Alt con sóng thần sắp tới .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TYCT2, 02/10/2009.

2634 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 3431 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Đợt rồi sơ mất hàng bán ra có mấy ngàn cổ phiếu . Giờ nó xuống thì chờ nó xuống 1 - 2 phiên nữa lại gom thêm chứ bạn , nói sớm nó lên mạnh quá thì toi ( vì không có đại gia cố dìm thì đố nó xuống được đấy . Nói lớn đại gia sợ thì hỏng bét) .
    Hihihi .

    Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kênh phân phối (03/11/2009 - 08:27 AM)


    Hôm qua 2-11, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Tuổi Trẻ tổ chức hội nghị thực hiện cuộc vận động ?oNgười Việt ưu tiên dùng hàng Việt? với chủ đề ?oHành động của doanh nghiệp và kiến nghị với Nhà nước?.

    Sản phẩm phải chất lượng cao

    Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nhấn mạnh, cuộc vận động ?oNgười Việt ưu tiên dùng hàng Việt? thực chất không phải là bảo hộ mậu dịch, không phải mệnh lệnh hành chính, không hành động bằng mọi giá mà chỉ hàm ý với cùng một chủng loại, chất lượng tương đương thì người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Điều này có nghĩa hàng Việt sẽ vẫn phải chịu sức ép cạnh tranh từ tất cả hàng hóa, sản phẩm khác. Người Việt dùng hàng Việt cũng đồng nghĩa doanh nghiệp phải tiếp tục nâng cao sức cạnh tranh của mình, đảm bảo ngày càng cao về chất lượng, đảm bảo môi trường, hạ giá thành, chú trọng các khâu phân phối, bảo hành, hậu mãi và đặc biệt là ổn định chất lượng là khâu then chốt.

    Để cuộc vận động được tốt, doanh nghiệp và cả các hiệp hội cần liên kết, hình thành được chuỗi giá trị, liên kết được doanh nghiệp lớn nhỏ, nội địa và FDI. Về phía nhà nước, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó chú trọng cải cách thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho doanh nghiệp.

    Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để người Việt dùng hàng Việt, trước hết doanh nghiệp phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu. Nếu bài ngoại, không có đối tượng cạnh tranh, sẽ là thảm họa cho Việt Nam trong tương lai. Song ông Ân cũng cho rằng, bên cạnh nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, Nhà nước cần phải có hàng rào kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng. Châu Âu, Hoa Kỳ đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắc nghiệt với hàng Việt Nam. Do đó, hàng vào Việt Nam cũng phải chịu sự kiểm tra nhất định.

    Phát triển kênh phân phối

    Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, một vấn đề không thể thiếu để đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng chính là việc phát triển các kênh phân phối.

    Theo ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc May Việt Tiến, cuộc vận động là cơ hội tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo sản phẩm tốt nhất. Là doanh nghiệp lớn nhất ngành dệt may, với hơn 20.000 công nhân, Việt Tiến đã có những hành động cụ thể, trong đó, cố gắng chiếm lĩnh thị trường ở phân khúc sản phẩm trung bình, đặc biệt là thấp, từng bước đưa hàng về vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, ông Kiệt cũng thừa nhận, kênh phân phối đang là trở ngại rất lớn cho không chỉ Việt Tiến mà nhiều doanh nghiệp khác do chi phí thuê mặt bằng cao.

    Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống siêu thị Co.opMart Nguyễn Ngọc Hòa thừa nhận: Chúng tôi chưa chú trọng đúng mức đến thị trường nông thôn. Nhiều khi hàng kém chất lượng đã chạy về nông thôn. Chúng tôi muốn có trung tâm thương mại hiện đại, đầu tư vốn lớn và nhiều vấn đề liên quan, do vậy cần có chính sách khấu hao phù hợp; đồng thời cần có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho phát triển thị trường.

    Ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, trong cuộc vận động này, doanh nghiệp đóng vai trò lớn và do đó phải đi đầu. Doanh nghiệp cũng cần bỏ thói quen cũ là cộng giá thành, lợi nhuận thành giá bán. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài có thể chịu lỗ để giới thiệu cho người tiêu dùng. Về phát triển hệ thống phân phối, bản thân mỗi doanh nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định thì phải xây dựng cho mình một hệ thống.

    Ông Khu cũng cho rằng, cần có những chính sách ưu tiên vốn, đất đai, để phát triển hệ thống phân phối.

    Nguồn: SGGP




    Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam: Ổn định ở mức cao .

    01/11/2009 9:57

    Mặt bằng bán lẻ tại các khu vực trung tâm luôn đắt hàng - Ảnh: Ngọc Thắng
    (TNTT&GT) Trong khi cao ốc văn phòng, căn hộ, nhà cho thuê? đang trong tình trạng ế hàng thì thị phần mặt bằng cho ngành bán lẻ vẫn thiếu. Đó là lý do vì sao ?ocơn sóng thần? khiến giá hầu hết các bất động sản (BĐS) đều sụt giảm trầm trọng nhưng giá cho thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam vẫn ổn định ở mức cao.
    Giá chào thuê trung bình mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại tổng hợp trong các khu vực trung tâm đang ở mức 105,3 USD/m2/tháng cho những vị trí đẹp. Mức giá này đã duy trì hơn một năm qua, và là mức giá ổn định nhất trong cơn bão suy thoái giá thuê ở hầu hết các thị phần trên thị trường BĐS trong thời gian vừa qua.
    Trên thực tế, có nhiều yếu tố dẫn đến giá cho thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Đầu tiên là thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn đang nằm trong tốp những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm nay do Tập đoàn tư vấn A.T.Kearney công bố, thị trường bán lẻ Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trên thế giới.
    Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2009 (GRDI) của Việt Nam đạt 55 điểm, rơi xuống vị trí thứ 6, tụt 5 bậc so với năm 2008. Tuy nhiên, khoảng cách giữa thị trường bán lẻ của nước ta với top 5 chỉ cách ?omột bước chân?. Cụ thể, GRDI của Ấn Độ chiếm ?ongôi hậu? năm nay chỉ đạt 68 điểm, về nhì là Nga cũng chỉ đạt 60 điểm, còn ba quốc gia đứng liền kề trên chúng ta là Ả-rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Trung Quốc đều chỉ đạt 56 điểm, tức là chỉ hơn thị trường bán lẻ của nước ta vỏn vẹn 1 điểm. Vì vậy, có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hết sức hấp dẫn đối với các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia trên thế giới.
    Lý do thứ hai là nguồn cung mặt bằng bán lẻ luôn không theo kịp với nhu cầu. Tại TP.HCM, dự kiến trong quý 4 năm nay, nguồn cung sẽ được bổ sung bao gồm khu vực bán lẻ của Kumho Asiana Plaza (Q.1), The Flemington (Q.11), The Ruby Land (Q.Tân Phú), The Everich (Q.11)? cung cấp khoảng 56.338m2 diện tích sàn bán lẻ cho thị trường. Đã có một số thương hiệu nổi tiếng dự kiến sẽ là khách hàng đầu tiên của Kumho là Debenhams và Hard Rock Café. Cả 2 thương hiệu này đều lần đầu tiên góp mặt vào thị trường kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam.
    Thị trường hấp dẫn, nguồn cung không theo kịp nhu cầu?Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi giá cho thuê mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam vẫn ổn định ở mức cao ngay cả khi khủng hoảng kinh tế. Đây cũng chính là lý do vì sao thị phần này đang thu hút sự chú ý của nhiều tập đoàn BĐS lớn trong và ngoài nước trong thời gian gần đây.

    Pacific Star vào Việt Nam

    Pacific Star, một trong những tập đoàn BĐS hàng đầu ở khu vực châu Á, đã chính thức vào thị trường Việt Nam với dự án đầu tiên về quản lý BĐS là khu thương mại Sunrise City (Q.7, TP.HCM) quy mô 70.000m2 sàn, dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2012.
    Ông Eric Cornale, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Pacific Star cho rằng: "Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có một cơ cấu dân số trẻ, thu nhập ngày càng cao... vì vậy cơ hội kinh doanh BĐS phục vụ bán lẻ là rất lớn. Về ngắn hạn, phân khúc thị trường nhà ở và mặt bằng phục vụ bán lẻ là hấp dẫn nhất, xét về trung và dài hạn thì tất cả các phân khúc đều được đánh giá tốt. Vấn đề còn lại là tìm được các dự án tốt, có vị trí đắc địa. Khi vào Việt Nam, Pacific Star tự tin rằng sẽ thành công".

    [​IMG]
  2. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    03/11/2009 12:19 (GMT+7)
    Chứng khoán ngày 3/11: Vơi dần hàng ?orẻ?

    LAN NGỌC
    [​IMG]

    Hôm qua, kết quả xấu không chỉ ở điểm số, giá chứng khoán mà còn có ở lượng kẹt sàn rất lớn tại nhiều mã khi kết thúc phiên. Nhưng sáng nay, gánh nặng này đã vơi dần - Ảnh: Quang Liên.
    Hoạt động bắt đáy và ?ocover? lại danh mục giúp thị trường duy trì thanh khoản và lượng hàng xả sàn cũng vơi dần
    Hoạt động bắt đáy và ?ocover? lại danh mục giúp thị trường duy trì thanh khoản và lượng hàng xả sàn cũng vơi dần.

    Đêm qua, một đêm thức ròng với các diễn đàn và Phố Wall của nhiều nhà đầu tư. Những biến động mạnh trên thị trường Mỹ cho thấy một sự trở lại là khó khăn ở thời điểm này. Nỗ lực cuối ngày giúp các chỉ số chính ở thị trường này trở lại. Với thị trường trong nước, đó là ?olưng vốn? hỗ trợ để bước vào một phiên giao dịch mới, nhất là khi mối liên hệ với chứng khoán Mỹ trở nên sâu sắc những ngày gần đây.

    Tuy nhiên, kết quả phiên sáng nay trên cả HOSE và HNX lại cho thấy một nhu cầu nội tại nổi trội hơn: tạm thoát. Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn là nhu cầu bắt đáy, ?ocover? lại danh mục để duy trì thanh khoản cho thị trường.

    Sau phiên rơi tự do đầu tuần, đà đổ dốc nối tiếp sáng nay ít nhiều gây bất ngờ, khi mốc 550 điểm được cho là có giá trị hỗ trợ khá mạnh, chứng khoán Mỹ đã ?oxanh? trở lại. Chỉ mất khoảng 30 phút của đợt 2 trên HOSE để nhà đầu tư làm quen với bước giảm trên 20 điểm của chỉ số. Và nối tiếp là quãng giao dịch khá đặc biệt. Sau khi xuống mức thấp nhất trong phiên, xuyên thủng mốc 540 điểm, còn 539,46 điểm, VN-Index lình xình quanh mức thay đổi +/-1 điểm và kéo dài đến hết phiên, đi cùng với nguồn tiền trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng.

    Chỉ số không giảm mạnh hơn, cũng không bật lên và giao dịch khá sôi động. Quãng giao dịch đó là sự nhộn nhịp của hoạt động bắt đáy. Nhưng đáng chú ý hơn là sự thuận lợi cho những nhà đầu tư, tổ chức theo chiến lược dài hạn mua lại nguồn hàng đã bán từ những phiên trước, đảm bảo cơ cấu danh mục nhưng với giá thấp hơn nhiều. Chiến lược này được sử dụng như một công thức tạo tiền dành cho thời điểm này và tất nhiên là loại trừ nhu cầu đánh lên, nhưng tạo thanh khoản cho thị trường và cùng với lực lượng bắt đáy giải phóng bớt nhu cầu bán giá thấp (hôm nay vẫn chủ yếu là tiếp tục bán sàn).

    Đó cũng là một điểm tích cực của phiên hôm nay. Hôm qua, kết quả xấu không chỉ ở điểm số, giá chứng khoán mà còn có ở lượng kẹt sàn rất lớn tại nhiều mã khi kết thúc phiên. Nhưng sáng nay, gánh nặng này đã vơi.

    Điển hình tại SSI. Nỗ lực thoát giá sàn cuối phiên không thành, nhưng có thể thấy nhu cầu quyết bán bằng mọi giá tại đây đã được đáp ứng. Phiên liền trước, tại SSI còn dư tới 3,4 triệu đơn vị chờ bán giá thấp, hôm nay chỉ còn chưa đầy 140.000 đơn vị. Khối lượng tại mã này cũng tăng vọt lên 5,37 triệu đơn vị, trong khi phiên trước chỉ 2,32 triệu. Điều này cũng có thể thấy ở HPG hay REE? cùng với sự bùng nổ của khối lượng. Tất nhiên, đây cũng là kết quả của sự chọn lọc, khi hoạt động cơ cấu lại danh mục đang được nhiều nhà đầu tư thực hiện.

    Điển hình của sự chọn lọc này có thể nhìn về PVX của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí trên sàn Hà Nội, với quyết tâm chọn và thắng thế của lực lượng đánh lên. Chiếm giá trần khá nhanh đầu phiên với uy thế trên 600.000 đơn vị canh mua giá cao nhất, giá PVX liên tục giao động trước diễn biến xấu chung của thị trường, nhưng sức tăng được hỗ trợ từ loạt lệnh lô lớn rải ở những thời điểm cần thiết. Kết thúc phiên, PVX vững giá và còn dư mua trần hơn 274.000 đơn vị.

    Không vượt trên tham chiếu nhưng KBC cũng là một điểm lựa chọn ưa thích của một lực lượng sáng nay, trong đó có khối đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu của Đô thị Kinh Bắc đóng cửa với mức giảm chỉ 100 đồng (0,14%), là sự bám trụ nổi bật trong nhóm blue-chips trên HNX.

    Trong khi đó, BVS lại có sự trở lại thành công với bước giá khá mạnh bạo kết thúc phiên, từ mức tăng 800 đồng lên 1.300 đồng/cổ phiếu. Trên HOSE, KDC cũng tạo bất ngờ lớn khi từ giá sàn bật tăng tới 3.000 đồng (3,49%) kết thúc phiên.

    Tính chung, trên HNX phiên này có 8 mã tăng trần, 20 mã trên tham chiếu; trên HOSE là 4 mã tăng trần, 7 mã có giá trên tham chiếu. Một số lượng ít ỏi tăng giá trên cả hai sàn, nhưng tạo được sự ấn tượng trong bối cảnh chung, đặc biệt ở sức bật của KDC hay BVS.

    Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, VCB không còn tạo hiện tượng, trong khi STB đã tránh giá sàn và lực lượng bán không còn quyết liệt như phiên liền trước, EIB vẫn là mã khối ngoại mua vào mạnh (tiếp tục mua 814.220 đơn vị), ACB cũng thể hiện nỗ lực cuối phiên, trong khi CTG và SHB cùng giảm mạnh.

    = > Ỏ ALT & HCT cũng giảm bán sàn.
    ALT không có lượng dư bán sàn , chỉ có dư bán thấp nhất giá 29,000.
  3. thusau_robinson_ckimusd

    thusau_robinson_ckimusd Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/10/2006
    Đã được thích:
    50
    uP tiếp HCT lên đi bác....
  4. bybynhoc

    bybynhoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2009
    Đã được thích:
    81
  5. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0

    Úp lên sao tụi dìm giá dám bán sàn. Vừa vừa thôi thì mới có sàn mà xơi ... Làm quá tụi nó sợ . Cứ phải úp úp mở mở thì tụi nó moli71 liều mạng mà bán chứ
    Phân bổ tiền vào A:LT để đủ bộ " Song kiếm Hợp bích " . Không sợ giảm sâu & cửa thắng " 100% " .
  6. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Năm 2010, châu Á là động lực đưa thế giới thoát khủng hoảng
    Chủ nhật, 8/11/2009, 18:42 GMT+7

    Trong báo cáo Triển vọng nền kinh tế toàn cầu 2009 - 2010, công bố giữa tuần qua, Trung tâm Nghiên cứu khoa học kinh tế (OFCE) có trụ sở tại Pari dự báo sau khi giảm 1,3% trong năm nay, GDP của thế giới sẽ tăng 3,1% trong năm 2010.

    Trong khi đó, theo tờ ?oDân tộc? của Thái lan, châu Á là khu vực có khả năng thích ứng khá linh động với những biến động để phát triển thời gian qua với các nền kinh tế lớn đang phát triển tại châu Á (LADC) như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam và ở mức độ thấp hơn là Philippin đã tránh rơi vào khủng hoảng, đồng thời duy trì được đà tăng trưởng tương đối ấn tượng.

    Kinh tế của các nước đang phát triển ở châu lục này đã vượt qua được tình trạng khó khăn nhờ bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các nền kinh tế đó đã trải qua quá trình chuyển đổi sâu rộng và mang tính hệ thống về cơ cấu hoạt động, giúp họ có sức mạnh mới về mặt cơ cấu tổ chức. Chính phủ LADC đã giảm bớt áp dụng chính sách can thiệp trong ngành công nghiệp, ngừng ?ohà hơi tiếp sức? cho các công ty hay tổ chức làm ăn kém hiệu quả, trong khi cải thiện đáng kể công tác điều hành và quản lý doanh nghiệp. Đồng thời nhu cầu chi tiêu tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ trong nước đã giúp LADC giảm thiểu được những tác động tiêu cực của tình trạng xuất khẩu bị bóp nghẹt bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tại Trung Quốc, trong nửa đầu năm 2009, doanh số bán lẻ đã tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong lúc ở Inđônêxia, chi tiêu của khu vực tư nhân tăng 6% và 4,8% trong quý I và quý II/2009. Xu hướng nhu cầu chi tiêu nội địa gia tăng tại LADC được coi là yếu tố quan trọng giống như là động lực giúp thúc đẩy kinh tế khu vực và kinh tế thế giới những năm tới. Báo cáo đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 lên 3,1%, thay vì 2,5% như ước tính hồi tháng 7/2009. Theo IMF, kinh tế toàn cầu bắt đầu tăng trưởng trở lại nhờ các điều kiện tài chính cải thiện rõ rệt và sự phục hồi sẽ dựa chủ yếu vào những thành tích vững chắc của các nền kinh tế châu Á, bởi khu vực này đối phó với khủng hoảng tài chính tốt hơn so với dự kiến.

    IMF nói rõ trong năm 2010, các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng trưởng mạnh hơn với tốc độ trên 5%, trong khi con số này của các nước phát triển là 1,3%. Đặc biệt, tỷ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á ước đạt 7,3%, so với 1,5% của Mỹ, 1,7% của Nhật Bản và 0,3% của khu vực đồng euro (Eurozone). Với tỉ lệ 9%. Trung Quốc sẽ là nước ?ovô địch thế giới? về tăng trưởng kinh tế trong năm tới, tiếp theo là Ấn Độ (6,4%), còn cuối danh sách là Đức (0,3%) và Italia (0,2%). Tính riêng khu vực châu Âu, kinh tế Anh dự báo sẽ cùng với Pháp dẫn đầu châu lục về tốc độ tăng trưởng trong năm 2010, với tỷ lệ 0,9%.

    Mặc dù số người gia nhập tầng lớp trung lưu đang tăng lên và số gia đình có thu nhập thấp trở thành nhóm tiêu dùng ngày một tích cực hơn, nhưng quy mô chi tiêu trong nước của LADC vẫn còn quá nhỏ và chưa thể bù đắp cho xu hướng chi tiêu tiêu dùng sụt giảm đột ngột ở phương Tây nên chưa tạo ra bước đột phá để đẩy nhanh vòng thoát hiểm khỏi tình trạng suy thoái toàn cầu.

    Khả năng tăng mạnh mức chi tiêu cho tiêu dùng ở châu Á là hạn chế, khi các biện pháp và chính sách kích thích chi tiêu thông qua trợ giá và cấp phát tiền mặt cho một số đối tượng chỉ là giải pháp ngắn hạn. Đó là chưa kể đến chiều hướng các nước sẽ kiềm chế chi tiêu công sau thời gian thúc đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng trong năm 2008 - 2009. Tuy nhiên, khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trong nước gia tăng và lan rộng ra các vùng miền cùng với việc có thêm sức mạnh từ nỗ lực thay đổi cơ cấu hoạt động sẽ giữ đà khởi đầu tốt cho các nước đang phát triển ở châu Á phát triển trong thời hạn hậu khủng hoảng.

    Những chuyển biến kể trên sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng của kinh tế châu Á trong thời gian tới. Rất có thể thập niên 2010 sẽ là thập niên của LADC với vai trò ngày tăng trên vị thế vừa là nhà sản xuất lẫn người tham gia sáng lập thị trường. Lợi ích tiềm năng của việc mở rộng toàn cầu hóa là vô cùng to lớn. Châu Á đang là động lực đưa thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Trong báo cáo "Cập nhật viễn cảnh phát triển của châu Á 2009" công bố cuối tháng 9 vừa qua, ADB dự báo châu Á sẽ đóng góp hơn 75% cho tăng trưởng kinh tế năm nay. Đó là con số đáng kinh ngạc và trong những năm tới, dấu ấn của châu Á trên toàn cầu sẽ càng rõ nét hơn. Thách thức với khu vực sẽ là mở rộng phạm vi cũng như cấu trúc của sự cởi mở kinh tế, Đồng thời đánh giá lại tốc độ tham gia toàn cầu hóa. Song để khai thác tốt tiềm năng, các nước khu vực cần khắc phục và giải quyết những thách thức nảy sinh từ cơ cấu sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để tăng trưởng mà hiện đang tác động đến thị trường dầu mỏ và khoáng sản đồng thời tạo ra sức ép lạm phát trên thế giới.

    Khi kinh tế thế giới phục hồi, một số sức ép cũ sẽ tăng trở lại và cộng hưởng với những ảnh hưởng của tình trạng lạm phát do các gói kích thích kinh tế công bố trong thời gian 2008 - 2009 gây ra. Thực trạng đó buộc LADC phải tích cực hành động để hướng tới mô hình tăng trưởng tiết kiệm nhiều nhiên liệu và các nước phát triển cần hỗ trợ xu hướng này. Nếu thập niên 2000 được coi là 10 LADC tiến hành cải tổ cơ cấu thì thập niên 2010 cần trở thành thập niên tăng cường hiệu quả (hoạt động) kinh tế toàn khu vực và thế giới.(Nguồn: Công Thương, 8/11)

    [​IMG]
  7. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0

    Doanh số bán lẻ thị trường Việt Nam tăng chóng mặt


    (31/10/2009 - 09:06 AM)

    Ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành, nghĩa là đang bùng nổ nhu cầu. Điều này phù hợp với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển.

    Với các tập đoàn bán lẻ toàn cầu, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Nga. Theo Tập đoàn nghiên cứu thị trường RNCOS (Mỹ), tuy ngành bán lẻ Việt Nam được đánh giá có quy mô nhỏ hơn các thị trường tại nhiều nước phát triển ở châu Á nhưng Việt Nam đang chứng tỏ được những nền tảng vững chắc bằng giá trị doanh số bán lẻ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, đạt gần 39 tỷ USD trong năm 2008.


    RNCOS dự báo, đến năm 2012, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn bán lẻ trên thế giới. Các trung tâm bán lẻ hiện hữu như Big C, Lotte Mart? đang tận dụng thời cơ để nâng cao thị phần của mình rộng khắp cả nước. Từ thực tế này, RNCOS cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ vượt qua con số 85 tỷ USD doanh thu vào năm 2012.
    Tại Hội nghị thượng đỉnh về Phân phối và Bán lẻ 2009 diễn ra ngày 30/10 tại TP.HCM, ông Simon Hildbrand, Giám đốc chuỗi cung ứng thuộc Tập đoàn Linfox Logistics Việt Nam, cho rằng, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành, nghĩa là đang bùng nổ nhu cầu. Điều này phù hợp với đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.


    ?oTuy còn một số nước trên thế giới nhìn nhận Việt Nam là nước chậm phát triển nhưng theo tôi Việt Nam lại là một nước phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á chỉ trong thời gian quá ngắn. Chính điều này đã vô hình trung đưa Việt Nam trở thành điểm đến chiến lược trong mắt các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu?, ông Simon Hildbrand nhận định.
    Ông Simon Hildbrand cho biết thêm, Việt Nam có vị trí địa lý gần với một số thị trường quan trọng như Ấn Độ và Trung Quốc và các thị trường trung bình khác như Lào và Campuchia. Chính vị trí lý tưởng này hiện nay đã giúp cho Việt Nam thu hút rất nhiều nhà phân phối và bán lẻ trên thế giới tìm đến mở rộng và phát triển thị trường.


    Còn phân tích của ông Trần Tĩnh Minh Triết, chuyên gia kinh tế của Cộng đồng chuỗi cung ứng Việt Nam cho thấy, đến năm 2012 doanh thu ngành bán lẻ trong nước sẽ tăng từ 10-12% do tốc độ chi tiêu của người dân ngày một tăng lên và cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ về việc ủng hộ mở rộng thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài.
    Theo ông Triết, nhượng quyền thương mại chỉ mới ở giai đoạn đầu phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngành bán lẻ sẽ tăng trưởng với tốc độ khủng khiếp, ít nhất trong vòng 5 năm tới, một khi nhà đầu tư ứng dụng mạnh mẽ nhượng quyền thương mại.

    [​IMG][​IMG]



    Được TYCT2 sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 09/11/2009
  8. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Thế là 1 lượng lớn cp ALT giá bèo lại bị thu gom & rút ra khỏi TTCK rồi . Kekeke .
    ALT chuẩn bị tăng tốc lên ~ 70,000 không nhỉ ?! Cứ bò lên từ từ khi không ai chứ ý . Ngoái lại thì em gái chân dài đã trên 70,000



    ALT: Kết quả giao dịch cổ phiếu của bà Lại Thị Hồng Điệp - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty, đã mua được 60.000 CP
    (Cập nhật: 11/11/2009)

    Căn cứ Báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu cổ đông nội bộ của CTCP Văn hóa Tân Bình (MCK: ALT), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trân trọng thông báo như sau:

    - Tên người thực hiện giao dịch: Lại Thị Hồng Điệp

    - Mã chứng khoán giao dịch: ALT

    - Chức vụ hiện nay tại Tổ chức niêm yết: Phó Chủ tịch HĐQT

    - Số lượng cổ phần nắm giữ trước khi giao dịch: 220.000 CP

    - Số lượng cổ phần đã giao dịch mua : 60.000 CP

    - Thời gian thực hiện giao dịch: 5/10/2009 đến 5/11/2009



    [​IMG]
  9. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Hết Cafef , giờ đến ATP VN tung tin V.ịt ( dòng từ màu đỏ )

    Định chơi trò thu gom giá rẻ ?!!!!!!!!!!!!!!


    http://www.atpvietnam.com/vn/san_hnx/42166/index.aspx[/url]

    ALT: Phó Chủ tịch HĐQT mua xong 60.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ 5,67%
    Thứ tư, 11/11/2009, 17:55 GMT+7

    (ATPvietnam.com) -CTCP Văn hóa Tân Bình (mã chứng khoán: ALT) thông báo, bà Lại Thị Hồng Điệp - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty đã mua xong 60.000 cổ phiếu.

    * Cơ sở dữ liệu về cổ phiếu ALT
    * Nhìn nhận của giới đầu tư về ALT

    Thời gian thực hiện giao dịch từ 5/10/2009 đến 5/11/2009.

    Hiện bà Lại Thị Hồng Điệp đang nắm giữ 280.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 5,67%). Trước khi thực hiện giao dịch thành công thì bà Lại Thị Hồng Điệp đã nắm giữ 220.000 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 4,45%).

    Trước đó, cổ đông lớn ALT là Công ty TNHH Chứng khoán ACB đã bán xong 627.140 cổ phiếu vào ngày 30/6/2009, giảm số cổ phiếu nắm giữ từ 627.145 cô? phiếu, chiếm ty? lệ 12,7% xuống chỉ còn nắm giữ 5 cô? phiếu nữa.

    Theo báo cáo kết quả kinh doanh, trong quý III/2009 Công ty đã đạt 37,071 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 23,27% so với quý III/2008 (tương đương giảm 11,243 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 107,387 tỷ đồng, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm 2008 (tương đương giảm 37,332 tỷ đồng).

    Lợi nhuận sau thuế quý III/2009 Công ty mẹ đạt 2,559 tỷ đồng, giảm 4,01% so với quý III/2008 (tương đương giảm 107 triệu đồng). Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 5,744 tỷ đồng, giảm 34,99% (tương đương giảm 3,092 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2008.

    Lãi cơ bản trên cổ phiếu 9 tháng đầu năm đạt 1.224 đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 11/11/2009 cổ phiếu ALT tăng 1.000 đồng (3,55%) ở mức 29.2000 đồng/cp với 300 cổ phiếu được chuyển nhượng.

    Ngày


    Giá


    Thay đổi


    %thay đổi


    Khối lượng

    11/11/2009


    29.2


    1.0


    3.55


    300

    10/11/2009


    28.2


    -1.4


    -4.73


    2,200

    09/11/2009


    29.6


    0.8


    2.78


    3,800

    06/11/2009


    28.8


    0.3


    1.05


    2,400

    05/11/2009


    28.5


    0.2


    0.71


    3,400

    Hoàng Hải
  10. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Hết Cafef , giờ đến ATP VN tung tin V.ịt ( dòng từ màu đỏ )

    Định chơi trò thu gom giá rẻ ?!!!!!!!!!!!!!!


    http://www.atpvietnam.com/vn/san_hnx/42166/index.aspx[/url]

    " .v.v.


    Trước đó, cổ đông lớn ALT là Công ty TNHH Chứng khoán ACB đã bán xong 627.140 cổ phiếu vào ngày 30/6/2009, giảm số cổ phiếu nắm giữ từ 627.145 cô? phiếu, chiếm ty? lệ 12,7% xuống chỉ còn nắm giữ 5 cô? phiếu nữa.
    .v.v. "

    Cty CK ACB không bán , không lướt sóng, không chuyển nhượng ra bên ngoài mà " chuyển nhượng cho ĐỊA ỐC ACB " .
    Địa ốc ACB đã ngửi thấy mùi vàng từ khoảng 10 căn nhà cực quý mà ALT đang sở hữu , cùng với hàng loạt dự án đã - đang - sẽ triển khai ...

    .v.v.



    [​IMG]

Chia sẻ trang này