BÁC NÀO XEN VTV1 HÔM NAY NÓI VỀ VIỆC ĐẦU TƯ CỦA NHẬT VÀO VIET NAM XIN THÔNG TIN LẠI CHO ACE NGAY

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinepearl, 26/04/2007.

4160 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 20:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2061 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    TẠI SAO VTV1 BÂY GIWÒ MỚI ĐƯA TIN NHỈ,CÓ LÍ DO CẢ ĐẤY CÁC BÁC Ạ,TỪ NGÀY NGHỈ CÁC BÁC SẼ CÓ THỜI GIAN NGẪM THÊMVÀ NGHIÊN CỨU THÊM,MAI LẠI ĐI LÀM CÁC BÁO SẼ LẠI ĐƯA TIN VỀ PHÓNG SỰ VTV ĐƯA VÀ BÌNH
    THẬT VUI NHỈ
  2. lemon182

    lemon182 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    0
    Vừa phát trên VTV4
    Tham gia hội thảo có các ngân hàng lớn nhất, các tổ chức kinh tể , các quỹ đầu tư thuộc hàng lớn nhất nhật bản.

    Hàng tỷ USD đang đứng ở bên kia biên giới sẵn sàng vào việt nam
  3. SeaThndr

    SeaThndr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Đã được thích:
    12
    Đúng rồi, lúc đó tôi cũng vừa bật sang VTV1, thấy chú thích chú Nhật đó là GĐ của JAIC (Japan Asia Investment Corp). Thế hóa ra 1 trong 2 bạn Nhật mà bác Hưng nói là đối tác mua SSI chính là chú này à. Ai có thông tin về JAIC thì post lên cho anh em biết nào
  4. k_thamlang

    k_thamlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Đã được thích:
    0
    có phải thằng náy mua 10% ssi mà trong đại hội cổ đông của ssi có thông báo ko
  5. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng chú này mua SSi từ hìi còn ở otc,hôm nay bác Hưng moíư chính thức cho chúng ta biết kín thật
    Thằng công bố mua của ssi là tổng giám đốc quỹ nhật bản
    Xem ra bác Hưng giỏi thật
  6. k_thamlang

    k_thamlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Đã được thích:
    0
    kinh mua từ hồi otc mà bây h mới biết chắc nó cũng kiếm ác rùi
  7. k_thamlang

    k_thamlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Đã được thích:
    0
    đọc tiếp link sau đây để mừng anh em ơi
    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/04/689305/
    Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 3: Không phải chờ lâu
    11:26'' 27/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất của các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xuất hiện và kết thúc nhanh chóng cuối những năm 1990. Làn sóng thứ hai hình thành từ năm 2002 đang gặt hái thành công. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, rất nhiều hy vọng về làn sóng thứ ba sẽ bắt đầu. Dường như không còn phải chờ đợi lâu, một làn sóng mới đã khởi động.

    Đã qua thời ngập ngừng

    Lịch sử thị trường vốn Việt Nam đã ghi nhận, làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên đã đến Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 với sự xuất hiện của 7 quĩ đầu tư từ nước ngoài với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Nhưng sau đó, các quỹ đã lần lượt rút lui. Thời điểm chứng kiến sự chấm dứt của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Lúc đó chỉ còn lại duy nhất quĩ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dragon Capital quản lý.

    Làn sóng thứ hai khởi động lại từ năm 2002 với sự xuất hiện của quĩ Mekong Enterprise Fund. Ngay sau đó, VinaCapital và một số công ty quản lý khác đã vào cuộc với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục tiêu đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng. Hoạt động ban đầu của các quỹ này khá thầm lặng và không ít người mới chỉ dám bỏ những khoản đầu tư nhỏ với tâm lý khá e ngại về sự thành công của mô hình này.



    Thị trường chứng khoán phát triển nhanh thúc đẩy nguồn vốn gián tiếp gia tăng. (Ảnh: Phước Hà)



    Đến tận cuối năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ đạt khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), con số 1 tỷ USD được cho 1 mơ ước xa xôi, đầu tư gián tiếp vẫn chỉ được đánh giá ở dạng tiềm năng. Đây là tỉ lệ quá khiêm tốn so với nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực. Tuy rất quan tâm đến Việt Nam, đến các công ty nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ, các công ty tư nhân nổi lên nhanh chóng... nhưng nguồn vốn gián tiếp đổ vào vẫn rất nhỏ giọt và từ cả hai phía nhà đầu tư và đối tác trong nước vẫn khá thận trọng.

    Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng, năm 2006 các quỹ đầu tư và nguồn vốn gián tiếp đã trở thành một khái niệm phổ biến, một nguồn vốn được quan tâm đặc biệt cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán. Tại thời điểm cuối năm 2006, Bộ Tài chính cho biết, đã có trên 20 tỷ USD với tổng vốn đầu tư gián tiếp đã đạt trên 2 tỷ USD. Kể từ đó, dòng vốn này liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công.

    Cao điểm của làn sóng đầu tư thứ hai bắt đầu từ giữa năm 2006. Đầu tiên, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới gần 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.

    Ngay sau đó, Dragon Capital, nhận quản lý thêm một quỹ mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn 35 triệu đô la Mỹ. Đây là quỹ thứ ba của Dragon Capital, cùng với hai quỹ khác là VEIL (vốn 190 triệu đô la Mỹ) và Vietnam Growth Fund (90 triệu đô la Mỹ). Trong khi đó, Công ty Quản lý quỹ MekongCapital đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Không đứng ngoài cuộc, Indochina Capitat cũng có sẵn hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ.

    Danh sách các quỹ đầu tư liên tục kéo dài, các nhà đầu tư mới đến Việt Nam với một tâm lý rất tự tin về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Số tiền rót vào nhiều hơn, tốc độ nhanh hơn và danh mục dự án đầu tư rộng mở hơn cho thấy tâm lý e ngại của đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam đã không còn. Từ thành công này, nhìn lại quá trình bám trụ của những quỹ đầu tư ở Việt Nam như VinaCapital cho thấy tầm nhìn dài hạn và khả năng bám trụ của những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp tại một thị trường còn mới mẻ và không ít hạn chế về pháp lý.

    Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết về dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần hơn với luật lệ kinh doanh theo tiêu chuẩn thế giới, nhà đầu tư quốc tế cảm giác an tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam. Đặc biệt, tiến trình CPH đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất khi các DN lớn sắp CPH và lên sàn, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh và chính những thành công từ làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2 đã thúc đẩy đầu tư gián tiếp. Và một làn sóng thứ ba về đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam không còn ở dạng tiềm năng.

    Cơ hội lớn đang đến

    Ông Don Lam, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital ước tính rằng với khoảng 80-100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay bao gồm các quỹ đầu tư, công ty quản lí quỹ, ngân hàng đầu tư? thì lượng vốn mà họ đang nắm giữ không dưới 100 tỷ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là nền kinh tế đã có thêm khoảng 1 tỷ USD.

    Tuy nhiên, theo ông Don Lam trên thực tế, tham vọng của các định chế này trên thị trường Việt Nam lớn hơn con số đó rất nhiều và đây sẽ là một động lực mới cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.


    Các nhà đầu tư đang tìm thấy những cơ hội lớn tại Việt Nam. (Ảnh Phước Hà)


    Sau đợt khởi động mạnh mẽ trong năm 2006, các quỹ đầu tư nước ngoài đang ráo riết chuẩn bị cho những dự án đầu tư mới. Hàng trăm USD đã đang được kêu gọi; hàng trăm dự án, DN trong nước đang được đưa vào danh mục đầu tư. Các quỹ đầu tư cho thấy một tham vọng mạnh mẽ đưa đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam bước sang một nấc mới và dường như làn sóng thứ 3 đang đến rất gần.

    Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD để đón đầu các dự án trong lĩnh vực này. VinaCapital đã có 3 quỹ đầu tư có tổng tài sản trên 800 triệu USD. Nắm giữ một số vốn khổng lồ và cam kết với các nhà đầu tư một mức lãi hàng năm không hề nhỏ, hơn ai hết VinaCapital hiểu rõ những cơ hội trên thị trường Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, trước đây, quỹ đầu tư VinaLand của VinaCapital đã đầu tư gần hết số vốn 205 triệu USD vào các dự án bất động sản tại Đà Nẵng, Hội An và Hà Nội... và những dự án này đã bắt đầu cho kết quả tốt.

    Bên cạnh đó, VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Hiện nay, VinaCapital đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurvetson - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.

    Trong khi đó, phục vụ cho mục tiêu đầu tư lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochinal Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Vietnam Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với quy mô ban đầu là 500 triệu USD. Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD.

    Với số vốn này, Indochina Capital đang có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các DN tại Việt Nam. Một trong những khu vực đầu tư được quan tâm là các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đang trong quá trình chuẩn bị niêm yết hay CPH và tư nhân trong các ngành phục vụ xuất khẩu hoặc sản xuất tiêu dùng trong nước. Những công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ liên quan cũng được quỹ này quan tâm.

    Như một báo hiệu, sau sự khởi động đáng kể này, rất nhiều thông tin cho thấy các quỹ đầu tư khác cũng không muốn là kẻ chậm chân trên thị trường vốn Việt Nam và đang ráo riết chuẩn bị cho những dự định mới của mình. Trong một diễn biến khác cho thấy, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase sau nhiều qua lại Việt Nam khảo sát hay tiến hành những thử nghiệm nhỏ đã không ngần ngại bày tỏ ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam hồi tháng 3, lực lượng đông nhất và đóng góp ý kiến nhiều nhất trên diễn đàn chính là các ngân hàng, các tổ chức đầu tư tài chính và từ đó đến nay không ít trong số đó đã xúc tiến đầu tư. Ngay tại Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có không ít buổi làm việc với các tập đoàn lớn về cơ hội đầu tư ở Việt Nam.

    Với diễn biến đó, ông Don Lam tin rằng, đây chính là thời điểm vàng để đầu tư vào thị trường Việt Nam. Và VinaCapital đang chuẩn bị cho việc đón tiếp những nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam đông
  8. vinepearl

    vinepearl Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0

    vote cho bài viết của bác tazan,bác phân tích khá sâu sắc cả bài so sanh 2 lãnh đạo
  9. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường mới xuống có chút mà các bác bên chính phủ PR lên quá.
  10. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    Cái này là đúng thôi. ko cho tt trở lại bình thường thì nguy cơ vỡ trận VN se lãnh đủ hậu quả!

Chia sẻ trang này