Alt con sóng thần sắp tới .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TYCT2, 02/10/2009.

2509 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 05:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3430 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay tổ chức mượn hàng trong nước để dìm nhưng không được, thế là dùng nước ngoài dìm ALT nhể . Lộ liễu quá :))

    Quý I/2010, dòng tiền sẽ quay lại TTCK
    26/12/2009 07:24:04


    [​IMG]
    Ông Cao Sĩ Kiêm.
    (ĐTCK-online) Quý I/2010, chính sách tài chính, tiền tệ dự kiến sẽ tương đối ổn định, cộng với quy luật sau Tết Nguyên đán, nguồn vốn của các NHTM khá dồi dào, TS. Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, những yếu tố trên sẽ tạo thuận lợi cho dòng tiền quay trở lại nhiều thị trường quan trọng của nền kinh tế, trong đó có TTCK.
    Ông có thể phân tích kỹ hơn cơ sở để dòng tiền sẽ quay lại TTCK, cũng như nhiều thị trường khác trong quý I/2010?
    Thị trường tiền tệ trong quý I/2010 có hai đặc thù trái ngược nhau. Đó là từ nay đến Tết Nguyên đán, cung tiền sẽ căng thẳng do nhu cầu vốn tăng để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong dịp Tết, các DN cần vốn mua nguyên vật liệu dự trữ, trong khi khả năng huy động vốn của các NHTM hạn chế. Một lượng tiền khá lớn chi cho lương, thưởng Tết cũng gây áp lực đáng kể lên nguồn cung tiền. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, tình hình sẽ diễn biến ngược lại với cung tiền khá dồi dào nhờ các nguồn: tiền bán hàng Tết DN chưa sử dụng ngay, lượng tiền nhàn rỗi trong dân nhiều… Theo quy luật, sau Tết Nguyên đán, lượng vốn huy động được của các NHTM tăng khá mạnh, trong khi nhu cầu vay của các khách hàng, nhất là DN chưa nhiều, cộng với đầu năm gần như không bị áp lực khống chế tăng trưởng tín dụng, nên các NHTM sẽ mở rộng hầu bao đáp ứng nhu cầu đa dạng của người vay.

    Diễn biến này của thị trường tiền tệ sẽ khơi thông dòng tiền cho TTCK, thưa ông?
    Đúng vậy, sẽ có một dòng tiền đáng kể không chỉ chờ TTCK, mà nhiều lĩnh vực kinh doanh khác hấp thụ. Khi “cơn khát” dòng tiền được giải toả, cùng với các yếu tố kinh tế vĩ mô tốt lên, chắc chắn TTCK sẽ có bước tăng trưởng mới.

    Tuy nhiên, nếu nhìn cả năm 2010, ông có cho rằng sẽ có nghịch lý trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, đó là một mặt phải đáp ứng được tốc độ tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế, nhưng phải đảm bảo cân đối vĩ mô, mà mục tiêu lớn là không để lạm phát quay lại?
    Đây là mâu thuẫn mà việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm 2010 phải đối mặt. Nhìn vào các chỉ tiêu của nền kinh tế trong năm tới như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,5%, lạm phát dưới 7%, tổng mức đầu tư toàn xã hội trên 40% GDP..., có thể thấy định hướng tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế so với năm 2009. Điều này đòi hỏi các chính sách, đặc biệt là chính sách tài chính - tiền tệ phải phục vụ đắc lực, hiệu quả cho mục tiêu trên. Tuy nhiên, yêu cầu này đang gặp thách thức, vì hiện tại mặt bằng lãi suất và tỷ giá USD/VND đã khá cao, nếu tăng nữa sẽ tác động không tích cực đến hoạt động sản xuất của DN, nhưng nếu giữ cứng quá thì ảnh hưởng đến lạm phát. Thêm vào đó, tình trạng thâm hụt ngân sách, nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ giảm… trong năm 2009, cũng sẽ gây áp lực cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm 2010.

    Theo ông, làm thế nào để dung hoà hợp lý hai mục tiêu trên nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh, vững chắc của nền kinh tế?
    Điều quan trọng là phải rất chú ý điều hành chính sách tài khoá linh hoạt, để hỗ trợ đắc lực cho chính sách tiền tệ. Trong đó, cần tập trung dồn sức cho giải ngân hiệu quả nguồn vốn FDI, ODA vào những dự án sớm hoàn thành, tạo ra nhiều hàng hoá, công ăn việc làm… Đối với các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần tiếp tục rà soát, loại bỏ các dự án kém khả thi, hiệu quả không cao, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Khi chỉ số ICOR giảm sẽ tiết kiệm nguồn vốn đầu tư cho cả khu vực công và khu vực tư. Để nền kinh tế thực sự có chuyển biến về chất, năm 2010 nên tạo đột phá trong việc “lái” các nguồn vốn đầu tư vào những khu vực, dự án có hiệu quả kinh tế cao. Trong bối cảnh xu hướng phục hồi của nền kinh tế thế giới chưa đủ mạnh, thậm chí có quốc gia, khu vực chưa định hình một xu hướng rõ rệt, đòi hỏi việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ trong năm tới phải có những giải pháp mới, khôn khéo và linh hoạt.

    Cụ thể là những biện pháp nào, thưa ông?
    Đó là hoạt động dự báo, phân tích diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước phải rất sắc bén, nhanh nhạy, vì cũng giống như chẩn đoán bệnh nhân, nếu đưa ra nguyên nhân gây bệnh không đúng tất yếu sẽ điều trị sai và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Khi bắt đúng bệnh, cần đưa ra biện pháp xử lý ngay, vì thực tiễn diễn biến kinh tế phức tạp thời gian qua, nhất là trên thị trường tiền tệ chứng minh một giải pháp hôm nay đúng, nhưng ngày mai có thể sai. Cần nâng cao vai trò của hoạt động kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, thì mới có thể giảm thiểu những phản ứng dây chuyền gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế.

    Hữu Hòe
  2. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Cafe Blue Star - Alta Plaza .

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
  3. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Sau khi xem xét ~ 400 cp tôi thấy chỉ có ALT là tiềm năng nhất mà giá rẻ nhất & " thật sự ít ai biết tới nhất", chưa bị làm giá cao để bán trên TTCK VN .

    http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&id_news=16867&menu up=402000&menuid=103140&menulink=600000&what=1 : Báo cáo tài chính 9 tháng.


    ALTA PLAZA là một khu Trung tâm Văn hoá Thương mại và Giải trí toạ lạc tại 91B2 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình do Công ty ALTA đầu tư và xây dựng trên diện tích 1.760m2, và với tổng diện tích xây dựng là6.047m2.
    = > Số vốn đầu tư lúc đó là ~ 60 tỷ đồng. Theo ước tính với chi phí các nguyên vật liệu hiện nay theo thị giá hiện nay ... phải mất hơn 100 tỷ đồng mới xây được tòa nhà nầy (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 ) .

    [ Điều cực kỳ quan trọng là tài sản của ALT rất lớn" nhưng" Nợ phải trả chỉ có : 55,171,329,843 đ (nhỉnh hơn Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1 tý), chứ không như VCG , nợ gấp ~ 12 (1,200%) lần Vốn đầu tư của chủ sở hữu (vì thế cứ tưởng giá trị tài sản lớn là của VCG, nhưng kỳ thực là của ngân hàng ... ) ]



    ALTA Tân Đức ~ 23,000 m2 , thời quá khứ "lâu lắt" có giá ~ 20 USD/m2 . Hiện nay giá trị của nó ~ 90 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 4.5 lần .
    = > 23,000 m2 x (90 - 20) USD/m2 = 1,610,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 )



    Nhà máy ALTA ~ 10,000 m2,thời quá khứ "lâu lắc" có giá ~ 40 USD/m2 . Hiện nay giá trị ~ 200 USD/m2 . Tức tăng gấp ~ 5 lần.
    Đã khấu hao - đã chuyển nhượng - không còn đất thuê .
    = > 10,000 m2 x ~ (200 - 40) USD/m2 ~ 1,600,000 USD (Vốn đ.tư của CSH ~ 49tỷ339 đ)



    Tài sản của ALT rất rất ít ai biết hay chú ý tới ( dĩ nhiên Địa ốc ACB phải biết rõ ) :



    Nhà số 9 CMT8 : ...


    Nhà số 11 CMT8 : ...


    Nhà số 19 CMT8 : ...


    Nhà số 169/8 CMT8 : ...


    Nhà số 600 CMT8 : ...


    Nhà xưởng 08 Đông Sơn ~ 550 m2 .


    Nhà xưởng 47/4 Âu cơ ~ 1,840 m2 .


    Nhà xưởng 105 Âu Cơ ~ 4,000 m2 .


    284 HOÀNG VĂN THỤ

    286 HOÀNG VĂN THỤ .
    [ đã có sổ hồng cùng với 1 số tài sản khác . Các khu nhà đất khác 1 số đã làm giấy tờ gần xong - 1 số đang làm ... ]

    Số 9 Trường Chinh .

    Số 11 Trường Chinh .


    .v.v.


    ALT: Bà Lại Thị Hồng Điệp - Phó Chủ tịch HĐQT, đăng ký mua 60.000 CP từ ngày 5/10 - 30/11/2009
    (Cập nhật: 02/10/2009)
    Căn cứ Báo cáo giao dịch cổ phiếu cổ đông nội bộ của CTCP Văn hóa Tân Bình (MCK: ALT), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trân trọng thông báo như sau:

    - Tên người thực hiện giao dịch: Lại Thị Hồng Điệp - Mã chứng khoán giao dịch: ALT - Chức vụ hiện nay tại Tổ chức niêm yết: Phó Chủ Tịch HĐQT - Số lượng cổ phần hiện đang nắm giữ: 220.000 CP - Số lượng cổ phần đăng ký giao dịch (mua): 60.000 CP - Phương thức giao dịch: Báo giá và thỏa thuận - Số lượng cổ phần nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 280.000 CP - Thời gian thực hiện giao dịch: 5/10/2009 đến ngày 30/11/2009 .
    .................................[​IMG]
  4. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 01/01/2010 | 19:11
    Việt Nam: Điểm đầu tư hấp dẫn nhất


    Năm 2010 được đánh giá là một năm sẽ có nhiều chuyển biến cho nền kinh tế VN khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, XK có khả năng tăng mạnh. Đặc biệt với những gì VN đã cam kết thực hiện trong khuôn khổ WTO, năm 2010 cũng là năm hứa hẹn thu hút nhiều vốn từ FDI.
    Trao đổi với DĐDN trước thềm năm mới 2010, ông Alain Cany - Chủ tịch EuroCham cho rằng, năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì VN sẽ dỡ bỏ các hạn chế cả về hình thức đầu tư và về giới hạn quyền sở hữu của nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã cam kết trong WTO. Điều này sẽ đưa VN trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực.
    Nhận định về nền kinh tế VN, ông Alain Cany cho rằng, tại VN trong vài tháng qua, sự phục hồi nhẹ của hầu hết các ngành công nghiệp cũng được ghi nhận: Tín dụng đã trở nên dễ tiếp cận, rẻ và luân chuyển dễ dàng hơn, thị trường chứng khoán đã tăng mạnh so với năm 2008. Điều này phần lớn là nhờ gói kích cầu kinh tế đầu tiên của Chính phủ, trong đó giảm 30% mức thuế suất thu nhập DN cho các DN NVV cho quý IV năm 2008 và cả năm 2009, và bằng cách cắt giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hoá và dịch vụ nhất định đến năm 2009. Kết quả là nền kinh tế VN sẽ tăng khoảng 5% năm 2009 và dự kiến sẽ tăng khoảng 6,5% vào năm 2010. Lạm phát được dự báo tương đối thấp trong cả hai năm này.
    - Với những nhận xét sáng sủa như vậy, cộng với việc năm 2010, VN sẽ tiếp tục mở cửa một số ngành hàng theo cam kết WTO, theo ông, điều đó sẽ có tác động như thế nào tới việc thu hút đầu tư FDI của VN ?
    Một lần nữa chúng tôi đặc biệt tin tưởng rằng việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết WTO của VN trong năm 2010 sẽ là một nhân tố cơ bản để VN thu hút dòng vốn FDI. Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì VN sẽ dỡ bỏ các hạn chế cả về hình thức đầu tư và về giới hạn quyền sở hữu của nước ngoài trong các ngành dịch vụ đã cam kết. Thực hiện cam kết gia nhập WTO sẽ được xem như là một dấu hiệu của sự tin cậy từ nhà đầu tư nước ngoài. Nếu họ cảm thấy rằng các cam kết WTO được thực hiện đúng tiến độ, họ sẽ yên tâm hơn về sự ổn định khi đầu tư cũng như lợi nhuận đầu tư của họ.
    Các nhà đầu tư đã mang một số lượng vốn rất lớn vào VN để kinh doanh, họ phải mất khoảng 3-6 tháng làm việc với sở KHĐT địa phương thì mới được chấp nhận. Sau đó đôi khi họ vẫn gặp phải những thủ tục rườm rà, hoặc những giải thích khác nhau về một quyết định của Chính phủ hay của một bộ nào đó. Đây là một vấn đề ở VN và tôi cho rằng Chính phủ cần quan tâm hơn. Việc thực hiện đầy đủ và kịp thời khi triển khai các cam kết WTO trên cả hai cấp tỉnh và quốc gia do đó sẽ là một khởi đầu tốt.
    - Cuốn sách “Các vấn đề thương mại và kiến nghị” do EuroCham phát hành mới đây cho thấy mặc dù VN đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư Châu Âu nói riêng. Xin ông cho biết VN cần phải cải thiện môi trường đầu tư như thế nào trong thời gian tới ?
    Chúng tôi cho rằng, đường hướng đúng đắn của Chính phủ trong tình hình hiện nay là thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế sao cho có thể tăng năng suất và phát huy tối đa các tiềm năng tăng trưởng còn tiềm ẩn của quốc gia. Điều đó có nghĩa là tiếp tục quá trình cải cách trên tất cả các cấp, trước hết, cải cách vi mô. Chẳng hạn mở cửa ngành viễn thông, dược phẩm và bán lẻ để cạnh tranh với nước ngoài.
    Thứ hai, cổ phần hoá các DN nhà nước và hơn nữa là giải quyết nạn tham nhũng và quan liêu. EuroCham tin tưởng rằng việc đẩy mạnh cải cách DN nhà nước, đặc biệt là cải cách các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh toàn bộ nền kinh tế.
    Thứ ba, liên quan tới vấn đề cơ sở hạ tầng, chúng tôi đã chứng kiến sự chậm trễ đáng lo ngại ở nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, làm cản trở đến tăng trưởng lẫn hiệu quả.
    Bất động sản được cho là lĩnh vực sẽ hút vốn FDI mạnh nhất trong năm 2010
    Do đó chúng tôi khuyến nghị Chính phủ nên kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án trọng điểm đang thực hiện và đang bị trì hoãn. Nhu cầu vận chuyển container đang thách thức là công suất cảng, tình trạng các cảng quốc gia vẫn là một vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những rủi ro có ảnh hưởng hạn chế nghiêm trọng về đầu tư trong tương lại nếu không được giải quyết toàn diện và cấp bách.
    Cuối cùng, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ VN thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết WTO của VN. Trong những năm qua, VN đã hưởng lợi rất nhiều từ dòng vốn FDI. Tự do hoá các ngành dịch vụ chủ chốt đã tạo ra những cơ hội phát triển kinh doanh đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối, ngân hàng và viễn thông. VN bây giờ cần phải cho cộng đồng quốc tế thấy được sự sẵn sàng tuân thủ các cam kết WTO của mình. Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ và kịp thời các cam kết này sẽ là một yếu tố căn bản để VN thu hút nguồn vốn FDI. Năm 2010 sẽ là một năm quan trọng vì theo cam kết WTO của VN nhiều hạn chế (cả về hình thức đầu tư và quyền sở hữu nước ngoài) trong các ngành dịch vụ sẽ được dỡ bỏ.
    - Trong tình hình hiện nay, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các DN VN cần chú trọng tới những vấn đề gì để đẩy mạnh phục hồi XK trong năm 2010 ?
    Theo tôi, các DN xuất khẩu của VN thời gian tới nên tập trung cải thiện ở bốn lĩnh vực: Thứ nhất, kiến thức về nhu cầu của thị trường nước ngoài, Thứ hai, các hoạt động sau bán hàng và chăm sóc khách hàng, Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm của họ và chuyển dịch theo hướng chất lượng cao, Thứ tư là sự hiểu biết tốt hơn về chính sách thương mại và tài chính
    Cụ thể hơn, các DN VN cần có nhiều kiến thức hơn về luật pháp quốc tế, hiểu biết nhiều hơn về thị trường nước ngoài cũng như khách hàng và cần linh hoạt hơn nếu được yêu cầu thay đổi. Họ cần biết rõ hơn các thị trường xuất khẩu cũng như nhu cầu của những khách hàng mua sản phẩm của họ.
    Bên cạnh đó, các DN VN cũng cần linh hoạt hơn về quy hoạch và phát triển các lựa chọn thay thế. Họ phải hiểu rằng thị trường và khách hàng thay đổi rất nhanh chóng và cạnh tranh rất mạnh mẽ. Điều đó cũng có nghĩa, họ đã nhìn thấy cơ hội ở thị trường mới. Hiện nay, dịch vụ bán hàng và chăm sóc khách hàng là một khái niệm còn khá mới đối với nhiều nhà xuất khẩu VN, họ cần hiểu rằng một DN XK tốt, không chỉ đem lại một sản phẩm tốt, mà cần phải quan tâm đến khách hàng của họ khi có vấn đề với sản phẩm.
    Điều đáng nói là hiện nay, nhiều nhà XK Việt vẫn xem giá rẻ như là nhân tố chủ yếu để khách hàng lựa chọn một sản phẩm. Tôi cho rằng đây là một nhận định sai, bởi hiện nay nhiều nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới và châu Âu mang lại lợi nhuận không bằng cách cung ứng các sản phẩm tại địa điểm đầu tiên, nhưng bằng cách cung ứng dịch vụ có chất lượng cao cho sản phẩm và quan tâm tới dịch vụ "sau bán hàng" nên họ đã thành công. Ngoài ra, các DN XK VN cũng nên tập trung vào đổi mới làm ra các sản phẩm cao cấp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tê.
    Hiện nay, hàng XK của VN chủ yếú cạnh tranh bằng giá, mà ít chú ý đến chất lượng và tiêu chuẩn. Đây cũng là lý do vì sao các nhà XK Việt thường thấy khó để xâm nhập thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Đây là những thị trường mà các rào cản kỹ thuật được áp dụng rất nghiêm ngặt. Một lần nữa, tôi cho rằng tập trung vào các sản phẩm đơn giản và rẻ tiền không phải là lựa chọn cho VN ở thời điểm hiện nay. Các quốc gia đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Thái Lan đã thành công vì họ đã đầu tư để gia tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, chẳng hạn như điện tử....
    Cuối cùng, tôi cho rằng các DN VN nên tham khảo và trang bị cho mình các kiến thức về thương mại quốc tế, các quy tắc của thương mại nước ngoài, điều này sẽ có ích cho họ trong việc cạnh tranh với các đối thủ . Các DN VN cần có suy nghĩ và hành động quốc tế ! Điều này đặc biệt đúng là liên quan đến hoạt động XK tài chính: nhiều DN XK VN chưa quan tâm đến các công cụ phái sinh và hoán đổi để đảm bảo lợi ích của họ và tránh thiệt hại khi tỷ giá hối đoái thay đổi. Hơn nữa, một số DN đang lưỡng lự sử dụng Eur, điều này thường làm giảm hiệu quả trong các giao dịch XK với Châu Âu.
    - Xin cảm ơn ông !

    Ông Ashok Sud - TGĐ Standard Chartered tại VN : Mở hơn với tài chính
    Tôi cho rằng, dự thảo Hướng dẫn sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng được xem xét cùng với các bên tham gia và các chuyên gia từ bên ngoài ngành đảm bảo rằng quy trình áp dụng minh bạch và quy trình phê duyệt tập trung với NHNN để đảm bảo rằng quy trình hợp nhất có thể hoàn tất nhanh chóng nhằm đảm bảo sự ổn định trong hệ thống ngân hàng. Chúng tôi cho rằng, cần có sự minh bạch về phạm vi và thời gian tăng số lượng cổ phần vì điều này cho phép đối tác chiến lược và ngân hàng trong nước lập ra các phương án cuối cùng. Sự minh bạch này sẽ đem lại phương pháp tiếp cận mang tính xây dựng và có kế hoạch hơn cho ngành ngân hàng ở VN. Hiện nay, VN có trên 80 ngân hàng, trong đó 20 ngân hàng hàng đầu được đánh giá là chiếm phần lớn thị phần ngân hàng. 25% số ngân hàng xếp hạng dưới cùng thì bất ổn định và thiếu khối lượng tới hạn cần thiết. Chính phủ đã đạt được các tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này, phần lớn thông qua Nghị định 59, quy định việc tăng vốn pháp định tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại cổ phần từ 1 nghìn tỷ đồng lên 3 nghìn tỷ đồng. Quy định này có thể dẫn đến các hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại trong ngành ngân hàng. Để chuẩn bị cho việc này, một điều quan trọng là việc hợp nhất ngân hàng phải được hỗ trợ bởi khung pháp lý và thủ tục đảm bảo quy trình rõ ràng và hành động nhanh.
    Ông Thomas Grunzke - Unilever Vietnam : Vẫn thiếu hướng dẫn
    VN đã thông qua Luật Giao dịch Điện tử (Luật số 51/2005/QH11) tháng 11/2005, chứng tỏ sự quyết tâm của Chính phủ nhằm xúc tiến chuyển đổi sang một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn thiếu vắng những hướng dẫn thực hiện cho phép cộng đồng DN thực thi tốt các luật quy định. Cụ thể, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hoá đơn, yêu cầu: (i) hoá đơn phải được phát hành và cung cấp cho khách hàng ngay sau khi hoàn thành các giao dịch bán hàng; và (ii) chỉ được sử dụng hoá đơn giấy làm tài liệu bằng chứng chính thức để kê khai và quyết toán thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, cũng như kế toán và thanh toán. Hơn nữa, hóa đơn giấy được sử dụng trong thực tế là bằng chứng duy nhất chứng minh hàng hoá được sản xuất và kinh doanh hợp pháp. Như vậy, phải luôn luôn có hoá đơn đi kèm theo hàng hóa thực tế trong lưu thông và vận chuyển. Do những yêu cầu nặng nề như vậy, mỗi lô hàng vận chuyển cần phải kèm theo một hóa đơn riêng. Điều này thường dẫn đến số lượng hóa đơn ngày càng tăng, kéo theo khối lượng công việc tăng tại các bộ phận hậu cần của tất cả các Cty và từ đó cản trở việc cải thiện hiệu quả và năng suất của các Cty có liên quan. Hơn nữa, hiện không có Trung tâm Trao đổi Dữ liệu Điện thử (EDI) quốc gia, nơi sẽ cho phép tất cả các Cty, bất kể quy mô và bí quyết công nghệ, trao đổi thông tin giao dịch theo định dạng điện tử. Chúng tôi cho rằng VN cần thực thi luật cho phép: (i) sử dụng chứng từ không phải là hóa đơn, ví dụ Phiếu Giao hàng, đối với hàng hóa trong vận chuyển; (ii) phát hành hóa đơn thường xuyên (trên giấy) định kỳ hàng tháng; (iii) sử dụng dữ liệu điện tử trong nhiều giao dịch thương mại chuẩn, quan trọng nhất là đơn đặt hàng và hóa đơn; (iv) dữ liệu điện tử được dùng làm chứng từ pháp lý cho thuế giá trị gia tăng, công nhận doanh thu và chi phí, kế toán và tự kê khai và quyết toán thuế; (v) Cty dùng cách đánh số hóa đơn riêng của mình.
    Ông Claus Jepsen - TGĐ GlaxoSmithKline tại VN : Liên kết với bằng sáng chế
    Hiện VN chưa có một hệ thống để "kết nối" hệ thống đăng ký thuốc với hệ thống bằng sáng chế. VN cho rằng việc đưa thủ tục thực thi bằng sáng chế vào thủ tục quản lý nhà nước là không phù hợp, và không thể ban hành các quy tắc hay thủ tục hành chính để các cơ quan hành chính thực thi bằng sáng chế. VN đề xuất rằng trách nhiệm thực thi bằng sáng chế thuộc về nhà phát minh. Chúng tôi tin rằng việc ứng dụng liên kết bằng sáng chế với giấy phép là tốt cho chính sách công và kinh nghiệm của các quốc gia khác đã ứng dụng kiểu liên kết này cho thấy việc triển khai là tương đối dễ dàng. Về Độc quyền Dữ liệu, EuroCham thấy rằng hệ thống liên kết với bằng sáng chế mang lại một cơ hội có một không hai để khởi đầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả và có giá trị dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Cục Quản lý Dược (DAV) và Cục Sở hữu Trí tuệ VN (NOIP). Chúng tôi kiến nghị Chính phủ VN nên áp dụng hệ thống liên kết bằng sáng chế như là một bước tiến trong việc cải thiện chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ đang phát triển của VN.
    DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP


    Thứ Sáu, 01/01/2010 | 18:21
    “TTCK 2010 sẽ sớm hồi phục và tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn…”
    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=6081Một trong những biến động lớn nhất của thị trường tài chính Việt Nam trong năm qua phải kể đến thị trường chứng khóan với sự biến thiên dữ dội của chỉ số VN Index. Nhân dịp đầu năm, chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đắc Sinh – Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP. (HOSE) về chỉ số VN Index và những vấn đề liên quan đến thị trường này.
    Ông đánh giá như thế nào về chỉ số VN-Index trong năm 2009?
    Chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và diễn biến kinh tế trong nước không thuận lợi, Quý I /2009, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc đáng kể. Do đó chỉ số VN Index luôn có những đợt điều chỉnh giảm, khởi đầu ở mức 313,34 điểm vào phiên giao dịch đầu tiên trong năm và giảm đến mức thấp nhất là 235,5 điểm vào phiên giao dịch ngày 24/02/2009.
    Tuy nhiên, từ quý II/2009, VN Index bắt đầu hồi phục và có xu hướng tăng nhờ những tín hiệu tốt lên của nền kinh tế Mỹ và thế giới cùng với sự phục hồi và tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán nước ngoài, cũng như xu hướng ổn định của các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vĩ mô trong nước. Đặc biệt sang quý III/2009, sau những đợt điều chỉnh nhẹ, VN Index đã đạt đến đỉnh cao mới. Trong phiên giao dịch ngày 22/10/2009, chỉ số VN Index đã đạt mức cao nhất 624,1 điểm, tăng trên 165% so với mức đáy hồi tháng 2. Khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch cũng liên tục xác lập những kỷ lục mới trong hai phiên giao dịch ngày 15/10 và 23/10 với lần lượt 107 triệu và 137 triệu chứng khoán được mua bán với giá trị đạt trên 5.600 và 6.452 tỷ đồng. Những con số kỷ lục này cho thấy niềm tin và sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào sự phục hồi của thị trường chứng khoán đã dần được củng cố.
    Trong 2 tháng cuối năm, trước những diễn biến bất thường của giá vàng, tỷ giá cùng những thông tin vĩ mô về việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính phủ, tăng lãi suất cơ bản, ngưng hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán. Chỉ số VN Index có sự sụt giảm khá mạnh và liên tục có những đợt điều chỉnh giảm, trong phiên giao dịch ngày 17/12/2009 giảm còn 434,87 điểm, giảm 30,3% so với mức đỉnh 624,1 điểm hồi tháng 10. Tuy nhiên, với tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang dần ổn định, tôi tin rằng thị trường chứng khoán năm 2010 sẽ sớm hồi phục và tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn của nhà đầu tư.
    Những thành tựu mà HOSE đã làm được trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn của năm 2009?
    Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính từ năm 2008, HOSE cũng đã nỗ lực hết mình trong mọi hoạt động để giúp ổn định thị trường. Cụ thể SGDCK TP.HCM chính thức triển khai giao dịch trực tuyến vào ngày 12/01/2009. Giao dịch trực tuyến đánh dấu sự thay đổi căn bản về phương thức giao dịch trên thị trường, nâng cao hiệu suất nhập lệnh và thực hiện lệnh, giải quyết triệt để bài toán thắt nút cổ chai về lệnh giao dịch, đồng thời từng bước thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các Sở Giao dịch Chứng khoán trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ gửi lệnh đạt 50-70 lệnh/giây, nhanh gấp nhiều lần so với nhập lệnh thủ công trước đây (5-7 giây/lệnh). Công suất hệ thống cũng được nâng lên để có thể xử lý 900.000 lệnh/ngày và 600.000 lệnh khớp/ngày; từ đó, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giao dịch hiện nay của nhà đầu tư.
    Quy mô giao dịch ngày càng được mở rộng. Tính đến ngày 8/12/2009, HOSE đã tổ chức thành công 242 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt 10,56 tỷ chứng khoán, tương ứng với giá trị 411.698 tỷ đồng, gấp khoảng 3 lần khối lượng và 2,7 lần giá trị giao dịch năm 2008.
    Năm 2009 HOSE đã tiến hành hoàn tất thủ tục hủy niêm yết đối với 24 công ty có vốn điều lệ nhỏ hơn 80 tỷ đồng để chuyển sang niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 28/05/2009. Động thái này nằm trong kế hoạch tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam của Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước với mục tiêu sàng lọc, phân loại doanh nghiệp niêm yết để phù hợp với tiêu chuẩn của từng thị trường, trong đó Sàn giao dịch chứng khoán TP. sẽ trở thành sàn niêm yết các cổ phiếu blue chip với điều kiện niêm yết được quy định cao hơn so với Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
    Trong năm 2009, số lượng công ty chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. đã tăng lên đáng kể so với năm 2008. Tính đến 18/12/2009, toàn thị trường có 193 cổ phiếu, 61 trái phiếu, 4 chứng chỉ quỹ chính thức được niêm yết và giao dịch trên HOSE. Tổng giá trị niêm yết tính theo mệnh giá của toàn thị trường lên đến 117.989 tỷ đồng, tăng 56,57% so với thời điểm 29/12/2008, trong đó giá trị cổ phiếu niêm yết là 102.129 tỷ đồng, tăng 78,5% so với thời điểm 29/12/2008.
    Về Hợp tác quốc tế của HOSE ngày càng diễn ra sâu rộng. HOSE đã tiến hành ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MoU) với 06 Sở GDCK ASEAN trong khuôn khổ Dự án kết nối giao dịch giữa các Sở trong khu vực.
    Ông đánh giá thế nào về chất lượng các công ty niêm yết tại HOSE trong năm 2009?
    Năm 2009 đã có thêm 48 công ty lên giao dịch trên HOSE (tính đến 18/12/09) nâng tổng số công ty niêm yết lên 193 công ty, trong đó phải kể đến 4 công ty lớn trong lĩnh vực tài chính là Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Phần lớn các công ty niêm yết trên HOSE đều có doanh thu và lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại vẫn còn một số công ty bị thua lỗ nhưng tỷ lệ rất thấp. Trong năm vừa qua cũng có nhiều công ty niêm yết thực hiện huy động vốn để mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh với tổng số đợt phát hành thêm là 68 đợt với tổng số tiền huy động được là 3.909 tỷ đồng. Nhìn chung năm vừa qua các công ty niêm yết trên HOSE đã hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng mạnh so với 2008 đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản, cao su, thép, vật liệu xây dựng. Các doanh nghiệp mới lên niêm yết trong năm cũng là những công ty tốt, khi lên sàn đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm giúp cho giá trị giao dịch toàn thị trường tăng mạnh.
    Ông nghĩ sao về việc nhiều nhà đầu tư cũng như các Công ty chứng khoán hiện nay cho rằng: để tạo thêm tính thanh khoản cho thị trường nên áp dụng thời gian thanh toán vẫn giữ nguyên là T+3 nhưng thời gian giao dịch cho phép rút ngắn lại? Nếu điều đó là khả thi thì theo Ông cần phải có một hành lang pháp lý như thế nào và cơ sở hạ tầng như thế nào mới phù hợp?
    Tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng nên rút ngắn thời gian giao dịch để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, giúp quay vòng vốn nhanh hơn đồng thời tăng tính thanh khoản cho thị trường. Việc rút ngắn thời gian giao dịch sẽ nhận được sự ủng hộ của các thành viên tham gia thị trường cũng như các nhà đầu tư, tuy nhiên vấn đề này hiện chưa có quy định pháp lý và còn phụ thuộc vào hệ thống của Trung tâm Lưu ký và phần mềm giao dịch tại các công ty chứng khoán thành viên. Để thực hiện vấn đề này trước hết cần có hướng dẫn từ Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định cho phép bán chứng khoán cũng như sử dụng tiền chưa về tài khoản. Có quy định pháp lý rõ ràng thì các công ty chứng khoán mới dễ dàng có cơ sở thực hiện và cơ quan quản lý có thể quản lý chặt chẽ hơn. Nếu không một số công ty sẽ lách luật và làm giảm tính minh bạch của thị trường, cũng như gây khó khăn trong quản lý. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa là hệ thống của Trung tâm Lưu ký có đáp ứng được yêu cầu về mặt quản lý khi thực hiện rút ngắn thời gian giao dịch hay không. Điều này cần có ý kiến từ phía Trung tâm lưu ký. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng phải chỉnh sửa lại phần mềm giao dịch cho phù hợp. Những vấn đề này cần có thời gian nhưng không phải là không thể thực hiện được.
    Mục tiêu hướng đến của HOSE trong năm 2010?
    Thị trường chứng khoán đến nay vẫn được xác định là một kênh dẫn vốn hiệu quả và quan trọng cho các hoạt động của nền kinh tế nước ta. Vì vậy trong năm 2010, ngoài việc đảm nhiệm vai trò của một cơ quan điều hành thị trường, HOSE còn hoạt động dưới vai trò của một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm - dịch vụ cho thị trường. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung vào: phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm - dịch vụ cung cấp; Hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ hiện đại; Tăng cường khả năng quản trị rủi ro và phòng chống khủng hoảng Phát triển cơ sở nhà đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của HOSE ; Nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế...
    Cảm ơn ông!
    Minh Long - CÔNG THƯƠNG
  5. capslocks

    capslocks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Thật, bạn 4T loạn chưởng cbn roài, tỉnh lại đi...vào PGC đi....
  6. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    Tôi mua bán cp nào cũng dựa vào giá thị trường so với nội lực rẻ nhất trong ~ 400 cp thì MUA .
    Không mua bán cp dựa vào sự làm giá " dựa trên nền tảng giá thị trường so với nội lực cao " , tức giá thị trường hiện nay của cp đó không còn là rẻ nhất , hấp dẫn nhất .
    Làm giá dựa trên những cp như thế nầy thì nguy hiểm vì đáy có thể thấp hơn giá hiện đang giao dịch nhiều .
    Cp nào không có thặng dư nhiều nhất thì tôi không MUA :-bd
    Mua cp thuộc vùng đáy, không sợ xả hàng vì chỉ thấy dìm hàng & chưa làm giá để xả.

    .v.v.
  7. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    VN vốn có tính điên khi mua - bán mà.
    Ai cũng cho mình giỏi trong 1 nước trình độ chợ trời như VN . Ai cũng nghĩ mình sẽ là người bán trước tiên khi cp làm giá có dấu hiệu quay đầu.
    Với những cp như thế , tôi thấy hại nhiều hơn lợi vì được giao dịch trên nền tảng giá cao , thặng dư ít so với 1 vài cp khác .
    Mua bán cp không chảy theo vùng trũng mà cứ thích múa may quay cuồng ở những cp vùng trồi & ai cũng luôn nghĩ là mình vào trước (nhưng kỳ thực giá đáy trước của những cp vùng trồi lại rất thấp so với hiện nay & có thể ta đang là những người vào sau ) & ra trước .
    .v.v.
  8. stocksboy

    stocksboy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2009
    Đã được thích:
    0
  9. TYCT2

    TYCT2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/09/2006
    Đã được thích:
    0
    HCT có rồi . Mua cp đầu tư giá trị , nếu có sóng thì càng tốt , không có sóng thì cũng không buồn.
    Số xiền còn lại rải ra dăm ba cp cà chớn, rởm mà tăng để đánh bạc :-??

    Hi vọng không bị cụt giò hay gãy tay [:p]


    15:44 GMT - thứ năm, 3 tháng 12, 2009

    Ngân hàng TG lạc quan

    [​IMG]Ngân hàng Thế giới lạc quan trước phát triển kinh tế tại Việt Nam

    Cuộc họp của các nhà tài trợ cho Việt Nam hiện đang diễn ra tại Hà Nội. Đài BBC đã phỏng vấn bà Victoria Kwakwa, trưởng đại diện của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Đánh giá về mức độ cam kết của các đối tác trong cuộc họp năm nay, bà Kwakwa tỏ ý lạc quan.
    Victoria Kwakwa: Tôi cho rằng các đối tác phát triển trong cuộc họp tại Hà Nội đều cam kết mạnh mẽ vì tương lai của VN. Cũng có thể sẽ có một số chủ đề khó mà các bên phải bàn đến, điều này không có nghĩa là chúng ta xa rời nhau. Báo chí có thể đưa tin về chủ đề này, chủ đề kia được mang ra bàn thảo, tuy nhiên tôi có thể nói rằng bàn luận không mấy liên quan đến cam kết tài trợ.

    BBC: Bà có nhận xét gì về đường lối kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua, nhất là các chính sách vĩ mô?
    Victoria Kwakwa: Tôi có thể nói rằng mọi việc tiến triển khá tốt. Chính phủ điều hành kinh tế khá tốt. Nhiều nền kinh tế thế giới như ông biết rơi vào trì trệ do khủng hoảng tài chính. Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng khá, khoảng 5 phần trăm, như vậy là có thành tích. Nếu nhìn vào các vấn đề vĩ mô, thách thức cũng còn đó, tuy nhiên chính phủ đã đưa ra một số đối sách nhằm giải quyết mất cân đối.
    Luôn luôn có ai đó nghĩ rằng VN sẽ tăng trưởng mạnh, chính phủ cần để ý đến lạm phát, và Hà Nội đã có chính sách đối ứng tốt, do vậy chính sách vĩ mô được thực hiện tốt. Tổng kết lại chúng tôi thấy chính phủ VN đã hành động khá kịp thời trong việc điều hành kinh tế năm nay.

    BBC: Kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong một cuộc trao đổi với đài BBC có nêu ra quan ngại của ông về thâm thủng mậu dịch, và tổng nợ trong GDP. Bà có chia sẻ với ông về hai quan ngại này hay không?
    Victoria Kwakwa: Về thâm thủng mậu dịch tôi không biết ông kinh tế gia ấy nói về điểm nào cho nên tôi không bình luận. Về tỷ lệ nợ trong GDP, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chúng vẫn nằm trong giới hạn, VN vẫn có khả năng trả nợ bình thường. Sang năm chúng tôi sẽ đánh giá lại khoản nợ của VN. Bây giờ, không có lý do gì để nghi ngờ khả năng trả nợ của Việt Nam.

    BBC: Nhân Hội nghị các nhà tài trợ, đại sứ Thụy Điển và Hoa Kỳ có nói đến sự hình thành xã hội dân sự ở VN là cần thiết cho phát triển kinh tế, vậy bà nghĩ sao?
    Victoria Kwakwa: Hai ông đại sứ có nói đến việc tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin, họ có nói đến quyết định 97 (hạn chế hoạt động tổ chức nghiên cứu tư nhân) gần đây, và tôi nghĩ ông nên đọc chúng.

Chia sẻ trang này