ANT cổ tăng trưởng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi x100, 21/06/2024.

2998 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 05:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26638 lượt đọc và 118 bài trả lời
  1. vietduong

    vietduong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/10/2017
    Đã được thích:
    195
    x100, Dongnuoc2021oldinvestor thích bài này.
    x100 đã loan bài này
  2. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    x100 đã loan bài này
  3. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    Có thể một số cụ thấy ANT tăng một mạch từ 10 lên 18 chắc sợ cao không dám vào. Nhưng lùi lại và nhìn xa một chút, nhìn toàn cục bức tranh lớn (big picture), nhìn cả rừng thay vì chỉ thấy cây: đầu tư vào ANT chính là đầu tư vào ngành xuất khẩu rau quả của VN. Bao năm qua ta nói thế mạnh là nông sản, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh blah blah, nhưng lên sàn ck loanh quanh toàn mấy cty xk gạo mà cái ngành đó thì mafia bỏ xừ ra không ăn được đâu. Nhìn biên ln gộp ngành gạo thì chơi gì. Mà xk rau quả mới thực sự tăng trưởng tốt, VN mới thực sự có lợi thế cạnh tranh. Và ANT có lẽ là cty hiếm hoi trên sàn trong lĩnh vực này (còn 2 cty khác có các vấn đề riêng của nó, bàn sau).

    Vốn hóa 300 tỷ cho cty có công suất chế biến đông lạnh IQF đứng đầu cả nước, nhà xk xoài đông lạnh số 1 thế giới, có vùng liên kết đậu nành rau lên tới 1000ha, có 13 mã vùng trồng sầu riêng tại vựa sầu số 1 cả nước là Lâm Đồng, nhà máy đặt ngay vùng nguyên liệu bơ 034 đặc sản VN, vùng nguyên liệu chanh dây số 1 VN cũng ở Tây Nguyên, .v.v. Thế là rẻ hay đắt?

    ANT của năm 2023 trở về trước là cty khác, chủ yếu xk bắp non đóng hộp là sp mà chúng ta không có lợi thế cạnh tranh, và trên thế giới có quá nhiều đơn vị làm sp này rồi. Tại sao nói không có lợi thế cạnh tranh: vì bắp trồng ở VN năng suất không cao, chất lượng bình thường, không có trang trại trồng quy mô lớn như Mehico và các nước Mỹ Latin, họ lại có lợi thế logistics khi khoảng cách tới thị trường tiêu thụ Mỹ cực gần. ANT của 2024 trở đi là cty khác rồi: chuyển sang tập trung vào các sp có lợi thế cạnh tranh hơn như xoài, sầu riêng đông lạnh, bơ, chanh leo, đậu nành rau.
    - Sầu riêng và lợi thế của sầu riêng VN trong topic này nói quá nhiều rồi: nước duy nhất thu hoạch quanh năm, logistics sang thị trường lớn nhất là TQ cực gần.
    - Xoài: xoài vn chất lượng tốt hơn xoài nam mỹ, độ ngọt cao hơn. Của họ hơn ở hình thức trái to, vỏ đẹp và thơm hơn, nhưng khi chế biến đông lạnh thì các lợi thế bề ngoài này đều ko còn.
    - Bơ: bơ 034 ở Lâm Đồng có thể coi là đặc sản VN, bơ mềm và béo, không bị xơ như nhiều loại bơ khác, hạt rất nhỏ và vỏ mỏng nên tỷ lệ thịt quả rất cao. Bơ này xk trái tươi sẽ hơi thua thiệt vì hình dáng quả ko thuận tiện cho đóng gói, và dễ dập nát khi vận chuyển. Tuy nhiên khi chuyển sang chế biến đông lạnh thì bất lợi này hoàn toàn được loại bỏ, và có thể tự tin cạnh tranh với bơ Nam Mỹ về chất lượng, thậm chí đánh giá chủ quan của tôi là còn xuất sắc hơn họ.
    - Chanh leo: VN nằm trong top 10 thế giới về sản lượng, top 3 về xk. Lợi thế của VN là thu hoạch quanh năm (giống như sầu riêng). Vùng nguyên liệu lớn nhất chính là Tây Nguyên. Chỉ riêng cty Đồng Giao hàng năm xk chanh leo tới hơn 1k tỷ, Nafoods cũng tương tự. Nghị định sắp ký với Mỹ sẽ mở ra thị trường lớn nhất. ANT năm nay mới bắt tay vào làm chanh leo, cơ hội thâm nhập thị trường mới này và dư địa dt là bao nhiêu, có được 1k tỷ như Đồng Giao hay Nafoods ko, hay 1/2 số đó?
    Last edited: 18/09/2024
    x100 đã loan bài này
  4. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.361
    Sáng 17/9, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Crocus Expo (Moscow, Liên bang Nga) đã khai mạc Hội chợ quốc tế về thực phẩm đồ uống (Worldfood Moscow 2024). Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự trưng bày các sản phẩm tiềm năng của công ty về 2 dòng sản phẩm chủ lực: Trái cây frozen IQF (IQF đông lạnh) và Canned (đóng hộp), với các sản phẩm đang dẫn đầu thị trường xuất khẩu thế giới, như: Xoài; bắp non, chanh dây, sầu riêng, thanh long ruột đỏ, đậu nành Nhật.

    [​IMG]




    [​IMG]
    x100, oldinvestorsakalay1 thích bài này.
  5. Chimse007

    Chimse007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2019
    Đã được thích:
    104
    Cũng ko phải trước đây sxkd không tốt đâu bạn. Năm 2022 EPS đã hơn 4k rồi, năm 2023 do chi phí lãi vay cao (vay mua Blaofood) nên lợi nhuận giảm đi. Năm nay hy vọng EPS ngang 2022.
    x100, Dongnuoc2021oldinvestor thích bài này.
  6. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    Trước ko phải ko tốt nhưng bây giờ thì lột xác thành cty khác rồi, cực tốt rồi :v
  7. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    https://cafef.vn/xuat-khau-sau-rieng-dong-lanh-co-the-dat-300-trieu-usd-188240920100758898.chn

    Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
    20-09-2024 - 10:31 AM | Thị trường

    Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.

    Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD. Thông tin này được ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nêu ra tại Hội nghị phổ biến quy định xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc, do Cục Bảo vệ thực vật và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ở Hà Nội ngày 19-9.

    Tháng 8 vừa qua, việc Trung Quốc mở cửa thị trường cho sầu riêng Việt Nam, thông qua việc ký nghị định thư cho phân khúc sầu riêng đông lạnh được nhập khẩu vào quốc gia này, là cơ hội để ngành hàng nâng cao giá trị, tránh được rủi ro khi phụ thuộc vào việc xuất khẩu sản phẩm tươi.


    [​IMG]
    Sầu riêng đông lạnh đang có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Ảnh: MINH QUÝ

    Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.

    Với nghị định thư vừa ký kết, năng lực hiện tại và nhu cầu của thị trường Trung Quốc, dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD. Tuy nhiên, Cục Bảo vệ thực vật nhìn nhận ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, nhất là vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… Nếu chúng ta không chấn chỉnh, không nâng cao nhận thức về tuân thủ quy định, nhà chức trách Trung Quốc sẽ có biện pháp xử lý. Do đó, thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn cho địa phương, doanh nghiệp về những vấn đề này.


    Theo Th.Linh

    Người Lao Động
    oldinvestor thích bài này.
  8. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    Hnay vẫn chỉ là bước khởi đầu trên hành trình vạn dặm.

    Cty tăng trưởng thì giá cp tăng đôi chục % vẫn mới chỉ là món khai vị.
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  9. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    https://cafef.vn/trong-loai-cay-tro...thang-vuot-ca-nam-2023-188240926142747758.chn

    Trồng loại cây ‘trời ban’ cho riêng Đông Nam Á, Việt Nam vừa thu về hơn 2,5 tỷ USD trong 9 tháng, vượt cả năm 2023
    26-09-2024 - 14:34 PM | Thị trường

    Kim ngạch xuất khẩu đã vượt qua cả năm 2023 khi khách hàng Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng mặt hàng này.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Nếu như trong năm 2023, Việt Nam đã phá kỷ lục đối với mặt hàng sầu riêng khi kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2,2 tỷ USD, tương đương khoảng 600.000 tấn thì đến tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đã vượt qua mức kỷ lục này.

    Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, mặt hàng sầu riêng thu về 2,5 tỷ USD trong 9T/2024. Tính chung xuất khẩu rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD, đây là con số cao kỷ lục. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.

    Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đang bùng nổ nhờ vào mức giá cả cạnh tranh. Trong bốn tháng đầu năm nay, giá trung bình của sầu riêng Việt Nam là 4.662 USD/tấn so với giá nhập khẩu trung bình của Trung Quốc là 5.395 USD. Do các đặc điểm về khí hậu, sầu riêng hầu như chỉ được trồng tại khu vực Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines, Campuchia,…

    Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng (gần 1,2 triệu tấn) sau Indonesia (1,8 triệu tấn), Thái Lan (hơn 1,32 triệu tấn) tính đến năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2017 - 2022, bình quân mỗi năm diện tích trồng cây sầu riêng của Việt Nam tăng 24,5%.

    Từ ngày 11/7/2022, sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu sang Trung Quốc qua tất cả các cửa khẩu thông qua thỏa thuận nghị định thư kéo dài 3 năm giữa 2 quốc gia. Và vào ngày 19/8 vừa qua, hai nước đã ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam.

    Việt Nam giáp Trung Quốc nên giao thông đi lại thuận tiện, chi phí logistics thấp khi chỉ cần vận chuyển sầu riêng qua cửa khẩu biên giới ở phía Bắc, thay vì chuyển qua 2 hoặc 3 cửa khẩu như sầu riêng từ Thái Lan.

    Theo các chuyên gia, triển vọng xuất khẩu ngành rau quả trong năm 2024 tiếp tục có diễn biến tích cực. Nhất là khi đang trong thời điểm vào mùa thu hoạch của sầu riêng Tây Nguyên, kéo dài đến hết tháng 10.

    Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 sẽ vượt 3 tỷ USD và đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam và có thể lần đầu tiên vượt con số 7 tỷ USD. Vì vậy, việc cần làm là đảm bảo về chất lượng và số lượng, đồng thời tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, quy định của phía nhập khẩu thì kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ có những con số kỷ lục mới.

    Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam kêu gọi các bên tham gia chuỗi ngành sầu riêng Việt Nam chú ý hơn đến các yêu cầu pháp lý của Trung Quốc, tiêu chuẩn của Trung Quốc đối với trái cây nhập khẩu ngày càng khắt khe.

    Các bên liên quan tại Việt Nam cần tăng cường quản lý vùng trồng sầu riêng và nhà máy đóng gói để đảm bảo sầu riêng có giá hợp lý, an toàn, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
    Dongnuoc2021, daututudau555OwlEye thích bài này.

Chia sẻ trang này