đổi để phục vụ dân tộc.
    Sự thay đổi đó, nếu có thì cũng là tất yếu chứ không phải thay đổi bản chất Đảng. Đảng viên có thể làm KTTN là để Đảng tự lớn lên, tự nâng cao năng lực lãnh đạo chứ không phải là thay đổi bản chất.
    *
    Theo Tuổi Trẻ
  4. ban.dat

    ban.dat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    0

    KMChungkhoan
    Đệ tử trung thành nhất của Vuhoang77
    Thành viên này bị khóa vô thời hạn vì lý do: Spam ! + sử dụng nhiều nick !





    Thành viên từ
    09:45, 18/02/11

    Được cảm ơn 1552 lầ
    Thằng này, vuhoang77,pannoon là một, nếu sai tôi đi bằng đầu:-bd
  5. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 4: Vũ Văn Tiền - Nhà giàu có vợ đẹp (tiếp)




    Thời buổi kinh tế khó khăn, cả nước có 47.000 DN ngừng hoạt động. Nhiều doanh nhân lừng lẫy một thời cũng đang “Méo mặt”! Ấy vậy mà ông Tiền lại như trẻ ra đến mấy tuổi, gương mặt tràn trề niềm vui …


    [​IMG] Ông Vũ Văn Tiền
    [​IMG]
    Vợ ông Vũ Văn Tiền _ Nguyễn Thị Quỳnh Mai
    Gặp lại ông chủ của tập đoàn xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (GELE XIMCO) tôi thực sự ngạc nhiên. Thời buổi kinh tế khó khăn, theo con số của bộ KHĐT mà báo chí đã đưa tin, cả nước hiện có 47.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Nhiều doanh nhân lừng lẫy một thời cũng đang “Méo mặt”! Ấy vậy mà ông chủ của một tập đoàn lớn đang đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng vào nhiều dự án trong cả nước, lại như trẻ ra đến mấy tuổi, gương mặt tràn trề niềm vui …

    Ông bảo, ông vừa có ba niềm vui lớn. Niềm vui mà lâu nay tôi vẫn lo cho ông ấy là cái bệnh gan. Ông đã chữa khỏi hẳn. Đúng hơn, ông đã cấy ghép gan thành công. Thành công đến kỳ diệu. Ông vén tay áo lên “ Anh xem, da em bây giờ thế này cơ mà …Trước đây, em chỉ mong được có nước da như anh …”.

    Tôi nhìn nước da trắng hồng của ông và nghe ông kể về ca ghép gan mà ông cho là “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ông kể về giám đốc bệnh viện Việt Đức Nguyễn Tiến Quyết, về các chuyên gia nước ngoài, về những người đã giúp ông “ cải lão hoàn đồng ” như thế nào …

    Ông kể về người vợ của mình đã thức trắng đêm bên giường bệnh với hai lần thập tử nhất sinh (Một lần ở Mỹ năm 2010 và lần này) đã lo mọi điều cho chồng …với niềm hạnh phúc và tự hào không dấu nổi trong ánh mắt, trong lời nói …

    Niềm vui thứ hai là sau ca phẫu thuật một tháng, ông đã chỉ đạo hoàn tất việc xây dựng và khánh thành khu tưởng niệm doanh điền sứ Nguyễn công Trứ với diện tích gần ba héc ta, đầu tư 30 tỷ đồng tại vùng Tiền Hải (Thái Bình) quê ông.

    Tôi xem những bức ảnh khu doanh điền sứ mang tên một nhà thơ, một danh nhân văn võ song toàn, một người có công khai khẩn ra vùng đất ven biển của tỉnh Thái Bình, nơi doanh nhân Vũ văn Tiền đã sinh ra, lớn lên và hiểu rằng, ông đã tri ân quê hương mình một việc làm có ý nghĩa. Khu doanh điền sứ không chỉ là nơi để thờ phụng một người có công với nước mà còn là một khu công viên tuyệt đẹp để người dân địa phương có nơi vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu …Một lá phổi xanh của vùng quê nghèo, đất chật người đông …

    Niềm vui thứ ba là nhà máy sản xuất giấy của tập đoàn ông ở Tuyên Quang đã cho ra lò thành công mẻ bột đầu tiên.

    Khi tôi hỏi ông trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân điêu đứng …ông phải làm gì để các công ty, xí nghiệp trong tập đoàn của ông đứng vững và phát triển? Ông bảo: Bây giờ là lúc phải xiết chặt lại, xiết chặt mọi thứ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó xem xét lại các hạng mục, các dự án, cân nhắc thật kỹ để chọn ra cái gì cần tiếp tục đầu tư, cá gì cần loại bỏ …

    Chẳng phải chỉ có chính phủ phải xiết chặt mà mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, doanh nhân cũng phải tự mình xiết chặt…

    Ông cho biết, bây giờ ông trở lại điều hành tập đoàn (Sau một thời gian ông giao lại cho người em ruột Vũ Văn Hậu). Bây giờ, mỗi tháng, số tiền lương và các chi phí cho bộ máy điều hành của tập đoàn dù đã tính toán, xiết chặt rồi cũng vẫn lên đến con số hàng chục tỷ đồng. Phải chi mỗi tháng hàng chục tỷ đồng tiền mặt trong thời điểm hiện nay không phải là chuyện đơn giản.

    Tôi bảo ông rằng trong phần đầu bài viết về ông đã đăng trên TamNhin.Net, tôi nhận được khá nhiều phản hồi của bạn đọc. Họ muốn biết thêm về người vợ của ông, về quá trình lập nghiệp của chính bản thân ông …

    Lần này, gặp lại ông, tôi có điều kiện đàm đạo về nhiều thứ quanh gia đình của một doanh nhân. Đàm đạo với vợ ông, cũng là một doanh nhân hiện đang quản lý trực tiếp một khách sạn lớn ở Quảng Ninh.

    Bây giờ tôi mới biết, vợ ông, Nguyễn Thị Quỳnh Mai đã tốt nghiệp trường đại học y khoa Hà Nội (hệ 6 năm), về mặt nào đó cũng có thể nói là một bác sỹ.

    Chả trách, Mai đã chăm sóc chồng tốt như vậy. Tôi nói là chăm sóc về mặt sức khỏe, vì nhiều năm qua ông bị một chứng bênh khá nan giải mà bây giờ ông đã chữa khỏi.

    Trò chuyện, tôi thật sự ngạc nhiên về những kiến giải sâu sắc, nhiều mặt của người vợ mà lâu nay tôi chỉ nghĩ là một người vợ đẹp, biết chăm sóc, yêu thương chồng, con …

    Mai nói về hiện trạng của các ngân hàng hiện nay. Mai cho rằng cơ cấu lại ngân hàng không chỉ dùng biện pháp hành chính là đủ. Một ngân hàng to chưa chắc đã hơn một ngân hàng nhỏ. Vấn đề là chất lượng hoạt động của ngân hàng. Không thể sát nhập hay tái cơ cấu bằng cách mua lại giấy phép, hay sát nhập theo theo con số cộng đơn thuần. Không thể có hiệu quả tốt nếu làm theo cách ấy!

    Mai cũng băn khoăn vì, hiện nay, người ta “tôn vinh” doanh nghiệp, doanh nhân nhiều quá. Nói đến doanh nghiệp, doanh nhân nhiều quá… Trong lúc có những ngành rất cần được tôn vinh như những người làm công tác khoa học, nhất là khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành. Một đất nước muốn phát triển bền vũng cái nền tảng là khoa học, các nhà khoa học. Mà ở ta, những nhà khoa học chân chính còn nghèo, thu nhập thấp, ít được công luận chú ý, tôn vinh …

    Mai lấy ví dụ về việc cấy ghép gan, nếu không có sự tiện bộ của khoa học làm sao chồng mình chữa được chứng bệnh khó chữa đó!

    Tôi hỏi Mai, làm vợ một người giàu có, một doanh nhân, chăm sóc ba đứa con, lại tham gia hoạt động kinh doanh, làm bà chủ một khách sạn lớn thời gian sẽ thế nào?

    Mai nói, mình phải biết sắp xếp thời gian cho hợp lý, biết ưu tiên giai đoạn nào cần tập trung giải quyết trước tiên vấn đề gì. Thời gian cho mọi người tưởng như nhau, nhưng thực ra, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự sắp xếp của người đó. Là người có cá tính mạnh, nhưng Mai luôn lắng nghe mọi người chứ không nhất nhất làm theo ý mình. Có người hỏi Mai sao không ăn mặc sắm sửa, đi lại như những bà chủ giàu có…Mai cười: Mình mặc gì, đi xe gì, đeo trang sức gì …thì mình vẫn là mình mà thôi. Những thứ ngoại thân ấy không làm nên giá trị con người!

    Ngày hai người mới quen nhau, doanh nhân Vũ văn Tiền bấy giờ còn là một chàng trai rụt rè, một học viên của học viện kỹ thuật quân sự. Sau nhiều năm làm công ăn lương ở một xí nghiệp xuất nhập khẩu bao bì của nhà nước cho đến năm 1993 mới ra thành lập công ty riêng.

    Hôm mới rồi, Vũ văn Tiền còn mời ca sỹ Chế Linh, Trung Đức, Thanh Hoa … cùng bạn bè, thân thích và cán bộ công nhân viên đến tầng 4 của tòa nhà cao 18 tầng, trụ sở chính của tập đoàn tại 36 Hoàng Cầu, tổ chức một đêm ca nhạc tri ân. Tôi cũng có mặt trong buổi giao lưu, thật cảm động. Người hát và người nghe như hòa làm một, trong tiếng vỗ tay ngỡ như không dứt … Vũ văn Tiền nói, 30 năm trước, đói run người vẫn say mê nhe ca sỹ Chế Linh, Trung Đức, Thanh Hoa … hát. Nghe qua một chiếc loa phóng thanh công cộng, trong những ngày cắp sách đến trường. Nghe từ chiếc cát sét cũ kỹ trong các đám cưới ở quê thời bấy giờ …

    Con người, thật lạ, khi đã trở nên giàu có, thành đạt lại không thể nào quên thủa hàn vi.

    Nhưng, tri ân với những gì đã qua thì mỗi người lại có cách thức khác nhau. Cách thức như vợ chồng doanh nhân Vũ văn Tiền đã làm, phải chăng là cách thức của những người có tâm, có học?!


    Theo Dương Kỳ Anh
    Tầm nhìn

Chia sẻ trang này