ANT cổ tăng trưởng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi x100, 21/06/2024.

3585 người đang online, trong đó có 124 thành viên. 07:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 26647 lượt đọc và 118 bài trả lời
  1. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.361
    Antesco Đẩy Mạnh Diện Tích Đậu Nành Rau Vụ Đông Xuân 2024 -2025
    Vụ Đông Xuân 2023 – 2024 Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) xuống giống đậu nành rau được khoảng 405 ha
    Với kế hoạch mở rộng diện tích đậu nành rau hàng năm của Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang thì vụ Đông xuân năm 2024-2025 Công ty Antesco sẽ triển khai diện tích liên kết 900ha
    x100 thích bài này.
    x100 đã loan bài này
  2. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    năm nào ANT cũng mở rộng diện tích liên kết đậu nành rau hơn gấp đôi, ghê thặc :D
    Dongnuoc2021 thích bài này.
  3. Dongnuoc2021

    Dongnuoc2021 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2021
    Đã được thích:
    3.361
    Hàn Quốc chi 4.100 tỷ đồng mua rau quả Việt nửa đầu năm
    6 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã chi hơn 164 triệu USD (4.100 tỷ đồng), để mua rau quả từ Việt Nam, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm trước.

    Theo Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, trong việc nhập khẩu rau quả Việt, chiếm khoảng 5% tổng thị phần xuất khẩu rau quả.

    Ba mặt hàng nông sản chính đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc gồm chuối, xoài và hạt mè. Trong đó, xuất khẩu chuối đạt 35,4 triệu USD, tăng gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu xoài đạt 24 triệu USD, tăng 72%, và hạt mè đạt gần 30 triệu USD, tăng 62%.

    Ngoài ra, các mặt hàng khác như thanh long, dưa hấu, nấm hương, sầu riêng và dứa cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ từ 40% đến 217% so với cùng kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu hạnh nhân, một loại hạt của Việt Nam, đạt gần 2 triệu USD, tăng 244 lần.
    x100sakalay1 thích bài này.
  4. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    https://vnexpress.net/sau-rieng-don...xuat-chinh-ngach-sang-trung-quoc-4783232.html

    Nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, cá sấu Việt Nam sang Trung Quốc được ký tại Bắc Kinh chiều nay.

    Nghị định thư này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cùng Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ký chiều 19/8, dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư, ************* Tô Lâm và Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ đánh giá đây là một bước tiến quan trọng mở ra cơ hội lớn cho các sản phẩm nông sản Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng và dừa tươi.

    Nghị định thư này là một phần không thể tách rời của Hiệp định Thương mại Hàng hóa và sẽ có hiệu lực ngay trong ngày ký.

    Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trước đây, sầu riêng đông lạnh chủ yếu được xuất khẩu sang Thái Lan, Mỹ và châu Âu với kim ngạch vài trăm triệu USD mỗi năm. Nay với cánh cửa rộng mở sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng dự kiến tăng đột biến. Nếu thị trường Trung Quốc chuyển sang tiêu thụ sầu riêng đông lạnh, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn.

    Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng là 154.000 ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm. Đối với dừa, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu lớn, với diện tích trồng 175.000 ha, chủ yếu tại Đồng bằng sông Cửu Long.

    Việc mở cửa thị trường Trung Quốc dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đạt 400-500 triệu USD năm nay, và xuất khẩu dừa tươi tăng thêm 200-300 triệu USD. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.

    [​IMG]
    oldinvestordaututudau555 thích bài này.
    x100 đã loan bài này
  5. daututudau555

    daututudau555 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2017
    Đã được thích:
    426
    Thiên thời địa lợi nhân hòa, với 1,4 tỉ cái mồm chính ngạch thì bao nhiêu sầu riêng đông lạnh cũng hết
    x100 thích bài này.
  6. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    Các cụ chú ý là từ giờ đến cuối năm chỉ có VN có sầu riêng thôi, Thái Malay đều hết mùa rồi. Và ở VN thì miền Tây cũng hết mùa, chỉ còn ở Tây Nguyên. B'lao Food lại có nhà máy chế biến đông lạnh công suất lớn nhất cả nước đặt tại Bảo Lộc Lâm Đồng, giữa trái tim Tây Nguyên, cùng với 13 mã vùng trồng ở Bảo Lâm, Di Linh, Cát Tiên, .v.v.

    [​IMG]
    Quanfcb, sakalay1, Dongnuoc20211 người khác thích bài này.
    x100 đã loan bài này
  7. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    Các cụ chú ý B'lao không chỉ có sầu riêng mà còn bơ và chanh dây đông lạnh nữa nhe:

    https://baolamdong.vn/kinh-te/20240...thi-truong-tieu-thu-trai-bo-lam-dong-8ee2f15/

    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Lâm Đồng là vùng đất thích hợp cho cây bơ sinh trưởng phát triển. Hiện nay, tổng diện tích bơ trên địa bàn tỉnh đạt 8.067 ha; trong đó, có sự phân bố rõ ràng của các loại giống bơ và hướng trồng khác nhau.

    Cụ thể, bơ 034 chiếm tỷ lệ lớn nhất với 6,557 ha (81,3%), tập trung chủ yếu ở các huyện như Di Linh (2.782 ha), Bảo Lâm (2.371 ha), Lâm Hà (440 ha), Bảo Lộc (418 ha) và Đức Trọng (390 ha); bơ booth có diện tích trồng khoảng 900 ha (11,2%), chủ yếu tập trung ở các huyện như Lâm Hà (530 ha), Đức Trọng (110 ha) và Đà Lạt (95,2 ha); các loại bơ khác chiếm 610 ha (7.5%).

    Bà Nguyễn Thùy Quý Tú - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh đánh giá, Lâm Đồng là địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây bơ. Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật canh tác, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; sản lượng bơ chủ yếu là bơ 034, là loại bơ có chất lượng, thương hiệu, đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, thời điểm chính vụ của bơ trên địa bàn Lâm Đồng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, với sự đa dạng các chủng loại bơ. Đây là điều kiện thuận lợi, điểm mạnh cho việc cung ứng bơ ra thị trường so với các địa phương khác trong cả nước (thời điểm chín vụ ngắn hơn, thường tháng 6 đến tháng 8).

    Tuy nhiên, theo thống kê thu thập được trong 5 năm trở lại đây, giá bơ các loại có xu hướng giảm qua từng năm. Từ trung bình 53.000 đồng/kg năm 2019 xuống còn trung bình 15.000 đồng/kg vào năm 2023. Mức độ chênh lệch giá đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa ngày càng mạnh. Mặt khác, dù sản lượng bơ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt mức khoảng 79,961 tấn/năm, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 4 công ty chuyên sơ chế và chế biến bơ là Công ty TNHH Blaofood (Bảo Lộc), Công ty CP Hikari Đà Lạt (Đức Trọng), Công ty TNHH SX TM XNK Thuận Thành (Đức Trọng) và Công ty TNHH Nông sản Văn Phương (Đức Trọng).

    Trong đó, Công ty TNHH Nông sản Văn Phương có quy mô thu mua, sơ chế và chế biến đạt 600 tấn/năm, tập trung vào tiêu thụ trong các tỉnh, thành trong cả nước. Các Công ty TNHH Blaofood, Công ty CP Hikari Đà Lạt mới bước vào cấp đông bơ trong năm 2023 với sản lượng sơ chế và chế biến đạt 40 tấn/năm/đơn vị, chủ yếu xuất khẩu vào các thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc. Năm nay, dự kiến sản lượng bơ cấp đông của Công ty TNHH Blaofood đạt khoảng 1.000 - 2.000 tấn/năm và Công ty TNHH SX TM XNK Thuận Thành đạt khoảng 300 - 400 tấn/năm.

    Ngoài ra, theo thống kê của các địa phương, hiện nay có 80 cơ sở thu mua nhỏ lẻ trên địa bàn các huyện, khả năng thu mua gần 13.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu thị trường nội địa, một số cơ sở thu mua xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Thái Lan và Campuchia. Số lượng bơ còn lại hầu như được tiêu thụ thông qua các thương lái tự do từ các tỉnh, thành lân cận và các hộ nông dân tự bán thông qua các kênh bán truyền thống và bán online trên các nền tảng xã hội. Bơ của tỉnh Lâm Đồng chủ yếu bán trái tươi, một phần nhỏ được cấp đông, các sản phẩm khác từ trái bơ hầu như chưa được khai thác (dầu, sấy, bột bơ…).

    Theo bà Nguyễn Thùy Quý Tú, để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm bơ nhằm phát triển bền vững cây bơ gắn với tiêu thụ ổn định các sản phẩm bơ trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại để tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước, đặc biệt là những thị trường đã biết đến trái bơ của tỉnh như Thái Lan, Campuchia, Nhật,…
    oldinvestor thích bài này.
  8. dhtvinh

    dhtvinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2016
    Đã được thích:
    2.172
    Cụ chủ khai quật con này ngon phếch, sẽ theo dõi để sớm đồng hành cùng cụ chủ kkk
    x100 thích bài này.
  9. nv_tuyen2004

    nv_tuyen2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2021
    Đã được thích:
    9
    có con nào như này cụ chủ chia sẻ đi
    x100 thích bài này.
  10. x100

    x100 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2019
    Đã được thích:
    1.749
    mã này cụ khác khai quật, em chỉ theo đóm ăn tàn thôi :p

    có LAI đấy cụ cứ từ từ ngâm cứu. cđ lớn đang táng nên thoải mái :v
    dhtvinh thích bài này.

Chia sẻ trang này