Ai tin chứng khoán Việt Nam sẽ bùng nổ , thời điểm bùng nổ........dự đoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongxa20, 11/10/2010.

3747 người đang online, trong đó có 416 thành viên. 11:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 13387 lượt đọc và 218 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Dễ ràng nhìn thấy một số nước đang liên thủ với nhau tạo thế cạnh tranh khốc liệt hơn
  2. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    dự báo lạm phát tháng này cao :

    CPI tháng 2 có thể tăng 1,8-2%
    [​IMG]


    Báo cáo phục vụ họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 1/2011 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo.




    Vào ngày 24/1, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng trước, thấp hơn con số 1,98% của tháng 12/2010.​

    “Tháng 2/2011 sẽ không có đột biến tăng giá xảy ra. Chỉ số giá tăng khoảng 1,8-2%, phù hợp với quy luật vận động của những tháng có Tết Nguyên đán”, báo cáo phục vụ họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 1/2011 của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo.​

    Với bản báo cáo này, cơ quan quản lý giá “thừa nhận” việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 phá vỡ xu hướng tăng tốc trước đó chỉ là điều chỉnh trong ngắn hạn. Trước đó, vào ngày 24/1, Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố CPI tháng 1 tăng 1,74% so với tháng trước, thấp hơn con số 1,98% của tháng 12/2010.​

    Như vậy, nếu con số CPI tháng 2 đúng như kịch bản nói trên, "room" cho điều hành nền kinh tế đạt mục tiêu lạm phát dưới 7% trong năm nay có thể không còn nhiều sau tháng tới.​

    Cái lý “phù hợp quy luật” được Cục Quản lý giá nêu ra căn cứ trên phân tích xu hướng giá cả nhiều năm. Đây cũng là một tham khảo đáng chú ý, khi báo cáo có tính đến cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, sức mua khả dụng của người dân, tác động từ giá thế giới, cùng với các giải pháp kiềm chế giá cả được triển khai...​

    Nêu khá đầy đủ xu hướng cũng như nguyên nhân tác động đến giá cả thị trường tháng Tết Nguyên đán, báo cáo của Cục Quản lý giá lưu ý nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của các tháng trước và trong Tết dự báo tăng 20% so với các tháng bình thường. Năm nay, nghỉ Tết kéo dài khoảng 10 ngày, sau Tết lại có nhiều lễ hội, nhu cầu tiêu dùng sẽ còn tiếp tục tăng sau đó.​

    Một điểm được Cục Quản lý giá đưa vào phân tích gần đây là sức mua có khả năng thanh toán, được cho là yếu tố tác động gần nhất tới giá cả thị trường. Theo cơ quan này, trong dịp cuối năm âm lịch, sức mua của các tầng lớp dân cư trong dịp này tăng mạnh do tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1, và tiền thưởng Tết về túi người tiêu dùng.​

    Trong khi đó, lượng kiều hối tăng mạnh vào giai đoạn gần Tết Nguyên đán, năm 2010 ước đạt 8,3 tỷ USD (tăng 25,6% so với 2009) và được dự báo còn tăng mạnh hơn trong tháng trước Tết Nguyên đán; lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam và Việt kiều về quê ăn Tết tăng, ước tính sẽ có trên 500 nghìn kiều bào về quê ăn Tết Tân Mão)… làm cho quỹ tiêu dùng xã hội tăng, gây sức ép đẩy giá lên.​

    Phân tích phía nguồn cung, Cục Quản lý giá lưu ý tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là tình hình rét đậm, rét hại, hạn hán tại Miền Bắc tạo tác động đến tăng giá lương thực, thực phẩm. Mặt khác, giá hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục ở mức cao do nhu cầu mùa vụ và ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, tác động vào sản xuất và giá cả trong nước.​

    Theo cơ quan này, trong tháng 1, giá cả một số loại nguyên vật liệu, hàng hóa trên thị trường thế giới như giá phôi thép, xăng dầu, khí hóa lỏng, đường, gạo xuất khẩu của Việt Nam (loại 5% và 25%) biến động theo xu hướng tăng, tác động đến thị trường trong nước.​

    Cục Quản lý giá dự báo, giá thóc gạo trong nước thời gian tới sẽ giữ ở mức cao như hiện nay hoặc tăng nhẹ; các mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể tiếp tục tăng giá nhẹ do nhu cầu phục vụ cho Tết gia tăng; giá đường trong nước vẫn đứng ở mức cao; giá thép thành phẩm trong tháng 1/2011 và đầu tháng 2 tăng do giá phôi thép tăng; giá xăng dầu thế giới tiếp tục dao động ở mức cao và khó có khả năng giảm so với hiện tại...​


    Theo Anh Quân


    VnEconomy
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tin vui :

    Phấn đấu tăng 10% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá so với năm 2010
    [​IMG]

    Đảm bảo ổn định nhập khẩu có kiểm soát các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.




    “Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, sự nỗ lực của các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 đã thu được kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, thâm hụt cán cân thương mại giảm đáng kể’’. Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên trong cuộc trao đổi với phóng viên chúng tôi nhân dịp Xuân Tân Mão 2011.


    Nhìn lại kết quả kinh tế-xã hội mà Việt Nam đạt được năm 2010, chúng ta không thể không nhắc tới sự đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu, xin Thứ trưởng đánh giá đôi nét về những kết quả này?


    Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và vượt 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 tăng 13,7 tỷ USD. Trong đó, lượng hàng hoá xuất khẩu tăng đóng góp 5 tỷ USD (chiếm 36,5%), giá hàng hoá xuất khẩu tăng đóng góp 8,7 tỷ USD (chiếm 63,5%). Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 38,3 tỷ USD, tăng 26,2% và chiếm 54,3% kim ngạch xuất khẩu cả nước; xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đạt 32,5 tỷ USD, tăng 21,5%.


    Qua kết quả hoạt động xuất khẩu trong năm 2010 có thể thấy năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu đã được nâng lên một bước, đồng thời chất lượng tăng trưởng xuất khẩu được cải thiện.


    Cụ thể, mặc dù trong năm xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng toàn cầu và các rào cản thương mại, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Hàng dệt may tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu (đạt 11 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm ngoái và chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), vượt 8% so với mục tiêu xuất khẩu đặt ra từ đầu năm. Hai mặt hàng da giầy, thuỷ sản đều đạt trên 4,9 tỷ USD, lần lượt vượt 13,4% và 8,1% mục tiêu xuất khẩu đặt ra từ đầu năm. Mặt hàng gạo đạt kim ngạch hơn 3 tỷ USD và vượt 8,6%, cao su đạt 2,2 tỷ USD và vượt 73% so với mục tiêu đầu năm.


    So với năm 2009, chúng ta có thêm năm mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là mặt hàng hạt điều, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp điện và phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18 mặt hàng.


    Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có những chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 68,2%; nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%; nhóm hàng nông sản thủy sản giảm từ 21,5% xuống 20,8%.


    Ngoài ra, so với mục tiêu, toàn bộ các thị trường xuất khẩu đều vượt mục tiêu tăng trưởng đặt ra từ đầu năm. Năm nay, xuất khẩu sang nhiều thị trường châu Á có mức tăng trưởng vượt bậc, cụ thể, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 133%, Đài Loan tăng 28%, Hồng Kông tăng 46%, Hàn Quốc tăng 38%, Trung Quốc tăng 45%.


    Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009. Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu năm 2010 tăng 12,85 tỷ USD, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 46,9 tỷ USD, chiếm 56,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 6,85% so với năm 2009 (tăng 3 tỷ USD). Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 35,9 tỷ USD, chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 37,8% so với năm 2009 (tăng 9,85 tỷ USD). Nhập siêu năm 2010 khoảng 12 tỷ USD bằng 16,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thấp hơn 3% so với mục tiêu Chính phủ đề ra.


    Nhập khẩu năm 2010 đã phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, mặc dù cung-cầu và giá cả của một số mặt hàng chiến lược có biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng nhập khẩu vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trong nước và không để xảy ra các cơn sốt giá trên thị trường trong nước.


    Nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu dùng, ô tô từ 9 chỗ trở xuống, xe máy) tăng 13%, thấp hơn so với mức tăng trưởng chung 18,4%. Điều này cho thấy kết quả của các biện pháp kiểm soát nhập khẩu đã phát huy tác dụng.


    Theo Thứ trưởng đâu là những dấu ấn đáng ghi nhận nhất trong năm 2010?


    Nước ta bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu đầu vào tăng; chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay cao, sốt vàng, thiếu ngoại tệ, thiên tai, lũ lụt tại nhiều vùng trong cả nước, dịch bệnh gia súc gia cầm đã thực sự là những khó khăn cho sản xuất, xuất nhập khẩu nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

    Trước tình hình đó, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, chính sách quyết liệt nhằm điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010... Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu.


    Với sự nỗ lực của toàn xã hội, sự chỉ đạo điều hành hiệu quả của Chính phủ, kinh tế nước ta tiếp tục đạt được những kết quả khả quan trong năm 2010: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu tăng 24% so với năm 2009, nhập siêu bằng 16,9% kim ngạch xuất khẩu.


    Xin Thứ trưởng cho biết những dự báo về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011?


    Trong năm 2011, hoạt động xuất nhập khẩu có những thuận lợi nhất định. Đó là sự phục hồi của kinh tế thế giới, đặc biệt là của các thị trường xuất khẩu truyền thống đang tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.


    Bên cạnh đó, với việc triển khai tích cực của các Bộ, ngành và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu đã từng bước phát huy tác dụng.


    Nhiều sản phẩm công nghiệp và nhóm hàng hóa mới sẽ có nhiều khả năng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn tới do kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm gần đây tăng mạnh (lĩnh vực điện tử, linh kiện điện tử, máy tính, sản phẩm cơ khí…).

    Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều khó khăn và thách thức, trước hết là vấn đề bảo hộ thương mại ngày càng leo thang ở các nước phát triển như EU, Mỹ sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.


    Đáng lưu ý, hiện năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao như lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá.


    Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu vẫn đang gặp một số khó khăn liên quan đến giá cả nguyên liệu đầu vào gia tăng do giá điện, than dự kiến tăng trong năm 2011 và giá hàng hóa thế giới tăng; tình trạng thiếu lao động phổ thông cho một số lĩnh vực sản xuất như thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ vẫn tiếp diễn; tình trạng thiếu điện...


    Thứ trưởng có thể cho biết những giải pháp cụ thể của Bộ Công Thương để đạt mục tiêu đề ra cho năm 2011?


    Để góp phần tăng trưởng GDP của cả nước năm 2011 đạt 7-7,5%, Bộ Công Thương phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng 10% so với năm 2010 và tỷ lệ nhập siêu hàng hoá năm 2011 không vượt quá 18% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.


    Cụ thể, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là những thị trường tiềm năng, thị trường có nhu cầu hàng hóa phù hợp với hàng hóa do Việt Nam sản xuất.


    Tập trung khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống, các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do đồng thời phát triển các thị trường mới, nhất là các thị trường có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Âu, Tây Á - Trung Đông, châu Phi, Mỹ La tinh. Tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (FTA), nhất là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc và các nước trong khu vực sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt Nam tiếp cận thuận lợi hơn các thị trường rộng lớn này; gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả nước.


    Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao. Phát triển công nghiệp với giá trị gia tăng cao và công nghiệp hỗ trợ là khâu trung tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.


    Đảm bảo ổn định nhập khẩu có kiểm soát các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có biện pháp chặt chẽ kiểm soát nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, giảm dần nhập siêu.


    Xin trân trọng cám ơn Thứ trưởng!

    Theo VEN





  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    năm nay siêu thị chơi cú nay mới độc :

    TP Hồ Chí Minh: Mùng 2 Tết, người dân vào siêu thị mua rau củ ​


    Đa số các bà nội trợ đổ về đây mua các hàng tươi sống, rau củ quả vì giá rẻ và ổn định hơn chợ truyền thống



    Theo đại diện Co.op Mart, đây là lần đầu tiên hệ thống siêu thị đưa vào hoạt động ngay sáng mùng 2 Tết. Việc mở cửa sớm là vì nhu cầu mua thực phẩm tươi sống của người dân những ngày này rất lớn. Đặc biệt mặt hàng rau củ không thể trữ lâu nên các bà nội trợ thường chỉ mua dùng trong ngày.​

    Chị Hoàng Thị Trúc, đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh có mặt ở siêu thị Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Mọi năm tôi vẫn ra chợ mùng 2 Tết để mua rau, củ và những thực phẩm tươi sống về lo cho bữa cơm gia đình. Ăn hoài thịt thà không ai chịu được. Năm nay thấy Co.op Mart mở sớm tôi yên tâm vì mua bên ngoài mắc hơn rất nhiều”.​

    Tại chợ Bà Chiểu, ngay từ sáng mùng 2 Tết, một số tiểu thương cũng đã bày bán các mặt hàng rau củ, thịt cá. Tuy nhiên do nhiều người nghỉ, ít người bán nên giá cao hơn so với ngày bình thường.​

    Ví dụ như cá lóc 80.000 đồng/kg, thịt heo 7.5000 đồng/kg, bắp cải Đà Lạt giá 60.000 - 70.000 đồng/kg tùy loại trong khi hôm 30 Tết chỉ ở mức 40.000 đồng, hành thường ngày bán kèm với các loại củ thì hôm nay 1.000 đồng một cọng, chanh cũng khan hàng và lên đến 1.500 - 2.000 đồng/quả tùy lớn nhỏ.​

    Riêng các mặt hàng hoa, trái cây đều tăng giá, đặc biệt ngày hôm nay hoa ly lên đến 45.000 – 50.000 đồng một cành 2 hoa, ngày thường chỉ ở mức 15.000 - 20.000 đồng một cành.​

    Trong khi đó tại siêu thị giá vẫn ổn định như thịt đùi heo 64.000 đồng/kg, thịt vai heo 62.000 đồng/kg, cốt lết heo 60.000 đồng/kg, thịt sắn lưng 62.000 đồng/kg, ba rọi heo 66.000 đồng/kg, gà ta 78.000 đồng/kg, gà thả vườn 48.000 đồng/kg, Rau củ quả đều có mức giảm từ 10 - 15% so với trước Tết.​

    Để giúp các bà nội trợ yên tâm hơn về giá cả trong những ngày vui xuân, các hệ thống siêu thị đều mở sớm và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi sau Tết để hút khách đến mua sắm.​

    Đối với hệ thống siêu thị Big C, bà Quỳnh Trang, Giám đốc quan hệ công chúng và đối ngoại cho rằng: “Sau 2 ngày nghỉ (mùng 1, 2), sáng mùng 3 Tết, toàn bộ hệ thống siêu thị Big C trên toàn quốc mở cửa khai trương phục vụ khách hàng.​

    Ngay trong những ngày bán hàng đầu tiên của năm mới Tân Mão, Big C sẽ đồng loạt triển khai 5 chương trình khuyến mãi kéo dài 22 ngày (từ 6/2 đến 27/2), áp dụng cho hơn 1.100 mặt hàng có mức giảm giá từ 5 - 40% kèm nhiều quà tặng hấp dẫn.​

    Trong đó, đáng chú ý hơn 200 mặt hàng nhu thiết yếu như thực phẩm khô, thực phẩm đông lạnh, nước uống. Ngoài ra có hơn 100 mẫu đồ chơi đa dạng, dành cho các bé.​

    Ngoài ra các mặt hàng tươi sống được các bà nội trợ thường mua ngay sau Tết cũng sẽ được khuyến mãi cho hơn 300 mặt hàng rau củ quả, thịt, thủy hải sản, thực phẩm chế biến với mức giảm từ 5 - 25%. Các mặt hàng này được khuyến mãi trong tuần lễ từ 6/2 đến 13/2.​

    Theo đó các mặt hàng rau củ quả tươi sống có mức giảm giá đến 25% như hành tây Đà Lạt giá 10.900 đồng/kg (giảm 25%), táo Gala Mỹ giá 56.900 đồng/kg (giảm 15%), bắp cải trái tim giá 10.500 đồng/kg (giảm 15%), xà lách lôlô xanh giá 6.500 đồng/kg (giảm 15%)…
    Còn mặt hàng, thịt, thủy hải sản tươi sống cũng có mức giảm giá đến 15% như thịt đùi heo giá 64.900 đồng/kg (giảm 5%), thăn bò giá 149.900 đồng/kg (giảm 10%), chả chiên eBon giá 84.900 đồng/kg (giảm 15%), gà ta giá 77.900 đồng… cá thu đao giá 50.900 đồng/kg (giảm 10%), mực ống giá 79.900 đồng/kg (giảm 12%)…​

    Riêng tại hệ thống Co.opMart, trong 3 ngày mùng 4, 5, 6 Tết Âm lịch, khách hàng mua sắm sẽ có cơ hội nhận 50.000 bao lì xì có giá trị từ 5.000 đến 50.000 đồng/bao.​


    Theo Hoài Linh


    Dân Trí
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    KINH DOANH
    Chủ nhật, 6/2/2011, 11:40 GMT+7
    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/3ba2621e/','Bộ+Công+Thương:+Giá+Tết+không+sốt','Bộ+Công+Thương:+Giá+Tết+không+sốt','sociable',1000497694);
    Bộ Công Thương: 'Giá Tết không sốt'

    Đánh giá sơ bộ tình hình thị trường 3 ngày Tết, Bộ Công Thương cho biết cung cầu, giá cả trên phạm vi cả nước đều tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

    Theo Bộ Công Thương, thị trường Tết Tân Mão được đánh giá sôi động hơn một vài năm trở lại đây do phục hồi của nền kinh tế. Sức mua trên thị trường tăng khoảng 20-25% so với năm 2010. Ngoài ra, kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài nên nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng, nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch đều tăng cao hơn năm ngoái.
    [​IMG]Chưa phát hiện thấy vi phạm về kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.Tuy nhiên, do các địa phương đã có kế hoạch chuẩn bị tốt nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm nên cơ bản đã đáo ứng được nhu cầu của thị trường, nhất là tại các thanh phố lớn. Việc bán hàng bình ổn và tổ chức bán hàng phục vụ Tết, đặc biệt đối với các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng được thực hiện tương đối tốt.
    Cũng trong dịp Tết, lực lượng quản lý thị trường tại các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng…
    Theo Bộ Công Thương, trọng tâm của công tác này được đặt vào kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị… đảm thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ Tết như rượu bia, bánh, mứt, kẹo... Đến thời điểm này, cơ quan quản lý cho biết chưa phát hiện vụ việc vi phạm nghiêm trong nào.
    Bên cạnh việc bình ổn thị trường, Bộ Công Thương cho biết các đơn vị trong ngành vẫn đảm bảo tốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong dịp nghỉ Tết. Tại một số dự án trọng điểm, các hoạt động vẫn được duy trì. Đặc biệt, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vẫn sản xuất ổn định với công suất đạt trên 90% thiết kế. Trong ngày mùng Một Tết, Nhà máy Điện Nhơn Trạch 2 cũng đã hoàn thành chạy thử và đưa tổ máy vào chế độ dự phòng theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
    (Theo Chinhphu.vn
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Chứng khoán Thăng Long: 5 ngành cần chú ý trong năm 2011
    [​IMG]


    CTCK Thăng Long vừa công bố báo cáo Triển vọng ngành năm 2011 với sự chú trọng vào 5 ngành Cao su tự nhiên, Khoáng sản cơ bản, Đường mía, Bảo hiểm phi nhân thọ và Cảng biển.



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Đây là các ngành nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự ổn định của nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, ngoài ra các công ty xuất khẩu thu được ngoại tệ sẽ là lợi thế nếu sức mạnh của đồng Việt Nam chưa được cải thiện trong năm nay.​

    Trong khi đó, quan điểm đầu tư của TLS là giảm tỷ trọng phân bổ vào hai ngành xi măng và điện do ngành xi măng phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu. Còn các cổ phiếu điện lại gặp khó khăn ở đầu vào như giá than cao đối với nhiệt điện hay thiếu hụt nguồn nước do khô hạn đối với thủy điện. Cả hai ngành này đều phải đối mặt với rủi ro tỷ giá bởi các khoản nợ lớn bằng ngoại tệ.​

    Các ngành ngân hàng, bất động sản, thép, thủy sản, dầu khí giữ quan điểm trung lập.​

    5 ngành tăng tỷ trọng đầu tư

    Bảo hiểm phi nhân thọ
    Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi vào cuối năm 2010 yêu cầu thực hiện đấu thầu bảo hiểm để hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh trong bảo hiểm nội bộ ngành do đó một số công ty như PVI, PJICO, PTI sẽ không còn lợi thế độc quyền. Ngoài ra các công ty phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và nâng khả năng thanh toán với giá trị bằng 5% LNST kể từ 1/7/2011 sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả cổ tức cho cổ đông trong các năm tới.​

    Nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức vĩ mô nên chi phí cho bảo hiểm của các doanh nghiệp sẽ phải thắt chặt và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của toàn ngành bảo hiểm theo tính toán của TLS vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 22% cho năm 2011, mức tăng gấp khoảng 3-4 lần mức tăng trưởng GDP.
    Hoạt động tài chính đóng góp chủ đạo đến lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là thu nhập từ tiền gửi ngân hàng. Với lãi suất huy động trên thị trường từ 11%-14%/năm, các công ty bảo hiểm sẽ hưởng lợi từ hoạt động tài chính, mặc dù chịu sức ép gia tăng đối với tăng trưởng doanh thu.
    Theo TLS, với việc tăng vốn điều lệ của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong năm 2011 như PVI, Bảo Việt Việt Nam, PTI..mức phí giữ lại trong năm 2011 tiếp tục có sự cải thiện đáng kể.​

    Theo số liệu thống kê đến quý 3/2010, tỷ lệ bồi thường trong năm 2010 được kỳ vọng cải thiện hơn so với năm 2009, tuy nhiên quý 4/2010 và quý 1/2011, ngành bảo hiểm phải chịu chi phí bồi thường cao hơn so những tổn thất do hai đợt bão lũ ở miền Trung gây ra trong đó Bảo Việt ước tính chịu thiệt hại nặng nhất lên đến hơn 100 tỷ đồng, PVI, BMI, PJICo và các doanh nghiệp khác chịu chi phí bồi thường không nhiều do những tổn thất xảy ra không thuộc đối tượng bảo hiểm và các công ty này sử dụng quỹ dự phòng dao động lớn nên lợi nhuận vẫn ổn định qua các năm.​


    Trong các cổ phiếu bảo hiểm niêm yết trên sàn, theo TLS, PVI là công ty có quy mô phát triển nhanh nhờ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm duy trì trung bình 30-40%/năm, nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm dầu khí có tỷ lệ tổn thất thấp và PVI đang độc quyền thị phần mảng này. PVI được đánh giá là cổ phiếu tăng trưởng trong ngành song lại tương đối an toàn để đầu tư dài hạn khi giá cổ phiếu đang thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách.
    BMI đứng thứ 3 về thị phần trên thị trường, tỷ lệ bồi thường của BMI tính đến quý 3/2010 giảm xuống mức 36,8% mặc dù BMI có thể phải chịu chi phí bồi thường ở mức cao hơn trong quý 4/2010 và quý 1/2011. Theo TLS, BMI vẫn có khả năng có kết quả kinh doanh cải thiện trong năm 2011.​

    Khoáng sản cơ bản

    TLS khuyến nghị tăng tỷ trọng phân bổ đối với ngành này đặc biệt các công ty liên quan đến khai thác và chế biến khoảng sản kim loại màu triển vọng như KTB, KSS.

    Các chuyên gia kinh tế thế giới đều nhận định rằng ngành khoáng sản sẽ tiếp tục tăng trưởng cho dù nền kinh tế có phát triển chậm lại. Từ đầu năm 2010, giá xuất khẩu các loại quặng kim loại sang Trung Quốc đều tăng dần, nhiều mặt hàng như quặng tinh sắt đã tăng 100% so với cuối năm 2009.​

    Từ 1/7/2011, Luật khoáng sản đã được thông qua ngày 17/11/2010 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, việc cấp quyền khai thác các mỏ có trữ lượng lớn sẽ dựa trên nguyên tắc đấu giá quyền khai thác, do đó về lâu dài sẽ làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp; biểu thuế xuất khẩu các loại khoáng sản cũng tăng theo thông tư 184 của Bộ Tài chính..​

    Về triển vọng năm 2011, các khoáng sản được chú ý là sắt, đồng, thiếc do giá tăng mạnh nhưng lại chịu thuế xuất khẩu lên tới 30%; crom và mangan: giá ferro crom dự kiến tăng 40% theo dự báo của Alloy Metal&Steel, năm 2011 thị trường thế giới thiếu cung gần 320.000 tấn so với 47.000 tấn năm 2010, dự báo nhu cầu có thể tăng 7,6% vào năm 2011 so với 8,21 triệu tấn của năm nay; Antimoan: nguồn cung ra thế giới bị thu hẹp đáng kể do chính sách đóng cửa của Trung Quốc nên các doanh nghiệp có nguồn thu từ tinh quặng và sản phẩm tinh luyện từ antimony sẽ tiếp tục có được lợi nhuận thỏa đáng.​

    Cao su tự nhiên

    Năm 2010, ước tính Việt Nam xuất khẩu khoảng 770 ngàn tấn mủ cao su tự nhiên với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,3 tỷ USD. Tính đến thời điểm 24/12/2010, giá cao su xuất khẩu các loại của Việt Nam đạt xấp xỉ 4.500 USD/tấn, tăng bình quân 64% so với thời điểm đầu năm 2010.​

    Giá cao su tự nhiên tỷ lệ thuận vơi giá dầu do sản phẩm thay thế của cao su tự nhiên là cao su nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ. Theo dự báo của TLS, giá cao su tự nhiên của Việt Nam trung bình năm 2011 tăng xấp xỉ 21% so với trung bình năm 2010 trong khi mức giá trung bình năm 2010 tăng 88% so với của năm 2009. Sản lượng tiêu thụ bình quân của ngành năm 2011 tăng trưởng 4% so với năm 2010. ​

    TLS cho rằng doanh thu và lợi nhuận của toàn ngành năm 2011 tăng trưởng khoảng 25,84% (loại trừ yếu tố tỷ giá). TLS kì vọng mức sinh lời trung bình khi đầu tư là 12,5% - 25% khi PE ngành kỳ vọng khoảng 9 -10 lần. Rủi ro đối với các công ty là sự giảm giá của cao su xuất phát từ sự sụt giảm trong nguồn cầu khi có nhiều dấu hiệu Trung Quốc sẽ tiến hành thắt chặt tiền tệ trong năm 2011. ​

    Đường

    Phân ngành đường được hỗ trợ bởi giá thế giới tăng cao và nguồn cung ứng bị giới hạn nên giá đường trong nước tiếp tục ở mức cao, triển vọng lợi nhuận của các nhà máy đường có diện tích mía gia tăng hoặc sản lượng mía thu mua lớn là rất sáng sủa. ​

    Cảng biển

    Năm 2010, ngành cảng biển Việt Nam được dự đoán tăng trưởng khoảng 20% do nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng thương mại quốc tế. Tính đến tháng 11/2010, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 24.5% và 19.8%. ​

    TLS khuyến nghị tăng phân bổ cho ngành cảng Việt Nam năm 2011, đặc biệt là cảng container ở miền Bắc Việt Nam. ​

    Trong các cổ phiếu niêm yết: VSC hiện đang vận hành cảng Green Port – là một cảng mới với các thiết bị xếp dỡ hiện đại. Điều này làm tăng năng suất của cảng so với các cảng khác lân cận; DXP nằm ở cụm cảng mới của Hải Phòng. Hiện tại DXP đang hoạt động hết công suất của mình; DVP sở hữu 02 yếu tố làm lợi thế cạnh tranh, đó là vị trí chiến lược và cảng nước sâu. Hiện tại DVP đang nằm ở vị trí tốt nhất so với các cảng ở Hải Phòng còn lại cho tuyến đường hàng hải quốc tế nối Hải Phòng với thế giới. Đây cũng là cảng nước sâu với độ sâu 10.2 m có khả năng nhận tàu 3000 TEUs. ​

    Rủi ro lâu dài đối với các cảng này là việc hoàn thành cảng Lạch Huyện – cảng nước sâu lớn nhất Hải Phòng. Hiện tại 03 nhà đầu tư Nhật Bản đã liên doanh với Vinalines để xây dựng 02 cảng container đầu tiên tại Lạch Huyện. Dự kiến 02 cảng này sẽ hoàn thành vào 2015 có khả năng xử lý 6 triệu tấn hàng một năm. ​


    Phương Mai


    Theo TLSC
  7. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627
    Tháng này là ko lên thì ae đóng cửa ít nhất hết quí 2 nhé. Ko có vẹo j đâu. Cá mập muốn lên thì tháng này phải lên.
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Kịch bản xuất - nhập khẩu năm 2011
    [​IMG]

    Có thể nói, năm 2010 là năm chúng ta giành được thắng lợi “kép” trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu nếu xét về mặt số liệu đã được công bố.



    Đó hiển nhiên là tiền đề thuận lợi chưa từng có trong vòng bốn năm trở lại đây để bước vào năm 2011, năm khởi đầu thập kỷ mới và cũng là năm Đại hội Đảng sẽ hoạch định đường lối đổi mới cho một thập kỷ mới hứa hẹn môi trường phát triển thuận lợi hơn.

    Với kim ngạch xuất khẩu, năm 2010 đạt 71,629 tỷ USD, tăng khoảng 24%, vượt gần bốn lần so với mục tiêu đề ra 6% cho cả năm. Đây thực sự là một bước tiến vượt bậc, bởi ngay năm 2009 trước đó chúng ta đã từng phải chứng kiến việc xuất khẩu “rơi tự do” 8,9% khi phải đối mặt với những tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới - mức giảm chỉ kém kỷ lục giảm 13,2% khi bị mất hầu như toàn bộ thị trường truyền thống do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu hồi đầu thập kỷ trước.

    Thắng lợi "kép" 2010

    Để đạt được kết quả vượt rất xa so với mục tiêu phấn đấu đó, đã có không ít kỷ lục mới được lập trong “rổ hàng hoá xuất khẩu” của nước ta.

    Trong đó, trước hết phải kể đến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chỉ trong 10 tháng đạt xấp xỉ quy mô của cả năm 2008 và 2009 (trên 9 tỷ USD) và vượt ngưỡng 10 tỷ USD trong 11 tháng, trở thành mặt hàng xuất khẩu “đầu vị” của nước ta năm thứ hai liên tiếp. Tiếp theo, đó là mặt hàng nông sản chiến lược gạo với khối lượng xuất khẩu kỷ lục vượt qua ngưỡng 6,5 triệu tấn và điều cũng quan trọng không kém là xuất khẩu được giá, cho nên kim ngạch xuất khẩu đến thượng tuần tháng 12 đã đạt gần 2,8 tỷ USD, vượt kỷ lục gần 2,7 tỷ USD đã đạt được trong năm sốt nóng giá gạo thế giới chưa từng có 2008. Đó còn là những kỷ lục mới trong xuất khẩu các mặt hàng phương tiện vận tải, xăng dầu, cao su...

    Trong số đó, một điều cũng hết sức đáng tự hào là ở chỗ, nhờ những kết quả đã đạt được, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta tiếp tục giữ vững “ngôi Hậu”, hoặc thứ hạng đáng nể trong “làng xuất khẩu thế giới”. Đó là kỷ lục thế giới về khối lượng hồ tiêu thế giới vững vàng từ năm 2001 và về giá trị từ năm 2002; kỷ lục thế giới về khối lượng điều nhân từ năm 2006 và về giá trị từ năm 2007. Đó còn là ngôi “Á Hậu” trong “làng xuất khẩu thế giới” ở mặt hàng nông sản chiến lược gạo và cà phê, đồ uống quan trọng nhất của thế giới từ cả chục năm nay...

    Cho dù vậy, đó mới là một nửa của thành công và nửa còn lại trong nhập khẩu năm 2010 chính là điều mà chúng ta nỗ lực phấn đấu liên tục trong ba năm gần đây nhưng vẫn chưa thực hiện được.

    Kịch bản xuất - nhập khẩu

    Về mặt khách quan, kinh tế thế giới nói chung và thương mại thế giới nói riêng trong năm 2011 có nhiều khả năng mở ra cơ hội phát triển thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế nói chung và xuất, nhập khẩu nói riêng của nước ta.

    Theo dự báo của IMF, sau bước hồi phục mạnh mẽ 4,8% trong năm 2010, kinh tế thế giới trong năm 2011 sẽ tiếp tục tăng 4,2% (tính theo giá cố định). Theo đó, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới trong năm 2011 sẽ tăng 8,8%.

    Theo các số liệu thống kê, ước tính và dự báo cũng của định chế tài chính quốc tế này, thay vì “rơi tự do” 31% trong năm 2009, giá nguyên liệu thế giới năm 2010 tăng tới 19,9%, trong khi năm 2011 sẽ chỉ tăng 1,2%. Trong đó, điều đặc biệt đáng lưu ý là những diễn biến của giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới. Vẫn theo định chế tài chính quốc tế này, thay vì giảm 18,7% trong năm 2009, giá nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới năm 2010 tăng rất mạnh tới 16,8%, nhưng trong năm 2011 sắp tới sẽ giảm 2%.

    Về lâu dài không thể lấy số lượng làm thành tích cho xuất khẩu do nhiều mặt hàng đã tới ngưỡng và vấn đề đặt ra là sẽ lấy mặt hàng gì để bù đắp vào mức sụt giảm này. Giai đoạn 2011-2015 sẽ phải thay thế lại cơ cấu xuất khẩu theo hướng xuất được nhiều tiền hơn nhưng sản lượng sẽ giảm xuống.

    Rõ ràng, với một nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ thị trường thế giới và “rổ hàng hoá nhập khẩu” vẫn lớn hơn rất nhiều so với “rổ hàng hoá xuất khẩu” như của nước ta, những diễn biến đó của giá cả thế giới tuy cùng làm “khuếch đại” cả hai “rổ hàng hoá xuất, nhập khẩu” trong năm 2010, nhưng mức độ “khuếch đại” đối với “rổ hàng hoá nhập khẩu” lớn hơn nhiều so với “rổ hàng hoá xuất khẩu”. Điều này cũng có nghĩa là, khoản lợi mà chúng ta thu được trong xuất khẩu không đủ bù cho khoản thiệt trong nhập khẩu, nhưng điều này sẽ chấm dứt trong năm 2011.

    Tuy nhiên, trong bối cảnh như vậy, một triển vọng gần như chắc chắn sẽ là, xuất khẩu trong năm 2011 của nước ta không còn duy trì được nhịp độ tăng vượt quá so với dự kiến như năm 2010, bởi nó không còn được “khuếch đại” bởi yếu tố giá cả.

    Thế nhưng, như thực tiễn của nền kinh tế nước ta cho thấy, trong 10 năm 2001 - 2010, để đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế khoảng 7,25%/năm, xuất khẩu hàng hoá phải tăng bình quân 17,2%/năm, cao gấp 2,37 lần, cho nên mục tiêu dự kiến xuất khẩu trong năm 2011 chỉ tăng 10%, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại ở mức 7 - 7,5%, tức là hệ số giữa hai nhịp độ tăng này chỉ là 1,33 - 1,43 lần, rất ít có khả năng trở thành hiện thực.

    Nói tóm lại, xuất, nhập khẩu năm 2010 là một bức tranh sáng và triển vọng phát triển năm 2011 cũng rất sáng sủa, nhưng quá trình khắc phục tình trạng chất lượng phát triển của xuất, nhập khẩu nói riêng và thương mại nói chung vẫn còn rất thấp của nước ta chắc chắn phải kéo dài nhiều năm, cho nên muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, chắc chắn chúng ta vẫn phải nỗ lực vượt bậc để tăng tốc xuất khẩu mạnh hơn rất nhiều so với dự kiến.

    Theo Nguyễn Đình Bích
    Diễn đàn doanh nghiệp


  9. duccuong123

    duccuong123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2009
    Đã được thích:
    26
    tháng 6 mới có sóng nhé

Chia sẻ trang này