Ai tin chứng khoán Việt Nam sẽ bùng nổ , thời điểm bùng nổ........dự đoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/10/2010.

3707 người đang online, trong đó có 376 thành viên. 21:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13315 lượt đọc và 218 bài trả lời
  1. niemtinthangloi

    niemtinthangloi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Đưa tin tầm bậy không à, Dự án Diamond Island tại quận 2 là do anh Huy và chị Hương công ty Binh Thiên An làm chủ đầu tư. 2 vị này ngày trước chung vốn bên Masan (MSN) nay tách ra làm riêng. Là cổ đông lớn của DCC.
  2. invester

    invester Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    74
    Sức ép tăng giá đến từ nhiều phía
    16/10/2010 10:11 (GMT +7)
    Từ đầu tháng 10 đến nay, có hàng trăm mặt hàng tiêu dùng tăng giá từ 3% đến hơn 10% so với tháng trước, theo thống kê từ các siêu thị. Còn so với các tháng quý 1 năm nay, một số mặt hàng trong nhóm lương thực, thực phẩm tăng tới hơn 40%.
    Chi phí đầu vào và biến động nguồn cung là nguyên nhân chính tác động lên giá cả hàng hoá.
    Sức ép lên giá
    Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục nóng trong suốt hai tuần đầu tháng 10. Theo ghi nhận sáng 14.10, giá gạo đồng loạt tăng 200 - 400 đồng/kg tuỳ loại so với hồi đầu tháng. Như vậy, nếu so với vụ đông xuân (tháng 3, tháng 4.2010), gạo bán lẻ đã tăng khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg, từ khoảng 10.500 đồng/kg lên 14.500 đồng/kg. Giá xuất khẩu tăng, trong khi nguồn cung nội địa các tháng cuối năm tiếp tục cạn dần (hết vụ) là nguyên nhân đẩy giá gạo.
    Không chỉ lương thực, các loại rau củ quả tươi, thuỷ hải sản, thịt heo cũng đang tăng khá mạnh. Bà Nguyễn Thị Hoè, khách đi chợ Vườn Chuối (quận 3) vào sáng 14.10 chọn mua hai vỉ trứng gia cầm, một con cá điêu hồng 650g, nửa ký cà chua, một bó rau cải và một ít gia vị tốn xấp xỉ 100.000 đồng. Số thực phẩm sử dụng trong ngày này, bà Hoè nhẩm tính, những tháng hồi đầu năm, chỉ phải bỏ ra tối đa 70.000 đồng là có thể mua được.
    [​IMG]
    Một người dân cầm 10.000 đồng tần ngần đứng trước hàng thịt (Ảnh: Lê Quang Nhật)
    Bà Phạm Thị Huân, giám đốc công ty Ba Huân cho biết giá trứng tăng 200 - 300 đồng/quả so với trước do chi phí đầu vào từ nguyên liệu thức ăn tăng. Tương tự, mặt hàng thịt heo sau nhiều tháng sụt giảm thì qua tháng 10 này, giá bán lẻ cũng tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg, lên 65.000 - 70.000 đồng/kg.
    Giá nguyên liệu thức ăn, như phân tích của bà Huân, đã tăng ít nhất 20% do giá nhập khẩu tăng và tác động từ lần điều chỉnh tỷ giá mới đây. Tới 70% giá thành chăn nuôi heo, gia cầm, thuỷ sản nước ngọt phụ thuộc vào thức ăn, nên khi mặt hàng này “nhảy” giá, lập tức tác động đến sản phẩm đầu ra. Trong các tháng tới, do nguồn thịt heo cạn dần (người chăn nuôi bán chạy dịch tai xanh) dự báo giá thịt heo còn biến động.
    Còn theo ông Nguyễn Đăng Phú, phó giám đốc chợ Bình Điền, giá bán lẻ tại các chợ tăng do phải thuê xe tải nhỏ chở hàng, khiến chi phí mỗi chuyến tăng thêm 30.000 - 50.000 đồng, sức mua lại giảm, cộng thêm áp lực chi tiêu đời sống của tiểu thương, khiến họ phải tăng giá bán mới đủ lãi để trang trải hàng ngày.
    Tăng giá theo nhu cầu cuối năm?
    Đại diện một số siêu thị cũng nhận định, sức nóng tăng giá các mặt hàng hiện nay chỉ là khởi đầu cho đợt tăng giá, theo quy luật thường diễn ra vào đầu quý 4 hàng năm. Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark thống kê có gần 500 mặt hàng thuộc các nhóm mỹ phẩm, thực phẩm, chất tẩy rửa… áp dụng giá mới trong tháng 10.2010 này.
    “Một lít dầu ăn tăng 1.200 đồng so với các tháng quý 3. Nguyên nhân là nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu hoàn toàn và bị đội lên bởi giá đôla và giá nhập khẩu tăng”, đại diện một doanh nghiệp cung cấp dầu ăn cho hệ thống siêu thị lý giải. Thực tế, doanh nghiệp đã phải mua đôla trên thị trường tự do 19.850 đồng/USD. Lúc đó, sức ép tăng giá lên các sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu là rất khó tránh khỏi.
    Cùng với nguồn cung biến động, chi phí đầu vào tăng, thì áp lực tăng giá được các nhà kinh doanh dự báo cũng sẽ đến từ sức mua tăng lên vào các tháng cao điểm mua sắm cuối năm.
    Thủ tướng chỉ thị bình ổn thị trường những tháng cuối năm

    Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010.
    Trong đó, bộ Công thương rà soát lại năng lực sản xuất, hệ thống cung ứng để có phương án cụ thể bảo đảm cân đối cung, cầu các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất, tiêu dùng từ nay đến hết năm 2010, quý 1/2011 và nhu cầu hàng hoá phục vụ tết Nguyên đán Tân Mão 2011.
    Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để có chính sách, cơ chế phù hợp cho phép các ngân hàng thương mại có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông để giảm bớt áp lực tăng giá, nhất là vào dịp cuối năm khi khối lượng thanh toán các công trình dự án được thực hiện với mật độ cao vào dịp lễ, tết khi lượng tiền thưởng, tiền lương được chi trả với khối lượng lớn.
    Theo Hoàng Bảy - Minh Thành
    SGTT
  3. invester

    invester Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    74
    Các ngân hàng dè dặt "đồng thuận" hạ lãi suất ​
    [​IMG]

    ACB, Vietcombank, Eximbank, MHB đã hạ lãi suất cho vay. An Bình, Sacombank phải đến tuần sau hai ngân hàng này mới đưa ra bảng lãi suất mới.



    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;}
    Ngày 15/10 là thời hạn các ngân hàng phải hạ lãi suất huy động xuống 11%, tuy nhiên đến thời điểm này mới chỉ có một số ít ngân hàng thông báo hạ lãi suất.


    Giữ đúng chữ tín đầu tiên Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) đã phát đi biểu lãi suất mới áp dụng từ sáng 15/10. Theo đó, với kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng, ACB áp dụng mức 10,88% một năm cho tiền gửi tiết kiệm.


    Mức lãi suất huy động VND cao nhất của ACB là 11%/năm được áp dụng cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 36 tháng. Tương tự, Eximbank cũng có mức 11%/năm cho kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng.


    Vietcombank cũng cho biết, từ ngày 16/10, Vietcombank điều chỉnh giảm mạnh lãi suất cho vay Việt Nam đồng, mức điều chỉnh thấp nhất chỉ còn 11,5%/năm.


    Lãi suất huy động của Vietcombank cũng được hạ xuống cụ thể là: Kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng thấp nhất là 10,8% năm nhưng không được cao hơn 11%/năm, kỳ hạn 12 tháng thấp nhất là 10,5%/năm nhưng không được cao hơn 11%/năm, còn kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng có cùng lãi suất là 11%/năm.


    Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, với việc chủ động giảm lãi suất cho vay, Vietcombank mong muốn tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Vietcombank cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ tối đa cũng như chia sẻ khó khăn với các khách hàng và doanh nghiệp, góp phần ổn định và duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2010 theo đúng chỉ đạo của của Chính phủ.


    Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) cũng vừa thông báo hạ lãi suất cho vay VND, khá mạnh ở một số nhóm đối tượng doanh nghiệp.


    Cụ thể, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện của chương trình sẽ được giảm lãi suất từ 14,5%/năm xuống 12% - 12,5%/năm; kinh doanh bất động sản từ 16%/năm xuống 13% - 14%/năm; cho vay thu mua lương thực từ 12,5%/năm còn 11,5%/năm.


    MHB cho biết sẽ ưu tiên ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay để xây dựng các khu công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khu dân cư trọng điểm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương với phương án/dự án được MHB đánh giá khả thi và đảm bảo các điều kiện cho vay theo quy định.


    Trong khi đó, một số ngân hàng khác vẫn chưa chính thức công bố việc giảm lãi suất từ 15/10 như đồng thuận với Hiệp hội ngân hàng. Theo nguồn tin từ Ngân hàng An Bình, Sacombank phải đến tuần sau hai ngân hàng này mới đưa ra bảng lãi suất mới.


    Một số ngân hàng khi được hỏi đều cho biết chưa giảm ngay để chờ "học hỏi kinh nghiệm" từ các ngân hàng khác. Nếu lãi suất giảm nhanh quá, vốn sẽ chảy sang các ngân hàng đối thủ ngay.


    Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm nhẹ do một số ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Lãi suất cho vay bằng VND phục vụ sản xuất kinh doanh của nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu là 11-14%/năm (ngắn hạn); 12,5-14,5%/năm (trung và dài hạn). Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cho vay cũng với những đối tượng trên, lãi suất ngắn hạn ở mức 11,5- 14,5%/năm; trung và dài hạn ở mức 13,5 - 15,5%/năm.


    Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng chỉ chứng kiến mức giảm khiêm tốn so với mục tiêu cũng như mong đợi. Với nhiều biến động ở một số ngân hàng, mặt bằng lãi suất huy động VND hiện đang dao động ở mức 10,59-11,2%/năm và chỉ giảm khoảng 0,2-0,3%/năm so với thời điểm cuối tháng 6/2010.


    Mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được điều chỉnh giảm chủ yếu ở nhóm khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu. Còn những lĩnh vực khác vẫn phải chịu mức lãi suất cao từ 13-15,5%/năm.


    Bà Dương Thu Hương Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, để lãi suất giảm nhanh trong thời gian tới, trước mắt phải theo dõi sát biến động của thị trường, tình hình lạm phát…, trên cơ sở đó mới có thể tính đến việc cắt giảm chi phí đầu vào, vì nhu cầu vốn của nền kinh tế thường rơi vào quý IV, nên ngân hàng cần tăng lượng vốn huy động.


    Trên tinh thần đồng thuận của các thành viên nhiều kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ giảm thêm trong thời gian tới, song để điều này thành hiện thực thì phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố đầu tiên chính là lạm phát, nhưng trong tháng Chín vừa qua, lạm phát lại có dấu hiệu tăng cao. Vì thế, lãi suất cũng phải nghe ngóng thị trường mới có thể điều chỉnh giảm thêm.


    Bà Hương cũng thừa nhận, việc các ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất là một việc khó. Hiệp hội có nhiệm vụ định hướng và kêu gọi, còn việc thực hiện như thế nào còn phụ thuộc vào thị trường. Trong thời điểm này nếu các ngân hàng thực hiện được thì tốt, còn nếu ngân hàng nào còn quá khó khăn trong việc giảm lãi suất thì chứng tỏ việc huy động vốn đang gặp khó.


    Một số chuyên gia cũng cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phải có chính sách điều hành hợp lý để lạm phát giảm xuống thì lãi suất mới giảm được. Bên cạnh đó, các lãi suất khác (như lãi suất trái phiếu) cũng cần phải có sự cân đối với các lãi suất của VND. Lãi suất ngoại tệ cũng phải giảm xuống, nếu không cũng khó cho việc giảm lãi suất VND./.


    Theo Minh Thúy

    Vietnam+


  4. invester

    invester Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    74
    Vỡ đập ở Hà Tĩnh, lũ miền Trung lại lên
    Cập nhật lúc 11:45, Thứ Bảy, 16/10/2010 (GMT+7)
    ,

    [​IMG] – Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đêm qua (15/10), lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam đã đạt đỉnh và đang xuống chậm, riêng hạ lưu sông Thạch Hãn và các sông ở Hà Tĩnh đang lên.
    Vỡ đập Mơ

    Sáng 16/10, vào lúc 6h30, tại xóm 1, xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, dưới áp lực của nước lũ dâng cao, đập Mơ đã bị vỡ. Rất may chưa có thiệt hại nào về người.

    Do lượng nước quá lớn và đường vào (dài 4km) bị phong tỏa, lực lượng cứu đập đã không tiếp cận được. Khi có mặt ở hiện trường thì đập đã vỡ hoàn toàn.


    [​IMG]
    Vỡ đập Mơ tại Hà Tĩnh Đập Mơ có dung tích chứa nước là 0,75 triệu m3, tưới tiêu cho 90 ngàn ha đất nông nghiệp. Hiện tại ở phía thượng nguồn nước đã xuống, hạ nguồn nước đang lên nhanh.

    Về tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền Trung: Sau 2 đêm mưa lớn, mực nước lúc 4h giờ sáng ngày 16/10 trên một số sông đã chạm các mức báo động 2 và 3, cụ thể: Sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt: 8,88m, dưới BĐ2: 0,12m; Sông Gianh tại Mai Hóa: 6,10m, dưới BĐ3: 0,40m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy: 2,32m, dưới BĐ3: 0,38m; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn: 3,45m, dưới BĐ2: 0,55m; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 8,02m, ở mức BĐ2.


    [​IMG]

    Cơ quan chức năng dự báo lũ hạ lưu sông Thạch Hãn và các sông ở Hà Tĩnh tiếp tục lên; các sông ở Quảng Bình và Nghệ An sẽ lên trở lại. Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng hạ lưu các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình.

    Cơ quan chức năng cảnh báo trong đợt lũ này, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có khả năng xuất hiện lũ lớn, đỉnh lũ lên mức BĐ2 – BĐ3, có nơi trên mức BĐ3; các sông ở Nghệ An và từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi lên mức BĐ2, có nơi trên BĐ2. Đặc biệt, đêm qua tại Hương Sơn, Đức Thọ đã xảy ra mưa lớn khiến nước trên sông Ngàn Sâu dâng cao nhanh chóng.


    [​IMG]

    Như vậy, khi hậu quả nặng nề của đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục là bao thì một trận lũ mới đang ập đến miền Trung.
    Tiếp diễn mưa rào trên diện rộng
    Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ngày 15/10 ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. Còn ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to đến rất to và rải rác có dông. Trong cơn dông cần đề phòng có tố, lốc và gió giật mạnh.

    Đêm 14/10, các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa, lượng mưa phổ biến tư 30 – 40mm, lượng mưa đo được từ 19h ngày 14/10 đến 01h ngày 15/10 tại một số trạm như sau: Nam Đàn (Nghệ An): 45mm; Chu Lễ (Hà Tĩnh): 32mm; Phong Mỹ (Thừa Thiên Huế): 96mm; ....


    [​IMG]
    Nhiều tỉnh miền Trung đang bị mưa lớnNgày 15/10, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật trên cấp 6, biển động. Trong ngày 16/10, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc và trung Trung Bộ.

    Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc và Trung Trung Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to; gió đông bắc trong đất liền cấp 3 – 4, vùng ven biển cấp 5; ở vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi khu 4 cũ có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có tố, lốc và gió giật mạnh.

    Ngoài ra, hồi 19 giờ ngày 15/10, vùng áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông đang ở ngay trên khu vực các tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Ngãi.

    Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với đới gió Đông Bắc hoạt động mạnh, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6 – 7, giật trên cấp 7 và có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh.
    Cẩm Quyên – Trí Thức
  5. invester

    invester Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    74
    Muốn tin nhưng không thể. Lực bất tòng tâm!
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Diep khuc nay nam nao chang the , nam nay vay la it , nam ngoai ca Hue cung bi nang ne


    Mien trung co nam nao khong lu ???
  7. cafehoi

    cafehoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    134

    he he
    thường thôi[:D]
  8. kinhdoweb

    kinhdoweb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    0
    VNI lên 500 vào 3/2011. Yên tâm cầm cổ càng lâu càng bổ
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Trich doan GS Tran Van Tho nen xem :

    Nhận định về giai đoạn hiện nay của kinh tế Việt Nam:

    Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẵn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể.
    [​IMG]Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hầu hết là gia công lại cho nước ngoài (ảnh binhthuantoday)
    Tuy nhiên trong thời gian qua cũng nảy sinh sự chêch lệch ngày càng lớn trong việc phân phối thành quả của đổi mới. Sự chênh lệch đó quá lớn, ngoài dự tưởng của lý luận về kinh tế phát triển và của kinh nghiệm các nước đi trước.
    Đối với người có thu nhập thấp, thành phần chiếm đa số trong dân, ngoài việc lo cái ăn, cái mặc, cái ở hàng ngày, gánh nặng chí phí về giáo dục và y tế kéo mức sống của họ xuống thấp hơn nữa. Mặt khác, việc làm của con em của những người có thu nhập thấp sau khi ra trường cũng là mối lo, nhất là vẫn còn hiện tượng phải có quan hệ, phải có những điều kiện tiêu cực khác mới xin được việc làm.
    Người có thu nhập trung bình cũng trực diện với những lo lắng về gánh nặng giáo dục, y tế, việc làm nầy, tuy ở một mức độ nhẹ hơn.
    Nhìn Việt Nam trong bối cảnh của vùng Đông Á, ta thấy thành quả phát triển của mình còn rất khiêm tốn. Từ khi có đổi mới đến nay, khoảng cách phát triển giữa Việt Nam so với Thái Lan chẳng hạn có rút ngắn nhưng không đáng kể (GDP đầu người theo giá trị thực của Thái Lan gấp gần 5 lần Việt Nam vào năm 1984 đến năm 2008 cũng còn tới 4 lần) và so với Trung Quốc thì khoảng cách ngày càng mở rộng (GDP đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam 30% vào năm 1984 nhưng vào năm 2008 Trung Quốc cao gấp 3 lần Việt Nam).

    Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
    Trong 10 năm tới thách thức lớn nhất của Việt Nam là gì? Theo tôi là Việt Nam sẽ trực diện hai cái bẫy mà nếu không có nỗ lực vượt qua thì kinh tế Việt Nam sẽ không phát triển bền vững, sẽ bước vào giai đoạn trì trệ dù khả năng phát triển như hiện nay sẽ kéo dài một thời gian nữa.
    Thứ nhất là khả năng xảy ra cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do và cái bẫy nầy đang to ra và mạnh hơn dưới áp lực của sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    Tại vùng Đông Á lợi thế so sánh của các nước chuyển dịch nhanh, thúc đẩy bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều nước nỗ lực tăng hàm lượng kỹ năng, công nghệ, tri thức trong sản phẩm để duy trì vị trí hiện tại, để thúc đẩy phân công hàng ngang với Trung Quốc ở một thứ nguyên cao hơn.
    Trong khi đó lợi thế so sánh của Việt Nam vẫn là nguyên liệu, nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn. Hơn nữa, hàng công nghiệp xuất khẩu phải phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện và các sản phẩm trung gian khác.
    Đặc biệt hiện nay cơ cấu mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc có tính chất bắc nam, nghĩa là quan hệ giữa nước tiên tiến và nước chậm tiến, trong đó Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thiên nhiên kể cả sản phẩm sơ chế và nhập khẩu hàng công nghiệp.
    Dưới trào lưu mậu dịch tự do tại Đông Á, đặc biệt dưới tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc trong đó từ tháng 1/2015, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, sản phẩm rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ào ạt vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã đã gây ra hiệu quả là nhiều công ty đa quốc gia đang có khuynh hướng xem Việt Nam là thị trường tiêu thụ và tập trung sản xuất hàng công nghiệp tại các nước ASEAN khác.
    Trong khuôn khổ AFTA, đối với hầu hết các mặt hàng công nghiệp, Việt Nam đã cắt giảm thuế xuống còn dưới 5% và từ năm 2015 sẽ không còn thuế (0%) để tham gia thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN.
    Nguy cơ của hiện tượng tự do hóa mậu dịch nầy là cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam có thể sẽ bị cố định hóa, không thể chuyển dịch lên cao hơn. Tôi gọi đây là cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do mà Việt Nam sẽ trực diện trong vài năm tới. Nếu không có chiến lược, biện pháp mạnh mẽ để thoát khỏi cái bẫy nầy, Việt Nam sẽ mãi mãi là nước sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp dùng lao động giản đơn!.
    [​IMG]Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giá gạo Việt Nam vẫn thua Thái Lan.
    Thứ hai là cái bẫy của nước thu nhập thu bình. Trong nước vấn đề nầy gần đây được bàn đến nhiều nhưng chưa thấy các nhà vạch chiến lược đặt thành một bức xúc thật sự để có chính sách đối phó cụ thể.
    Trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 cũng không đề cập đến điểm này. Việt Nam vừa đạt mức thu nhập trung bình thấp, và đến khoảng năm 2020 có lẽ sẽ sẽ đạt mức thu nhập trung bình cao. Vấn đề là sau đó Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững để trở thành nước có thu nhập cao trong 1,2 thập kỷ sau đó không.
    Trong lịch sử kinh tế thế giới, rất ít nước đã vượt qua cái bẫy này. Về mặt lý luận cái bẫy nầy cũng đã được chứng minh. Từ kinh nghiệm các nước và từ phân tích lý luận ta thấy khả năng Việt Nam sa vào bẫy thu nhập trung bình rất cao.
    Con đường thoát khỏi cái bẫy nầy tùy thuộc nỗ lực trong giáo dục đào tạo, trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và trong việc xây dựng một thể chế chất lượng cao liên quan đến hiệu suất của bộ máy hành chánh, quan hệ lành mạnh và có hiệu quả giữa nhà nước và thị trường, liên quạn đến việc xây dựng một xã hội pháp trị.
    1. Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020:
    Mục tiêu không nên dàn trải mà tập trung vào vài trọng điểm có tính cách chiến lược. Các trọng điểm đó được thực hiện thành công sẽ lan tỏa ra các mặt khác và do đó các mục tiêu khác cũng sẽ đạt được. Ngoài ra, trừ một vài trường hợp đặc biệt, không nên đưa ra chỉ tiêu số lượng và xem đó như tiêu chí phải đạt được (như tốc độ tăng GDP), mà nên trực tiếp nhắm vào việc giải quyết các vấn đề cốt lõi đã nêu. Tốc độ tăng trưởng sẽ là kết quả của các nỗ lực này.
    Từ nhận định trên theo tôi Chiến lược nên đưa ra 3 mục tiêu sau:
    a/ Toàn dụng lao động, đến năm 2020 trên căn bản không còn ai phải lo không có việc làm, không còn phụ nữ muốn lấy chồng người nước ngoài vì lý do kinh tế, không có ai muốn đi lao động nước ngoài một cách bất đắc dĩ vì không có một chọn lựa nào khác.
    b/ Trong trung hạn (đến năm 2015), trên căn bản ngăn ngừa được cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do
    c/ Trong trung và dài hạn phải chuẩn bị đủ các tiền đề để ngăn ngừa được cái bẫy thu nhập trung bình
    Chỉ tiêu định lượng (tốc độ phát triển, GDP đầu người,.. ) không cần đưa ra nhưng các mục tiêu nói trên được thực hiện sẽ cho thấy kinh tế phát triển ở tốc độ cao và bền vững. Các chỉ tiêu định lượng thuộc loại nầy có thể đưa ra nhưng là để tham khảo chứ không phải là mục tiêu phải đạt cho được.
    2. Chính sách, biện pháp để đạt các mục tiêu:
    Có ba cụm chính sách liên quan mật thiết với nhau:
    Thứ nhất, trong ngắn và trung hạn phải tạo ra một khí thế đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả, kể cả thu hút đầu tư từ nước ngoài, để vừa liên tục tạo ra công ăn việc làm, vừa sớm xác lập vị trí của một nước sản xuất hàng công nghiệp. Với các chính sách nầy, Việt Nam sẽ tránh được cái bẫy của trào lưu mậu dịch tự do, tránh áp lực từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    Thứ hai, chấn hưng giáo dục, phát triển khoa học, công nghệ bằng các chính sách cụ thể, quyết liệt, để bảo đảm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, và đưa trình độ khoa học và công nghệ của đất nước ngang tầm với nhiều nước trong khu vực, chuẩn bị chuyển sang nền kinh tế tri thức.
    Thứ ba, hiệu suất hóa bộ máy hành chánh, đưa ra biện pháp cụ thể về chế độ thi tuyển quan chức các cấp và cải cách tiền lương, và có cơ chế cụ thể xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ. Cụm chính sách thứ hai và thứ ba là những điều kiện cần để tránh cái bẫy của nước thu nhập trung bình.
    [​IMG]
    Dưới đây nói thêm về 3 cụm chính sách này.

    a/ Tạo ra khí thế đầu tư mạnh mẽ và hiệu quả:

    Cải thiện triệt để môi trường đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất, thông tin, kèm theo các chính sách về thuế, tín dụng để khuyến khích các dự án đầu tư có chất lượng cao; cần xây dựng các khu công nghiệp có chất lượng, cải thiện thị trường lao động để thu hút FDI. Cải thiện thị trường vốn và thị trường đất đai để thúc đẩy đầu tư trong nước, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng là các chính sách cụ thể để hoàn thiện cơ chế thị trường.
    Cần đưa ra các biện pháp quyết liệt để giảm chi phí hành chánh của doanh nghiệp. Chí phí hành chánh chủ yếu là phí tổn cho các thủ tục hành chánh, bao gồm cả chi phí cụ thể và thì giờ bỏ ra để có giấy phép mở rộng hoạt động, để đóng thuế, để nhận hàng ở kho bãi, v..v.
    Vấn đề nầy không mới và nhà nước cũng đã có một nỗ lực cải thiện. Nhưng tình trạng không thay đổi bao nhiêu, nhất là so sánh với các nước thì thấy đây vẫn còn là yếu tố lớn làm giảm tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp trong nước và làm xấu môi trường đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài. Ở lĩnh vực này nên đưa ra chỉ tiêu định lượng (cải thiện vị trí của Việt Nam trong các đánh giá quốc tế về môi trường đầu tư, về sự minh bạch của chính sách, về tham nhũng,...) và thực hiện cho bằng được trong 3-4 năm trước mắt.
    Nhiều mặt hàng nông sản phải xuất khẩu ở dạng thô vì để chế biến phải có vốn đầu tư dài hạn nhưng nông dân và doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu như không thể vay vốn này. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lãnh vực công nghiệp cũng vậy. Họ không có vốn để tân trang thiết bị, mua công nghệ mới. Các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng phụ thuộc vào nguồn vốn không chính thức (vốn tự tích lũy hoặc vay của họ hàng, bạn bè.).
    Nguyên nhân có tình trạng này là do các ngân hàng quốc doanh có khuynh hướng chỉ cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp lớn. Một nguyên nhân nữa là khả năng thẩm định dự án tại các ngân hàng không cao nên họ ngại cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay.
    Cần có chính sách kiểm tra, phân tích tình hình cho vay vốn của các ngân hàng quốc doanh và có đối sách cụ thể. Bồi dưỡng cán bộ có khả năng thẩm định dự án đầu tư, khả năng thẩm định độ rủi ro của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng quan trọng. Phần lớn các biện pháp, chính sách để hoàn thiện thị trường vốn nầy cần thực hiện trong 2-3 năm trước mắt.
    Đối với hoạt động của doanh nghiệp, thị trường lao động hiện nay có vấn đề không ăn khớp giữa cung và cầu: Ở các khu công nghiệp tại các thành phố lớn bắt đầu có hiện tượng thiếu lao động, doanh nghiệp khó tuyển dụng số lao động cần thiết, mặc dù ở nông thôn vẫn còn lao động dư thừa. Nguyên nhân là do thiếu thông tin cung cầu lao động, thiếu các dịch vụ liên quan đến lao động như trung tâm giới thiệu việc làm chẳng hạn. Một nguyên nhân nữa là chất lượng lao động (trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, khả năng tiếp thu tri thức về hoạt động của doanh nghiệp,...) không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
    [​IMG]
    Biện pháp để cung cấp lao động một cách ổn định phải bao gồm chính sách ngắn hạn và chính sách trung dài hạn. Trong ngắn hạn, chính phủ cần chỉ đạo các địa phương (tỉnh, huyện) liên kết và phối hợp với các khu công nghiệp để xây dựng một cơ sở dữ liệu về cung cầu người lao động và thực hiện các hợp đồng môi giới và giới thiệu công việc. Chính quyền địa phương phải tích cực lập các văn phòng môi giới lao động tại các khu công nghiệp, theo dõi động thái về nhu cầu lao động và tổ chức cung cấp lao động tại địa phương mình.
    Trong trung và dài hạn, cần có chính sách đẩy mạnh đào tạo trình độ cao đẳng và chuyên môn trung, cao cấp như khả năng thao tác máy móc, sửa chữa máy móc, tri thức về quản lý nhân sự, kế toán, tài chính, tiếp thị,... và khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với doanh nghiệp để thực hiện các chương trình liên kết đào tạo và sử dụng lao động. Chính sách thuế để thúc đẫy quá trình nầy cũng nên được áp dụng.
    Chẳng hạn, xây dựng chế độ lấy chi phí đào tạo nhân viên của các doanh nghiệp để khấu trừ thuế (các doanh nghiệp lựa chọn nhân viên của mình để cử đến các trường cao đẳng, trường chuyên môn học tập trong một thời gian và phí tổn đó được khấu trừ khi khai thuế).
    Một yếu tố khác làm yếu sức cạnh tranh của nền công nghiệp Việt Nam là chi phí vận tải cao. Việc xây dựng đường bộ cao tốc và các cảng biển bị trì trệ, và đầu tư cho các công trình công cộng này dễ bị phân tán ở các địa phương. Trong nước thì chi phí nhân sự và thu mua nguyên liệu từ các địa phương về đến các khu công nghiệp cũng cao vì hệ thống giao thông chưa được hoàn chỉnh.
    Cần đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trực tiếp phục vụ sản xuất. Vấn đề thiếu điện và tình trạng bất ổn định trong cung cấp điện cũng giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cần hoãn lại những công trình tốn kém nhiều vốn mà chưa cần thiết để ưu tiên ngân sách cho việc xây dựng hạ tầng giao thông và cung cấp đủ và ổn định điện năng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
    Cụ thể về việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, cần ưu tiên nâng cấp, cải thiện đường sắt Thống nhất, mở rộng đường sắt phổ thông đến các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh ở miền Bắc. Đường bộ cao tốc cũng nên được xây dựng theo hướng nầy.
    Ngoài ra, quan tâm xây dựng hệ thống đường bộ nối các vùng nông thôn đến các xương sống của đường bộ cao tốc và đường sắt phổ thông. Hệ thống hạ tầng giao thông nầy cùng với nỗ lực cải thiện giáo dục đào tạo như sẽ được đề cập sẽ có tác dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, một trong những điều kiện để đạt mục tiêu toàn dụng lao động.
    b/ Cụ thể hóa các biện pháp làm cho giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.
    Triệt để thực hiện miễn phí bậc tiểu học và trung học cơ sở (chậm nhất là đến năm 2015) và trung học phổ thông (đến năm 2020). Song song với việc nâng cấp các đại học đang có, cần có ngay kế hoạch xây dựng một hoặc hai đại học chất lượng cao, trong đó nội dung giảng dạy, cơ chế quản lý, và trình độ giáo sư cũng như tiêu chuẩn đãi ngộ tương đương với các đại học tiên tiến ở Á châu (có kế hoạch cụ thể sớm để chậm nhất là khoảng năm 2015 các đại học nầy có thể bắt đầu hoạt động). Về các đại học và trường cao đẳng ngoài công lập, cần có biện pháp chấn chỉnh giải quyết ngay những nơi không đủ chất lượng và có quy chế để ngăn ngừa hiện tượng kinh doanh giáo dục hiện nay.
    Ngoài ra, cần ban hành các sắc thuế khuyến khích doanh nghiệp và những cá nhân có tài sản đóng góp vô vị lợi (chủ yếu là tặng không) cho sự nghiệp giáo dục. Những vấn đề nầy cũng cần có kế hoạch thực hiện cụ thể trước năm 2015.
    [​IMG]Bao giờ Việt Nam mới hóa rồng và là nước có nền kinh tế phát triển?
    Như báo chí đã phản ảnh, Việt Nam đang có sự sự lãng phí quá lớn trong xã hội, nhất là trong nhiều hoạt động liên quan đến lễ hội, đến tổ chức khen thưởng, nhận huân chương, v.v... và nhiều hoạt động không mang lại lợi ích thực chất cho đại đa số dân chúng. So với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay và so với kinh nghiệm các nước thì tiêu chuẩn chi tiêu cho xe con, cho việc đi lại của lãnh đạo các cấp ở Việt Nam rất cao, còn nhiều dư địa để tiết kiệm, cắt giảm.
    Thêm vào đó, cần cắt giảm ngân sách dành cho các chuyến đi tham quan, khảo sát ở nước ngoài của cán bộ, quan chức ở trung ương và địa phương, mà ai cũng thấy là ít hoặc không cần thiết.
    Cần có chương trình cụ thể giản lược các hoạt động ít cần thiết nói trên và tiết kiệm ngân sách hơn nữa mới có nguồn lực cho giáo dục, đào tạo. Trong nửa đầu của thập niên tới phải thực hiện cho bằng được chính sách nầy mới có thể xem giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Ngoài ra nên tăng cường các sắc thuế đặc biệt, đánh vào giai tầng sở hữu nhiều bất động sản và tiêu thụ hàng ngoại cao cấp để có ngân sách nhiều hơn cho giáo dục.
    Cần có chính sách cụ thể để đến khoảng năm 2015 giải quyết cho bằng được vấn đề bằng giả, chấm dứt tệ nạn tiến sĩ giấy, lập lại kỷ cương về bằng cấp. Cần có chương trình cụ thể cải thiện hẵn vấn đề giáo dục tại chức (chỉ đề bạt quan chức theo trình độ đang có, chấm dứt tình trạng đề bạt xong rồi cho đi học để tiêu chuẩn hóa cán bộ, chỉ dùng ngân sách cho quan chức bồi dưỡng ngắn hạn, không cấp kinh phí đi học lấy bằng cấp cao hơn).
    Về nghiên cứu khoa học, đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành chuyên môn, cần lập ngay một ban tư vấn gồm các nhà nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước để giúp nhà nước rà soát lại các cơ chế liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đưa ra chiến lược, chính sách nâng cao trình độ nghiên cứu và đào tạo. Nhiều ý kiến cho thấy hiện nay trình độ của ta còn thấp, mặt khác có sự lãng phí trong việc thực hiện ngân sách cho nghiên cứu khoa học. Cần có kế hoạch để khoảng năm 2015 giải quyết được các mặt yếu kém và tạo ra bước phát triển mới.
    c/ Cải cách chế độ tiền lương và thực hiện việc thi tuyển quan chức:
    Đây là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề. Các chính sách dù hay nhưng không thể được thực hiện có hiệu quả nếu không có một đội ngũ quan chức, một tầng lớp cán bộ hành chánh từ trung ương đến địa phương có năng lực và phẩm chất đạo đức. Họ phải là những người được tuyển chọn nghiêm túc qua các kỳ thi định kỳ và cuộc sống của họ và gia đình phải được bảo đảm bằng tiền lương. Tiền lương cũng phải đủ sức hấp dẫn người có năng lực vào bộ máy công quyền. Nội dung các kỳ thi tuyển cho quan chức cấp trung trở xuống cũng cần chú trọng trình độ văn hóa và sự hiểu biết về luật pháp và cơ cấu hành chánh. Quan chức cấp trung ương, cũng với nội dung ấy nhưng ở trình độ cao cấp hơn và thêm các môn chuyên môn cần thiết.
    Trình độ văn hóa và sự khó khăn phải vượt qua các cửa thi tuyển sẽ nâng cao khí khái và lòng tự trọng của quan chức, tránh hoặc giảm được tệ nạn tham nhũng. Việc thi tuyển quan chức còn có tác dụng tạo niềm tin và động lực học tập trong giới trẻ vì ai cũng có cơ hội bình đẳng thi thố tài năng cho việc nước. Chế độ tiền lương và việc thi tuyển quan chức cần được thực hiện trong vòng 3-4 năm tới.
    Chiến lược, chính sách chỉ cần xoay quanh các vấn đề cốt lõi nói trên cùng với quyết tâm thực hiện bằng các biện pháp cụ thể với lộ trình khả thi sẽ khơi dậy không khí phấn chấn, tin tưởng trong dân. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ yên tâm, tin tưởng ở tương lai kinh tế Việt Nam và sẽ tích cực đầu tư vào các lãnh vực tận dụng các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao.
    Qua đó, cơ cấu kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng chuyển dịch lên cao, và sẽ đạt được mục tiêu toàn dụng lao động, tránh được khả năng rơi vào bẫy tự do mậu dịch và bẫy của nước thu nhập trung bình.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dong gop dang quan tam cua GS :ve du thao 2011-2020 :


    Tuy nhiên, tôi thấy những mục tiêu nêu trong bản Dự thảo Chiến lược chưa đi sát với những yêu cầu thiết thân của người dân bình thường. Chính sách, biện pháp để đạt các mục tiêu cũng chưa được mổ xẻ phân tích và đưa ra các chính sách, biện pháp khả thi.
    Thứ nhất, mục tiêu mới chỉ nói đến trình độ phát triển và cơ cấu kinh tế cần hướng tới chứ chưa cho thấy cuộc sống của người dân sẽ thay đổi ra sao. Tuy bản Dự thảo Chiến lược có nói đến phát triển phải đi đôi với công bằng xã hội nhưng công bằng xã hội cụ thể là gì và cần chính sách, biện pháp gì để thực hiện?
    GDP đầu người tăng gần gấp 3 trong 10 năm tới sẽ cải thiện được đến đâu tình hình khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục hiện nay của đại đa số dân chúng?
    Vào năm 2020 có còn phụ nữ lấy chồng người nước ngoài vì lý do kinh tế không, có còn người đi lao động nước ngoài bất đắc dĩ không? Sự chênh lệch quá lớn về tài sản, cụ thể liên quan đến tình trạng sở hữu bất động sản, có được cải thiện không và bằng cách nào?
    [​IMG]Tại sao trong thể chế thị trường đồng bộ và hiện đại lại cần những tập đoàn kinh tế đa sở hữu (ảnh minh hoạ)

    Thứ hai, Dự thảo Chiến lược chưa cho thấy những chính sách, những nỗ lực cần thiết để khắc phục những vấn nạn của thực trạng kinh tế, để đạt các mục tiêu đề ra. Nói chính xác hơn, bản dự thảo có nói đến những chính sách, những nỗ lực nhưng là những điểm chung chung, không có gì bảo đảm chắc chắn sẽ được thực hiện.
    Chẳng hạn, dự thảo chủ trương phải hoàn thiện thể chế thị trường nhưng không cho thấy thể chế thị trường hiện nay còn tồn tại vấn đề gì, lộ trình để cải cách là gì? Đặc biệt thị trường lao động, thị trường đất đai và thị trường vốn hiện nay ra sao, cần cải thiện như thế nào? Tại sao lao động nông thôn còn dư thừa nhưng nhiều khu công nghiệp ở các thành phố lớn lại thiếu lao động? Chính sách gì để điều chỉnh giá đất, giá nhà ở các thành phố lớn đã lên cao tới mức dị thường? v.v..
    Thứ ba, một số chính sách nêu ra trong Dự thảo Chiến lược có chỗ mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn Dự thảo Chiến lược cho rằng việc hoàn thiện thể chế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề để đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế nhưng lại nhấn mạnh sự cần thiết phải hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước chi phối.
    Tại sao trong thể chế thị trường đồng bộ và hiện đại lại cần có những tập đoàn kinh tế đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước chi phối?
    Một mặt chủ trương phải huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhưng chưa thấy rút kinh nghiệm về sự lãng phí với quy mô ngoài sức tưởng tượng tại một trong những tập đoàn lớn gần đây, chưa cho thấy biện pháp khắc phục những khuyết điểm có tính cơ chế đó mà vẫn tiếp tục chủ trương xây dựng các tập đoàn thì làm sao dân chúng tin tưởng được là nguồn lực xã hội sẽ được sử dụng hiệu quả?.
    Cũng liên quan đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, chủ trương phải tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc - Nam, một số cảng biển và cảng hàng không đạt đẳng cấp quốc tế cũng làm người đọc Dự thảo Chiến lược khó hiểu.
    Các chuyên gia đã tốn nhiều bút mực để chứng minh tính không khả thi của dự án đường sắt cao tốc, sự lãng phí quá lớn nếu thực hiện dự án ấy và chỉ ra những lãnh vực khác cần ưu tiên đầu tư. Tại sao Dự thảo Chiến lược lại có chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam mà không có một lời giải thích?
    Thứ tư, một số mục tiêu đưa ra trong Dự thảo Chiến lược không dễ hiểu và có tính máy móc vì không thấy được những biện pháp khả thi kèm theo.
    Chẳng hạn chủ trương tăng giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP (sản phẩm công nghệ cao không rõ được định nghĩa như thế nào) và yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng đạt ít nhất 35%. Dự thảo có nhấn mạnh sự quan trọng của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và xem như là những yếu tố cần thiết để đạt các mục tiêu nói trên.
    Nhưng người dân chưa yên tâm để tin tưởng các chủ trương này sẽ được thực hiện và thực hiện có hiệu quả vì từ hơn 10 năm trước đã có chủ trương xem giáo dục, nghiên cứu khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu nhưng những gì diễn ra trong thời gian qua đã làm người dân lo lắng.
    Trong thời gian qua, chủ trương chạy theo số lượng đã làm giảm chất lượng nghiêm trọng trong giáo dục, nhất là giáo dục đại học, nhưng tinh thần của Dự thảo Chiến lược vẫn chú trọng số lượng khi chủ trương tăng tỷ lệ sinh viên đạt 450 trên vạn dân vào năm 2020 mà không cho thấy cơ sở nào để vừa đạt chỉ tiêu đó vừa giải quyết vấn đề kém chất lượng đang làm nhức nhối xã hội hiện nay.
    Thứ năm, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại là mục tiêu lớn, quan trọng nhất trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020 nhưng chưa được đặt trong một khung phân tích hoàn chỉnh để có thể đưa ra các chính sách, biện pháp cụ thể và có tính khả thi. Không thể nói chung chung là cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh, ưu tiên phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu; và cần phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ.
    Khung phân tích hoàn chỉnh đòi hỏi phải định vị công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới ở Đông Á mà điểm nhấn phải là sự trỗi dậy của Trung Quốc, của trào lưu mậu dịch tự do, và phải chỉ ra được những yếu kém của các chủ thể kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa vừa qua, từ đó mới đưa ra được chiến lược công nghiệp hóa thích hợp.
    Dự thảo có nói về bối cảnh quốc tế hiện nay nhưng rất chung chung, chẳng hạn xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước sẽ mạnh hơn; sự bất ổn của kinh tế thế giới và những tiến bộ của khoa học, công nghệ vừa mang lại rủi ro, thách thức vừa tạo ra các cơ hội cho các nước, v.v.. trong khi thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và trong trào lưu mậu dịch tự do, Việt Nam đang dần dần bị xem là thị trường tiêu thụ chứ không phải vươn tới thế mạnh như là một cơ sở sản xuất hàng công nghiệp của thế giới.
    Tóm lại, qua Dự thảo Chiến lược, người dân chưa hình dung cụ thể về một nước Việt Nam có thể công nghiệp hóa hiện đại hóa vào năm 2020, những băn khoăn của họ về một ngày mai không phải lo âu về y tế, giáo dục, việc làm và về một cuộc sống sung túc hơn hiện nay vẫn chưa thấy rõ câu trả lời.
    Red

Chia sẻ trang này