ANV - Sự trở về của nhà vua Phần 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi punxa85, 22/05/2018.

4455 người đang online, trong đó có 325 thành viên. 12:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 372482 lượt đọc và 3754 bài trả lời
  1. idreamadream

    idreamadream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2015
    Đã được thích:
    163
    Vẫn giữ giá tốt quá, anh em đừng bị thị trường gây ảnh hưởng mà tuột tay nhé, nói 1 lần thôi =))
    --- Gộp bài viết, 06/03/2019, Bài cũ: 06/03/2019 ---
    Còn tin hot ĐHCĐ sẽ công bố, anh em chờ nhé
  2. ntml

    ntml Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2014
    Đã được thích:
    344
    Mới hoãn để chuẩn bị chu đáo hơn đó bác
    --- Gộp bài viết, 06/03/2019 ---
    TNG vs TCM tốt nhỉ, đảo chiều lẹ quá
  3. bimbipchungkhoan

    bimbipchungkhoan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    164
    Break 29 nào
    Supebreak thích bài này.
  4. Supebreak

    Supebreak Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    01/07/2016
    Đã được thích:
    1.034
    Ko vượt qia đc 29
  5. lowhigh

    lowhigh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2009
    Đã được thích:
    2.125
    Có quá khó để biết 1 cổ phiểu như nào gọi là mạnh và yếu ko bác?
  6. punxa85

    punxa85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Đã được thích:
    353
    Ngành thủy sản đỏ mắt tìm nguyên liệu?

    Ngành thủy sản đang đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu con giống ngày càng trầm trọng

    Năm 2019, ngành thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu 10,5 tỉ USD, tăng thêm khoảng 1 tỉ USD so với năm 2018. Tôm và cá tra tiếp tục là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết lo ngại lớn của ngành đến thời điểm này vẫn là nguồn nguyên liệu.

    Thứ gì cũng thiếu

    Ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết nguồn cung nguyên liệu hải sản trong nước đang dần cạn kiệt. Kích cỡ hải sản ngày càng thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước đây, tàu cá đánh bắt trên biển khoảng 1 tháng, nay phải mất 2 tháng mới quay về đất liền nên việc bảo quản hải sản không được bảo đảm.

    Cũng theo ông Dũng, trước đây, công ty chỉ tổ chức thu mua tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận là đủ chế biến, nay phải tăng cường lực lượng ra tận Khánh Hòa rồi xuống Cà Mau mới mong gom được lượng hàng tương đối. Thời gian trước, sản lượng đánh bắt hải sản tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 900.000 tấn/năm, trong đó 50%-60% dành cho xuất khẩu, nay chỉ được khoảng 30%. Do nguồn cung giảm mạnh nên giá hải sản đã tăng 20%-30%. Chẳng hạn, nguyên liệu bạch tuộc hai da tăng lên 120.000 đồng/kg so với trước là 90.000-95.000 đồng/kg. Giá nguyên liệu tăng cao nhưng làm hàng xuất khẩu chỉ lãi 2%-3% nên doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn.

    [​IMG]
    Một ao nuôi tôm sú ở Bạc Liêu

    Trong khi đó, các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu cho dù mỗi địa phương có đến cả trăm cơ sở sản xuất tôm giống nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Do đó, những người nuôi tôm ở đây phải thu mua tôm giống trôi nổi trên thị trường từ các nơi khác nên có chất lượng kém dẫn đến tôm nuôi bị chết nhiều.

    Về cá tra, tại ĐBSCL có hàng ngàn cơ sở sản xuất con giống nhưng phần lớn cơ sở là tự phát, không có chuyên môn nên chất lượng con giống tạo ra còn kém. Dù xuất khẩu mặt hàng cá tra thu về 2,26 tỉ USD trong năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu và sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp cho người nuôi.

    Cần hành động ngay!

    Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch Ủy ban Hải sản (thuộc VASEP), cho rằng để giải quyết tình trạng khan hiếm nguyên liệu hải sản, DN cần phối hợp với ngư dân tham gia vào chuỗi sản xuất để bảo đảm chất lượng sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản p hẩm khai thác. DN nên gia tăng nhập khẩu nguyên liệu hải sản hợp pháp để gia công, chế biến xuất khẩu theo hướng có chọn lọc đối tượng khách hàng. Đồng thời, chủ động mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng giá trị gia tăng, hàng chất lượng cao.

    Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, cho biết mặt hàng tôm Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh lớn từ tôm Ấn Độ do nước này tổ chức nuôi lớn có khả năng xuất khẩu cả trăm ngàn tấn. Tôm nguyên liệu Ấn Độ rẻ hơn Việt Nam từ 1-3 USD/kg. Nuôi tôm ở Việt Nam chỉ đạt tỉ lệ sống khoảng 40%, so với các nước là 70%. Giá con giống, thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam cũng cao hơn Ấn Độ từ 20%-50%. Do đó, để ngành tôm phát triển bền vững cần tổ chức lại vùng nuôi trồng thủy sản an toàn, sạch bệnh, có giá thành cạnh tranh.

    Về lâu dài, để có đủ nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, theo ông Hòe, cần phải nâng cao chất lượng con giống. Hiện tại, ngành thủy sản đang triển khai "giống ba cấp". Theo đó, DN, nhà khoa học và nông dân cùng tham gia để đầu tư, nghiên cứu tạo ra con giống có chất lượng và ổn định, khi thả nuôi sẽ có tỉ lệ sống cao. Chương trình này sẽ cung cấp đầy đủ con giống cho các địa phương, vì tỉnh nào cũng được triển khai.


    Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị ngành cần phải rà soát, thiết lập lại thị trường con giống, thức ăn, vật tư nuôi trồng thủy sản. Quản lý việc sử dụng các chế phẩm nuôi trồng thủy sản, bảo đảm nguyên liệu đưa vào chế biến đạt tiêu chuẩn, không tồn dư chất cấm. Đối với cá tra, cần sớm hoàn thiện, đẩy mạnh quy trình sản xuất giống ba cấp. Lĩnh vực nuôi biển, đặc biệt với nhuyễn thể tiềm năng hiện còn rất lớn nên trong các kế hoạch trung và dài hạn cần phải có đề án, phương án hành động ngay.

    Giải pháp sinh sản trái vụ

    Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Ủy ban Cá nước ngọt (trực thuộc VASEP), thừa nhận DN đang chịu nhiều thách thức như thiếu nguyên liệu trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng. Tình trạng thiếu con giống sẽ còn kéo dài đến tháng 4, vì vậy để giải quyết vấn đề này, ngành phải có giải pháp cho sinh sản trái vụ.
  7. punxa85

    punxa85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Đã được thích:
    353
    Chuẩn bị sẵn sàng thực thi CPTPP
    Đánh giá bài viết

    (Thủy sản Việt Nam) - Để quá trình hội nhập CPTPP thuận lợi, ngày 22/1/2019, Bộ Công thương đã chính thức ban hành quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ thực thi trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Để quá trình hội nhập CPTPP thuận lợi, ngày 22/1/2019, Bộ Công thương đã chính thức ban hành quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ thực thi trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

    Quy định này nằm trong Thông tư 03/2019/TT-BCT áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo Hiệp định.

    Cụ thể, Việt Nam áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền C/O đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên khác của Hiệp định. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này và được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn. Các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP đăng ký mẫu con dấu, chữ ký và cập nhật các mẫu con dấu, chữ ký này theo quy định của Bộ Công thương.

    Cùng đó, quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định có liên quan tại Thông tư này.

    Lưu ý những nội dung như sau:

    Quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa

    Hàng hóa có xuất xứ

    Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu:

    Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

    Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên;

    Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

    Hàng dệt may được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng quy định tại Thông tư này và tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên trong các trường hợp sau:

    Cây trồng và sản phẩm từ cây trồng được trồng, cấy, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.

    Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó.

    Hàng hóa được chế biến từ động vật sống tại đó.

    Động vật thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.

    Hàng hóa thu được từ việc NTTS tại đó.

    Khoáng sản hoặc chất sản sinh tự nhiên khác không bao gồm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra tại đó.

    Cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác lấy từ biển, đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên và theo luật quốc tế, nằm bên ngoài lãnh hải của các nước không phải là thành viên thuộc các tàu đã được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó.

    Sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm đề cập tại khoản 7 Điều này ngay trên boong tàu được đăng ký, vào sổ đăng ký hoặc lưu hồ sơ tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó.

    Hàng hóa ngoại trừ cá, động vật có vỏ và sinh vật biển khác đánh bắt, thu được từ một nước thành viên hoặc một cá nhân của một nước thành viên từ đáy biển hoặc lòng đất nằm bên ngoài lãnh thổ của các nước thành viên, và ngoài các khu vực mà các nước không phải là thành viên thực hiện quyền tài phán với điều kiện nước thành viên hoặc người của nước thành viên có quyền khai thác đáy biển hoặc lòng đất đó theo quy định của luật quốc tế.

    Phế thải, phế liệu được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại đó với điều kiện phế thải, phế liệu đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu.

    Hàng hóa được sản xuất tại đó chỉ từ các hàng hóa theo quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này hoặc từ các sản phẩm thu được từ chúng.

    Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

    Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp:

    Cho riêng từng lô hàng vào lãnh thổ của một nước thành viên;

    Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

    Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của nước thành viên nhập khẩu.

    Mẫu chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

    Thương nhận được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:

    Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 USD hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;

    Hàng hóa đã được nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

    Thương nhân không được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp việc nhập khẩu là một phần thuộc một chuỗi các hoạt động nhập khẩu được tiến hành hoặc đã lên kế hoạch nhằm trốn tránh quy định nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan.

    Nghĩa vụ liên quan đến xuất khẩu

    Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp sai thông tin trong chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

    Trường hợp nhà xuất khẩu, nhà sản xuất nhận thấy những thông tin, dữ liệu trong chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa chính xác hoặc chưa đáp ứng các quy định về xuất xứ, nhà nhập khẩu, nhà sản xuất có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kịp thời cho nhà nhập khẩu và cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên nhập khẩu.

    Lưu trữ hồ sơ

    Cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP và thương nhân phải lưu trữ hồ sơ, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày cấp dưới bất kỳ hình thức nào để truy xuất nhanh chóng, bao gồm điện tử, quang học, từ tính, hoặc bằng văn bản theo quy định pháp luật của Việt Nam.

    Bảo mật

    Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đảm bảo bảo mật thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa, tránh gây tổn hại đến vị thế cạnh tranh của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 8/3/2019.
    bimbipchungkhoan thích bài này.
    bimbipchungkhoan đã loan bài này
  8. lyla_finance

    lyla_finance Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2015
    Đã được thích:
    115
    Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP

    [​IMG]

    Từ ngày 8/3/2019, doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cần lưu ý tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa theo Thông tư 03/2019 của Bộ Công Thương, như: xuất xứ, nguồn gốc sản xuất, nguồn nguyên liệu, các điều kiện đáp ứng đầy đủ quy định… Việc tuân thủ chặt chẽ các quy định liên quan đến khai quy tắc xuất xứ là phương thức giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình xuất khẩu.
  9. lyla_finance

    lyla_finance Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2015
    Đã được thích:
    115
    hèn gi nay TCM nó đánh thốc cuối phiên
  10. punxa85

    punxa85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Đã được thích:
    353
    Liên quan đến xuất khẩu, tăng trưởng sản lượng xuất khẩu nhờ vào việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, EVFTA có hiệu lực và việc tăng giá của các loại cá trắng khác sẽ dẫn đến việc chuyển đổi sang sử dụng cá tra. Chi tiết tình hình tại các nước:

    1. Hoa Kỳ: Sau khi FSIS đánh giá thực địa, Mỹ đã công bố kết quả dự thảo công nhận tương đương đối với Hệ thống kiểm soát ATTP, chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Trong 3 nước được đề xuất công nhận lần này, tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với báo cáo của Việt Nam đạt mức cao nhất (80%) so với tỷ lệ ủng hộ dành cho Trung Quốc (57%) và Thái Lan (40%). Mỹ sẽ sớm công bố kết quả chính thức công nhận tương đương đối với Việt Nam;
    --- Gộp bài viết, 06/03/2019, Bài cũ: 06/03/2019 ---
    cá tra sẽ sớm được xuất vào Hoa Kì và miễn hết thuế

Chia sẻ trang này