Ai tin chứng khoán Việt Nam sẽ bùng nổ , thời điểm bùng nổ........dự đoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/10/2010.

3633 người đang online, trong đó có 319 thành viên. 13:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13389 lượt đọc và 218 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khong co su thao chay khoi co phieu nong ma thay vao do la luong mua manh vao cuoi phien nen kha nang mai xanh van hien huu :-bd
  2. Chuyengiadoanmo

    Chuyengiadoanmo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Duoc do,1/1/3000 nha cac pac.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Khủng hoảng Ai Cập sẽ là đỉnh của lạm phát :-bd
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    ;)) bạo loạn xảy ra là điều tất yếu đe doạ cả những nước phát triển , đây là điều nguy hiểm vì tạo điều kiện cho khủng bố phát triển mạnh mẽ .....các nước buộc phải liên kết chống lạm phát .
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Thông điệp từ CP cũng rất rõ rằng trong năm 2011 của pho thủ tướng :

    Cho phép khai thác 8 điểm quặng vàng tại Hà Giang
    (Dân trí) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý giao UBND tỉnh Hà Giang quản lý, cấp phép khai thác điểm quặng vàng trên diện tích 19,57 ha tại Vị Xuyên, Hà Giang.
    [​IMG]
    (ảnh minh họa)

    Theo website chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý giao UBND tỉnh Hà Giang quản lý, cấp phép khai thác điểm quặng vàng trên diện tích 19,57 ha tại thôn Nà Diềm và thôn Nậm Thổm, xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
    Liên quan đến vấn đề quản lý, cấp phép khai thác vàng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý, Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương tổ chức thực hiện các đề án đánh giá bổ sung 08 điểm vàng tại tỉnh Hà Giang.
    Cụ thể là điểm vàng gốc thôn Hồng Thái, xã Việt Hồng, huyện Bắc Quang; điểm vàng gốc, vàng sa khoáng Ngòi Kim thuộc các thôn Kim Thượng, thôn Kim, thôn Kim Tràng, xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang; điểm vàng gốc, vàng sa khoáng thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng và thôn Khun, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình.

    Theo sau :

    Bắc Kạn cấp phép khai thác hơn 145ha quặng chì-kẽm

    Thứ tư, 19/01/2011 21:13
    [​IMG]

    (DVT.vn) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao UBND tỉnh Bắc Kạn quản lý, cấp phép khai thác 2 điểm quặng chì - kẽm thuộc huyện Chợ Đồn.

    UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ được quản lý, cấp phép khai thác điểm quặng chì - kẽm Nà Quản với diện tích 15,42 ha và điểm quặng chì - kẽm Bó Liều diện tích 130 ha.
    Việc khai thác 2 quặng này là nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy điện phân chì kẽm Bản Cuôn, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn.
    Bắc Kạn là địa phương có tiềm năng và thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 160 mỏ và điểm quặng.
    Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 triệu tấn.

    Phương Linh
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mặc dù trước đây ông từng lo ngại về dự án Bô xít :

    Khai thác bôxit, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: Không thể phát triển bằng mọi giá
    * Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư đến hội thảo
    TT - Trọn ngày làm việc hôm qua (9-4), từ 8g - 18g30, gần 200 đại biểu đã tham dự đầy đủ từ khi khai mạc đến lúc kết thúc hội thảo “Vai trò của công nghiệp khai thác bôxit - sản xuất alumina - nhôm đối với phát triển kinh tế - xã hội Tây nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa khu vực”.

    [​IMG]Một góc khu vực xây dựng Nhà máy alumina Nhân Cơ tại huyện Đăk R’Lấp, Đắc Nông (ảnh chụp sáng 8-4) - Ảnh: T.T.D.


    [​IMG] Nghe đọc toàn bài

    Trước khi bước vào phần thảo luận trực tiếp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thông báo toàn bộ nội dung bức thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi hội thảo.Hội thảo đã nghe 11 báo cáo khoa học, tham luận về các chủ đề liên quan đến khai thác bôxit ở Tây nguyên.
    Ngoài các báo cáo, tham luận, trong thời gian thảo luận của hội thảo, một số đại biểu đã nêu các vấn đề và thảo luận các nội dung liên quan đến chủ trương phát triển công nghiệp khai thác và chế biến bôxit ở VN; tính pháp lý và khả thi của quy hoạch; hạn chế của các dự án đang triển khai và đặc biệt về hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của các dự án bôxit đến sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, cộng đồng dân cư và văn hóa khu vực Tây nguyên...
    Các báo cáo, tham luận và ý kiến thảo luận tại hội thảo được đánh giá là đã cung cấp nhiều thông tin khoa học và là cảnh báo cần thiết cho việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và giám sát trong quá trình triển khai xây dựng, vận hành các dự án khai thác, chế biến khoáng sản bôxit ở VN.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng
    “Tôi được biết hôm nay có cuộc hội thảo về vấn đề bôxit ở Tây nguyên do đồng chí Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì. Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
    Tại cuộc hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bôxit Tây nguyên mà tôi cho là không nên khai thác. Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng”.
    (Trích thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi hội thảo được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đọc sáng 9-4)


    Nhiều dự báo không chuẩn xác
    Phát biểu kết luận hội thảo, Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nêu rõ: “Các đại biểu tham gia hội thảo có nhiều ý kiến tâm huyết với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao, đề nghị các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV) cần tiếp thu các ý kiến trên”.
    Theo Phó thủ tướng, chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bôxit, sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X. VN có nguồn tài nguyên bôxit lớn, có tiềm năng để hình thành ngành công nghiệp khai thác, sản xuất alumina lớn, tuy nhiên không thể phát triển bằng mọi giá.
    Để phát triển thành công các dự án bôxit cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ, hiệu quả và không để tiềm năng này biến Tây nguyên thành đói nghèo. Quy hoạch bôxit được lập dựa trên những dự báo về kinh tế, thị trường. Tuy nhiên, nhiều dự báo không chuẩn xác không chỉ đối với VN mà cả quốc tế. Quy hoạch được chuẩn bị trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh, vì vậy đã đưa ra số lượng dự án và sản lượng thiên cao. Trong quá trình lập quy hoạch đã tổ chức hội thảo nhiều lần, tuy nhiên khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, đòi hỏi phải có sự đánh giá lại và điều chỉnh cho phù hợp.
    Phó thủ tướng nhấn mạnh: “Các dự án bôxit lớn đều trong giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị dự án. Dự án alumina Tân Rai và Nhân Cơ là các dự án thí điểm để tìm hiểu công nghệ, thị trường. Dự án Tân Rai đã được nghiên cứu từ những năm 1990, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi về công nghệ, môi trường... Dự án Nhân Cơ cần phải lập đánh giá tác động môi trường điều chỉnh và trình duyệt trước khi triển khai thực hiện”.
    Những giải pháp đưa ra chưa thật sự an tâm
    Đối với nhiều vấn đề khác, Phó thủ tướng cũng làm rõ. Cụ thể về vấn đề chiếm đất, rừng, Phó thủ tướng cho biết diện tích chiếm đất của hai dự án thí điểm không lớn, số hộ phải di dân không nhiều nhưng vấn đề tác động môi trường đối với diện tích còn lại, đất nông nghiệp và đất sinh hoạt cần tính toán kỹ, có giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện. Chủ đầu tư phải có kế hoạch lấy đất và hoàn thổ cụ thể để các cấp, các ngành thực hiện giám sát.
    Về vấn đề xử lý môi trường, Phó thủ tướng khẳng định hiện nay giải pháp công nghệ xử lý môi trường hoàn toàn có thể giải quyết được, vấn đề quan trọng là khả năng thu xếp tài chính, cân đối hiệu quả kinh tế của dự án, tính nghiêm túc của việc triển khai thực hiện và cần giám sát chặt chẽ.

    >> Tây nguyên: các dự án bôxit chuyển động
    >> Thêm một dự án bôxit
    >> Bôxit và hệ lụy môi trường ở Trung Quốc
    >> Không thể đánh đổi tương lai
    >> Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit
    >>
    Thận trọng khi chạm vào Tây nguyên
    >> Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp
    >> Kẻ nửa cân, người tám lạng



    Phó thủ tướng cũng đề nghị cần làm chủ công nghệ nhập, từ đó mới có thể sáng tạo và phát triển công nghệ riêng cho mình; cần giám sát chặt chẽ công tác chuyển giao công nghệ của dự án Tân Rai và Nhân Cơ để đảm bảo công nghệ tiên tiến.
    Ngoài ra, Phó thủ tướng kết luận trong quy hoạch điều chỉnh cần phải đánh giá tác động và tính toán cân bằng nước cho toàn khu vực, có sự thẩm định và kiểm tra của các bộ, ngành liên quan; cần tính toán đến khả năng phát triển nhôm vào giai đoạn sau khi điều kiện cho phép. Phó thủ tướng yêu cầu TKV tiếp tục phối hợp tốt với địa phương đào tạo nhân lực tại chỗ.
    Phó thủ tướng giao Bộ Công thương và TKV nghiên cứu tính toán lại hiệu quả của dự án theo sự biến động của tình hình kinh tế thế giới. Đối với vấn đề văn hóa, bản sắc dân tộc, Phó thủ tướng thừa nhận những giải pháp đưa ra chưa thật sự an tâm và đây là vấn đề quan trọng hơn hiệu quả kinh tế nên cần có sự giám sát chặt chẽ trong quá trình di dân, tái định cư, đền bù đất đai, đào tạo chuyển đổi nghề, di dân theo nhóm, bản làng...
    Đề xuất điều chỉnh quy hoạch
    Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chính phủ tiếp thu các ý kiến của hội thảo và sẽ giao các bộ, ngành triển khai thực hiện một số việc như nghiên cứu, đánh giá tình hình và đề xuất điều chỉnh “quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bôxit” cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay; nghiên cứu đánh giá tác động môi trường chiến lược theo quy định; tăng cường công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản bôxit; thẩm định thiết kế kỹ thuật của hồ bùn đỏ, đảm bảo an toàn lâu dài đối với môi trường; phối hợp với các bộ ngành liên quan kiểm tra, đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án thí điểm; giám sát việc thực hiện các giải pháp môi trường đối với hai dự án thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ; giám sát việc cấp đất, chuyển giao đất, di dân tái định cư và tác động môi trường, văn hóa và dân tộc; kiểm tra việc chuyển giao công nghệ sản xuất alumina, đảm bảo công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
    Phó thủ tướng giao TKV triển khai dự án thí điểm Tân Rai đảm bảo tiến độ. Đối với dự án Nhân Cơ, phải phê duyệt tác động môi trường điều chỉnh trước khi triển khai thực hiện.
    V.V.T.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    ;)) Cái khó ló cái khôn , với dân trí dân ta hiện tại thì việc làm này là rất đúng đắn vừa giải quyết dư thừa LD lại tăng ngoại tệ
  9. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Mỹ - Canada sẽ xây dựng đường ống dẫn dầu hơn 3.000 km

    Thứ sáu, 04/02/2011 23:03
    [​IMG] Đường ống dẫn dầu mới dự kiến sẽ đi qua 5 bang của Mỹ.

    (DVT.vn) - Đường ống dẫn dầu mới sẽ vận chuyển hơn 500.000 thùng dầu thô/ngày, tạo ra 20.000 việc làm thu nhập cao và 20 tỷ USD lợi nhuận cho kinh tế Mỹ.

    Một đề án xây dựng đường ống dẫn dầu từ Canada đến Vịnh Duyên Hải Mỹ có thể giảm đáng kể sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu mỏ từ Trung Đông và các vùng khác, theo một báo cáo của Chính phủ Mỹ.

    Theo đề án, đường ống kéo dài 1.900 dặm (hơn 3000 km) về cơ bản có thể giảm bớt nhập khẩu dầu thô từ Trung Đông trong dài hạn. Dự án trị giá 7 tỷ USD sẽ vận chuyển dầu thô chế biến từ cát chứa dầu (tar sand) ở Alberta, Canada, tới nhà máy lọc dầu ở Texas.

    Theo báo cáo đã được hoàn thành ngày 23/12 và được công bố trong tuần này theo yêu cầu từ Bộ Năng lượng Mỹ, Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Canada Stephen Harper hôm nay tại Nhà Trắng.

    Đường ống dẫn dầu này có dung lượng gấp đôi dung lượng của một đường ống dẫn dầu hiện tại từ Canada, dự kiến sản xuất hơn 500.000 thùng dầu thô/ngày. Đường ống này cũng sẽ tạo ra 20.000 việc làm thu nhập cao cho các gia đình Mỹ và tạo ra lợi nhuận 20 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, CEO của công ty TransCanada, đơn vị thực hiện dự án cho biết.

    Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối từ Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên. Hội đồng này gọi các đường ống dẫn dầu là một thảm họa sinh thái, vì cho rằng cát chứa dầu sẽ tạo ra dầu bẩn và cần rất nhiều năng lượng trong quá trình chiết xuất. Lãnh đạo 2 nước phải đảm bảo rằng loại dầu này không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

    Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Hilarry Clinton, phải phê duyệt quyết định cho phép đường ống dẫn dầu đi qua biên giới 2 nước trước khi TransCanada tiến hành thực hiện dự án. Vào tháng 10 năm ngoái, bà Hilarry đã tuyên bố ủng hộ đề án này, nhưng sau đó, bà đã rút lại lời nói này.

    Đường ống dẫn dầu này theo dự kiến sẽ đi qua 5 bang của Mỹ trước khi Texas. Nó cũng sẽ đi qua khu vự các tầng chưa nước, cũng cấp nước uống cho khoảng 2 triệu người tại Nebraska và 7 tiểu bang khác. Các nhà lập pháp của cả 2 quốc gia đã chuẩn bị các văn bản và sẽ tiến hành thảo luận về vấn đề này.

    Tuyết Mai
    Theo AP



  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    tỷ USD bị rút ra từ các quỹ đầu tư thị trường mới nổi tuần qua
    Chủ nhật, 06/02/2011 06:30
    [​IMG]

    Đây là lần rút vốn mạnh nhất trong hơn 3 năm, dấy lên lo ngại làn sóng đầu tư lớn vào các thị trường mới nổi có thể kết thúc.

    Các nhà đầu tư đã rút hơn 7 tỷ USD khỏi các khoản đầu tư vào các thị trường mới nổi trong tuần qua, đây là lần rút vốn lớn nhất trong hơn 3 năm. Rất nhiều các nhà đầu tư đã chuyển tiền của mình về thẳng Mỹ, Châu Âu và Nhật, khiến các quỹ đầu tư vào các thị trường phát triển tăng lên 6,6 tỷ USD, tuần thứ 5 liên tiếp dòng vốn đầu tư chảy vào.


    Bạo dộng diễn ra trên khắp các phố tại Ai Cập và giá dầu tăng cao vượt mức 100 USD/thùng làm nổi lên một làn sóng lo ngại về các nước đang phát triển. Tuy nhiên, dòng vốn chảy ra ngoài cũng phản ánh mối quan ngại sâu sắc về tình trạng nền kinh tế phát triển quá nóng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và các nền kinh tế lớn mới nổi lên khác.


    Năm ngoái, các quốc gia mới nổi đã thu hút lượng vốn đầu tư kỷ lục 95 tỷ USD sau khi trở thành địa điểm đầu tư lý tưởng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.


    Đến năm nay, giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi đã giảm gần 3% và thị trường giảm tồi tệ nhất là tại Ấn Độ khi giá cổ phiếu giảm tới 11%. Trước đợt rút vốn gần đây, các quỹ đầu tư tài sản tại các thị trường mới nổi có giá trị gần 720 tỷ USD.


    Số liệu chỉ ra sự chuyển hướng chiến lược đầu tư của một số nhà quản lý quỹ hàng đầu thế giới, nhưng không có nghĩa là cổ phiếu tại các thị trường mới nổi sẵn sàng với một đợt giảm điểm lớn.


    Tình trạng lạm phát tại các nước đang phát triển cũng bùng lên khi giá thực phẩm và các hàng hóa khác tăng cao. Ngày 4/2, Indonesia đã trở thành nước tiếp theo nâng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát, sau Ấn Độ, Brazil và Hàn Quốc.


    Theo Phương Nguyễn
    Gafin

Chia sẻ trang này