1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

ASM: Điện mặt trời đưa Sao Mai thành siêu cổ phiếu tăng trưởng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giainganha1011, 06/01/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5453 người đang online, trong đó có 568 thành viên. 20:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 678815 lượt đọc và 4135 bài trả lời
  1. dinhqh

    dinhqh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/01/2018
    Đã được thích:
    1.547
    AI là trí tuệ nhân tạo đó bác, công nghiệp 4.0 :D:D:D
    yeu1giay, VothaivumhbTitti1511 thích bài này.
  2. Titti1511

    Titti1511 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2019
    Đã được thích:
    165
    Với sở hữu 51% thì lợi nhuận của I cũng dc hợp nhất về A mà bác, nên I cũng là một phần của A ngoài mặt trời
    Vothaivumhbgiainganha1011 thích bài này.
  3. luongquocviet1974

    luongquocviet1974 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2014
    Đã được thích:
    1.897
    Rất cảm ơn các bác đã chia sẻ đầy đủ về các ngành nghề kinh doanh và doanh thu tiềm năng của ASM đến từ đâu. Doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Asm đến từ chủ yếu từ ĐMT, xuất khẩu thuỷ sản , thức ăn cho cá, bất động sản ... Trong đó, ĐMT có biên lợi nhuận lớn nhất khoảng 76%. XUât khẩu thủy sản và thức ăn cho cá có doanh thu vào loại lớn nhất nhưng biên lợi nhuận mỏng do giá cá tra chưa phục hồi, bất động sản có quỹ đất lớn ở các tỉnh với giá vốn cực thấp và giá đất tăng nhiều nơi khoảng 10 lần.
    Do đó, nếu có tiền thì để tăng hiệu quả đầu tư tối đa với đồng vốn bỏ ra thì ta nên tập trung vào đầu tư Asm.
    Bây giờ ngành thuỷ sản và thức ăn chăn nuôi cá còn chưa phục hồi thì cũng ko ảnh hưởng gì đến EPS tối thiểu đạt 5000-6000 đ/cp của asm trong năm 2021. Các năm sau eps có thể đạt 10000 - 12000 đ/cp là chuyện bình thường.
    Còn khi ngành thuỷ sản phục hồi thì tỷ lệ lợi nhuận biên của thuỷ sản và thức ăn cho cá sẽ tăng lên thì doanh thu, lợi nhuận từ IDI cũng tăng lên thì cũng hợp nhất về Asm.
    Do đó, cứ đầu tư vào asm kiểu gì cũng ngon. Asm như cái mẹt hứng tất cả lợi nhuận của chính nó và các con vủa nó. Các con của nó chưa ngon thì nó cũng đã rất ngon rồi, còn các con của nó ngon thêm thì nó càng ngon.
    Nếu bạn thừa vốn, thì lúc Idi có triển vọng ngon, ngành thuỷ sản có tín hiệu phục hồi thì mua thêm Idi. Bên cạnh đó việc đầu tư Idi mất thời gian chờ đợi thời điểm thuỷ sản phục hồi.
    Việc đầu tư asm giúp tăng hiệu quá vốn và thời gian đầu tư . Cứ chọn việc dễ mà làm, ăn thịt nạc trước đã.
    Trên đây là quan điểm đầu tư của tôi với quan điểm thực dụng và hiệu quả nhằm chia sẻ cho mọi người để cùng win - win không liên quan gì đến việc nắm cổ phiếu nào thì bảo vệ cổ phiếu đó.
    Trên đây là quan điểm đầu tư có thể trái chiều với nhiều bác trên đây. Nhưng thời gian sẽ trả lời cho thấy kết quả.
    thatnhudem, hainq470, CMDOLA6 người khác thích bài này.
  4. nguoixudong79

    nguoixudong79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/02/2020
    Đã được thích:
    15.979
    Tôi cũng chọn Asm
    thatnhudemhainq470 thích bài này.
  5. luongquocviet1974

    luongquocviet1974 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2014
    Đã được thích:
    1.897
    Việc đầu tư phảI có cái nhìn khách quan và Phân tích thực tế . Năm 2015-2016, tôi mua Hsg , Hpg nhiều nguòi dửng dưng, lúc nó chạy lại ko dám mua, lúc lên đỉnh lại suýt xoa tiếc.
    Năm 2017 tôi mua bid giá 17, nhiều người chê bid, sau đó Bid tăng khủng nhất ngành ngân hàng lên tận giá 46, lúc đó ại bảo sao con này tăng mạnh thế.
    thatnhudem, VINHDANH, CMDOLA5 người khác thích bài này.
  6. Yuni9999

    Yuni9999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    2.398
    Ý bác là ASM lên 46 hả! Chắc anh em điên mất!
    --- Gộp bài viết, 11/01/2021, Bài cũ: 11/01/2021 ---
    https://vnexpress.net/khoi-cong-nha-may-thuy-dien-hoa-binh-mo-rong-4218875.html Chi phí đầu tư vào thuỷ điện lớn, tác động môi trường, phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Còn mặt trời thì ngày nào cũng mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây!
    dinhqh, Giangnhungvy06giainganha1011 thích bài này.
  7. Nletgo

    Nletgo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/09/2018
    Đã được thích:
    911
  8. Le6789

    Le6789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2016
    Đã được thích:
    2.784
    Ai cũng biết I là 1 phần của A và đã có nhiều năm rồi nhưng A thế nào vẫn không bứt phá nổi và giờ điện mặt trời.mới giúp A bứt phá nên e nghĩ các bác đừng lôi I vào đây làm gì, ngày xưa I tăng thì A tăng nhưng giờ thì A tăng I mới tăng
    Titti1511thatnhudem thích bài này.
  9. giainganha1011

    giainganha1011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2019
    Đã được thích:
    3.160
    ASM: Không thực hiện giao dịch qua Cty liên kết
    Chuyên mục: Kinh doanh
    [​IMG]
    Ngày 06/01/2021 vừa qua, một số trang tin điện tử đã đăng nội dung Công văn số 1923/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh An Giang trả lời đến Tập đoàn Sao Mai về việc không thực hiện giao dịch liên kết. Nội dung đăng tải đã thu hút sự quan tâm của độc giả.
    Nhằm làm rõ vấn đề, nhóm phóng viên đã tìm hiểu về sự việc như sau:
    Cuối năm 2019, Sao Mai Group có hợp tác với Công ty KGK (Nhật Bản) thực hiện 02 dự án JCM để xin nhận tài trợ từ Quĩ môi trường toàn cầu (GEC) trực thuộc chính phủ Nhật, cho việc giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua hoạt động đầu tư Nhà máy điện mặt trời Sao Mai giai đoạn 2 công suất 106MWp tại An Giang. Sau đó, GEC đã chấp thuận 02 dự án nêu trên và được GEC công bố tại địa chỉ: http://gec.jp/jcm/projects/19pro_vnm_05/http://gec.jp/jcm/projects/20pro_vnm_01/ ).
    Theo hồ sơ ban đầu do KGK trình cho chính phủ Nhật bản thì Sao Mai phải nhập thiết bị về, sau đó bán qua công ty liên kết của Sao Mai và công ty con của KGK trước khi thiết bị được bán quay về Sao Mai để đưa vào lắp đặt.
    Lý do KGK đề xuất qui trình như vậy là để đáp ứng qui định của chương trình JCM (theo giải thích của KGK, phía đối tác Nhật phải là bên cung cấp thiết bị) và Sao Mai sẽ tận dụng được ưu đãi trả tiền chậm 2 năm từ nhà cung cấp SUMEC.
    Tuy nhiên, do dự án JCM đối với Tập đoàn là khá mới và cách mua bán lòng vòng đó tiềm ẩn rủi ro. Nên vừa qua khi đối tác KGK yêu cầu Sao Mai bắt đầu giao dịch qua công ty liên kết, thì Tập đoàn đã cẩn thận chủ động tham vấn ý kiến của Cục Thuế tỉnh An Giang xem qui trình mà KGK đề xuất có phù hợp với Pháp luật của Việt Nam hiện hành hay không.
    Trên tinh thần hỗ trợ và bảo vệ Doanh nghiệp, Cơ quan Cục Thuế tỉnh An Giang đã hướng dẫn để Sao Mai hiểu rõ cách giao dịch như vậy là không đúng qui định. Được sự tư vấn chi tiết từ Cục Thuế An Giang, ngay sau đó, Cơ quan này đã có văn bản trả lời bằng Công văn số 1923/CT-TTHT.
    Tập hợp đầy đủ thủ tục, Tâp đoàn Sao Mai đã có chứng cứ xác thực cung cấp cho đối tác KGK để từ chối thực hiện theo qui trình mà phía đối tác Nhật đưa ra. Văn bản của Cục Thuế An Giang nhằm giúp đôi bên cùng hiểu và chia sẻ, thông cảm lẫn nhau nhằm không vướng vào những sai phạm các qui định của nhà nước CHXHCN Việt Nam .
    Như vậy, cho đến nay thì giao dịch mua bán thiết bị qua công ty liên kết như đề cập ở trên là chưa từng diễn ra, mà đơn giản chỉ là một thủ tục “Hỏi - đáp “ của Doanh nghiệp và của Cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, được đề xuất trong quá trình thực hiện dự án JCM với đối tác Nhật.
    Thông tin này đã được lãnh đạo Cơ quan Thuế tỉnh tỉnh An Giang xác nhận, Tập đoàn Sao Mai chưa hề có bất kỳ giao dịch nào qua Cty liên kết
    http://www.saomainews.com.vn/?tabid...oi_so_1923_CT_TTHT_cua_Cuc_Thue_tinh_An_Giang
    thatnhudem thích bài này.
  10. no7legend

    no7legend Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2019
    Đã được thích:
    6.772
    ASM – CTCP Tập đoàn Sao Mai
    Các điểm nhấn:
    - Là Top 12 Công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
    - Là một trong 20 tập đoàn lớn nhất Việt Nam
    - Là 1 trong 10 nhà Phát triển Bất động sản lớn nhất Việt Nam
    - Top 10 DN dẫn đầu năng lượng sạch Việt Nam
    Công ty phát triển dựa trên 4 mảng chính:
    1. Thủy sản và thức ăn thủy sản:
    Là 1 trong 10 doanh nghiệp thủy sản có doanh số lớn nhất Việt Nam, với chuỗi cung ứng khép kín từ thức ăn đến con giống, sau khi về với ASM ( IDI) công ty con của ASM đã đạt được kết quả hết sức tích cực, khi năm 2018 đóng góp rất lớn vào lợi nhuận của Công ty.
    - IDI được hưởng lợi rất lớn khi EVFTA có hiệu lực, và đặc biệt khi COVID 19 diễn ra thì IDI cũng ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên điều này là bàn đạp để IDI vươn lên mạnh mẽ từ quý IV năm nay và sang các năm tiếp theo, đây chính là động lực tăng trưởng lớn cho tập đoàn ASM.
    - Ngoài ra ASM còn sở hữu DAT là doanh có đầu tiên trên thế giới sản xuất được DẦU ĂN từ mỡ cá. Đây có thể là sản phẩm đột phá của ASM trong thời gian tới.
    2. Khách sạn – du lịch:
    2020 có thể nói là năm khó khăn cho Du lịch và khách sạn, năm 2019 ASM đạt doanh số 235 tỷ từ mảng này, và lợi nhuận gộp đóng góp gần 100 tỷ,. Và từ 2021 trở đi mảng này dự báo sẽ được phục hồi.
    3. Bất động sản:
    ASM là Tập đoàn có quỹ đất khá lớn lên đến 518Ha (một quỹ đất lớn với 1 DN BĐS tầm trung) trải dài ở nhiều tỉnh thành. Điều đáng nói ASM chủ yếu là BÁN NỀN, cái này có biên lợi nhuận rất cao và thời gian thi công rất nhanh. Số lượng nền ASM triển khai trong vài năm qua là 11.990 nền, số nền đã bán là 9.634 nền, và số còn lại chỉ còn 2.361 nền có thể nói tỷ lệ bán hàng ấn tượng.
    4. Năng lượng mặt trời:
    ASM hiện nay có 160 MWP đã phát điện trước 30/06/2019 hưởng giá 9.35 cent/kWh, trong 20 năm, với lợi nhuận gộp khoảng 76%. Đặc biệt công ty đã hoàn thành lắp đặt tiếp 106 MWP giai đoạn 2, và sớm đóng điện doanh thu 2020 có thể đến 1000 tỷ từ điện mặt trời, Lợi nhuận gộp 600 tỷ. Ngoài ra, Công ty có kế hoạch triển khai mảng này lên đến 1200 mw. Trong tương lai mảng này có thể mang về 5000-6000 tỷ doanh thu và lợi nhuận hàng năm thì khủng khiếp lên đến 3000-4000 tỷ hàng năm, khai thác trong 20 năm. ĐMT đã trở thành mảng có lợi nhuận lớn nhất cho tập đoàn.
    Rủi ro:
    1. Về tài chính: ASM đang duy trì cấu trúc vốn bình quân với 59% nợ phải trả, 41% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Tổng nợ tính đến cuối tháng khoảng 10.022 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 65% tổng nợ. Khả năng thanh toán ngắn hạn qua các quý có xu hướng giảm dần nhưng có cải thiện từ đầu năm 2020, đạt mức 1,36 lần vào cuối quý 3/2020. Đối với thị trường ở nước ta, khả năng thanh toán ngắn hạn trên 2,5 được xem là mức an toàn, dưới 1 là cực kỳ rủi ro.
    2. Về doanh nghiệp: Cơ cấu quản trị trên 65% nắm giữ bởi gia đình Chủ tịch là ông Lê Thanh Thuấn. Ngoài ra, ASM không có cổ đông lớn là "người ngoài". Bốn cổ đông lớn đang nắm giữ cổ phần trên 5% tại ASM đều là người nhà của ông Thuấn và đa số giữ chức vụ trong công ty. Trong đó, bên cạnh ông Thuấn đang nắm giữ 19,31% ASM, 3 cổ đông lớn còn lại là vợ và 2 con gái của ông Thuấn. Việc cổ đông lớn là người nhà cùng với việc không có cổ đông lớn nào là tổ chức khiến nhà đầu tư khá e ngại khi đầu tư vào cổ phiếu này.
    3. Về quản trị: ASM hoạt động trong nhiều ngành nghề và có nhiều công ty con, điều này khiến bộ máy quản trị của ASM khá phức tạp. Nếu không có năng lực quản trị tốt từ ban lãnh đạo sẽ là một rủi ro lớn đối với doanh nghiệp.
    4. Về tính minh bạch: ASM và các công ty con như IDI, DAT thường xuyên có các giao dịch liên kết, dễ dẫn đến chồng lấn các lớp doanh thu khiến BCTC không phản ảnh chân thực doanh thu. Trong BCTC Q3/2020 với khoản phải thu 1800 tỷ thì trong đó có khoản phải thu chiếm đến 1 nghìn tỷ ASM xếp vào phải thu khác và không có thông tin cụ thể của khách hàng. Việc có các giao dịch liên kết, mua bán trung gian qua các công ty con của ASM dẫn đến những nghi ngờ của cục thuế tỉnh An Giang về hành động chuyển giá, gia tăng chi phí nhằm mục đích trốn thuế. Có thể dẫn tới các rủi ro về pháp lý.
    5. Tình trạng thiếu container rỗng từ các hãng tàu để xuất khẩu hàng hóa kéo dài trong gần 2 tháng qua nhưng chưa có dấu hiệu được giải quyết. Do tình trạng khan hiếm container, cước phí vận chuyển bị đẩy lên khá cao đây cũng là một trong những rủi ro tăng chi phí xuất khẩu thủy sản của ASM
    6. Đối với các công trình ĐMTMN phát triển sau ngày 31/12/2020, các đơn vị Điện lực sẽ không ghi nhận điện năng phát lên lưới và không mua điện khi chưa có quy định mới. Do đó, ASM có thể gặp khó khăn khi phát triển những công trình, dự án điện mặt trời tiếp theo mà không được hưởng, hoặc chưa có ưu đãi cụ thể như những dự án điện mặt trời trước đó dẫn đến giảm khả năng tăng trưởng.
    Nguyenkhanh1985, thatnhudemgiainganha1011 thích bài này.
    giainganha1011 đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này