1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

AMD linh hồn của đá ... DN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, Hưởng lợi đầu tư công

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Nhat_rac2019, 13/10/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4045 người đang online, trong đó có 353 thành viên. 16:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 62603 lượt đọc và 458 bài trả lời
  1. tha_cho_anh

    tha_cho_anh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/09/2021
    Đã được thích:
    350
    nay lại túc tắc nhặt AMD giá đỏ; rồi sẽ đến ngày của em nó!
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  2. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629
    Cứ vậy mà làm ko cần theo lái hai đội nào ..... nhặt từng ngày ít một xuống càn có giá tốt nhặt được hời hơn hoặc có thể sử dụng chiêu thức rang lạc quya tay của lái để upbo lái....:D
    --- Gộp bài viết, 15/10/2021, Bài cũ: 15/10/2021 ---
    Hoặc thấy ko vững tâm trờ lâu đỏ mua xanh bán ăn line qua ngày cũng ổn luôn..
    --- Gộp bài viết, 15/10/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]

    • 4 mỏ đá .... tổng trữ lượng 9,1 triệu m3
    • 2 nhà máy .... 400,000 m2/năm
    • Doanh thu 1500 tỷ
    • Giá 5.x ????
  3. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629

    Giao dịch ngày 15/10 lực bán khá mạnh hơn 2tr cổ bán chủ động nhưng giá đóng cửa giảm không sâu => lái đang gom lại hàng của nhỏ lẻ để tiếp tục đánh lên...
  4. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629
    FLC STONE chuẩn bị vận hành phức hợp mỏ - nhà máy sản xuất đá tự nhiên tại Thanh Hoá
    Như Loan - 27/04/2021 08:44
    Tập đoàn FLC và Samsung thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện
    Hiện đại bậc nhất

    Mỏ đá Ngọc Lặc thuộc xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa có diện tích 25 ha, trữ lượng địa chất gần 2,3 triệu m3; trong đó trữ lượng huy động và thiết kế khai thác ước tính gần 2,2 triệu m3.

    Đây là một trong bốn mỏ đá quy mô thuộc quyền khai thác của FLC Stone và đơn vị thành viên, được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép từ 2019 (Các mỏ đá còn lại là mỏ đá Núi Loáng trữ lượng 1,8 triệu m3, mỏ đá Núi Bền trữ lượng 2,4 triệu m3, mỏ đá Hà Lĩnh trữ lượng 2,8 triệu m3).

    Tại mỏ Ngọc Lặc, nhà máy khai thác đá thứ 3 của FLC Stone dự kiến sẽ được xây dựng và đưa vào vận hành ngay trong năm 2021, với công suất 250.000 m2/năm. Được trang bị dây chuyền sản xuất tân tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đây cũng là một trong những nhà máy khai thác và sản xuất đá tự nhiên hiện đại bậc nhất tại Thanh Hoá.

    [​IMG]
    Mỏ - Nhà máy Núi Loáng đang vận hành hiện tại
    Trước đó, FLC Stone đã đưa vào vận hành hai nhà máy sản xuất đá tại Núi Loáng và Núi Bền với công suất trên 400.000 m2/năm. Hai nhà máy này đều được trang bị nhiều hệ thống máy móc hiện đại như máy cắt dây kim cương, máy cắt gang xo có thể cắt khổ đá lớn lên tới 6 m2, hay các công nghệ mài mòn, đánh bóng tiên tiến nhất hiện nay cũng được áp dụng để cho ra đời các loại đá marble sáng bóng, làm nổi bật tối đa vân đá tự nhiên…

    Với 3 nhà máy khai thác quy mô hàng đầu tại Thanh Hoá và bốn mỏ đá trữ lượng trên 9 triệu m3, FLC Stone đang đẩy nhanh tốc độ khai thác và chế biến để đáp ứng nhu cầu sử dụng đá marble tự nhiên ngày càng gia tăng tại các công trình xây dựng trong và ngoài nước.

    [​IMG]
    Qui mô 2 khu phức hợp Mỏ - Nhà máy hiện tại của FLC Stone
    Xúc tiến nhiều kế hoạch trong 2021

    Năm 2021, FLC Stone có kế hoạch xúc tiến hợp tác chiến lược với nhiều chủ đầu tư uy tín như Eurowindow Holdings, Tập đoàn Alphanam, Geleximco và nhiều nhà thầu lớn trong lĩnh vực xây dựng.

    Được đánh giá cao về độ chống thấm nước đến 99,97%, màu sắc đa dạng, đường vân tự nhiên, chất lượng và độ thẩm mĩ tương đương đá Marble nhập khẩu, những năm qua, sản phẩm đá của FLC Stone được thi công, ốp lát trên nhiều dự án trọng điểm và tầm cỡ.

    Từ các dự án cao cấp của FLC như FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn, FLC Quảng Bình, khách sạn FLC Grand Hotel Ha Long, FLC Twin Towers… cho đến hàng loạt dự án lớn trên cả nước như chung cư cao cấp Peakview Tower (Hà Nội), The Manor Crown (Huế), JW Marriott (Đà Nẵng)…

    Song song với dịch vụ khai thác - sản xuất - thi công trọn gói, FLC Stone đang xúc tiến hợp tác với một số đối tác phân phối và uy tín lớn trong nước, tiến hành gia công thuê nhằm giảm chi phí sản xuất, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đá khối sang thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Malaysia và đá mỹ nghệ sang Nhật Bản…

    [​IMG]
    FLC Faros được giao thầu nhiều dự án lớn

    Theo ước tính bước đầu, năm 2021, FLC Faros sẽ quản lý và thi công khoảng 40 dự án trên hơn 20 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
    #FLC Stone# Thanh Hóa# Mỏ đá Ngọc Lặc
  5. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629
  6. choichungkhoan2017

    choichungkhoan2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/11/2017
    Đã được thích:
    1.393
    Bác PR không mát tay rồi, từ lúc bác pr e nó đến nay chả thấy lên được tí ti nào .
    Nhat_rac2019 thích bài này.
  7. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629
    Dọn ổ đón đại bàng, Thanh Hoá đón dòng vốn đầu tư lớn
    Như Loan - 20/09/2021 17:30
    Bất động sản Thanh Hóa bứt phá nhờ cú hích hạ tầng
    Thanh Hóa tăng sức cạnh tranh

    Tỉnh Thanh Hóa đã và đang tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá để thu hút dòng vốn đầu tư. Trong đó, đột phá về thể chế đã đi trước, có tính chất khơi dòng.

    Cụ thể, kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2020 vừa được công bố vào tháng 6 năm nay, có tới 88,7% người dân và doanh nghiệp hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh này. Tỷ lệ này thuộc nhóm cao, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

    Trong bảng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2020, nhiều tiêu chí của Thanh Hóa cũng tăng điểm mạnh so với năm trước đó, như khả năng gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, chi phí thời gian, chi phí không chính thức hay các dịch vụ hỗ trợ đi kèm… Cán bộ, công chức các sở ngành đều đã thuộc nằm lòng nguyên tắc “2 đồng hành”, “3 cam kết” với doanh nghiệp, như một tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Điều này đã tạo dựng được lòng tin cho các nhà đầu tư.

    [​IMG]
    Thanh Hóa đang trở thành một cực tăng trưởng mới ở khu vực phía Bắc nhờ việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và có những chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư

    Sức hấp dẫn của Thanh Hóa còn nằm ở cơ chế chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính mà không địa phương nào có được. Một ví dụ là khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha được lựa chọn là một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm, được phép áp dụng mức ưu đãi hấp dẫn nhất cả nước.

    Nhưng nền tảng quan trọng của sự phát triển đến từ những đột phá về cơ sở hạ tầng. 43 tuyến đường bộ quan trọng hoàn thành từ nay tới năm 2025 sẽ đưa Thanh Hóa trở thành tâm của một vòng tròn có bán kính quét sang Lào, lên Tây Bắc, nối cả Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và chạy thẳng ra cảng biển. Trong đó, cảng nước sâu Nghi Sơn sẽ là cửa ngõ quan trọng giúp thông thương hàng hóa của cả dải đất miền Trung ra thế giới. Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân cũng đặt mục tiêu nâng công suất tiếp nhận lên 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm vào năm 2025.

    Trong tương lai, sẽ có thêm một cú hích quan trọng để Thanh Hóa có đủ nguồn lực tiếp tục hoàn thiện hạ tầng. Hiện dự thảo thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương đã được soạn thảo, đang lấy ý kiến. Nếu được xem xét, ban hành, nhu cầu 750 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tới sẽ giảm được nhiều gánh nặng. Hiện trên cả nước, chính sách đặc thù đang được áp dụng với Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

    3 khâu đột phá đã khiến Thanh Hóa tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, đạt mức bình quân 12,1% giai đoạn 2016 - 2020. Quy mô nền kinh tế đứng thứ 8 cả nước. Trong 5 năm qua, Thanh Hóa đã thu hút được 1.072 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 115 nghìn tỷ đồng và gần 3,6 tỷ USD.

    Điểm mặt “đại bàng” ở Thanh Hóa

    Nhìn vào những con số thống kê, TS. Trần Đình Thiên đã phải thốt lên hai chữ: “lạ lùng”. “Lạ lùng là vì hơn 1 năm qua, tình hình rất khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Nhưng dòng vốn đầu tư vào Thanh Hóa vẫn rất lớn, chứng tỏ sức hấp dẫn phải rất ghê gớm”.

    “Thực tế cho thấy rằng, địa phương nào thu hút được các đại bàng, một cách nói ví von của các doanh nghiệp lớn, tới làm tổ, đẻ trứng thì địa phương đó “bay lên” rất nhanh. Nhưng quan trọng, con đại bàng đó không phải chỉ là mang lại giá trị GDP mà cần có sự kết nối chuỗi với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chỗ. Càng ngày, vùng đất đó sẽ càng thu hút thêm nhiều con đại bàng khác tới nữa”, ông Thiên chia sẻ.

    Điểm mặt các nhà đầu tư đang có mặt tại Thanh Hóa, bảng danh sách cho thấy có đủ “đại bàng” như: Exxon Mobil, Milennium Energy, Chuwa Busan, AEON, Foxconn, Mintal, Fangda, INTCO, WHA Industrial Development PLC... các tổ chức JICA (Nhật Bản), KOIKA (Hàn Quốc)...

    Và cũng không kể không kể tới những “đại bàng” made in Việt Nam đang tạo dựng 5 trụ cột kinh tế lớn cho Thanh Hóa, về công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, Y tế, nông nghiệp và Phát triển hạ tầng. Trong số các tên tuổi hàng đầu, không thể không kể tới những cái tên như Vingroup, Sungroup, T&T hay Eurowindow… Nhiều nhà đầu tư lớn tại địa phương cũng không bỏ lỡ cơ hội lúc này.

    Tuy nhiên, ấn tượng nhất với TS. Trần Đình Thiên vẫn là cánh chim đầu đàn mang tên Vingroup. Ông Thiên đặc biệt chú ý tới ý tưởng mang tất cả các sản phẩm có “họ Vin” về xứ Thanh. “Cách tiếp cận xây dựng hệ sinh thái của Vingroup đang tạo sự đột phá trong phát triển, thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Sự hiện diện của hệ sinh thái này sẽ làm sáng thêm cho Thanh Hóa”, TS. Trần Đình Thiên khẳng định.

    Có thể thấy rõ xung lực từ các thương hiệu của Vingroup tới sự phát triển của Thanh Hóa qua ví dụ Vinhomes Star City. Một khu đô thị có diện tích gần 150 ha, được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, với sự hội tụ của tinh hoa kiến trúc châu Âu đang là biểu tượng mới của thành phố Thanh Hóa, với chuẩn sống sánh tầm thế giới. Nhờ đó, thị trường bất động sản tại Thanh Hoá đang thiết lập mặt bằng giá trị mới.
    --- Gộp bài viết, 15/10/2021, Bài cũ: 15/10/2021 ---

    Tôi đâu có PR AMD bác .... lọc share thông tin cho ace có thêm kênh..... còn tuỳ duyên việc mua bán tuỳ người lựa chọn ... Với em nó thì chưa lên vội được đâu .... tôi nói rồi mua em nó là tích sản khi nào cần bán mới bán.... lên hay xuống tôi cũng ko quan tâm lắm trong giai đoạn này vì sớm hay muộn em nó cũng về đúng giá trị của nó khi aC cơ cấu xong hst....

    CK mà cứ ăn bằng lần mua tăng ngay thì thành tỏi phú hết rồi...
  8. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629
    Doanh nghiệp chủ động tìm vốn qua kênh chứng khoán
    Tác giả Hải Minh

    3 giờ trước Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Các doanh nghiệp đang nỗ lực trở lại, trong đó tìm nguồn vốn “giắt lưng” trên hành trình mới là câu chuyện được quan tâm hàng đầu.
    Công việc trọng tâm

    Doanh thu sụt giảm mạnh, thậm chí không có doanh thu, trong khi chi phí tăng mạnh khi thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” hoặc vẫn phải duy trì trả lương cho người lao động khiến dòng tiền của nhiều doanh nghiệp cạn kiệt.

    Kết quả cuộc khảo sát do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) về tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19 tại 21.000 doanh nghiệp hồi tháng 8 cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đang thiếu dòng tiền.

    Cụ thể, có 46% trong 21.000 doanh nghiệp cho biết, dòng tiền hiện tại chỉ giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong vòng 1 tháng đến dưới 3 tháng. Trong khi đó, 40% doanh nghiệp cho biết tạm dừng kinh doanh vì chỉ đủ tiền duy trì hoạt động dưới 1 tháng. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với số doanh nghiệp đang cố gắng duy trì hoạt động.

    Chuẩn bị nguồn vốn để phục hồi sản xuất - kinh doanh là một trong những công việc quan trọng nhất và cũng đau đầu nhất của các doanh nghiệp lúc này.

    Dòng tiền được ví như dòng máu của doanh nghiệp, khi kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp rất cần được bơm máu.

    “Dòng tiền được ví như dòng máu của doanh nghiệp, khi kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp rất cần được bơm máu”, ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc chia sẻ.

    Tuy vậy, theo ông Nghĩa, việc vay vốn mới tại ngân hàng hiện gặp nhiều khó khăn, Công ty đang lo trả lãi suất ở hợp đồng vay cũ. Để vay mới, các điều kiện vay cũng khó khi Công ty suốt hơn 2 tháng qua doanh thu sụt giảm mạnh, nhà máy dừng hoạt động.

    Sau một thời gian dài “đóng băng” hoạt động, Vietravel đang rục rịch trở lại với việc triển khai tour du lịch Cần Giờ và tour Củ Chi (TP.HCM) từ đầu tháng 10. Vietravel Airlines, hãng hàng không trong hệ sinh thái Vietravel đang hy vọng sớm được nối lại giấc mơ bay. Nhưng dòng tiền là một khó khăn lớn mà doanh nghiệp này phải đối mặt.

    Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel Holdings cho rằng, để phục hồi cần phải có vốn, nhưng nguồn lực dự trữ đã cạn kiệt do thời gian dài đóng cửa hoạt động kinh doanh, không có doanh thu. Việc tiếp cận vốn vay khó khăn vì các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo, trong khi văn phòng chi nhánh của các doanh nghiệp du lịch chủ yếu đi thuê.

    Tại buổi tiếp xúc cử tri giữa cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM và Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM mới đây, ông Nguyễn Quốc Kỳ cũng kiến nghị các ngân hàng thương mại cho công ty du lịch vay lại để họ có thể quay lại thị trường.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề nghị Chính phủ nghiên cứu xây dựng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, tương tự gói cấp bù lãi suất giải ngân qua hệ thống ngân hàng giai đoạn 2009 - 2010, trình Quốc hội xem xét trong tháng 10 này.

    Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại tọa đàm “Gói hỗ trợ lãi suất, vốn phải đến đúng đích”, Chủ tịch Quốc hội gợi ý gói hỗ trợ trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 60.000 - 65.000 tỷ đồng dư nợ, nhưng dự kiến gói này sẽ tăng lên khoảng 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng, lãi suất khoảng 3 - 4%/năm để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

    Liên quan tới gói hỗ trợ lãi suất này, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng, các gói hỗ trợ tạo nên nguồn lực lớn cho doanh nghiệp và người lao động, tuy nhiên, một số thủ tục còn khó khăn, chính sách cần được thực thi hiệu quả hơn.

    Chủ động tìm vốn qua kênh chứng khoán

    Không chỉ trông đợi vào những gói hỗ trợ cũng như nút thắt trong vay vốn ngân hàng được tháo gỡ, các doanh nghiệp đang chủ động tìm nguồn vốn qua thị trường chứng khoán.

    Chỉ hơn một tháng kể từ đợt phát hành riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu vào ngày 1/9/2021 với giá 10.500 đồng/cổ phần, thu về 315 tỷ đồng, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thăng Long (mã TIG) đã thông qua nghị quyết về việc phát hành 30 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Với giá phát hành dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu, Công ty đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 300 tỷ đồng.

    Số tiền thu được từ đợt chào bán này dự kiến dành 219 tỷ đồng để đầu tư cho dự án Khu nghỉ dưỡng Vườn Vua, 81 tỷ đồng còn lại bổ sung vào nguồn vốn lưu động. Dự án Vườn Vua (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) đang do công ty con của TIG là Công ty cổ phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ làm chủ đầu tư, TIG nắm 60% vốn tại công ty này.

    Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) cũng vừa công bố phương án bán 3,08 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ, tương ứng 0,7% vốn điều lệ để cơ cấu lại nguồn vốn.

    Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/11 đến 14/12/2021 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Với giá cổ phiếu VCG chốt phiên ngày 5/10/2021 đạt 40.500 đồng/cổ phiếu, ước tính, Vinaconex thu về khoảng 124 tỷ đồng.

    Vinaconex đang chịu áp lực nguồn vốn khá lớn, khi ngày 22/10 tới, Vinaconex chi 526 tỷ đồng để hoàn thành nghĩa vụ trả cổ tức 6% còn lại của năm 2020 và tạm ứng 6% năm 2021.

    Bên cạnh kế hoạch bán cổ phiếu quỹ, Tổng công ty còn lên kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo, với tổng mệnh giá tối đa 2.500 tỷ đồng.

    Là doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất lớn, Công ty cổ phần Đầu tư, phát triển xây dựng (DIC Corp, mã DIG) đang cần nguồn vốn lớn để triển khai các dự án.

    Theo kế hoạch được thông qua tại Đại hội cổ đông thường niên 2021, nhu cầu vốn của Công ty trong năm nay lên tới 9.436 tỷ đồng, trong đó, riêng chi phí giải phóng mặt bằng và tiền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu là 2.191 tỷ đồng và Khu đô thị du lịch Long Tân là 1.695 tỷ đồng.

    DIC Corp đã và đang triển khai huy động vốn thông qua nhiều phương thức như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu riêng lẻ, phát hành cổ phiếu ESOP. Cụ thể, Công ty vừa phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản bảo đảm cho HDBank.

    Mới đây, Hội đồng quản trị Công ty đã thông qua nghị quyết về việc chào bán riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu, với giá 20.000 đồng/cổ phiếu (thấp hơn 41% so với giá thị trường), thời gian thực hiện từ ngày 22/9 - 1/11/2021. 1.500 tỷ đồng dự kiến thu về từ đợt chào bán sẽ dùng để đầu tư vào dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu.

    Trước đó, DIG đã phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP, với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, thu về 225 tỷ đồng.

    Không chỉ doanh nghiệp ngành bất động sản cần nhiều nguồn vốn để phát triển dự án mà doanh nghiệp sản xuất như Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cũng đẩy mạnh huy động vốn để tăng tốc cho giai đoạn mới.

    Thaco cho biết đã phát hành thành công 24 triệu trái phiếu riêng lẻ, tương đương 2.400 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản bảo đảm, ngày đáo hạn là 20/9/2026.

    Theo Thaco, số tiền huy động được từ phát hành trái phiếu nhằm bổ sung vốn cho ngành nghề sản xuất và kinh doanh ô tô, phụ tùng, xe có động cơ khác và thanh toán các nghĩa vụ thuế, tiền mua hàng hóa…

    Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư sản xuất Bảo Ngọc (mã BNA) cũng vừa có nghị quyết về việc phát hành 1,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, phát hành 2,4 triệu cổ phiếu thưởng (tỷ lệ 30%) và chào bán 8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tổng lượng cổ phiếu phát hành là 12 triệu đơn vị để tăng quy mô vốn điều lệ thêm 150% so với hiện tại.

    Được biết, nguồn vốn bổ sung này sẽ dùng để đầu tư sản xuất bao gồm mua máy móc, mua đất chuẩn bị xây dựng nhà máy và bổ sung vốn lưu động. BNA đang chuẩn bị xây dựng nhà máy ở miền Trung, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022, song song với việc nâng cấp nhà máy ở miền Bắc, miền Nam.

    Quý III/2021, BNA ước đạt 250 tỷ đồng doanh thu, 21 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 4% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp tăng trưởng nhờ mở hệ thống BNA Mart đúng thời điểm. Với kết quả quý III/2021 tích cực, BNA hoàn thành 72% chỉ tiêu doanh thu năm và 77% mục tiêu lợi nhuận năm 2021.

    Bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các doanh nghiệp đang nỗ lực củng cố nguồn vốn, mà như Tổng giám đốc Đại Thiên Lộc thì “vốn là bàn đạp quan trọng để chúng tôi vực dậy sau thời gian tổn thương dài”.
  9. Nhat_rac2019

    Nhat_rac2019 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    4.629

    Giữ hàng cho vững !!!!!
  10. tha_cho_anh

    tha_cho_anh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/09/2021
    Đã được thích:
    350
    các chú ái nhà anh Quét đè ghê thế!#:-s
    Nhat_rac2019 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này