Ai đang là người giàu nhất việt nam???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alibaba.vn, 15/08/2011.

4742 người đang online, trong đó có 447 thành viên. 22:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30353 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. tuanka80

    tuanka80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    34
    Ông Tiền có 3 cô con gái cơ àh, kiểu này chắc lại kiếm tiền cho mấy thằng rể nó phá thôi, hehe, các bác phấn đấu lấy một chân, chẳng lo chứng chiếc làm gì cho mệt
  2. goliath_vn

    goliath_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Chắc em đứng thứ 11 quá, ko dc top 10
  3. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Chịu chết với cụ:))
  4. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    :)):)):)):)):)):)):)):))
    Vợ nó còn chưa biết nó bao tiền
    Bạn bác giỏi nhỉ
    Biết cả tài sản của các chân to ở Đông Nam Á cơ đấy
  5. amater_s

    amater_s Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Đã được thích:
    32
    Tớ quen cái thể loại này rất nhiều: tiền có trên ngàn tỷ VNĐ nhưng đếch dám mua xe quá 1 tỷ đồng
  6. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan - MSN - 22/11/2009, 00:59
    "Vietnam can't do" (VN không làm được), câu nói này giống như một lời nguyền khiến nhiều người có khả năng chưa dám thực hiện giấc mơ lớn.

    Lâu nay, người ta vẫn tưởng rằng ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Masan cùng nhiều cổ đông lớn khác là những Việt kiều Nga, còn Masan thì là công ty nước ngoài… Thế nhưng, sự thật Masan là một doanh nghiệp Việt và của những ông chủ người Việt sinh sống và làm việc tại VN.

    Khi bắt đầu sản xuất mì ăn liền xuất khẩu sang thị trường Nga, ông Quang đã nghĩ rất khác với các doanh nghiệp cùng xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường này. "Tại sao Masan lại chỉ sản xuất mì ăn liền cho cộng đồng 200.000 người Việt tại Nga mà bỏ quên đi một thị trường 150 triệu người Nga còn chưa được khai thác", là góc nhìn của ông Quang và những đồng nghiệp tại Masan.

    Ông Quang bộc bạch: "Chúng tôi thường nói với nhau về câu chuyện 2 người cùng được giao nhiệm vụ đi tìm thị trường cho giày da tại một nước rất lạc hậu ở châu Phi. Một người đi về rất thất vọng và báo cáo: ở đó chẳng có cơ hội nào cả bởi người dân ở đó không quen đi giầy. Người còn lại về thì hồ hởi thông báo: đó là một thị trường khổng lồ, tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả. Những người ở Masan thuộc mẫu thứ 2".

    Cũng chính vì thế ông Quang cùng Masan tấn công vào thị trường mì ăn liền và sau đó là tương ớt dành cho người Nga (những người chưa quen ăn mì, tương ớt) chứ không chỉ nhắm vào thị trường người Việt đang sinh sống tại Nga. Kết quả là Masan là công ty Việt Nam thành công nhất về xuất khẩu sang thị trường Nga. Lúc cao điểm, doanh số xuất khẩu của Masan sang thị trường Nga đạt trên 100 triệu USD mỗi năm.

    Thành công với thị trường Nga, ông Quang và những người bạn của mình có một bước ngoặt mang tính chiến lược khi xác định lại vị trí của thị trường Việt Nam. "Một công ty Việt Nam không thể trở nên hùng mạnh khi công ty đó không mạnh trên chính đất nước mình", ông Quang tâm sự. Đó cũng là lý do mà Masan tiếp tục triết lý "tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả" với thị trường Việt Nam.

    Điểm khác là ông Quang cùng các đồng nghiệp của mình đi tìm những nhu cầu còn "đang nằm ngủ" của những mặt hàng thực phẩm đã có tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp khác chưa khai phá hoặc chưa tạo ra một văn hóa tiêu dùng mới. Nước tương, nước mắm, tương ớt cao cấp Chinsu, nước tương Tam Thái Tử, nước mắm cao cấp Nam Ngư, mì ăn liền cao cấp Omachi… là những sản phẩm tạo dấu ấn nổi bật của Masan trên thị trường.

    Chỉ kinh doanh tại Nga một thời gian, chưa bao giờ là Việt kiều nhưng ông Quang cũng như nhiều cổ đông lớn tại Masan bị nhiều người nghĩ là Việt kiều Nga về Việt Nam kinh doanh.
    Masan là một công ty do những người Việt Nam làm chủ sở hữu lớn nhất (sau khi bán một phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài, lúc đầu toàn bộ do người Việt Nam sở hữu) nhưng lại bị nhầm là công ty… nước ngoài.

    Ông Quang tâm sự, ông khá tự ái và có phần hơi buồn khi nhiều người vẫn nghĩ Masan là một công ty được điều hành và sở hữu bởi người nước ngoài hoặc Việt kiều.

    "Tại sao người ta lại cứ nghĩ rằng chỉ người nước ngoài hoặc Việt kiều thì mới có thể sở hữu và vận hành một công ty lớn thành công nhỉ? Tại sao lại không tin người Việt có thể làm được? Tại sao không nghĩ "Vietnam can do" (Việt Nam làm được) mà cứ nghĩ là Vietnam can't do? (Việt Nam không làm được)", ông Quang trăn trở.

    Có lần khi được hỏi về chuyện có phải là Việt kiều Nga về nước kinh doanh không, ông Quang nói: "Không chỉ có tôi mà ở Masan các vị trí quan trọng toàn người Việt Nam, ai cũng có chứng minh thư nhân dân cả mà" và ông Quang cho xem luôn chứng minh thư nhân dân của mình.

    Ông Quang ví tâm lý "Vietnam can't do" (người Việt Nam không làm được) như một "lời nguyền" mà ông và những đồng nghiệp của mình phải giúp tất cả những ai gia nhập Masan vượt qua.

    Vị Chủ tịch HĐQT của Masan cho rằng: "Nhiều người Việt Nam không làm được, không thành công không bởi họ không có khả năng mà bởi chính vì họ cứ nghĩ rằng mình không làm được. Nếu suy nghĩ "Vietnam can do" (người Việt Nam có thể làm được) được cổ vũ mạnh mẽ như một tín điều và họ tin tưởng thực sự vào điều đó thì câu chuyện thành công của những người Việt Nam tại Masan có thể nhân rộng ở khắp mọi nơi".

    Trong buổi lễ niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần tập đoàn Masan (công ty con của công ty cổ phần Masan) tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, ông Quang có bài phát biểu khá đặc biệt. Thay vì những phát biểu xã giao thường thấy ở các công ty mới niêm yết khác, ông Quang lại nói về "niềm tin mãnh liệt vào giá trị Việt Nam của những con người, những tài năng Việt”, và “tin rằng Người Việt Nam có thể chiến thắng, những người luôn nói “Được” và “Tìm cách để biến điều đó thành sự thực”, những người luôn yêu quý và tự hào vì Tổ quốc mình và luôn sẵn sàng làm tất cả để Vinh danh Việt Nam".

    Giải thích về giá trị Việt Nam, ông Quang nói: "Nếu nhìn vào thị trường Việt Nam từ góc độ một đất nước mà GDP chỉ khoảng 100 tỷ USD thì không thể thấy được giá trị Việt Nam. Thế nhưng, nếu thấy rằng, thị trường Việt Nam có hơn 85 triệu người với rất nhiều nhu cầu chưa được thỏa mãn thì ở bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng ngành thực phẩm mà Masan đang kinh doanh, người ta lại thấy một thị trường "tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả" và đây chính là một "mỏ vàng" cực lớn mà nếu biết kích đúng, bạn sẽ được tưởng thưởng rất xứng đáng".

    Tâm sự về những phát biểu mang nặng tính dân tộc trong buổi lễ niêm yết ngày 5/11, ông Quang nói: "Thực ra tôi và những người bạn tại Masan cũng như tại Techcombank (ngân hàng mà các cổ đông lớn phần lớn đến từ Masan) luôn muốn cổ vũ cho suy nghĩ "Người Việt Nam làm được" ở nhiều nơi khác chứ không chỉ riêng tại Masan. Tại sao người Việt mình lại cứ phải là follower (người theo sau) mà không phải là leader (người dẫn đường)?".

    Nhà doanh nghiệp luôn cháy bỏng niềm tự hào dân tộc này nói tiếp: “Công ty mạnh nhất trong Masan Group là Masan Food mới hoạt động trong vòng bán kính 1m quanh bà nội trợ ở nhà bếp. Chúng tôi cùng có chung mơ ước sẽ xây dựng Masan Food sẽ là công ty trị giá 1 tỷ USD trong vài năm tới; và những thương hiệu như Chinsu, Omachi… sẽ trở thành những thương hiệu quốc tế chứ không chỉ là những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam”.

    Rồi ông Quang hăng hái nói tiếp: “Một người Việt Nam có nhu cầu không hề ít hơn một người Mỹ nhưng vì những lý do nào đó, những nhu cầu đang còn nằm ngủ. Sứ mạng của những doanh nghiệp Việt Nam như Masan là phải đi tìm và đánh thức nó dậy. Cái này cũng tương tự như việc dân tộc Việt Nam có khả năng không kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới. Nhưng vấn đề là làm thế nào dể khơi dậy, cổ vũ và khiến cho khả năng đó thăng hoa. Tôi tin là người Việt Nam nói chung sẽ là những người luôn nói “Được” chứ không bao giờ cam chịu làm kẻ đi sau…”.
  7. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ông TRẦN KIM THÀNH - Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị tập đoàn Kinh Đô - Người Hoa giàu nhất Việt Nam - Người giàu thứ 10 Việt Nam dựa trên chứng khoán
    [​IMG]Ông là người sáng lập Tập đoàn Kinh Đô.

    Với hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành và quản trị doanh nghiệp cùng tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt cơ hội, phân tích rủi ro và quyết định đầu tư táo bạo để đạt mục tiêu, Ông đã đưa Kinh Đô phát triển vượt bậc trở thành Tập đoàn đa ngành như thực phẩm, bất động sản, tài chính và bán lẻ.

    Đặc biệt, Ông đã rất thành công trong việc hoạch định chiến lược và tổ chức hệ thống quản lý điều hành Công ty Kem Ki Do (tăng trưởng lợi nhuận cao sau khi mua lại Công ty kem Wall's từ Unilever). Ông hiện tham gia điều hành nhiều công ty lớn và tầm cỡ tại Việt Nam. Ông là Ủy Viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và đã nhận được rất nhiều bằng khen của Trung ương và địa phương về sự đóng góp cho nền kinh tế xã hội của Việt Nam. (nguồn: Tập đoàn Kinh Đô)

    Khát vọng chinh phục thế giới:

    Đã có hàng trăm bài báo viêt về ông, mổ xẻ, phân tích, đánh già từng bước đi và thành công của Tập đoàn Kinh Đô. Khen có, chê có, hoài nghi có. Nhưng hình như chưa có bài báo nào khai thác được những suy nghĩ rất đời thường của ông Trần Kim Thành - Chủ tịch HĐQT Kinh Đô Group. Tôi thiết nghĩ đằng sau bất kỳ một vĩ nhân hay một doanh nhân thành đạt ... thì họ vẫn có những góc khuất của tâm hồn, có những ước muốn và suy nghĩ bình dị. Điều đó hẳn rất thú vị và nó đã thôi thúc tôi tìm gặp ông để trả lời cho những thắc mắc của mình.

    Thật không dễ dàng, bởi ông dường như chỉ là con người của công việc mà thôi. Tôi thật may mắn khi có được một cuộc trò chuyện khá vui vẻ, cởi mở từ ông. Dường như phía sau con người doanh nhân Trần Kim Thành đã được hé lộ. Và đó chính là câu chuyện đầu xuân mà chuyên đề Doanh nhân Việt Nam muốn gửi tặng đến bạn đọc.

    Con đường ai cũng phải đi qua:

    Ông sinh ra là để làm kinh doanh, nó không chỉ đơn thuần là một công việc mà đã trở thành nghiệp dĩ. Và cuộc đời ông đã không ngừng nỗ lực, phấn đầu vì một mục tiêu đưa Kinh Đô trở thành tập đoàn đa quốc gia, lớn mạnh trên trường quốc tế. Ông muốn là một doanh nghiệp tiên phòng "mang chuông đi đánh xứ người", khẳng định bản lĩnh và tầm vớc của doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Để những doanh nghiệp, doanh nhân đi sau tham chiếu, học hỏi và quan trọng là có được niềm tụ hào cùng sự tự tin khi vươn ra thế giới. Bởi thế, con đường mà ông đi hẳn vẫn còn dài lắm. Thế nhưng, con người ấy đã tự nhận rằng mình đã nghĩ tới quãng đời sau này, nghĩ tới tuổi về hưu. Ông nói: cuộc đời mỗi con người là hữu hạn vvif thế ta chỉ có thể làm được một số việc mà thôi. Và tôi đã chọn con đường kinh doanh cho mình. Tôi luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi về hưu như thế nào là có ý nghĩa nhất. Về hưu nghĩa là xây dựng lại cho mình một cuộc sống mới. Bạn thử nghĩ khi chúng ta đang bận rộn với hàng trăm công việc mỗi ngày nhưng cuối đời sẽ trở về cuộc sống bình lặng. Không còn cạnh tranh, không tiền tài, không toan tính. Tôi cũng muốn có cuộc sống yên ả với những thú vui tao nhã của tuổi già... Tôi đã suy nghĩ nhiều về điều này. Bởi đó chính là con đường ai cũng phải đi qua.

    Bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng mơ có một người thừa kế xứng đáng. Mọi người thường nghĩ người thừa kế phải là con cái, anh em... Nhưng đối với tôi, người thừa kế không nhất thiết phải là người trong nhà mà có thể là người ngoài, tôi cần người có đủ khả năng và tài trí đưa Kinh Đô phát triển đi lên. Bạn thử nghĩ, là cha mẹ ai mà không muốn con cái mình được sung sướng hạnh phúc trong khi còn đường doanh nhân mà bản thân tôi đã đi qua thì muôn vàn gian khó, cực khổ. Vậy tại sao tôi lại bắt con mình phải làm, phải dấn thân vào? Là cha tôi cho con mình quyền lựa chọn con đường đi cho mình. Theo tôi, khi ta làm việc gì có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng thì kết quả đạt được sẽ cao hơn. Về hưu cũng vậy, tôi tập trung đào tạo đội ngũ và người thừa kế tốt thì Kinh Đô sẽ phát triển vững chãi trong tương lai. Ông thành chia sẻ.

    Con người của niềm say mê công việc:

    Khi được hỏi về những mong ước ngày xuân, ông từ tốn trả lời: mỗi năm mới tôi lại tự đặt ra cho mình một mục tiêu mới để phấn đấu. Đó là củng cố công ty, nâng tầm Kinh Đô lên để hội nhập sâu hơn với thế giới. Quyết định của người đứng đầu phải trả giá rất lớn nếu sai. Vì thế, tôi luôn cố gắn lường trước mọi biến cố. Nếu nhận thấy 30-40% xác suất sai phải sửa ngay, đưa ra phương án phòng bị kịp thời. Công ty lớn, người lãnh đạo vẫn có thể quyết định sai. Nó không phải là do năng lực lãnh đạo kém mà là những rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu quyết định sai thì khả năng chịu đựng và phục hồi của doanh nghiệp lớn dễ dàng hơn doanh nghiệp nhỏ. Tôi có thể thua về vật chất nhưng không bao giờ thua về tinh thần, không bao giờ đánh mất động lực và ý chí vươn tới của mình.

    Ông là con người của công việc, của những ước mơ và hoài bão vươn tới không mệt mỏi. Bởi lẽ đó mà ông luôn hướng câu chuyện về những dự định, kế hoạch hay phương án kinh doanh mà ông tâm đắc. Ông Thành nói: Không có một quốc gia, một doanh nghiệp nào dựa vào một thứ mà phải dựa vào nhiều yếu tố thúc đẩy mới thành công. Trong kinh doanh, sự kết hợp hợp lý rất quan trọng. Tôi ví dụ, một công ty đa quốc gia muốn bước vào thị trường châu Á đầu tiên học sẽ đến Singapore để lập văn phòng đại diện tại đây. Bởi Singapore có ngôn ngữ (tiếng Anh thông dụng), có cơ sở vật chất và nhân lực tốt... Nếu tập đoàn nào muốn đến châu Á phát triển kỹ thuật họ sẽ tới Nhật Bản hoặc Đài Loan. Bản thân tôi luôn nghiên cứu học hỏi từ mô hình các công ty bánh kẹo mạnh nhất thế giới. Bởi Kinh Đoo hội nhập sâu với thế giới thì sẽ phải cạnh tranh với chính những công ty này. Là kẻ đi sau, muốn tồn tại phải không ngừng học hỏi từ người khác. Tuy nhiên, để thành công trong kinh doanh không có công thức chung, người lãnh đạo phải biết học hỏi và sáng tạo thành tựu của nhân loại thành con đường đi riêng của mình. Biến kiến thức khô cứng thành tri thức. Hiện Kinh Đô cũng sử dụng nguồn nhân lực có kỹ thuật của Đài Loan và Malaysia.

    Vươn ra biển lớn:

    Tôi rất thích tôn chỉ hoạt động của tập đoàn quốc tế GE rằng: "hoặc là thứ nhất hoặc là thứ hai, thứ ba là bán đi". Điều đó thể hiện một khát vọng dẫn đầu đáng để chúng ta nể phục và học hỏi. Người lãnh đạo phải vạch được đường đi, dẫn lỗi cho những người khác. Một doanh nghiệp mạnh phải tập hợp được nhiều người tài và tâm huyết theo mình. Kinh Đô tự hào có được đội ngũ mạnh. Người tài về với Kinh Đô không phải là vì tôi, ông Trần Kim Thành mà vì ý tưởng và hoài bão của Kinh Đô. Vì họ thấy Kinh Đô chính là nơi họ được thử sức mình, mục tiêu và ý tưởng của Kinh Đô hấp dẫn họ. Người ta có cảm hứng để làm, thấy Kinh Đô là mảnh dất có thể chắp cánh cho họ vươn tới, khẳng định mình. Mục tiêu của Kinh Đô cũng chính là mục tiêu của họ. Ước mơ vĩ đại mà không ai muốn làm thì đó chỉ là khẩu hiệu suông mà thôi. Kinh Đô hấp dẫn mọi người vì mục đích của chúng tôi có tính khả thi, to lớn nhưng không viển vông. Ngày nay, cơ hội đến và chia đều cho tất cả mọi người. Nắm bắt được nó hay không còn tùy thuộc vào chính bạn.

    Nhà đầu tư vào Kinh Đô là nhìn vào tương lại phát triển của chúng tôi, hiện tại chỉ là cơ sở để tham chiếu. Cứ ba tháng chúng tôi lại truyền thông tin ra bên ngoài, có điểm nhấn trong kinh doanh. Tổng hợp lại một năm của Kinh Đô sẽ là sự phát triển đi lên. Nhà đầu tư không muốn bản cổ phiếu của mình, gắn bó với chúng tôi hơn bởi họ hiểu Kinh Đô đang làm gì và sẽ đi tới đâu. Có được lòng tin của mọi nguowfi với tôi, đó chính là nền tảng tiên quyết để đi tới thành công. Đưa Kinh Đô trở thành tập đoàn đa quốc gia, lớn mạnh trên trường quốc tế.

    Tôi nhận ra với ông Trần Kim Thành, trong kinh doanh không có điểm dừng cho sự thành công. Mỗi ngày với ông lại là một ngày mới với những ước mơ và hoài bão lớn hơn. Dòng chảy ấy không bao giờ ngưng lại như dòng sông khát khao vươn ra biển lớn.
  8. binladen78

    binladen78 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Đã được thích:
    3
    Không fải là 03 mà 04 cô con gái cơ, chị vợ ông ấy cũng xinh tươi ngặt mỗi tội ông anh còi và già quá rồi, Phí...của vịt giời...
  9. seallove8119

    seallove8119 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2008
    Đã được thích:
    30
    Ông này có liên hệ gì với Nguyễn Đăng Quang - GĐ Sơn Mài Lam Sơn, đại gia nổi tiếng 1 thời (bị phá sản, bỏ ra nước ngoài) không vậy ????

  10. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    có thể là chủ tịch Doji....

Chia sẻ trang này