Ai tin chứng khoán Việt Nam sẽ bùng nổ , thời điểm bùng nổ........dự đoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/10/2010.

3697 người đang online, trong đó có 322 thành viên. 13:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13389 lượt đọc và 218 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    lai loi mom toat mo roi nha ![r2)]
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    BDS đang được NN đầu tư mạnh có lẽ tụi nó đang ứng sóng vì sẽ có sự dịch chuyển từ TQ qua Việt Nam :


    Sẽ có nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam

    Thứ bảy, 11/12/2010 10:25
    [​IMG]

    Các cá nhân cần phân tán các khoản đầu tư vào quỹ uỷ thác đầu tư BĐS do quỹ này được quản lý chuyên nghiệp, có sự theo dõi của cơ quan có trách nhiệm.

    Theo ông Habibullah Khan, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ uỷ thác đầu tư bất động sản (BĐS) (REIT) là phương tiện để đầu tư, phát triển và quản lý thu nhập từ BĐS văn phòng, khách sạn, căn hộ...
    Các quỹ ủy thác này được quản lý chuyên nghiệp và là cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ. Hoạt động của các quỹ uỷ thác được theo dõi bởi các cơ quan có trách nhiệm, các nhà phân tích, tổ chức kiểm toán độc lập và giới truyền thông.
    Các cá nhân có thể đóng tiền vào quỹ dù chỉ với số lượng nhỏ và có được một nguồn thu nhập ổn định thường xuyên từ quỹ, vì 90% doanh thu từ các quỹ ủy thác đầu tư BĐS đều chia cho các cổ đông.
    Tuy nhiên, theo ông Khan nhà đầu tư cũng nên thận trọng. Do các quỹ này niêm yết trên các thị trường chứng khoán, nên nếu thị trường chứng khoán đi xuống, thì nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro vì giá trị của quỹ cũng đi xuống.
    Lấy Singapore làm ví dụ. Đã có nhiều đối tác cho việc phát triển thành công quỹ ủy thác đầu tư BĐS tại nước này. Nhưng mô hình quỹ ủy thác đầu tư cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày một nhiều hơn, càng ngày càng có nhiều quỹ ủy thác đầu tư ra đời, trong số đó có nhiều quỹ đã phải chịu rủi ro vì sự suy thoái của nền kinh tế.
    Cạnh tranh giữa các quỹ ngày một gia tăng, nên không có sự đảm bảo nào rằng, mọi quỹ đầu tư ủy thác BĐS đều thành công. Do đó, để hạn chế các rủi ro, các nhà đầu tư cá nhân nên phân tán các khoản đầu tư của mình.
    Ông Khan cũng đánh giá, hiện có nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ vào lĩnh vực BĐS ở Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể giữ vững tốc độ phát triển kinh tế 6-7%/năm và cải thiện hiệu quả đầu tư như trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu, thì sẽ có những bước tiến nhảy vọt.
    Khi Việt Nam giữ vững được tốc độ tăng trưởng và chỉ số cạnh tranh tốt, chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư và nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

    đầu tưủy thácnhà đầu tưcạnh tranhquản lýcá nhânphân tángiữ vữngtheo dõithị trườngthu nhậptốc độcơ hộiđánháp lựcđầu tư bất động sảnđầu tư trực tiếpdoanh thuđối tácđộng sản
    Nguồn Báo đầu tư
    Sẽ có nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam

    Thứ bảy, 11/12/2010 10:25
    [​IMG]

    Các cá nhân cần phân tán các khoản đầu tư vào quỹ uỷ thác đầu tư BĐS do quỹ này được quản lý chuyên nghiệp, có sự theo dõi của cơ quan có trách nhiệm.

    Theo ông Habibullah Khan, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ uỷ thác đầu tư bất động sản (BĐS) (REIT) là phương tiện để đầu tư, phát triển và quản lý thu nhập từ BĐS văn phòng, khách sạn, căn hộ...
    Các quỹ ủy thác này được quản lý chuyên nghiệp và là cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ. Hoạt động của các quỹ uỷ thác được theo dõi bởi các cơ quan có trách nhiệm, các nhà phân tích, tổ chức kiểm toán độc lập và giới truyền thông.
    Các cá nhân có thể đóng tiền vào quỹ dù chỉ với số lượng nhỏ và có được một nguồn thu nhập ổn định thường xuyên từ quỹ, vì 90% doanh thu từ các quỹ ủy thác đầu tư BĐS đều chia cho các cổ đông.
    Tuy nhiên, theo ông Khan nhà đầu tư cũng nên thận trọng. Do các quỹ này niêm yết trên các thị trường chứng khoán, nên nếu thị trường chứng khoán đi xuống, thì nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro vì giá trị của quỹ cũng đi xuống.
    Lấy Singapore làm ví dụ. Đã có nhiều đối tác cho việc phát triển thành công quỹ ủy thác đầu tư BĐS tại nước này. Nhưng mô hình quỹ ủy thác đầu tư cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày một nhiều hơn, càng ngày càng có nhiều quỹ ủy thác đầu tư ra đời, trong số đó có nhiều quỹ đã phải chịu rủi ro vì sự suy thoái của nền kinh tế.
    Cạnh tranh giữa các quỹ ngày một gia tăng, nên không có sự đảm bảo nào rằng, mọi quỹ đầu tư ủy thác BĐS đều thành công. Do đó, để hạn chế các rủi ro, các nhà đầu tư cá nhân nên phân tán các khoản đầu tư của mình.
    Ông Khan cũng đánh giá, hiện có nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ vào lĩnh vực BĐS ở Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể giữ vững tốc độ phát triển kinh tế 6-7%/năm và cải thiện hiệu quả đầu tư như trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu, thì sẽ có những bước tiến nhảy vọt.
    Khi Việt Nam giữ vững được tốc độ tăng trưởng và chỉ số cạnh tranh tốt, chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư và nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

    đầu tưủy thácnhà đầu tưcạnh tranhquản lýcá nhânphân tángiữ vữngtheo dõithị trườngthu nhậptốc độcơ hộiđánháp lựcđầu tư bất động sảnđầu tư trực tiếpdoanh thuđối tácđộng sản
    Nguồn Báo đầu tư

    Sẽ có nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam

    Thứ bảy, 11/12/2010 10:25
    [​IMG]

    Các cá nhân cần phân tán các khoản đầu tư vào quỹ uỷ thác đầu tư BĐS do quỹ này được quản lý chuyên nghiệp, có sự theo dõi của cơ quan có trách nhiệm.

    Theo ông Habibullah Khan, chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới (WB), quỹ uỷ thác đầu tư bất động sản (BĐS) (REIT) là phương tiện để đầu tư, phát triển và quản lý thu nhập từ BĐS văn phòng, khách sạn, căn hộ...
    Các quỹ ủy thác này được quản lý chuyên nghiệp và là cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ. Hoạt động của các quỹ uỷ thác được theo dõi bởi các cơ quan có trách nhiệm, các nhà phân tích, tổ chức kiểm toán độc lập và giới truyền thông.
    Các cá nhân có thể đóng tiền vào quỹ dù chỉ với số lượng nhỏ và có được một nguồn thu nhập ổn định thường xuyên từ quỹ, vì 90% doanh thu từ các quỹ ủy thác đầu tư BĐS đều chia cho các cổ đông.
    Tuy nhiên, theo ông Khan nhà đầu tư cũng nên thận trọng. Do các quỹ này niêm yết trên các thị trường chứng khoán, nên nếu thị trường chứng khoán đi xuống, thì nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro vì giá trị của quỹ cũng đi xuống.
    Lấy Singapore làm ví dụ. Đã có nhiều đối tác cho việc phát triển thành công quỹ ủy thác đầu tư BĐS tại nước này. Nhưng mô hình quỹ ủy thác đầu tư cũng đang phải chịu áp lực cạnh tranh ngày một nhiều hơn, càng ngày càng có nhiều quỹ ủy thác đầu tư ra đời, trong số đó có nhiều quỹ đã phải chịu rủi ro vì sự suy thoái của nền kinh tế.
    Cạnh tranh giữa các quỹ ngày một gia tăng, nên không có sự đảm bảo nào rằng, mọi quỹ đầu tư ủy thác BĐS đều thành công. Do đó, để hạn chế các rủi ro, các nhà đầu tư cá nhân nên phân tán các khoản đầu tư của mình.
    Ông Khan cũng đánh giá, hiện có nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đổ vào lĩnh vực BĐS ở Việt Nam. Nếu Việt Nam có thể giữ vững tốc độ phát triển kinh tế 6-7%/năm và cải thiện hiệu quả đầu tư như trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu, thì sẽ có những bước tiến nhảy vọt.
    Khi Việt Nam giữ vững được tốc độ tăng trưởng và chỉ số cạnh tranh tốt, chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư và nhiều quỹ ủy thác đầu tư BĐS vào Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

    đầu tưủy thácnhà đầu tưcạnh tranhquản lýcá nhânphân tángiữ vữngtheo dõithị trườngthu nhậptốc độcơ hộiđánháp lựcđầu tư bất động sảnđầu tư trực tiếpdoanh thuđối tácđộng sản
    Nguồn Báo đầu tư



    Cùng với việc NDT NN vừa mua hơn 18 triệu cp Vic là một minh chứng cho điều này !
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin ra kiểu này mai lại tăng mạnnh rồi !

    Tổ chức vào cuộc
    [​IMG]

    Hiện có 2 quỹ nước ngoài với số vốn 400 triệu USD đang chờ giải ngân.




    Những vấn đề của kinh tế vĩ mô khiến các tổ chức vẫn còn nghi ngờ vào sự tăng trưởng bền vững của thị trường.


    Nhưng lần này họ không muốn bỏ lỡ cơ hội. Chậm chạp nhưng chắc chắn, họ bắt đầu quay trở lại với những cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt và đủ sức chống đỡ trong trường hợp VN-Index biến động.


    “Nuôi heo con” bằng cổ tức


    Trong quí 3-2010 bộ phận tự doanh của Công ty chứng khoán ngân hàng Sacombank (SBS - Hose) liên tục bán ra cổ phiếu, kể cả cắt lỗ một số mã. Việc bán ra ấy mang lại cho SBS 900 tỉ đồng và từ giữa tháng 11, khoảng 30% số tiền đó đã được giải ngân trở lại thị trường. Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị SBS, cho biết chiến lược của công ty là mua vào những cổ phiếu chuẩn bị trả cổ tức cao.


    “Chúng tôi đã lọc ra danh sách những chứng khoán giá đang ở tầm 10.000-20.000 đồng/cổ phiếu và sắp trả cổ tức 15%, thậm chí 20%/năm. Mức lợi nhuận bằng cổ tức đó đủ để đầu tư lâu dài. Còn nếu giá tăng, người mua được lợi cả đôi đường” - ông nhấn mạnh.


    “Sống bằng cổ tức” hay dùng thuật ngữ mà một số tổ chức tài chính đang xài là “nuôi heo con”, đã lan ra từ mấy tuần nay. Một đơn vị đầu tư trong nước đã liên tục mua vào cổ phiếu Ngân hàng Á châu (ACB-Hnx) với kỳ vọng trong quí 1-2011 sẽ nhận được thêm phần cổ tức 5-7% còn lại của năm nay bằng tiền mặt, và khoảng 30% cho năm sau.


    Cổ phiếu của một ngân hàng khác trên sàn Hà Nội cũng đang được mua gom khi giá đã về gần mệnh giá, mà cổ tức chuẩn bị trả bằng tiền mặt cho năm 2010 là 12%/năm. Bản thân bộ phận đầu tư của một số ngân hàng cũng đã đặt một chân vào chứng khoán.


    “Sau ba năm giảm điểm, chu kỳ phục hồi của chứng khoán đang đến. Chúng tôi không thể biết thị trường tăng trưởng nhanh chậm ra sao, nhưng vùng đáy đã được thiết lập. Chúng tôi bỏ vốn vào những cổ phiếu an toàn” - đại diện một tổ chức tín dụng nhận xét. Ông nói thêm quyết định đầu tư chính là cổ tức: “Có cổ phiếu giá đang là 12.000 đồng, tháng sau trả cổ tức 20% tiền mặt. Công ty làm ăn tốt, năm năm qua năm nào cũng có lãi, vậy tại sao không mua? Chỉ cổ tức đã hơn gửi tiết kiệm rồi”.


    Hai tuần trước, ngân hàng Sacombank quyết định dành 1.000 tỉ đồng từ các quỹ để đầu tư chứng khoán và đã giải ngân 100 tỉ. Những quyết định đầu tư như vậy, rõ ràng, không xuất phát từ mục đích “lướt sóng” mà là nắm giữ và nó có tác dụng nuôi dưỡng nguồn cầu. Bằng cách đó cung cổ phiếu giá thấp được hấp thụ và khi nguồn cung ấy kết thúc, giá chứng khoán sẽ ở một mặt bằng mới.


    Ngoại chờ ngoại


    Những tổ chức thận trọng đã tìm ra cách tham gia thị trường có lợi cho họ: tái cơ cấu danh mục, mua vào - bán ra cùng một loại cổ phiếu để giảm giá vốn. Tuy nhiên, trong một thị trường đi lên, bán trước mua sau dễ bị rơi vào tình trạng phải mua lại chính cổ phiếu đó với giá cao hơn. Còn đăng ký mua khối lượng lớn, vượt tỷ lệ 5% cổ phiếu một công ty niêm yết là phải công bố thông tin.


    Thông tin đăng ký mua có thể đẩy cầu cổ phiếu tăng, dẫn đến giá tăng, điều mà những tổ chức mua vào không muốn. Vì thế, giao dịch của cổ đông lớn các công ty hiện nay phổ biến là đăng ký vừa mua vừa bán. Quỹ Templeton Frontier Markets Fund vừa đăng ký mua bán khối lượng lớn một loạt cổ phiếu như DHG, PAC, VFG, LIX. Tương tự là Deutsche Bank, Red River hoặc ngay cả những quỹ đầu tư lâu dài như Dragon Capital.


    Trên thực tế, các quỹ đầu tư nước ngoài thâm niên ở Việt Nam không còn nhiều tiền để giải ngân. Ngân hàng Nhà nước cho biết có hơn 700 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã đổ vào Việt Nam từ đầu năm nay. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM từ đầu năm đến ngày 3-12-2010, khối ngoại mua trên Hose 36.127 tỉ đồng, bán ra 24.555 tỉ đồng, tức mua ròng 11.572 tỉ đồng, tương đương 593 triệu đô la Mỹ (tỉ giá 19.500 đồng/đô la Mỹ). Nếu tính cả số cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi các doanh nghiệp phát hành cho nước ngoài như CII 25 triệu đô la Mỹ, MSN tổng cộng 150 triệu đô la Mỹ, HAG 70 triệu đô la Mỹ cho Deutsche Bank Trust company Americas và 56 triệu đô la Mỹ cho Northbrooks Holdings của Singapore… thì số đầu tư gián tiếp nước ngoài đã vào khoảng 1 tỉ đô la Mỹ.


    Thế nhưng, điều mà khối ngoại chờ đợi nhiều nhất là dòng vốn mới của chính các đồng nghiệp. Với họ guồng máy chứng khoán chỉ thực sự khởi động và bứt phá khi dòng tiền này chảy vào. Dấu hiệu đã có. Ông Nguyễn Hồ Nam nói với TBKTSG rằng hai quỹ nước ngoài mới với số vốn 400 triệu đô la Mỹ đã mở xong tài khoản giao dịch ở SBS, tiền đã được họ chuyển vào một ngân hàng nước ngoài ở TPHCM. Họ chỉ còn chờ để chuyển qua tiền đồng giải ngân. Cái họ chờ là tỷ giá.

    Họ không thể chuyển đổi theo tỷ giá mà các ngân hàng đang giao dịch hiện nay vốn cao hơn tỷ giá chính thức niêm yết. Còn chuyển đổi theo tỷ giá chính thức, họ e ngại sau Tết Nguyên đán, nếu Nhà nước thay đổi tỷ giá, họ sẽ bị thiệt. Giải ngân sớm có thể mất 5-10% vì tỷ giá, còn không thì có thể lỡ thời cơ. Dễ hiểu vì sao trong các cuộc đối thoại gần đây với Chính phủ và các bộ, ngành, nhà đầu tư nước ngoài liên tục thúc giục và khuyến cáo Việt Nam tháo gỡ và ổn định ngay vấn đề tỷ giá.
    Theo Hải Lý

    TBKTSG


    http://cafef.vn/20101211102450806CA31/to-chuc-vao-cuoc.chn
  4. thutravelco

    thutravelco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    2.979
    Từ ngày mai
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    DN bất động sản: Lợi nhuận rơi vào quý IV
    [​IMG]

    Những tháng cuối năm là “mùa gặt” đối với các DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khi tiến hành hạch toán lợi nhuận từ các dự án.




    Vì thế, trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo nhiều DN tự tin vào việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2010. Hải Vân thực hiện.




    Ông Võ Trường Sơn-Phó tổng giám đốc CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG)


    Công ty sẽ hạch toán lợi nhuận từ các dự án An Tiến, Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh River View trong quý IV/2010, ước tính đạt khoảng 800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lũy kế cả năm dự kiến 3.017 tỷ đồng, hoàn thành 101% kế hoạch điều chỉnh năm 2010.


    Năm 2011, Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng về lợi nhuận khoảng 20%, tương đương đạt 3.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi thế của Công ty hiện nay là sở hữu nhiều lô đất tại TP. HCM, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ..., mà Công ty đã mua cách đây nhiều năm với giá rẻ. Bên cạnh đó, Công ty có kinh nghiệm quản lý chi phí xây dựng tốt và quy trình xây dựng khép kín từ nguồn gỗ, đá tự sản xuất.






    Ông Nguyễn Hồng Thái-Phó tổng giám đốc CTCP Xây dựng Sông Hồng (ICG)


    Quý IV/2010, ICG ước tính lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng. Trong quý này, Công ty hạch toán một phần lợi nhuận từ dự án Trung tâm thương mại chợ Hàng Da. Dự án bao gồm 5 tầng cao và 2 tầng hầm, với tổng diện tích mặt sàn là 9.312 m2. Tổng mức đầu tư của dự án là 230,5 tỷ đồng, trong đó ICG góp 51%. Liên quan đến dự án B4 Kim Liên, hiện ICG đã hoàn thành việc xây dựng phần tầng hầm và sẽ tiếp tục xây dựng trong năm 2011. Dự án này có chậm một chút so với tiến độ, vì trong thời gian qua vướng một số thủ tục hành chính. Nhìn chung, trong năm 2010, ICG sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2010, với các chỉ tiêu như tổng doanh thu 297,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 46 tỷ đồng, cổ tức 16,5%.






    Ông Đặng Hoàng Huy-Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng Vinaconex Xuân Mai (XMC)


    Tính đến hết quý III/2010, XMC đã đạt 71,86 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 143,7% kế hoạch năm. Trong quý IV/2010, chưa có con số ước tính chính xác, nhưng dự kiến lợi nhuận sẽ có sự tăng trưởng so với các quý đầu năm. Bởi lẽ, trong quý IV này, XMC bắt đầu ghi nhận doanh thu từ ít nhất 2 dự án là Tòa nhà CT1 thuộc dự án Chung cư Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) và dự án Bình Trị Đông B (quận Bình Tân, TP. HCM).


    Hiện nay, nhu cầu vốn cho các dự án bất động sản của XMC rất lớn. Công ty đang phấn đấu hoàn tất việc bán 328 căn hộ nhà ở thu nhập thấp tại Hà Đông (Hà Nội) trong quý IV/2010. Dự kiến, trong Quý I/2011, Công ty sẽ bàn giao toàn bộ nhà CT1, CT2 dự án Ngô Thì Nhậm cho khách hàng.


    Công ty đang thực hiện việc tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng theo phương án phát hành 1:1 cho cổ đông hiện hữu, đến cuối tháng 12/2010 sẽ hoàn tất việc thu tiền từ các cổ đông.






    Ông Lê Tùng Hoa-Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU)


    Các DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản thì lợi nhuận chủ yếu tập trung vào thời điểm cuối năm và SDU cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hiện SDU chưa có con số cụ thể về lợi nhuận quý IV/2010, nhưng dự kiến, con số này tương đối khả quan, do SDU bắt đầu hạch toán lợi nhuận từ một số dự án bất động sản đang triển khai.


    9 tháng đầu năm 2010, SDU đạt 33,09 tỷ đồng trước thuế, chỉ hoàn thành 33,09% kế hoạch năm, nhưng Công ty vẫn giữ nguyên kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2010 là 100 tỷ đồng. Hiện Công ty đang hoàn thiện bàn giao dự án Tòa nhà hỗn hợp Sông Đà - Hà Đông, hoàn thành thi công móng và tầng hầm của dự án Khu nhà ở 25 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội...



    Theo Nhóm PV
    ĐTCK


    http://cafef.vn/20101212081723407CA31/dn-bat-dong-san-loi-nhuan-roi-vao-quy-iv.chn
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chứng khoán tăng 1 thì BDS sẽ tăng 2 đấy !
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chú ý mấy con tiềm năng , tui NN nó chăn BDS hẳn không phải là không lý do , bỏ nhỏ cho các bác một tý nhé .... thằng khổng lồ TQ bên cạnh đóng cửa BDS thì sao nhỉ ....BDS của mình vẫn còn hoang sơ lắm ....
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    hom nay Ce con co su gop mat cua ca cp ngan hang [r2)][r2)][r2)]
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    VNI nó tăng điên loạn chưa các bác [r2)]

Chia sẻ trang này