Ai nghĩ thị trường sẽ rớt xuống 850!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 28/04/2007.

3433 người đang online, trong đó có 136 thành viên. 07:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 6394 lượt đọc và 122 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    http://www.tialia.net/media.php?mediaid=84262 vừa giải trí vừa nghe kakalotta quảng cáo
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    coi quảng cáo mới nè kakalotta làm nè
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/900711/trang-11.ttvn
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Từ bán báo rong trở thành tỉ phú sòng bạc


    Giới sòng bạc thế giới không ai không biết đến ông trùm Sheldon Adelson. Những câu chuyện về cách làm giàu của ông đều như một huyền thoại.

    Xuất thân từ một cậu bé bán báo rong, ông đã trở thành một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Đặc biệt trong hai năm gần đây, ông đã gia tăng tài sản của mình nhanh đến chóng mặt. Với tổng tài sản 20,5 tỉ USD, Sheldon Adelson đứng thứ 3 trong số những người giàu nhất nước Mỹ, sau Bill Gates và Warren Buffett.

    Sheldon Adelson là ông trùm sòng bạc, nhưng cả một thời gian dài không ai biết ông có bao nhiêu tiền. Chỉ đến tháng 12/2004, khi Sheldon Adelson bán 10% cổ phiếu của tập đoàn Las Vegas Sands Corp., thu về gần 1,5 tỉ USD, người ta mới biết số tài sản khổng lồ của ông. Năm 2005, ông là người giàu thứ 15 thế giới, với 16,5 tỉ USD.

    Không ai có tốc độ làm giàu nhanh như Sheldon Adelson, ông chủ của tập đoàn Las Vegas Sands, chuyên kinh doanh giải trí và sòng bạc. Mới đây giới truyền thông xôn xao khi đưa tin Eugene Isenberg của tập đoàn Nabor Industries, là vị CEO có mức lương cao nhất thế giới hiện nay với 71 triệu USD mỗi năm. Thế nhưng Sheldon Adelson hoàn toàn có thể cười khẩy về câu chuyện đó.

    Lí do rất đơn giản là để làm ra số tiền này, Sheldon Adelson chỉ cần 3 ngày, không hơn. Hiện nay, mỗi ngày ông trùm sòng bạc Las Vegas thu về tổng cộng 23,6 triệu USD lợi nhuận, gần 1 triệu USD mỗi giờ.

    Người ta cũng ước tính, nếu duy trì được tốc độ làm giàu kinh ngạc này, thì chưa đầy 10 năm nữa chính Sheldon Adelson chứ không phải là ai khác sẽ vượt Bill Gates để chiếm ngôi vị người giàu nhất hành tinh.

    Kiếm tiền bằng mọi nghề

    Sheldon Adelson là người gốc Do Thái sinh sống tại Mỹ. Ông sinh tháng 8 /1933 tại khu phố Dorchester, thành phố Boston, Mỹ. Để thành đạt và trở thành một tỉ phú giàu có, ông đã phải bươn trải, kiếm sống bằng mọi nghề.

    Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len, Sheldon Adelson vất vả từ bé. Hơn 10 tuổi, ông đã tự nuôi mình bằng thu nhập từ nghề bán báo rong. Những người dân ở khu phố nghèo Dorchester, Boston vẫn luôn nhớ hình ảnh cậu bé lanh lợi, bán báo mỗi ngày.

    Sheldon Adelson học hành dang dở. Đã đăng ký học tại trường City College, nhưng vì kế sinh nhai, do ham kiếm tiền mà Sheldon Adelson thôi học giữa chừng. Ngoài một thời gian dài bán báo, Sheldon Adelson còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau để kiếm sống. Khi thì bán bánh kẹo, khi thì phát tờ rơi.

    Sự nhanh nhẹn và khéo ăn nói còn đưa Sheldon Adelson đến với nghề quảng cáo và tiếp thị bán hàng. Sheldon Adelson không có bằng cấp gì nhưng kinh nghiệm đời thường của cuộc sống bươn trải đã đem lại cho ông những kiến thức kinh doanh vô cùng qui giá.

    Sau thời gian đi nghĩa vụ quân sự, Sheldon Adelson lại quay về với nghề kinh doanh tự do. Ông chọn nghề môi giới tài chính, tín dụng và bảo hiểm là lĩnh vực mà ông ưa thích nhất. Cái nghề môi giới đã tạo cho ông nhiều mối quan hệ với nhiều người ở mọi lĩnh vực khác nhau. Sheldon Adelson đã nhận thấy cơ hội kinh doanh luôn có ở mọi nơi, mọi lúc.

    Từ thực tế trên thương trường, Sheldon Adelson đã từng ví , cả cuộc đời săn lùng cơ hội kinh doanh của mình như người đợi xe buýt tại bến xe. Chẳng may lỡ chuyến buýt này thì chỉ vài phút sau lại có chuyến xe mới. Qua cách so sánh của Sheldon Adelson, người ta thấy ở ông sự khát khao kinh doanh và tự tin vào những cơ hội kinh doanh mới luôn xuất hiện.

    Với triết lí kinh doanh và tham vọng mãnh liệt đó mà Sheldon Adelson nhìn đâu cũng thấy có thể kiếm được tiền. Ông có vô số ý tưởng kinh doanh, từ những điều bình thường nhất, cho đến những dự án khổng lồ.

    Có lẽ bản thân ông cũng không nhớ hết mình đã thử sức với bao nhiêu dự án kinh doanh lớn nhỏ trong hơn 50 năm ?ochinh chiến? trên thương trường. Chỉ biết rằng những dự án sau càng qui mô hơn dự án trước và hứa hẹn đem lại những món lợi nhuận khổng lồ.

    Trở thành triệu phú khi kinh doanh hội chợ máy tính

    Sheldon Adelson là người rất nhạy bén với các cơ hội kinh doanh tiềm năng. Vào cuối những năm 70 của thế kỷ XX, ông đã sớm nhận thấy xu hướng bùng nổ của công nghiệp máy tính cá nhân. Thế nhưng ông không phải là chuyên gia của lĩnh vực này, để có thể tham gia sản xuất hay kinh doanh máy tính.

    Một ý tưởng bất ngờ đã đến với Sheldon Adelson. Ông quyết định làm dịch vụ hội chợ máy tính, khi biết rằng rất nhiều khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và giới thiệu sản phẩm máy tính trên thị trường. Năm 1979, ông thành lập công ty Comdex chuyên tổ chức hội chợ máy tính.

    Tại một vùng ngoại ô Las Vegas, Sheldon Adelson đã thuê mặt bằng để làm hội chợ. Không tốn quá nhiều tiền, Sheldon Adelson đã đầu tư nơi đây thành một khu hội chợ chuyên về các sản phẩm máy tính. Với những quan hệ rất rộng của một nhà môi giới sành sỏi, cộng với khả năng tổ chức rất tốt, ông đã thu hút được các đại gia máy tính khắp nơi tham dự hội chợ Comdex.

    Máy tính bùng nổ và phát triển, cạnh tranh máy tính càng gay gắt, đã giúp cho kinh doanh hội chợ của Sheldon Adelson lên nhanh như diều gặp gió. Comdex trở thành nhà tổ chức hội chợ máy tính quốc tế có uy tín nhất thế giới. Mỗi lần hội chợ mở, có tới hàng trăm nghìn lượt người khắp nơi đổ về đây.

    Sheldon Adelson đã thu bộn tiền, khi cho thuê mặt bằng hội chợ với giá 40 USD một mét vuông, trong khi ông trả cho chủ đất chỉ là 15 cent một mét vuông. Sau gần 20 năm hốt bạc từ kinh doanh hội chợ, năm 1997, ông đã bán lại Comdex cho tập đoàn Softbank của Nhật với giá 860 triệu USD.

    Sau phi vụ này, Sheldon Adelson trở nên nổi danh với những giai thoại về một ông phù thuỷ kinh doanh. Lí do là Sheldon Adelson đã biết chọn thời điểm đàm phán và bán Comdex, khi công nghiệp máy tính lên tới tột đỉnh. Chỉ sau đó không lâu là thời kỳ xuống dốc không phanh và giá trị Comdex chỉ còn một phần nhỏ so với giá khổng lồ mà Sheldon Adelson đã tài tình bán được.

    Sống và kinh doanh tại LasVegas, trung tâm sòng bạc và ăn chơi lớn nhất thế giới, Sheldon Adelson không thể bỏ qua các cơ hội kinh doanh mới. Từ năm 1984 ông đã xây dựng tổ hợp khách sạn Casino The Sands. Khách sạn này không chỉ đón khách hội chợ máy tính mà Sheldon Adelson còn tham vọng nhảy cả sang thị trường khách đến các sòng bạc ở Las Vegas.

    Để khuếch trương tên tuổi Casino The Sands, Sheldon Adelson đã kỳ công và chịu tốn kém để mời được hai ca sĩ lừng danh lúc đó đến biểu diễn là Frank Sinatra và Rat Pack.

    Quyết liệt để trở thành ông trùm sòng bạc

    Là người đến sau nhưng Sheldon Adelson dường như đã ngửi thấy ma lực hấp dẫn từ kinh doanh phục vụ sòng bạc. Sheldon Adelson quyết định dồn toàn lực để đầu tư và kinh doanh tại Las Vegas.

    Tại thời điểm lúc bấy giờ, có thể nói rằng Sheldon Adelson đã rất liều lĩnh khi ngấm ngầm thách thức Steven Wynn, ông trùm chính thức của thủ đô sòng bạc Las Vegas hàng chục năm liền. Khi biết Sheldon Adelson nhảy vào đầu tư lớn trong lĩnh vực này, Steven Wynn đã hăm he đe doạ sẽ bóp chết các dự án của Sheldon Adelson.

    Thế nhưng điều đó chỉ càng kích thích tham vọng khôn cùng của Sheldon Adelson, một người đã được biết đến nhiều bởi cái ?omáu lạnh? trong kinh doanh. Ông lạnh lùng chấp nhận cuộc chiến tay đôi với đối thủ cạnh trạnh bằng những dự án khổng lồ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

    Năm 1991, sau chuyến nghỉ tuần trăng mật với người vợ thứ hai Miriam tại Venedig (Italia), Sheldon Adelson có ý tưởng xây dựng một tổ hợp khách sạn Casino Venetian theo kiến trúc Venedig ngay tại Las Vegas. Hơn 1,4 tỉ USD đã được ông trùm mới nổi hào phóng bỏ ra, để có được một thành phố Venedig thu nhỏ ngay trong bang Nevada toàn sa mạc.

    Sheldon Adelson cho xây dựng hơn 400 mét kênh đào nhân tạo chạy quanh khu tổ hợp khách sạn Casino Venetian được xây dựng nguy nga tráng lệ, toàn bộ ốp đá cẩm thạch. Tại đây có hơn 4.000 phòng khách sạn Suiten, 12 nhà hàng sang trọng và cả một khu phố mua sắm cao cấp. Khách đến sòng bạc có thể lựa chọn mọi hình thức chơi bạc tại 122 bàn chơi có người phục vụ hoặc tại 2.500 máy tự động.

    Casino Venetian đã thực sự trở thành chốn ăn chơi hoành tráng nhất của thủ đô cờ bạc thế giới LasVegas. Và kể từ đó ông chủ Sheldon Adelson của Casino Venetian cũng đã chính thức qua mặt được đối thủ Steven Wynn không đội trời chung để trở thành ông trùm số 1 tại Las Vegas.

    Tham vọng của Sheldon Adelson không dừng tại đó. Trước kia ông đã từng nói rằng mơ ước có ngày làm chủ cả hệ thống sòng bạc đầy tiềm năng và bí hiểm ở châu Á. Và giờ đây, khi đã ngoài 70 tuổi, Sheldon Adelson vẫn đang quyết liệt để thực hiện giấc mơ đó.

    Năm 2002, ông đã chính thức đặt chân vào ?omỏ vàng? Macao khi bỏ ra gần 300 triệu USD để xây dựng một Casino Sands theo kiểu Las Vegas. Tại đây những kẻ ăn chơi không cần đếm tiền, có thể chơi bạc, sử dụng mọi tiện nghi xa hoa nhất, dịch vụ xa xỉ nhất.

    Thấy hết tiềm năng và lợi thế của Macao, thủ phủ sòng bạc châu Á, trong đầu Sheldon Adelson đã hình thành ngay một kế hoach đầu tư vĩ đại. Sheldon Adelson dự kiến sẽ bỏ khoảng 6 tỉ USD để biến Cotai, thuộc Macao thành một Las Vegas châu Á. Tại đây, Sheldon Adelson sẵn sàng bỏ ra 2 tỉ USD để có được một trung tâm Casino lớn nhất thế giới. Sheldon Adelson hoàn toàn tin tưởng rằng nơi đây sẽ trở thành thiên đường cờ bạc của những tay chơi sành điệu nhất thế giới.

    Đây không chỉ là một phi vụ đầu tư vĩ đại mà còn là một canh bạc lớn của ông trùm Sheldon Adelson. Một lần nữa Sheldon Adelson lại thách thức ?ochiến đấu? với ông trùm người Hoa, Stanley Ho, người độc quyền thống trị hệ thống sòng bạc Macao từ hàng chục năm nay. Sheldon Adelson là ông chủ không chịu thất bại và không biết điểm dừng.

    Cuộc cạnh tranh khốc liệt ở Macao chưa kết thúc nhưng Sheldon Adelson đã lại có ngay những kế hoạch kinh doanh tiếp theo ở các nước châu Á khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia. Những động thái nới lỏng qui định đầu tư vào sòng bạc ở các nước này, đều được Sheldon Adelson quan tâm và theo dõi chặt chẽ. Ông không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh khi nó đến với mình.


    (Theo TBKTVN)



    ko ai giàu mà ko làm việc cả, hãy đầu tư đi đừng e ngại
    nếu bạn còn e ngại hãy bắt đầu từ các mã này: vf1 pru stb acb ssi bvs ree vnm drc hrc ... nhìu lắm, hàng đang rẽ, trụ trì kakalotta đã check
    Còn đợi gì nữa
    sau này kakalotta sẽ trở thành ông chủ sòng bạc cá độ vnindex
    thằng cha Dũng cá độ với mình muốn thắng chắc xúi ai bán stb đi giờ ngồi tiếc nha em chai dũng!. Qua tuần sau ko còn giá 138 đâu
  4. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    18 "đại gia" hàng đầu Mỹ đến Việt Nam tìm cơ hội
    11:34'' 28/04/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Phái đoàn 18 doanh nghiệp (DN) hàng đầu của Mỹ do Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN tổ chức sẽ đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư vào ngày 3 và 4/5 tới.

    "Đại gia" Mỹ đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư

    18 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ như Boeing, Chevron, ExxonMobil, IBM, Time Warner, Abbott, Ford Motor, General Electric... và 35 lãnh đạo cao cấp của các công ty này sẽ đến Việt Nam để tham dự Diễn đàn "Việt Nam - Một tương lai tươi sáng cho doanh nghiệp Mỹ" tại Hà Nội do Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN và Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức.





    Bà Frances A. Zwenig - Cao ủy Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN. Ảnh: Trọng Hiếu


    Đây là đoàn DN lớn nhất của Mỹ đến Việt Nam sau khi Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) được thông qua và Việt Nam chính thức gia nhập WTO tháng 1/2007.



    Bà Frances A. Zwenig - Cao ủy Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN cho biết: Hội đồng Thương mại Mỹ ASEAN đã có nhiều năm hoạt động tại VN và đã xúc tiến kêu gọi các công ty của Mỹ đã hoạt động tại VN hoặc đang xem xét muốn đầu tư tại VN.

    Sau khi VN gia nhập WTO và tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh APEC, vị thế và uy tín của VN đã tăng lên rất cao. Các DN Mỹ cũng đang rất hào hứng muốn đầu tư vào VN. Bà Zwenig nói: "Chúng tôi mong muốn là cầu nối mang các DN Mỹ đến VN. Tháng vừa qua chúng tôi cũng đứng đằng sau trong việc tổ chức chuyến thăm Hoa Kỳ của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, chúng tôi đã tổ chức một hội nghị bàn tròn tìm hiểu thương mại giữa DN 2 nước. Và Hội nghị bàn tròn đó đã làm tiền đề cho chuyến thăm lần này của phái đoàn DN 18 DN Mỹ và 35 thành viên đại diện.

    FDI chất lượng cao

    Bà Zwenig cho biết, các công ty Mỹ rất quan tâm đến VN, nhưng VN cũng nên đánh giá đúng tầm quan trọng của cơ hội này. Các DN hàng đầu của Mỹ đến VN lần này sẽ mang lại những cơ hội đầu tư FDI trực tiếp chất lượng cao. Các DN cũng tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mà VN hiện rất quan tâm như xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính, IT cũng như giáo dục. Chương trình của Diễn đàn từ 3-4/5 này sẽ có sự tham gia của Bộ trưởng và Thứ trưởng các Bộ Thương mại, Tài chính, Bưu chính Viễn thông, GTVT và nhiều bộ, ban ngành có liên quan khác.



    Danh sách 18 DN Mỹ

    Abbott International
    Agilent
    Alcoa
    Apco Worldwide
    Boeing Company
    Chevron
    Conoco Phillips
    Exxon Mobil
    Ford Motor
    General Electric
    Hewlett-Parkard
    IBM
    JHPIEGO
    Raytheon International Inc
    Time Warner
    UPS
    Vietnam Partners
    Universal Telecom Services, Inc

    Trả lời câu hỏi của VietNamNet về kỳ vọng đạt được của các DN Mỹ đến VN lần này, bà Zwenig cho biết: Một số DN trong danh sách này đã hoạt động ở VN rồi và muốn tìm kiếm thêm những cơ hội để phát triển mạnh hơn. Những DN khác thì muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Cái họ quan tâm nhất là VN đã có những cam kết khi gia nhập WTO và sẽ thực thi những cam kết này như thế nào. Ví dụ như trong lĩnh vực IT, tập đoàn DELL rất nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất máy tính. Họ đã có nhà máy sản xuất ở Malaysia và 2 tuần trước đây họ đã sang VN và có cuộc gặp gỡ với một số cơ quan Chính phủ VN và tập đoàn Intel đã đầu tư ở VN, để tìm hiểu xem VN có là một ứng cử viên tiềm năng cho việc đầu tư không.

    Những DN khác như tập đoàn IBM, HP thì rất quan tâm đến một số Nghị định của Chính phủ gần đây về đấu thầu và cung ứng, đã được đưa ra 3 lần kể từ tháng 9 năm ngoái đến nay. Nghị định quy định về việc mua bán các sản phẩm IT, trong đó có yêu cầu khi đấu thầu mua các sản phẩm IT nước ngoài phải có tỷ lệ phần trăm nhất định sản xuất từ các công ty VN. Trong khi đó hiện nay VN hầu như chưa có DN nào tham gia sản xuất phần mềm. Các công ty Mỹ muốn tìm hiểu họ có thể hợp tác với VN để đào tạo, nâng cao chất lượng sản xuất phần mềm của các công ty VN chứ tạm thời hiện tại rất khó thực hiện được yêu cầu này. Hiện nay các DN Mỹ muốn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo Bộ Bưu chính - Viễn thông để tìm hiểu năng lực đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của các DN VN đến đâu để có thể thực hiện yêu cầu của chính phủ VN.

    Theo bà Zwenig, ngoài khả năng đáp ứng được yêu cầu của các DN VN, thì xét riêng dân số VN cũng đã là một nhu cầu rất lớn về IT và là một thị trường rất đáng quan tâm. Intel đầu tư vào VN là một bước khởi đầu rất quan trọng và tới đây các DN Mỹ sẽ noi theo gương Intel.

    "************* ***************** cũng có dự định đến thăm Hoa Kỳ vào tháng 6 tới. Chúng tôi cũng rất quan tâm trong chuyến thăm của Chủ tịch ***************** sẽ có những hợp đồng nào được ký kết. Về phía các công ty của Mỹ thì chúng tôi được biết là đã có ít nhất 6 hợp đồng sẵn sàng để ký kết" - bà Zwenig nói.

    Một trong những vấn đề quan trọng mà các DN Mỹ quan tâm hàng đầu là vấn đề bản quyền sở hữu trí tuệ. Vừa qua, VN đã có tín hiệu rất mạnh mẽ đến các tập đoàn công nghệ thông tin Mỹ thông qua chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ. Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Vũ Đức Đam đã ký một cam kết về mặt nguyên tắc với tập đoàn Microsoft, về việc các cơ quan của Nhà nước và Chính phủ sẽ chỉ sử dụng các phần mềm có bản quyền. Còn về mặt giá cả thì tập đoàn Microsoft sẽ tiếp tục làm việc với phía VN. Theo bà Zwenig, các DN Mỹ coi đây là một tín hiệu rất mạnh mẽ và rất đáng khích lệ từ phía VN.

    PNTR - Điểm mới trong những chuyến thăm của DN Mỹ đến Việt Nam

    Năm 2006, Hội đồng Thương mại Mỹ - ASEAN cũng đã tổ chức một phái đoàn các DN Mỹ đến VN, trong đó có nhiều gương mặt cũng sẽ quay trở lại VN trong lần này. Đâu là sự khác biệt của những chuyến đến thăm? Bà Frances chỉ ra rằng, đó chính là PNTR.

    Bà Zwenig cho biết: "điều chúng tôi muốn nhấn mạnh nhất đến sự thay đổi của 2 chuyến thăm VN của các DN Mỹ chính là PNTR đã được ký vào năm qua." Chúng tôi muốn đến VN để tìm hiểu rõ hơn việc thực hiện những hướng đi và hành động cụ thể của VN sau WTO và PNTR là gì. VN sẽ làm gì sau khi xóa bỏ rào cản thương mại và để bảo vệ các DN trong nước. Ở thời điểm hiện tại VN đang là vùng "đất hứa" đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng vị trí tốt này sẽ được duy trì trong bao lâu? Vấn đề là VN tận dụng những cơ hội này như thế nào để tiếp tục trở thành vùng đất hứa cho các nhà đầu tư.



    Bà Zwenig: "Chỉ riêng xét về dân số, VN đã là một thị trường tiềm năng cho các DN Mỹ". Ảnh: Trọng Hiếu

    "Theo tôi, VN đang có những lỗ hổng về giáo dục. Chính phủ VN cần làm gì để bịt những lỗ hổng này? Ví dụ như ở VN chưa có những trường đại học tiêu chuẩn quốc tế, VN cần làm gì để thu hút các trường đại học quốc tế đến VN và xây dựng trường đại học tiêu chuẩn quốc tế ở VN? Về việc gửi sinh viên du học ở nước ngoài, Chính phủ VN có những chính sách như thế nào để thu hút nhân tài trở về làm việc. VN có rất nhiều sinh viên ưu tú, nhưng cần phải có những chính sách ưu đãi để thu hút lực lượng nhân tài này trở về?" - bà Zwenig chia sẻ.


    Trong khối ASEAN, VN luôn nằm trong những ưu tiên hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Mỹ. Theo bà Zwenig, xét về toàn diện mục đích để thành lập ra khối ASEAN là để đưa ra một cơ hội đầu tư thay thế cho Trung Quốc. Thay vì đầu tư vào vào Trung Quốc thì các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào một trong các nước trong ASEAN. "Tôi nghĩ rằng quyền lợi của các nước trong khối ASEAN có ràng buộc rất chặt chẽ với nhau. Việc đầu tư vào một nước trong khối ASEAN cũng sẽ đem lại lợi ích nhất định cho các thành viên trong khối. Đây cũng là cơ hội quan trọng để VN nắm được vai trò dẫn dắt, vai trò ảnh hưởng trong khối ASEAN" - bà Frances Zwenig kết luận.

    Hải Yến
    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/04/689569/
  5. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    [Thứ Sáu, 27/04/2007, 23:02

    Huy động vốn, cần cân nhắc

    Hàng loạt công ty đang phát hành thêm cổ phiếu để lấy tiền đầu tư vào các dự án mới. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận định, sẽ rủi ro cho doanh nghiệp và cả nhà đầu tư nếu như chủ quan để việc phát hành cổ phiếu tăng vốn nói trên tạo ra sự bất hợp lý trong cơ cấu tài chính.

    Vì sao doanh nghiệp mặn mà?

    Trong cơn ?okhát? cổ phiếu hiện tại của cổ đông và nhà đầu tư, dường như việc phát hành thêm cổ phiếu quá thuận lợi. Phần lớn các cổ đông, các nhà đầu tư đều rất sẵn sàng bỏ tiền mua cổ phiếu.

    Mọi chuyện sẽ là bình thường nếu như các cổ đông, các nhà đầu tư đã cân nhắc kỹ lưỡng lợi nhuận và rủi ro của các dự án đầu tư mà doanh nghiệp đang kêu gọi mình góp vốn. Nhưng theo một số chuyên gia tài chính, không nhiều người quan tâm khía cạnh này, thay vào đó chỉ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai để bán ra kiếm lời.

    Một chuyên gia tài chính từng tham dự nhiều đại hội cổ đông rút ra nhận xét: ?oDường như cổ đông chỉ cần biết phương án phát hành cổ phiếu như thế nào, có bán giá ưu đãi cho cổ đông hiện hữu như mình hay không. Ít ai quan tâm đòi hỏi doanh nghiệp chứng minh tính khả thi của dự án, sự cân đối về cơ cấu tài chính sau khi tăng vốn từ việc phát hành. Thực tế có doanh nghiệp vừa qua phát hành thêm cổ phiếu mà trong đó một phần tiền thu được dùng để trả nợ ngân hàng, đầu tư tài chính... tức nằm ngoài mục tiêu chính là đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh?.

    Cũng theo chuyên gia tài chính nói trên, hiệu quả của dự án đầu tư có khi phải vài năm sau mới thấy được. Trong khi hàng năm doanh nghiệp vẫn phải chịu áp lực rất lớn từ phía cổ đông về việc sản xuất kinh doanh phải phát triển, phải tạo được thu nhập trên đồng vốn cổ đông.

    Thực tế trong quá khứ đã có doanh nghiệp thấm thía bài học này. Một doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chế biến vào năm 2002 đã phải khốn khổ với cổ đông về kết quả kinh doanh lỗ lã trong năm, giá cổ phiếu bị rớt xuống dưới mệnh giá. Một trong những nguyên nhân là doanh nghiệp vào năm trước đó đã đổ vốn đầu tư các dây chuyền sản xuất mới và chưa kịp phát huy được hiệu quả của việc đầu tư.

    Trong thời điểm mà giá cổ phiếu tăng như vừa qua, đây là cơ hội lớn để phát hành cổ phiếu, không chỉ có lợi cho mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp mà còn có lợi về tài chính cho các cá nhân, trong đó phải kể đến những người nắm giữ cổ phần chi phối, những cổ đông chủ chốt và cổ đông lớn.

    Các cổ đông hiện hữu thường được mua theo giá bằng mệnh giá và được hưởng giá trị chênh lệch từ việc thị giá tăng cao. Các nhà đầu tư bên ngoài thì mua theo hình thức đấu giá hoặc giá do hội đồng quản trị quyết định và vì vậy doanh nghiệp có thêm khoản thặng dư vốn. Tính toán đàng nào thì cũng đều có lợi.

    Còn về việc sử dụng vốn ra sao, lãnh đạo doanh nghiệp chỉ bị áp lực lớn tại đại hội cổ đông nhưng với doanh nghiệp mà ban lãnh đạo nắm cổ phần chi phối thì đại hội cũng khó lòng làm áp lực với họ!

    Cân nhắc vốn chủ, vốn nợ

    Theo ông Bùi Nguyên Hoàn, Trưởng đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP.HCM, mục đích ra đời của thị trường chứng khoán là để giúp doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn rất lớn trong xã hội vào doanh nghiệp của mình, từ đó có điều kiện tăng quy mô vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

    Vì vậy, việc doanh nghiệp huy động vốn từ thị trường chứng khoán là hình thức khá phù hợp. Tuy nhiên, ông Hoàn lưu ý không phải nguồn vốn nào cũng được tìm trên thị trường chứng khoán. Nếu thấy huy động vốn ở thị trường chứng khoán quá dễ mà nghĩ đến việc không đi vay ngân hàng nữa là sai lầm. Việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp vẫn cần đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

    Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Ngân hàng TP.HCM, doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu sẽ giúp tăng thêm vốn chủ sở hữu. Vấn đề là tăng vốn chủ sở hữu đến bao nhiêu là vừa. Sẽ là sai lầm nếu doanh nghiệp do phát hành cổ phiếu quá dễ đã tăng vốn chủ sở hữu và chủ yếu dựa vào vốn này để kinh doanh.

    Đối với doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu chỉ nên bao gồm vốn tài sản cố định, vốn lưu động thường xuyên, và quá lắm thì chỉ nên dành thêm một phần rất nhỏ cho vốn lưu động ngắn hạn. Ông Dương cho rằng, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cần phải cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn nợ (vốn đi vay). Nếu vốn chủ sở hữu quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, kết cấu vốn của công ty trở nên không hợp lý (các tỷ lệ tài chính)...

    Ở góc độ nhà đầu tư, theo ông Dương, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cung cấp thật đầy đủ thông tin. Các thông tin này gồm quy mô vốn, tính liên tục của sản xuất kinh doanh, tổng giá trị đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định, các thành viên sáng lập cam kết giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định trong một thời gian nhất định...

    Và quan trọng hơn, nhà đầu tư cần có thông tin công bố chất lượng đội ngũ quản lý công ty, doanh nghiệp vẫn duy trì được cơ cấu tài chính hợp lý sau khi phát hành tăng vốn, chứng minh được tính khả thi của phương án kinh doanh từ việc huy động vốn, báo cáo tài chính có kiểm toán độc lập, có đơn vị uy tín đứng ra làm nhà tổ chức bảo lãnh phát hành.

    Không phải nguồn vốn nào cũng được tìm trên thị trường chứng khoán. Nếu thấy huy động vốn ở thị trường chứng khoán quá dễ mà nghĩ đến việc không đi vay ngân hàng nữa là sai lầm.

    Thời báo kinh tế Sài Gòn
    http://www.*********.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=40500&ChannelID=36
    >>>> như kinh đô là đúng đấy bạn ah
  6. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    [Techcombank Khi tài khoản ngân hàng lên ngôi

    Trước đây, khi muốn gửi tiết kiệm hoặc khi có một khoản tiền nhàn rỗi, bạn phải đến ngân hàng, khai vào một số mẫu đơn và được ngân hàng cấp cho một sổ tiết kiệm. Quyển sổ tiết kiệm này bạn phải cất vào két, bỏ dưới gối hoặc cho vào tủ khoá lại... và luôn lo ngay ngáy về mức độ an toàn. Bây giờ, thay vì phải khai nhiều mẫu đơn, bạn chỉ phải xuất trình chứng minh thư, đăng ký chữ ký và khai vào một mẫu đơn đăng ký mở tài khoản và thế là bạn đã có một tài khoản tiền gửi ở ngân hàng.
    Đến hạn, bạn cũng chỉ cần xuất trình chứng minh thư là có thể tất toán được ?osổ tiết kiệm ảo? này. Không cần quản lý và cất giữ một quyển sổ tiết kiệm và lại có thể hưởng nhiều tiện ích hiện đại của quyển ?osố tiết kiệm ảo?, đó là ý tưởng khởi điểm để Techcombank phát triển hệ thống dịch vụ tài khoản với nhiều sản phẩm ưu việt và tiện ích cho khách hàng.
    Cuối năm 2003, Techcombank là một trong những ngân hàng tiên phong ứng dụng phần mềm lõi ngân hàng hiện đại Globus trên toàn hệ thống. Với công nghệ ngân hàng gần như hiện đại nhất bấy giờ, Techcombank đã phát triển một loạt sản phẩm dịch vụ tích hợp công nghệ tiên tiến, giúp đa dạng hóa khả năng quản lý tiền của khách hàng, từ điều chuyển số dư giữa các tài khoản, chi tiền tự động từ tài khoản của mình sang tài khoản người khác, chi tiêu vượt trên số dư tài khoản...
    Đặc biệt, với công nghệ Globus, Techcombank đã kết nối trên toàn hệ thống, qua đó khách hàng có thể gửi tiền một nơi và rút được ở bất kỳ điểm giao dịch nào của Techcombank trên toàn quốc. Khách hàng cũng có thể quản lý các khoản tiền gửi của mình để duy trì số dư hợp lý, hoặc thực hiện các giao dịch thường xuyên trên tài khoản thông qua các dịch vụ quản lý thanh khoản tự động.
    Cuối năm 2005, Techcombank đã nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi Globus lên phiên bản mới nhất của Temenos: phiên bản T24.R5, với tính năng hỗ trợ giao dịch qua hệ thống liên tục 24/24, cho phép thực hiện tới 1.000 giao dịch ngân hàng/giây, cùng lúc cho phép tới 110.000 người truy cập (10.000 trực tiếp và 100.000 qua Internet) và quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng. Với phần mềm T24.R5, Techcombank đã tiếp tục cho ra mắt một loạt dịch vụ tài khoản với những tính năng tiện ích khác như: Tài khoản tiết kiệm đa năng và Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ.
    Như vậy, thay vì chỉ đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm, đến hạn lại mang sổ tiết kiệm ra tất toán thì khách hàng chỉ cần mở một tài khoản tại ngân hàng, và còn có thể quản lý, theo dõi số dư tài khoản, thực hiện các giao dịch điều chuyển thường xuyên trên tài khoản, nộp và rút tiền mọi lúc mọi nơi, rút quá số tiền trên tài khoản khi có nhu cầu, lại có thể đăng ký lĩnh lãi định kỳ...
    Thời của các quyển sổ tiết kiệm đã qua, nhường chỗ cho những tài khoản ngân hàng tiện ích, an toàn, chính xác và nhanh chóng.
    Một số tiện ích tài khoản tiền gửi khách hàng do Techcombank cung cấp:
    - Tài khoản tiền gửi thanh toán cho phép khách hàng có thể nhận và lưu trữ các khoản tiền nhàn rỗi và sử dụng cho các mục đích chi tiêu và thanh toán thường xuyên của mình mà không hạn chế số lần gửi hoặc rút tiền ra khi sử dụng.
    - Thông qua dịch vụ Sweeping, khách hàng có thể liên kết các tài khoản của mình để tự động điều chuyển số dư giữa các tài khoản (ví dụ: khách hàng đăng ký chỉ duy trì tối đa 3 triệu đồng trên tài khoản, bất kỳ số tiền nào vượt quá 3 triệu đồng sẽ được ngân hàng đặt chuyển tự động vào tài khoản tiết kiệm để khách hàng được hưởng lãi suất cao hơn; trên tài khoản của chồng cứ trên 5 triệu đồng thì chuyển sang tài khoản của vợ).
    - Thông qua dịch vụ Standing Order, khách hàng cũng có thể thực hiện tự động các lệnh thanh toán cho tài khoản khác (ví dụ: tài khoản của con hàng tháng được tài khoản mẹ chuyển cho 500.000 đồng vào ngày 10 hàng tháng, tài khoản chủ hộ kinh doanh cá thể tự động trả lương vào ngày 15 hàng tháng cho tài khoản nhân viên...).
    - Khách hàng có thể tối ưu hoá lãi suất của các khoản tiền chưa sử dụng bằng cách đăng ký duy trì số tiền tối đa trên tài khoản, vượt trên mức đó thì tiền được chuyển sang tài khoản tiết kiệm để được hưởng lãi suất cao hơn.
    - Khách hàng cũng có thể kết nối tài khoản tiền gửi này với Tài khoản F@stSaving để hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn cho các khoản tiền chưa cần sử dụng ngay và có thể sử dụng linh hoạt tiền tiết kiệm ngay khi cần thông qua sản phẩm Tài khoản tiết kiệm F@stSaving.
    - Thấu chi tài khoản của khách hàng thông qua sản phẩm F@stAdvance cho phép khách hàng được chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền gửi của mình. Khách hàng phải trả lãi trên số tiền chi tiêu vượt quá và hoàn trả số tiền ứng trước này trong một thời hạn nhất định.
    - Đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể cũng có thể sử dụng các tính năng tiện ích của tài khoản mở tại Techcombank thông qua sản phẩm Ứng tiền nhanh. Techcombank cấp cho các hộ kinh doanh một hạn mức chi tiêu và họ có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào, qua thẻ thanh toán F@stAccess hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng và chỉ trả lãi cho thời gian sử dụng tiền thực tế, với mức lãi suất đặc biệt ưu đãi cho các hộ kinh doanh cá thể.
    - Tài khoản Tiết kiệm đa năng là một hình thức gửi tiền có kỳ hạn nhưng lại cho phép khách hàng có thể rút từng phần tiền gốc linh hoạt khi có nhu cầu sử dụng và đảm bảo phần gốc còn lại vẫn được hưởng lãi suất như ban đầu.
    - Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là hình thức tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn cho phép khách hàng được lĩnh lãi định kỳ hàng tháng/quý vào một ngày nhất định do khách hàng lựa chọn.ª

    http://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=12&DocID=13004
  7. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Thị trường bảo hiểm ?obùng nổ?
    Chí Tín
    Thị trường bảo hiểm sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Lý do là, ngoài mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, sự bùng nổ của khối kinh tế tư nhân cũng như xu hướng đại chúng trong các doanh nghiệp cổ phần? là những nguyên nhân khiến nhu cầu bảo hiểm sẽ tăng cao trong thời gian tới.


    Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng là động lực mạnh để hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển
    Trao đổi với Báo Đầu tư, bà Vũ My Lan, Tổng giám đốc Công ty Môi giới Bảo hiểm AON Việt Nam cho biết, trước đây, thị trường bảo hiểm chưa phát triển mạnh vì nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Theo bà Lan, đối với nhiều doanh nghiệp nhà nước trước đây, lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được việc đưa ra những giải pháp bảo đảm an toàn cho tài sản doanh nghiệp. Trong khi đó, trong khối doanh nghiệp tư nhân, khả năng tài chính của nhiều doanh nghiệp thấp, nên các doanh nghiệp còn dè dặt trong việc tham gia mua bảo hiểm.
    Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, động thái trên thị trường bảo hiểm sẽ sớm thay đổi. Việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ thuận lợi hơn do tác động của thị trường chứng khoán. Khi doanh nghiệp chuyển đổi sang công ty cổ phần, dưới áp lực giám sát của các cổ đông, người lãnh đạo công ty sẽ chịu nhiều áp lực hơn trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
    Theo kế hoạch, trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn sẽ cổ phần hoá. Cụ thể, năm 2007 có 20 tập đoàn và tổng công ty nhà nước cổ phần hóa; năm 2008 có 26 tập đoàn và tổng công ty nhà nước; năm 2009 có 19 tập đoàn và tổng công ty nhà nước; năm 2010 có 6 tập đoàn và tổng công ty nhà nước?
    Trong khi đó, việc gia tăng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một động lực mạnh để cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phát triển. Theo phân tích của giới kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp nước ngoài luôn ý thức cao trong việc mua bảo hiểm cho các hoạt động kinh doanh. Do đó, riêng việc doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam cũng đã kích thích trực tiếp vào thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, thói quen mua bảo hiểm của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tác động gián tiếp, vì dần dần, thói quen này cũng sẽ lan toả sang các nhà kinh doanh trong nước, vốn trước đây chưa thực sự mặn mà lắm với hoạt động quản lý rủi ro.
    Trong khi điều kiện kinh tế đang diễn ra ngày càng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thì các hoạt động pháp lý cũng đang dần được nới lỏng, đặc biệt là các nhà kinh doanh bảo hiểm nước ngoài. Theo cam kết WTO, Việt Nam sẽ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau các doanh nghiệp này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ.
    Các giới hạn đối với hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất, đặc biệt, các nhà môi giới bảo hiểm nước ngoài sẽ được ?ocởi trói? sớm hơn. Theo đó, ngay từ năm 2007, toàn bộ các hạn chế trong hoạt động của các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài đã được dỡ bỏ (trước đây các nhà môi giới bảo hiểm nước ngoài không được cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của nhà nước). Việc các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoàn toàn được ?otự do? cũng là một động thái ?okhuấy động? thị trường bảo hiểm trong thời gian tới do họ chính là một ?ochất xúc tác? rất hiệu quả góp phần làm sôi động thị trường.

    >>>> liên quan đến bảo minhhttp://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=56&DocID=13010
  8. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Khống chế mức trần 30%
    Ngọc Kha
    Cùng với việc dừng bán giá cổ phần ưu đãi cho đối tác chiến lược với các doanh nghiệp cổ phần hóa, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/CP liên quan tới các cổ đông chiến lược tại các ngân hàng. Theo nghị định mới ban hành, tỉ lệ sở hữu tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức 30%, đồng thời một cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ được sở hữu 15% cổ phần tại một ngân hàng, thấp hơn mức dự kiến (20%) trước đây.


    Không phải ngân hàng nào cũng có thể bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài
    Những quy định trên được đánh giá là sẽ tác động đến một số ngân hàng đã có cổ đông nước ngoài và đã có cam kết với các cổ đông chiến lược nước ngoài về việc nâng tỉ lệ sở hữu vốn lên mức 20% sau này. Ngoài ra, một số ngân hàng đang đàm phán với đối tác nước ngoài về việc bán cổ phần cũng sẽ phải thay đổi lại kế hoạch của mình. Cụ thể, không phải ngân hàng nào cũng có thể bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, mà để làm điều này và để có thể tiếp nhận các cổ đông nước ngoài, các ngân hàng trong nước phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng, có tình hình tài chính lành mạnh, có bộ máy quản trị điều hành tốt, đặc biệt là không bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt về các vấn đề an toàn trong thời gian 2 năm trước thời điểm bán cổ phần.
    Đối với những ngân hàng đã bán 10% cổ phần cho đối tác nước ngoài như Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), để thực cam kết sẽ bán tiếp 10% nữa, đưa số vốn góp của đối tác chiến lược lên mức cao hơn mà vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch này, phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. Còn hai ngân hàng khác đã có cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) thì cổ đông nước ngoài vẫn có thể mua thêm cổ phần khi ngân hàng tăng vốn, nhưng không được thay đổi tỷ lệ sở hữu, bởi cả hai ngân hàng này hiện đã "đạt trần" cho phép là 30% sở hữu nước ngoài. Đối tác chiến lược của hai ngân hàng này là Standard Chartered và ANZ có thể sẽ "thất vọng" vì tỷ lệ sở hữu khó vượt mức lần lượt là hơn 8% và 10%.
    Cũng theo quy định của Nghị định 69/CP, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Riêng với các cổ đông nước ngoài không phải là cổ đông chiến lược cũng phải nắm giữ cổ phần ít nhất 3 năm tại một ngân hàng.


  9. thanchetsovo1982

    thanchetsovo1982 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Đã được thích:
    1.140
    Bác post ghê quá, chẳng ai đọc được cả, tình hình thảo luận đến đâu rồi nhỉ?
    Số bác bảo xuống dưới 850 đông hơn hay ngược lại nhỉ
  10. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    đám đông đã bắt đầu có hi vọng, bác thấy em kể chuyện đời qua hình thức đánh bạc ko hiểu hả nghe nhạc xong tự suy nghĩ nháhttp://www.tialia.net/media.php?mediaid=127988
    có cần em kể rõ ra hơn ko

Chia sẻ trang này