ANV là nghịch lý vĩ đại của thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khucngoctuyen2015, 09/05/2019.

3061 người đang online, trong đó có 133 thành viên. 00:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9043 lượt đọc và 78 bài trả lời
  1. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.840
    Xuất khẩu thủy sản trong quý II dự báo tăng 8%

    VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý II có thể tăng ở mức lạc quan nhất là 8% trong điều kiện tăng mạnh các mặt hàng hải sản như cá biển, cá ngừ, mực, bạch tuộc và duy trì ổn định xuất khẩu cá tra.
    TIN LIÊN QUAN
    14/05/2019


    [​IMG]

    [​IMG]
    VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý II có thể tăng ở mức lạc quan nhất là 8%.
    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, theo Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý I, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong ba tháng đầu năm nay tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng nhẹ 1% đạt 1,8 triệu USD.

    Nguyên nhân là xuất khẩu tôm tiếp tục xu hướng sụt giảm mạnh từ năm 2018. VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong quý II có thể tăng ở mức lạc quan nhất là 8% trong điều kiện tăng mạnh các mặt hàng hải sản như cá biển, cá ngừ, mực bạch tuộc và duy trì ổn định xuất khẩu cá tra.

    Trong quý I, nguồn cung tôm thế giới tăng, lượng tồn kho ở các thị trường vẫn cao, giá xuất khẩu giảm, trong khi giá tôm Việt Nam khó cạnh tranh với tôm các nước khác như Ấn Độ, Indonesia, những yếu tố này tiếp tục tác động giảm 17% xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I.

    Xu hướng tăng nóng xuất khẩu cá tra cũng chậm lại, sau khi tăng 37% trong quý trước, sang quý I chỉ còn tăng 8%. Tuy nhiên, xuất khẩu các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và cá biển khác vẫn duy trì mức tăng khả quan (tăng lần lượt 19%, 12% và 22%).

    Xuất khẩu tôm, cá tra sang Mỹ đều giảm, khiến thị trường này tụt xuống vị trí thứ 3 sau Nhật Bản và EU. Thuế chống bán phá giá cao và áp lực cạnh tranh sẽ tiếp tục tác động đến xuất khẩu cá tra và tôm sang thị trường Mỹ trong những tháng tới.

    Tuy nhiên, VASEP dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản sẽ tăng trong quý II, sau hai Hội chợ Thủy sản Quốc tế tại Mỹ và châu Âu.

    https://baodautu.vn/xuat-khau-thuy-san-trong-quy-ii-du-bao-tang-8-d100266.html
  2. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    19.048
    Case tăng trưởng điển hình, vùng mục tiêu 5x, 6x, 7x...
  3. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    37-40 sóng này ít nhất, PE = 8 là có giá trên 40 rồi, 2 quý tăng trưởng nữa là PE lại bằng 5
    ditruocmotbuoc thích bài này.
  4. vietdung6688

    vietdung6688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/06/2017
    Đã được thích:
    365
    8x 9x...
  5. Lamdong123

    Lamdong123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2016
    Đã được thích:
    1.252
  6. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.840
    Bình thường thôi bác
    Với nội tại doanh nghiệp ANV xứng dáng có giá đó.
    Quý Q1 lãi hơn 200ty ( tăng 136%)
    Các quý sau mới vào mùa vụ thì càng lãi đậm.

    Chiến tranh thương mại căng thẳng thế này thì hổ mọc thêm cách rồi.%%-
    Rolex4646 thích bài này.
  7. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    ANV, hãy gáy theo cách của bạn
    dandang_skt thích bài này.
  8. dandang_skt

    dandang_skt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2017
    Đã được thích:
    478
    Chắc tạo nền quanh đây bác nhỉ
  9. Gata87

    Gata87 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2016
    Đã được thích:
    2.840
    Xuất khẩu cá tra công phá thị trường Nhật
    Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã đạt 8,58 triệu USD, tăng trưởng ngoạn mục với con số 60,37% so với cùng kỳ năm 2018.


    [​IMG]
    doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn miệt mài chinh phục thị trường khó tính và nhận ra nhiều tiềm năng tại quốc gia này.

    Năm 2018 vừa qua đánh dấu sự tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản. Trong năm này, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản tăng 37,6% so với năm 2017. Không dừng lại ở đó, 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản đạt 8,58 triệu USD, tăng 60,37% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị này còn cao hơn giá trị xuất khẩu sang thị trường được đánh giá cao và tiềm năng là UAE, Ai Cập, Đức hay Bỉ. Với kim ngạch này, Nhật Bản đã chính thức bước vào top 10 thị trường xuất cá tra lớn nhất của Việt Nam.

    Sở dĩ cá tra Việt Nam tạo được chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản là do có tác động tích cực từ hai hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản. Bằng việc thực thi hai hiệp định này, một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã được xóa bỏ rào cản thuế quan.

    Với CPTPP, nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế trong hai FTA này cũng sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong đó, một số mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, bao gồm sản phẩm cá tra được miễn thuế ngay lập tức, từ mức 3,5-10,5% hiện tại.

    Kể từ tháng 4/2019, theo biểu thuế EPA của Hải quan Nhật Bản, sản phẩm cá da trơn phile tươi, ướp lạnh (trong đó có cá tra) - mã HS 030432 nhập khẩu vào thị trường này từ Thái Lan, Mexico, Chile, Philippines được miễn thuế nhập khẩu, từ ASEAN áp mức thuế 3,5%, từ CP TPP được miễn thuế. Do đó, sản phẩm cá tra phile đông lạnh xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (mã HS 030462) được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

    VASEP cho rằng, với thuận lợi từ 3 FTA với Nhật Bản, doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để gia tăng hơn nữa hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường Nhật Bản.
    https://baodautu.vn/xuat-khau-ca-tra-cong-pha-thi-truong-nhat-d100311.html
  10. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    China phá giá chả ảnh hưởng gì đến ANV đâu. 2015 đến giờ china càng phá giá thì ANV lãi càng tăng.

    Tỷ giá china chưa bao giờ là vấn đề đối với ANV cũng như các DN xuất khẩu cá tra sang china. Mấy bác mới chơi ANV nên chưa nắm được vấn đề này, mất hàng là đúng rồi, ANV bán cá cho china thu Đô Mỹ chứ không thanh toán bằng nhân dân tệ nha mấy bác.

    Việc thanh toán bằng đô la nên ANV ko bao giờ lỗ tỷ giá khi china phá giá nhân dân tệ.

    Thứ hai là giá cá tra bán sang china dù có đắt hơn một chút đi nữa nhưng dân china vẫn phải ăn cá tra của Việt Nam thôi vì china có tự sản xuất được bao nhiêu cá tra phục vụ nhu cầu nội địa đâu, sách vở thì nó nói là phá giá nội tệ sẽ kích thích dân tiêu dùng hàng nội, nhưng china làm gì có cá tra nội địa, Đừng nói là bắt dân ăn cá rô phi thay thế cá tra nha? Đọc sách nhưng cũng phái áp dụng linh động. Sách thì ai chẳng đọc, nhưng đọc xong áp dụng phải đúng mới ra tiền.

    Theo lý thuyết thì China phá giá sẽ kích thích xuất khẩu của nó, vì hàng của nó sẽ rẻ hơn nước khác. Thằng nào xuất sang china mà thu nhân dân tệ thì bị lỗ tỷ giá, thứ hai là hàng bị đắt hơn hàng nội của china, nên dân china ưu tiên dùng hang nội thay thế cho nó rẻ. Nhưng cá tra china có nuôi được đâu mà đòi thay bằng cá tra nội, trừ khi chấp nhận ăn tạm cá rô phi, thành ra vẫn phải mua cá tra của VN, vô tình china phá giá lại càng tốt vì ANV bán cá đắt hơn mà dân China vẫn phải mua, ko mua thì rịn nha mầy. Lợn đang bị dịch tả châu phi nên giảm đàn nghiêm trọng không đủ thịt lợn cũng lại phải quay sang ăn cá tra và các loại thực phầm thay thế khác, cả tỷ dân chỉ cần 1 % ăn cá tra thôi là núi nở rồi [​IMG]:D

    Đọc qua tin này thì ông nào ôm ANV sợ chạy ngay. Nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy nguyên nhân tổng xuất khẩu cá tra sang trung quốc giảm là do Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, có nghĩa là siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Mà ANV thì xuất khẩu chính ngạch đàng hoàng, như vậy đây thực ra lại là thông tin tốt cho ANV vì chính sách của trung quốc đã giúp ANV loại bỏ nhiều đối thủ ra khỏi cuộc chơi. Có lẽ cũng chính nguyên nhân này giúp ANV nâng biên lợi nhuận gộp và ròng trong các quý gần đây. CHina siết nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới vô tình là ngọn gió đông cho ANV cũng như các DN niêm yết khác xuất khẩu vào china qua đường chính ngạch.

    -------------

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là một trong 4 thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam trên 1 tỷ USD một năm và được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng, có tiềm năng tiêu thụ thủy sản lớn.

    Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh gần 50% giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2017 với gần 1,3 tỷ USD, năm 2018 xuất khẩu sang thị trường này giảm 5% còn 1,2 tỷ USD; đến quý I/2019 tiếp tục giảm thêm 5% và chỉ đạt 239 triệu USD. Nguyên nhân là do Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador trên thị trường tôm. Song song đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu, khiến đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá.

    --------------------

    Và sau các phân tích trên, add sẽ tiết lộ cho bạn một điều quan trọng nhất mà không phải ai cũng biết: Thị trường china chỉ chiếm 20% trong số tất cả các thị trường của ANV, chi tiết như sau: Mexioco 9%, Colombia 10%, Bzasil 17%, Eu 13%, Ai cập 4%, Thái Lan 14%, các thị trường khác 13%, và cuối cùng - tâm điểm - China - chỉ 20%, chả có gì to tát...

    Quan điểm của ad là tiếp tục nắm giữ cho tới khi đạt giá mục tiêu.

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    noithatma thích bài này.

Chia sẻ trang này